Những Thăng Trầm Trên Con Đường Rao Giảng Phúc Âm Của Một Người Lính

05/07/2024

Năm 2021, không lâu sau khi tiếp nhận phúc âm thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, tôi bắt đầu rao giảng phúc âm. Có lần, tôi mời hơn 20 đồng đội đến nghe giảng, đọc họ nghe những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, thông công và làm chứng cho công tác của Ngài vào thời kỳ sau rốt, sau cùng họ đều tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, có thêm đức tin để tiếp tục rao giảng phúc âm.

Không lâu sau đó, trung đội trưởng bắt đầu bức hại tôi, bảo tôi quá cuồng tín trong đức tin, còn nói trước mặt những đồng đội khác rằng: “Tôi đã nghĩ đến việc đào tạo cậu làm tiểu đội trưởng, nhưng giờ cậu tin Đức Chúa Trời mà không nghe lời tôi, nên cậu sẽ phải hối hận! Sau này dù cha mẹ cậu có chết, tôi cũng không cho cậu nghỉ phép về nhà đâu!”. Vài đồng đội nghe trung đội trưởng nói xong còn cười nhạo tôi: “Ở đây ai cũng tin Phật, cậu tin Đức Chúa Trời tức là xúc phạm đức tin của chúng tôi rồi”. Trước sự chế giễu và sỉ nhục của quá nhiều người, tôi cảm thấy hơi yếu đuối và vội vàng bỏ đi. Tôi tìm một nơi yên tĩnh và quỳ xuống cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con bị trung đội trưởng mắng chửi và bị đồng đội cười nhạo, con đang rất yếu đuối, xin Ngài ban cho con đức tin và sức mạnh. Con biết đây là sự thử thách dành cho mình, con không thể để nó ảnh hưởng hay cản trở bổn phận của mình được”. Không lâu sau, chiến tranh nổ ra ở tiền tuyến, doanh trại được giám sát chặt chẽ. Một tối hôm nọ, tôi đang chuẩn bị đi chăm tưới cho những người mới được rao truyền phúc âm thì nghĩ đến sự giám sát nghiêm ngặt gần đây, bất cứ ai bị bắt quả tang lẻn ra ngoài đều sẽ bị trừng phạt, bị đánh đập, mắng nhiếc, hoặc bị trói bên ngoài một đêm. Tôi sợ nếu trung đội trưởng biết tôi thường xuyên ra ngoài, chắc chắn anh ta sẽ đánh mắng và sỉ nhục tôi. Nghĩ đến đây, tôi không dám ra ngoài chăm tưới cho người mới nữa. Tôi nói ra suy nghĩ của mình với người cộng sự là Carter. Anh ấy bảo: “Anh quá quan tâm thể diện. Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh này để xem chúng ta trải nghiệm nó thế nào, có rút ra được bài học hay không. Anh phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phản tỉnh nhiều hơn. Anh bị hư vinh và thể diện kìm kẹp, từ bỏ bổn phận vì không chịu nổi sự chế giễu của người khác, đây là vấn đề gì vậy? Nếu không đi chăm tưới cho những người mới trong làng, thì chẳng phải anh đang xem nhẹ bổn phận và trốn tránh trách nhiệm hay sao?”. Anh ấy cũng gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Việc ngươi nhìn nhận thế nào về sự ủy thác của Đức Chúa Trời là cực kỳ quan trọng, và đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho con người, thì ngươi không phù hợp để sống trong sự hiện diện của Ngài và ngươi phải bị trừng phạt. Đó là điều thiên kinh địa nghĩa rằng con người phải hoàn thành bất kỳ sự ủy thác nào Đức Chúa Trời giao phó cho họ. Đây là trách nhiệm cao nhất của con người, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi không coi trọng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang phản bội Ngài theo cách trầm trọng nhất. Trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa. Mọi người phải có được sự hiểu biết thấu đáo về cách xử sự với những gì Đức Chúa Trời giao phó cho họ, và ít nhất, họ phải thông tỏ rằng những sự ủy thác mà Ngài giao phó cho nhân loại là sự tôn cao và ưu ái đặc biệt từ Đức Chúa Trời, và rằng chúng là những điều vinh hiển nhất. Mọi thứ khác có thể từ bỏ. Ngay cả khi người ta phải hy sinh mạng sống của chính mình, thì họ vẫn phải hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời(Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng điều quan trọng là ta phải có thái độ làm tròn trách nhiệm đối với bổn phận Đức Chúa Trời đã đề cao tôi và cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận, tôi phải giữ vững bổn phận và cố gắng hết sức để hoàn thành. Tôi là một loài thọ tạo, đã ăn uống quá nhiều lời Đức Chúa Trời, hiểu được tâm ý và yêu cầu của Đức Chúa Trời, vậy mà khi gặp chút khó khăn, tôi lại vội vàng từ bỏ bổn phận. Tôi đã phản bội Đức Chúa Trời! Người dân ở đây có thể bị cuốn vào chiến tranh bất cứ lúc nào, mỗi ngày đều sống trong sợ hãi. Đức Chúa Trời an bài cho tôi hoàn cảnh này để tôi nhanh chóng rao giảng phúc âm cho họ, chăm tưới những người mới thật tốt, để họ bồi đắp nền tảng trên con đường thật và đạt đến được Đức Chúa Trời cứu rỗi, được Đức Chúa Trời bảo vệ trong thảm họa. Đức Chúa Trời muốn thấy lòng trung thành của tôi, hy vọng tôi có đức tin để đứng vững làm chứng, chứ không muốn thấy tôi thoái lui khỏi bổn phận. Vậy mà tôi lại không chịu đựng được sự sỉ nhục, xem nhẹ bổn phận của mình và trốn tránh trách nhiệm. Tôi đã phản bội Đức Chúa Trời, phạm tội nặng hơn cả Giu-đa và đáng bị nguyền rủa. Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng bất kể đối mặt với hoàn cảnh nào, dù phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ hay tủi nhục, và dù phải trả giá bằng mạng sống, tôi cũng phải hoàn thành mọi việc mà Đức Chúa Trời giao phó. Đây là trách nhiệm và bổn phận mà tôi nên thực hiện. Sau đó, tôi đã phối hợp với hai người anh em để rao giảng phúc âm và chăm tưới người mới. Chỉ trong một tháng, đã có 27 người tiếp nhận phúc âm và sau này được giao lại cho hội thánh. Tôi biết ơn sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và cảm thấy bình an trong lòng.

Sau đó, quân đội được điều động và tôi bị chuyển đi nơi khác. Vài người mới không biết chuyện trung đội trưởng bức hại các tín hữu, nên đã cố rao giảng phúc âm cho anh ta. Thế là trung đội trưởng bắt đầu điều tra xem ai đang rao giảng phúc âm cho dân làng. Trong lòng tôi cảm thấy sợ hãi: “Chuyện mình rao giảng phúc âm cho dân làng liệu có bị bại lộ không? Liệu trung đội trưởng có bắt mình và tống mình vào tù không? Vậy thì chắc chắn sẽ đau đớn và nhục nhã lắm. Mình nên đợi đến khi lệnh giám sát bớt nghiêm ngặt rồi mới tiếp tục rao giảng phúc âm, vậy thì sẽ không sợ bị phát hiện, chứ mình không muốn bị sỉ nhục nữa đâu”. Thế nên tôi đã không rao giảng phúc âm suốt ba ngày. Dù đêm nào cũng tham gia nhóm họp qua mạng, nhưng trong lòng tôi luôn cảm thấy trống rỗng, không còn thoải mái như hồi còn thực hiện bổn phận.

Sau đó, một người chị biết được hoàn cảnh của tôi nên đã gửi tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Các ngươi tin bản thân mình có sự thành tâm và lòng trung thành tột bậc với Ta. Các ngươi nghĩ rằng mình quá tốt bụng, quá giàu lòng trắc ẩn, và đã hiến dâng cho Ta quá nhiều. Các ngươi nghĩ rằng các ngươi đã làm quá đủ cho Ta. Nhưng các ngươi có bao giờ mang điều này ra so sánh với những hành động của các ngươi chưa? Ta nói các ngươi đủ kiêu ngạo, tham lam, qua loa; những mánh khóe mà các ngươi dùng để lừa bịp Ta đủ cao siêu, và các ngươi có thừa những ý định đê tiện và phương cách đê tiện. Lòng trung thành của các ngươi quá ít ỏi, lòng thành của các ngươi quá nhỏ bé, và lương tâm của các ngươi thì thậm chí còn thiếu nhiều hơn. … Khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi đang nghĩ về những lợi ích riêng, về sự an toàn cá nhân, về những thành viên trong gia đình mình. Ngươi đã từng làm điều gì cho Ta? Ngươi đã từng nghĩ đến Ta khi nào? Ngươi đã từng dâng hiến bản thân mình, bằng bất cứ giá nào, cho Ta và công tác của Ta khi nào? Đâu là bằng chứng cho sự tương hợp của ngươi với Ta? Đâu là thực tế lòng trung thành của ngươi với Ta? Đâu là thực tế sự thuận phục của ngươi với Ta?(Ngươi nên tìm cách tương hợp với Đấng Christ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi phản tỉnh về bản thân. Trước đây, tôi nghĩ tôi đã cống hiến và dâng mình đủ nhiều cho Đức Chúa Trời. Sau khi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, tôi vẫn luôn rao giảng phúc âm ngay cả khi ở tiền tuyến. Một lần nọ, khi tôi đi chăm tưới người mới về, đại đội trưởng tưởng tôi là quân địch nên định bắn tôi. May thay, có một người anh em kịp thời nhận ra tôi nên đã không nổ súng. Tôi tin rằng nếu mình rao giảng phúc âm và dâng mình theo cách này, chịu nhiều đau khổ, chinh phục thêm người mới, như vậy là đã tỏ lòng trung thành với Đức Chúa Trời và Ngài sẽ hài lòng về tôi. Nhưng thực ra tôi không trung thành chút nào cả. Khi thực hiện bổn phận, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là thể diện và lợi ích của bản thân. Tôi sợ trung đội trưởng sẽ đánh đập, la mắng và sỉ nhục tôi khi biết tôi đi rao giảng phúc âm. Tôi sợ bị mất mặt, nên đã ngừng công tác rao giảng phúc âm và ngừng chăm tưới người mới. Khi trung đội trưởng điều tra xem ai đã rao giảng phúc âm cho dân làng, tôi sợ nếu phát hiện ra đó là tôi thì họ sẽ bắt và tống tôi vào tù. Một lần nữa, tôi lại ngừng việc thực hiện bổn phận. Mỗi khi đối mặt với hoàn cảnh nào đó, tôi chỉ nghĩ đến thể diện của bản thân. Khi thể diện bị ảnh hưởng và bị sỉ nhục, tôi sẽ ném bổn phận sang một bên và dừng làm bổn phận. Xem ra dù tôi sẵn lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời, nhưng khi có liên quan đến đến lợi ích cá nhân, thì tôi sẽ chọn cách bảo vệ bản thân chứ không hề bảo vệ công tác của hội thánh chút nào. Tôi quá vô trách nhiệm trong bổn phận, không hề có lương tâm hay lý trí. Giờ đây tôi mới nhận ra mình đã không trung thành, không chân thành với Đức Chúa Trời, tôi quá ích kỷ và đê tiện!

Lúc đó, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời và cảm thấy được khích lệ. “Rao truyền phúc âm là bổn phận và nghĩa vụ của mọi người. Bất kỳ lúc nào, bất kể những gì chúng ta nghe, hoặc những gì chúng ta thấy, hoặc gặp phải kiểu đối xử nào, thì chúng ta phải luôn giữ vững trách nhiệm rao truyền phúc âm này. Trong mọi trường hợp, chúng ta không thể từ bỏ bổn phận này vì sự tiêu cực hoặc yếu đuối. Bổn phận rao truyền phúc âm không phải là thuận buồm xuôi gió, mà đầy nguy hiểm. Khi các ngươi rao truyền phúc âm, các ngươi sẽ không đối mặt với các thiên sứ, hay người ngoài hành tinh hay robot. Các ngươi sẽ chỉ đối mặt với loài người xấu xa và bại hoại, những con quỷ sống và súc sinh – chúng hết thảy là loài người đang tồn tại trong chốn tà ác này, thế giới tà ác này, đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc và chống lại Đức Chúa Trời. Do đó, trong quá trình rao truyền phúc âm, chắc chắn có đủ loại nguy hiểm, huống hồ gì là những chuyện phỉ báng, nhạo báng và hiểu lầm vụn vặt, đây đều là những chuyện thường xảy ra. Nếu ngươi thực sự coi việc rao truyền phúc âm là trách nhiệm, là nghĩa vụ và là bổn phận của ngươi, thì ngươi sẽ có thể tiếp cận với chúng một cách chính xác và thậm chí xử lý chúng một cách chính xác. Ngươi sẽ không từ bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ngươi cũng sẽ không thay đổi ý định ban đầu của mình là rao truyền phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời vì những điều này, và ngươi sẽ không bao giờ đặt trách nhiệm này sang một bên, bởi đây là bổn phận của ngươi. Nên hiểu bổn phận này như thế nào? Là giá trị và nghĩa vụ chính của con người sống trong đời này. Việc rao truyền tin mừng về công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt và phúc âm về công tác của Đức Chúa Trời là giá trị của việc con người sống(Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nhờ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng rao giảng phúc âm không phải luôn thuận buồm xuôi gió. Vì chúng ta đang đối mặt với nhân loại bại hoại, nên chắc chắn sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi rao giảng phúc âm, như bị đánh đập, sỉ nhục, cười nhạo và phỉ báng, điều này là không thể tránh khỏi. Rao giảng phúc âm là bổn phận mà người tin vào Đức Chúa Trời không thể thoái thác, bất kể bị bách hại như thế nào, dù bị sỉ nhục hay chế giễu ra sao, chúng ta cũng không thể từ bỏ bổn phận của mình. Càng đến gần thời điểm quan trọng, ta càng phải thực hiện tốt bổn phận để được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Bổn phận và trách nhiệm mà Ngài giao cho tôi là quan trọng nhất. Tôi nên gạt bỏ hư vinh và thể diện để rao giảng phúc âm, làm chứng cho Đức Chúa Trời, đưa thêm nhiều người đến trước Đức Chúa Trời để hoàn thành trách nhiệm của mình. Đây là cách tốt nhất để làm chứng cho Ngài và hạ nhục Sa-tan. Dù trung đội trưởng có chửi mắng, sỉ nhục tôi thế nào, dù đồng đội có cười nhạo tôi ra sao, thậm chí dù có bị họ trói và treo lên cây đi nữa, tôi cũng phải rao giảng phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời!

Sau đó, chúng tôi được điều đi nơi khác và tôi không tài nào ra ngoài rao giảng phúc âm được, nên tôi đành rao giảng qua mạng cùng vài người anh em trong quân ngũ. Tôi tạo một nhóm chat trên điện thoại di động và thêm vài người anh em vào. Không ngờ, trong lúc tôi không để ý, trung đội trưởng đã lén lấy điện thoại di động của tôi, còn bảo tôi rằng: “Cậu phải viết cam kết không tin vào Đức Chúa Trời nữa thì tôi mới trả lại điện thoại cho cậu”. Tôi nói: “Tôi chẳng làm gì sai cả, tại sao anh lại tịch thu điện thoại của tôi?”. Trung đội trưởng nói: “Cậu cuồng tín quá rồi. Người Wa chỉ tin vào đảng mà thôi, tin Đức Chúa Trời là phạm pháp!”. Vừa nói, anh ta vừa cầm xẻng đánh tôi. Hôm sau, trung đội trưởng phát hiện lịch sử trò chuyện giữa tôi và các anh em trong điện thoại, ngoài ra còn có lời Đức Chúa Trời, phim và video của hội thánh. Anh ta báo cáo lên cấp trên. Đại đội trưởng tra hỏi tôi: “Mày tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng ở đâu? Vai trò của mày trong hội thánh là gì? Mày rao giảng phúc âm cho ai rồi? Trong hàng ngũ chúng ta có bao nhiêu tín hữu?”. Khi bị họ tra hỏi, tôi cảm thấy sợ hãi và tay chân có hơi run rẩy, nghĩ thầm: “Nếu khai ra thì mình khác nào Giu-đa phản bội Đức Chúa Trời, nhưng nếu không nói sự thật, đám người đại đội trưởng cũng sẽ đi hỏi những anh em kia xem ai đã rao giảng phúc âm cho họ, nếu họ khai ra mình thì số phận của mình sẽ càng tồi tệ hơn”. Trong lòng tôi không ngừng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt và ban cho tôi sức mạnh để đứng vững làm chứng, để dù có bị sỉ nhục hay đau khổ thế nào, tôi cũng sẽ không phản bội anh chị em và biến thành Giu-đa. Nên tôi bảo họ: “Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng tức là nhóm họp và thờ phượng Ngài”. Sau đó tôi không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của họ nữa.

Cuối cùng, họ giải tôi về địa phương và giam giữ tôi. Họ xích chân tôi và ba người khác lại với nhau, để dù ăn, ngủ hay đi vệ sinh thì bốn người đều phải cùng làm, cả việc bước đi cũng rất khó. Trong lòng tôi cảm thấy hơi yếu đuối: “Giờ mình đã bị giam giữ và còng hết tay chân. Nếu những đồng đội ngoại đạo nhìn thấy cảnh này, họ sẽ nghĩ gì về mình? Liệu họ có nói rằng mình quá cuồng tín hay không?”. Nghĩ đến điều này, tôi vô cùng xấu hổ và cảm thấy mất thể diện, tinh thần sắp suy sụp đến nơi. Tôi chỉ mong Đức Chúa Trời giúp tôi thoát khỏi hoàn cảnh này, chứ không muốn bị sỉ nhục như vậy nữa. Lúc ăn cơm, tôi vẫn phải đeo còng tay và bị những người lính khác chế nhạo rằng: “Sao không cầu xin Đức Chúa Trời tháo còng tay cho mày đi?”. Tôi chỉ biết cúi đầu ăn, không dám ngước mặt, trong lòng thầm cầu nguyện rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con đau đớn quá, vóc giạc của con quá nhỏ, xin Ngài dẫn dắt con, cho con đức tin và sức mạnh để con có thể đối mặt với sự sỉ nhục này”. Cầu nguyện xong, tôi cảm thấy mình có thêm sức mạnh. Tôi nghĩ đến bài thánh ca mang tên “Một sự lựa chọn không hối tiếc”:

1  Khi Sa-tan bắt giữ và đàn áp các Cơ Đốc nhân ngày càng man rợ, khi thành phố này đầy ắp nỗi kinh hoàng đen tối, và con chạy trốn đến bất cứ nơi nào có thể, khi nhân quyền bị tước đoạt cách tùy tiện, khi bạn đồng hành duy nhất của con là đêm dài đau đớn, con sẽ không dao động đức tin của mình vào Đức Chúa Trời, cũng không bao giờ phản bội Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời có một và thật. Hỡi Đức Chúa Trời có thật Toàn Năng, lòng con thuộc về Ngài. Sự giam cầm chỉ có thể khống chế thân xác con. Chứ không thể ngăn bước chân con đi theo Ngài. Chứ không thể ngăn bước chân con đi theo Ngài. Một con đường đau đớn, gian khổ, gập ghềnh, có lời Ngài dẫn dắtcon, con không sợ hãi; có tình yêu của Ngài đồng hành bên con, lòng con đã thoả mãn.

2  Khi sự tra tấn dã man của lũ ma quỷ sa-tan ngày càng khủng khiếp, khi nỗi đau ập đến với con hết lần này đến lần khác, khi nỗi đau quằn quại của xác thịt con sắp đạt đến đỉnh điểm, vào khoảnh khắc sau cuối, khi sự sống của con sắp bị cướp đoạt, con sẽ không bao giờ khuất phục con rồng lớn sắc đỏ, con sẽ không bao giờ trở thành một Giu-đa, một vết nhơ đáng hổ thẹn đối với Đức Chúa Trời. Hỡi Đức Chúa Trời có thật Toàn Năng, con sẽ trung thành với Ngài đến chết. Sa-tan chỉ có thể hành hạ giày vò thân xác con, chứ không thể chạm đến niềm tin và tình yêu của con dành cho Ngài, chứ không thể chạm đến niềm tin và tình yêu của con dành cho Ngài. Sự sống và cái chết sẽ mãi mãi chịu sự thống trị của Ngài. Con sẽ từ bỏ tất thảy để chứng thực cho Ngài. Để chứng thực cho Ngài và hạ nhục Sa-tan, con sẽ chết mà không oán thán.

Vinh dự biết bao khi được theo Đấng Christ và theo đuổi tình yêu Đức Chúa Trời trong đời! Bằng trái tim và tâm hồn, con nên đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời; Con sẵn sàng từ bỏ tất cả để chứng thực về Đức Chúa Trời. Chừng nào con còn sống, thì việc trao toàn bộ sự sống của con cho Đức Chúa Trời là một lựa chọn con sẽ không bao giờ hối tiếc. Đó là một lựa chọn con sẽ không bao giờ hối tiếc.

– Theo Chiên Con và hát những bài ca mới

Bài hát này đã mang đến cho tôi đức tin. Dù người khác đối xử với tôi thế nào, tôi cũng không thể phản bội Đức Chúa Trời. Đi theo Đức Chúa Trời là lựa chọn mà đời này tôi sẽ không hối tiếc. Tôi phải từ bỏ thể diện và mạo hiểm mọi thứ để đứng vững làm chứng!

Trước đây, tôi cảm thấy bị bức hại vì đức tin là một điều nhục nhã, nhưng khi nghĩ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời, quan điểm của tôi đã thay đổi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi là một loài thọ tạo – ngươi dĩ nhiên nên thờ phượng Đức Chúa Trời và theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa. Nếu ngươi không thờ phượng Đức Chúa Trời mà sống trong xác thịt ô uế của ngươi, thì ngươi chẳng phải chỉ là một con thú đội lốt người sao? Vì ngươi là một con người, ngươi nên dâng mình cho Đức Chúa Trời và chịu đựng mọi đau khổ! Ngươi nên vui vẻ và yvững vàng chấp nhận những đau khổ nhỏ mà ngươi phải chịu hôm nay và sống một cuộc sống có ý nghĩa, như Gióp và Phi-e-rơ. Ở thế giới này, con người mặc quần áo ma quỷ, ăn thức ăn của ma quỷ, làm việc và phục dịch dưới sự khống chế của ma quỷ, trở nên hoàn toàn bị giày xéo trong sự bẩn thỉu của ma quỷ. Nếu ngươi không nắm bắt được ý nghĩa của cuộc sống hay đạt được con đường thật, thì sống như vậy có ý nghĩa gì? Các ngươi là những người theo đuổi con đường đúng đắn, những người tìm kiếm sự tiến bộ. Các ngươi là những người vươn lên trong nước của con rồng lớn sắc đỏ, những người mà Đức Chúa Trời gọi là công chính. Đó chẳng phải là cuộc sống có ý nghĩa nhất sao?(Sự thực hành (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng lũ ma quỷ bắt bớ, bách hại các Cơ Đốc nhân chính là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Những chính quyền độc tài không cho người dân tin và đi theo Đức Chúa Trời, mà chỉ được phép thờ Phật, thờ tổng thống và tin Đảng Thống nhất, họ bắt người dân tạo dựng tương lai tốt đẹp bằng chính đôi tay của mình, thay đổi vận mệnh bằng cách học tập và kiếm tiền. Việc rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời sẽ bị bức hại và cản trở. Ở đây, những ai tin Đức Chúa Trời và rao giảng phúc âm sẽ bị bức hại, cười nhạo, đánh đập, mắng mỏ, thậm chí là bị bỏ tù, nhưng họ bị bức hại vì lẽ phải, sự đau khổ này vô cùng ý nghĩa. Nếu tôi cảm thấy mất mặt và không thể ngẩng cao đầu khi bị tra tấn, chế nhạo và làm nhục, thì quan điểm của tôi quá sai lầm. Tôi là một loài thọ tạo, tin Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài là lẽ đương nhiên. Rao giảng phúc âm, làm chứng cho Đức Chúa Trời là sứ mệnh và trách nhiệm mà Đấng Tạo Hóa giao cho chúng ta, cũng là điều chính nghĩa nhất trong toàn nhân loại. Bị bức hại vì rao giảng phúc âm chẳng có gì đáng xấu hổ. Đó là bị bức hại vì lẽ phải. Giống như Gióp và Phi-e-rơ. Khi Gióp đối mặt với thử luyện, gia sản của ông bị bọn cướp lấy đi hết, con cái ông chết, khắp người ông nổi đầy mụn nhọt. Người ngoại đạo chế nhạo rằng Đức Chúa Trời mà ông tin là giả, ngay cả vợ ông cũng bảo ông từ bỏ Đức Chúa Trời và chết đi, nhưng Gióp luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời và ca ngợi danh Ngài, đứng vững làm chứng cho Đức Chúa Trời. Còn Phi-e-rơ thì bị bức hại vì rao giảng phúc âm và cuối cùng bị đóng đinh lộn ngược, nhưng ông không cảm thấy đó là điều nhục nhã, mà ngược lại nghĩ rằng mình là một phần của nhân loại bại hoại, không xứng đáng được đóng đinh trên thập giá như Đức Chúa Giêsu, vì thế ông chọn cách bị đóng đinh lộn ngược và làm chứng vang dội cho Đức Chúa Trời. Cuộc đời của họ là cuộc đời có ý nghĩa nhất, được Đức Chúa Trời xưng công chính cũng là vinh quang lớn nhất. Tôi cũng hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời. Tôi quá quan tâm đến thể diện và không dám thực hiện bổn phận vì sợ bị sỉ nhục. Bằng cách sắp đặt hoàn cảnh này, Đức Chúa Trời cho phép tôi nhận ra và giải quyết tâm tính bại hoại cũng như những quan điểm sai lầm của mình về mọi việc. Ngài làm vậy để hoàn thiện và cứu rỗi tôi, đồng thời cho tôi thấy chính phủ bang Wa là con quỷ thù hận lẽ thật, chống đối Đức Chúa Trời, và dù họ có bức hại và cản trở tôi thế nào đi nữa, tôi cũng không thể khuất phục. Đức Chúa Trời quản lý thế giới và loài người, vận mệnh của tôi cũng nằm trong tay Ngài, không có chính phủ của bất kỳ quốc gia nào có thể thay đổi vận mệnh và tương lai của tôi, nên tôi không cần lo lắng. Dù khó khăn đến mấy, tôi cũng đi theo Đức Chúa Trời và đứng vững làm chứng cho Ngài. Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy đức tin và những đau khổ của mình đều xứng đáng. Tôi không còn sợ bị người khác chế giễu và sỉ nhục nữa. Khi đi lấy thức ăn, tôi không còn xấu hổ khi nhìn những người khác. Tôi thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cảm thấy Ngài đang ở cùng tôi, và mỗi ngày tôi lại cảm thấy hạnh phúc hơn.

Sau khi bị nhốt trong khu biệt giam nửa tháng, tôi được chẩn đoán nhiễm Covid-19, nên họ chuyển tôi về trụ sở lữ đoàn để cách ly. Trên đường đến trụ sở, họ canh chừng tôi còn nghiêm ngặt hơn cả kẻ sát nhân, xích chân tôi lại bằng ba chiếc cùm. Đám người trung đội trưởng chế giễu tôi: “Mày tin Đức Chúa Trời mà, sao vẫn bị mắc Covid vậy? Mày nói có Đức Chúa Trời, nhưng thực ra trên đời làm vì có Đức Chúa Trời”. Khi nghe những lời đó, tôi không còn cảm thấy yếu đuối nữa. Dù đám người trung đội trưởng cười nhạo tôi thế nào, hay người khác nghĩ sao về tôi, tôi cũng sẵn lòng thuận phục. Sau đó, đại đội trưởng nói sẽ chuyển tôi đến tiểu đội bảo an và tống tôi vào tù. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi, vì tiểu đội bảo an rất nghiêm ngặt, đồng thời cũng sợ bị sỉ nhục trong tù. Hơn nữa, ngồi tù tức là không thể về nhà được. Suốt thời gian đó, tôi bị nhốt trong một căn phòng, không có điện thoại nên không thể đọc lời Đức Chúa Trời. Ở đó có một cây ghi-ta, nên tôi chỉ biết đàn và hát thánh ca. Tôi rất muốn đọc lời Đức Chúa Trời, nên đã cầu nguyện với Ngài, xin Ngài cho tôi một lối thoát. Vài ngày sau, tôi mượn được điện thoại của anh Ivan và xem bộ phim “Chuyện của tôi, chuyện của chúng ta”. Những người anh em trong phim bị Trung Cộng bắt vì tin Đức Chúa Trời và rao giảng phúc âm. Họ chẳng những bị tra tấn, hành hạ dã man, mà còn bị nhiều người sỉ nhục. Họ bị kết án và phải ngồi tù nhiều năm, có người ngồi hơn mười năm trời. Họ không có chút tự do nào và mỗi ngày đều phải làm việc cực khổ, nhưng ở trong tù, họ vẫn có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời cho nhau. Họ có thái độ thuận phục Đức Chúa Trời và biết rằng mình đang đi con đường đúng đắn trong cuộc đời. Họ đều có đức tin và đứng vững làm chứng cho Ngài. Đặc biệt, khi nghe họ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Tôi thực sự ngưỡng mộ họ. Dù chịu nhiều đau khổ, nhưng họ vẫn kiên định trong đức tin, đi theo Đức Chúa Trời và không chùn bước. Vậy mà khi bị hạ nhục, đánh đập, chửi mắng, tôi lại không chịu đựng nổi, còn sợ phải ngồi tù, vừa chịu khổ một chút đã mất đi ý chí, muốn Đức Chúa Trời giúp tôi thoát khỏi hoàn cảnh này. Tôi cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời. Tôi hy vọng Ngài sẽ cho tôi một cơ hội nữa. Dù phải ngồi tù bao nhiêu năm, dù có bị sỉ nhục cỡ nào, tôi cũng phải thuận phục và đối mặt với nó. Sau hơn mười ngày cách ly, tình cờ đó cũng là thời điểm binh lính từ tiền tuyến trở về được nghỉ phép một tháng theo lịch trình. Điều tôi không ngờ tới là quân đội cũng cho tôi nghỉ phép. Một người đồng chí ngoại đạo nói: “Nhìn xem, Ayden phạm sai lầm nên phải đi lao động cải tạo, nhưng không ngờ anh ấy lại được nghỉ sớm hơn chúng ta”. Tôi vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời. Những tưởng tôi sẽ phải ngồi tù vài năm, nhưng không ngờ lại có thể nghỉ phép về nhà. Tôi thấy được việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời, sự toàn năng và quyền tể trị của Ngài. Trước khi tôi đi, đại đội trưởng bảo tôi không được rao giảng phúc âm ở nhà. Tôi nghĩ: “Tôi rao giảng trong quân đội thì các người kiểm soát và đánh đập tôi. Giờ đây tôi sắp về nhà, có được cơ hội ngàn vàng để làm chứng cho Đức Chúa Trời, sao tôi có thể bỏ lỡ được? Tôi sẽ dốc hết sức lực vào việc rao giảng phúc âm và không để lời nói nhỏ nhặt của anh ảnh hưởng đến mình”. Về đến nhà, tôi bắt đầu tập hợp các anh chị em để rao giảng phúc âm ở một ngôi làng nọ. Lần đó, có sáu người đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Hơn mười ngày sau khi trở lại quân ngũ, trung đội trưởng chuyển tôi đi canh gác ở một trạm kiểm soát. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời. Trước đây, tôi bận rộn trong quân đội và không có nhiều thời gian rao giảng phúc âm. Sau khi được giao vị trí này, tôi không còn quá bận và có nhiều thời gian hơn để rao giảng. Mặc dù quân đội vẫn không bao giờ ngừng bức hại tôi, nhưng tôi vẫn quyết tâm rao giảng phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời, đưa nhiều người đến trước Đức Chúa Trời để họ nhận được sự cứu rỗi của Ngài.

Trong quá trình rao giảng phúc âm, dù phải chịu một chút đau khổ, bị sỉ nhục, đánh đập, mắng nhiếc và giam cầm, nhưng tôi đã nhìn thấy sự bại hoại và thiếu sót của bản thân, đồng thời nhận ra tình yêu của Đức Chúa Trời. Mỗi lần đối mặt với hoàn cảnh nào đó, lời Đức Chúa Trời đều dẫn dắt tôi, giúp tôi buông bỏ hư vinh và thể diện, có thêm đức tin và sức mạnh để tiến về phía trước. Những trải nghiệm đó cho tôi thấy rằng việc chịu khổ và bị bức hại khi rao giảng phúc âm là điều vô cùng ý nghĩa. Đối với con người, cuộc đời ý nghĩa nhất là khi được đi theo Đức Chúa Trời, dâng mình cho Ngài và làm tròn bổn phận.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tinh thần tôi được giải phóng

Bởi Di Bổ, Tây Ban Nha “Trong đời mình, nếu con người muốn được làm cho thanh sạch và có được những đổi thay trong tâm tính của mình, nếu...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger