Con đường trở lại của một linh mục Công giáo

29/05/2022

Bởi Trương Kiện, Trung Quốc

Gia đình tôi đã nhiều đời theo đạo Công giáo. Năm 20 tuổi, tôi đã quyết định hiến dâng mình cho Chúa và dành cả đời phụng sự Ngài. Rồi sau 7 năm được đào tạo thần học có hệ thống ở chủng viện, tôi được truyền chức thánh và trở thành linh mục ở tuổi 27, đến tuổi 30, tôi được tiến cử làm tu viện trưởng. Vào thời điểm đó, tôi khá là kiêu ngạo. Một mặt, tôi thấy mình trở thành tu viện trưởng ở độ tuổi rất trẻ, mặt khác nữa là, sau khi nghe những bài giảng của tôi, các linh mục và tu sĩ đều nói chúng rất hữu ích, nên tôi cảm thấy bản thân mình hiểu rõ Kinh Thánh và có hiểu biết về Chúa, cảm thấy rằng khi nào Chúa đến, tôi sẽ được Đức Chúa Trời chấp thuận và được vào thiên quốc.

Chuyện xảy ra vào tháng 6 năm 2001, một tối nọ, ông hội đồng giáo xứ Vương vội vàng đến tìm tôi để báo tin làcó hai Cơ Đốc nhân đến, họ thuyết giáo rất sâu sắc về đức tin. Khi nghe nói họ là Cơ Đốc nhân, tôi không thèm đếm xỉa đến họ. Tôi nghĩ, Hội thánh Công giáo là hội thánh chân chính, và sở hữu lẽ thật trọn vẹn về sự cứu rỗi của Chúa Giêsu. Tôi đã có nhiều năm được đào tạo về thần học, và đã nghiên cứu kỹ càng đến từng chương từng dòng trong Kinh Thánh. Vì đằng nào họ cũng đến rồi, tôi nghĩ có lẽ mình cũng nên thảo luận vấn đề đức tin với họ để xem tôi có thể cải hóa họ sang đức tin Công giáo hay không. Sau đó, ông hội đồng giáo xứ Vương đưa tôi đến gặp họ. Hai người họ, một anh họ Trình, anh kia họ Cao. Gặp rồi tôi mới biết họ chỉ mới tin vào Đức Chúa Trời 6 hay 7 năm gì đó, chuyện này càng khiến tôi coi thường họ hơn, nhưng để có thể khiến họ gia nhập hội thánh Công giáo, tôi vẫn kiên nhẫn nói chuyện với họ về lịch sử Công giáo. Tôi còn nói với họ, “Nếu muốn chắc chắn được vào thiên quốc, các anh nên gia nhập hội thánh chân chính, hội thánh Công giáo”. Hai anh đó nghe tôi nói xong, không những không muốn cải đạo, lại còn thông công với tôi về tình trạng của hội thánh. Anh Cao bảo tôi rằng, “Cho dù là Công giáo hay Cơ Đốc giáo, hiện nay, tình trạng các hội thánh rất hoang tàn. Người rao giảng đọc thánh kinh, giảng đạo thiếu khai sáng, họ không thể có những bài giảng mới mẻ hoặc sâu sắc, một số người rao giảng bắt đầu mưu cầu những thứ vật chất và rời bỏ con đường phụng sự. Các tín hữu cảm thấy tiêu cực và yếu đuối, đức tin nguội lạnh, trong các buổi hội họp, họ thảo luận cuộc sống thường ngày hay cách kiếm tiền, giới thiệu cho nhau công việc, bạn trai, bạn gái. Nhiều tín hữu chạy theo những xu thế trần tục, thậm chí một số còn trở lại với thế giới trần tục. Tình trạng hiện tại của hội thánh đâu khác gì tình trạng đền thờ vào thời kỳ sau hết của Thời đại Luật pháp? Cuối Thời đại Luật pháp, đền thờ trở nên hoang tàn rõ rệt. Người ta đổi tiền công khai ngay trong đền thờ, lại còn mua bán gia súc, cừu, và bồ câu, và đền thờ biến thành hang ổ trộm cướp. Chúa Thánh Thần không còn công tác trong đền thờ. Vậy Chúa Thánh Thần công tác ở đâu? Lúc đó, Đức Chúa Giêsu bắt đầu công tác mới bên ngoài đền thờ, và công tác của Chúa Thánh Thần đã chuyển sang công tác của Đức Chúa Giêsu. Giống như đặt lò sưởi trong phòng vào mùa đông. Trong phòng sẽ cảm thấy ấm, nhưng nếu cất lò sưởi đi, căn phòng sẽ rất lạnh. Hội thánh cũng giống như vậy. Khi Chúa Thánh Thần công tác trong hội thánh, các anh chị em có đức tin và có lòng nhiệt tâm mưu cầu, nhưng khi đánh mất công tác của Chúa Thánh Thần, hội thánh sẽ trở nên hoang tàn. Các hội thánh ở khắp nơi đều chung tình trạng với đền thờ thời kỳ sau hết của Thời đại Luật pháp. Tất cả đều hoang tàn. Anh đã từng nghĩ xem công tác của Chúa Thánh Thần có dịch chuyển hay không chưa? Hiện nay Chúa Thánh Thần đang công tác ở đâu?” Nghe người anh em ấy nói xong, tôi thấy bàng hoàng. Tôi không ngờ họ có thể liên hệ sự hoang tàn của đền thờ với công tác của Đức Chúa Giêsu. Hiểu biết này rất mới mẻ với tôi. Hội thánh chúng tôi chưa từng hiểu mọi việc theo cách này. Đối với đánh giá của họ về tình trạng của hội thánh, tôi cảm thấy tán đồng. Chỉ riêng việc lần hạt Mân Côi và giữ ngày Chúa nhật thôi, mà nhiều tín hữu đã không còn giữ được. Họ như người ngoại đạo, mưu cầu tiền tài và thú vui trần tục, hội thánh ngày càng ít người đi. Sự thật là thế. Hội thánh quả nhiên đã hoang tàn. Tôi thấy mối thông công của họ phù hợp với Kinh Thánh và thực tế, hiểu biết của họ có gì đó rất sâu sắc, nên tôi mới nghĩ bụng, “Mình nghiên cứu Kinh Thánh nhiều năm mà không hiểu điều này, còn họ chỉ mới tin Đức Chúa Trời mấy nă, mà đã có được nhận thức như thế. Có vẻ mình đánh giá thấp họ rồi”. Nhận thấy mình không thể thuyết phục được họ, lại còn không trả lời được những câu hỏi của họ, để tránh tự làm mình bẽ mặt, tôi chỉ nói thêm vài lời, rồi viện cớ và ra về.

Nhưng tôi nghĩ Chúa Thánh Thần là linh hồn của hội thánh, nên nếu Chúa Thánh Thần không công tác trong hội thánh, Ngài còn công tác ở đâu nữa? Lúc đó tôi không hiểu, nên cũng không suy nghĩ nhiều về điều đó. Sau đó, hai người anh em đó lại đến gặp tôi mấy lần nữa. Tiếp tục về chủ đề đã thông công lần trước, họ nói, “Chúa đã nhập thể tái lâm để bày tỏ những lời mới, thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch mọi người, giải phóng chúng ta khỏi sự trói buộc của tội lỗi, và đưa chúng ta vào thiên quốc”. Khi nghe những lời đó, trong lòng tôi rất mâu thuẫn. Tôi nghĩ, “Anh có thực sự hiểu Kinh Thánh không vậy? Đức Chúa Giêsu đã hoàn thành công tác cứu chuộc, đến thời kỳ sau hết, Ngài sẽ tái lâm trong linh thể trên một đám mây để định đoạt kết cục của con người. Làm sao Ngài lại nhập thể để thực hiện công tác mới được chứ?” Vào lúc đó, bỗng nhiên tôi nhớ ra cách đây không lâu có người nói với tôi, về những người rao giảng Tia Chớp Phương Đông. Họ tuyên bố rằng Chúa đã tái lâm, nhập thể để thực hiện công tác mới, và bài giảng của họ khá sâu sắc. Tôi cảm thấy có lẽ hai người này tin vào Tia Chớp Phương Đông. Tôi cảm thấy Hội thánh Công giáo là hội thánh chính thống, và vì chưa ai từng nghe đến Tia Chớp Phương Đông, nó không thể là hội thánh chính thống. Vì nó không phải là hội thánh chính thống, bài giảng của họ chắc chắn là sai. Vậy nên tôi ngắt lời họ mà hỏi rằng, “Có phải các anh tin vào Tia Chớp Phương Đông không? Các anh nói Chúa nhập thể tái lâm và đang thực hiện công tác mới. Việc này là không thể. Tôi không tin đâu. Nếu như các anh định rao giảng phúc âm này cho tôi, thì thôi đi, đừng cố gắng vô ích!” Hai người anh em đó vẫn rất kiên nhẫn thông công với tôi, nhưng vì quan niệm của tôi quá nặng nề, tôi không chịu nghe họ nói nữa. Tôi tức giận nói thẳng với họ, “Những gì các anh rao giảng là trái với đức tin truyền thống, tôi không muốn nghe thêm nữa!” Khi hai người anh em đó thấy thái độ của tôi như vậy, họ không tiếp tục thông công nữa. Sau đó, hai người họ còn đến tìm tôi hai lần nữa, nhưng vì sự chống đối trong lòng tôi đối với họ quá nặng nề, nên dù họ có thông công thế nào, mọi điều họ nói đều vào tai này ra tai kia. Cuối cùng, hai người họ để lại cho tôi cuốn sách Lời xuất hiện trong xác thịt, và khuyên tôi nên tìm hiểu nó. Thấy thái độ chân thành của hai người anh em ấy, tôi không nỡ từ chối, nên tôi cho phép họ để lại cuốn sách.

Khi mới nhận cuốn sách đó, trong lòng tôi thấy hơi hiếu kỳ và tôi muốn xem chính xác trong đó viết gì. Nghĩ vậy, tôi mới mở cuốn sách ra, nhìn sơ qua phần mục lục, rồi giở bừa vài trang đọc thử, và phát hiện một số nội dung, chẳng hạn như Một Chúa Ba Ngôi có tồn tại không, kết cục và đích đến của nhân loại. Những nội dung đó khác hẳn các bài giảng truyền thống của chúng tôi, nên tôi gấp sách lại và không nhìn đến nó nữa. Tôi cứ nghĩ thân là tu viện trưởng, bổn phận của tôi là bảo vệ bầy chiên, tôi phải báo cho các linh mục và tu sĩ để họ không bị mê hoặc. Nên trong một buổi cuộc tĩnh tâm dành cho các tập sinh tôi nói, “Chúng ta đang ở thời kỳ sau hết, và nhiều Kitô giả đang xuất hiện. Mấy hôm trước, tôi đã gặp mấy người từ Tia Chớp Phương Đông. Họ nói rằng Chúa đã tái lâm, Ngài đã nhập thể và đang thực hiện công tác mới. Sao có thể như thế được? Tôi đã đọc qua mấy trang sách của họ, những gì viết trong đó khác với đức tin truyền thống của chúng ta. Tôi dám chắc Tia Chớp Phương Đông không đến từ Đức Chúa Trời rồi!” Đồng thời, tôi cũng chỉ thị cho mọi người cẩn trọng và không được tiếp xúc với họ, không được đọc sách của họ hay nghe lời họ nói, nhất định phải bảo vệ các thành viên hội thánh khỏi bị họ mê hoặc. Lúc đó, vừa nghe tôi nói xong, các linh mục và tu sĩ nói đây là vấn đề quan trọng của việc cứu rỗi linh hồn, và phải bảo vệ các thành viên hội thánh. Lúc đó, tôi thấy mọi người rất vâng phục khi nghe tôi nói xong, và tôi cảm thấy mình đã làm một việc đúng đắn, hoặc ít ra cũng làm tròn trách nhiệm của một tu viện trưởng để bảo vệ bầy chiên, nên tôi đã không nhận ra mình đang chống đối Đức Chúa Trời.

Mấy hôm sau chuyện này, anh Cao lại đến tìm gặp tôi và hỏi tôi đã đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng chưa. Tôi trả lời anh ấy một cách thô lỗ, nói rằng, “Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng khác với những huấn giáo truyền thống, nên tôi sẽ không tìm hiểu, tôi cũng không cho phép bất kỳ ai tìm hiểu chúng, vì đây là vấn đề đức tin. Chúng tôi sẽ không bao giờ phản bội Chúa bằng cách nghe các anh rao giảng”. Anh Cao nghe nói vậy thì vẫn kiên nhẫn thông công với tôi, nói rằng, “Ông vẫn chưa đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ông mới chỉ tìm được vài điều khác biệt so với huấn giáo truyền thống của hội thánh các anh, mà đã quyết định rằng đây không phải lời và công tác của Chúa, rồi không chịu tìm hiểu. Ông không nghĩ như vậy là quá lỗ mãng sao? Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: ‘Ta khuyên các ngươi nên bước đi trên con đường tin tưởng vào Đức Chúa Trời một cách cẩn trọng. Đừng vội kết luận; và hơn thế nữa, đừng quá hờ hững và khinh suất trong niềm tin của các ngươi vào Đức Chúa Trời. Các ngươi cần biết rằng, ít nhất, những người tin vào Đức Chúa Trời cần khiêm nhường và tôn kính. Những người đã nghe về lẽ thật mà vẫn hếch mũi kiêu ngạo là những kẻ dại dột và ngốc nghếch. Những người đã nghe về lẽ thật mà vẫn bất cẩn kết luận hay chỉ trích nó là những kẻ đầy lòng kiêu ngạo. Không ai tin vào Jêsus lại có tư cách rủa sả hay chỉ trích những người khác. Tất cả các ngươi đều cần phải trở thành người có ý thức và người chấp nhận lẽ thật(Khi ngươi thấy được thân thể thuộc linh của Jêsus, Đức Chúa Trời đã làm mới lại trời đất, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Có thể thấy rằng để tin Chúa, chúng ta phải có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Khi thấy lời và công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm hay tưởng tượng của mình, thì không được mù quáng lên án. Nếu chúng ta không có thái độ khiêm nhượng và tìm kiếm trước Đức Chúa Trời, mà luôn đánh giá lời và công tác mới của Đức Chúa Trời bằng tưởng tượng của mình, rất dễ phạm đại tội chống đối và lên án Đức Chúa Trời. Giống như khi Đức Chúa Jêsus đến công tác, những người Pha-ri-si thấy rằng lời và công tác của Ngài nằm ngoài luật pháp, nên họ cố ý tìm cớ chống lại Đức Chúa Jêsus, lên án Đức Chúa Jêsus, và cuối cùng mê hoặc dân chúng đóng đinh Đức Chúa Jêsus vào thập giá. Việc này xúc phạm nghiêm trọng tâm tính của Đức Chúa Trời, cuối cùng họ đã bị rủa sả và trừng phạt. Đây là bài học phải trả giá bằng máu. Ngày nay, về vấn đề sự tái lâm của Chúa, chúng ta phải thật cẩn trọng, vì nếu lên án nhầm, chúng ta có thể báng bổ Chúa Thánh Thần. Đức Chúa Giêsu đã phán từ lâu, ‘Mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha(Mát-thêu 12,31). Sẽ rất khủng khiếp nếu phạm tội này! Từ khi Đức Chúa Trời Toàn Năng xuất hiện và công tác, nhiều lãnh đạo của các giáo phái đã mù quáng lên án công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Một số người còn vu khống và báng bổ Đức Chúa Trời Toàn Năng. Nhiều người chống đối Ngài kịch liệt đã bị trừng phạt rồi. Nếu không cẩn thận, chúng ta rất dễ đánh mất đích đến của mình”.

Lúc đó, tôi nghĩ, “Mình nghĩ cho các thành viên hội thánh và bảo vệ họ khỏi bị mê hoặc. Sao như vậy lại xúc phạm Chúa được?” Nhưng khi suy nghĩ kĩ, tôi cảm thấy những gì anh ấy nói rất hợp lý. Tôi chưa biết nhiều về Tia Chớp Phương Đông, mà đã vội vàng lên án nó, và còn giảng như thế cho các linh mục và tu sĩ. Nếu như tôi lên án nhầm như anh ấy nói, thì đó là xúc phạm Đức Chúa Trời. Hậu quả sẽ không tưởng tượng nổi. Nghĩ như vậy, nên tôi nói với anh Cao, “Tôi chưa từng nghĩ đến điều anh nói, nhưng sau này tôi sẽ cẩn trọng”. Nhưng rồi có chuyện xảy ra trong hội thánh đã khiến tôi phải phản tỉnh. Một lần nọ, tôi gặp giám mục của chúng tôi, và ông ấy buồn bã nói với tôi rằng nhiều linh mục trong giáo phận viện cớ này cớ nọ để không giao nộp của lễ, lại có một số linh mục buông tuồng phóng đãng và không chịu ăn năn hối cải. Một linh mục cao tuổi đã bị phát giác việc ông ta bí mật tuồn của lễ ra ngoài cho một người khác đang mở công xưởng. Khi nghe những chuyện này, tôi nghĩ bụng, “Là một linh mục, mà phung phí và biển thủ của lễ, buông tuồng phóng đãng, chính là những tội nặng chống lại Chúa. Thiên Chúa phán: ‘Nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy(Luca 13,3). Nếu các linh mục sống trong tội lỗi và không ăn năn, làm sao họ được vào thiên quốc? Trước kia, chỉ một số ít linh mục làm những việc như vậy, nhưng hiện tại, có rất nhiều linh mục rơi vào tình trạng sa đọa”. Tôi không khỏi nghĩ về sự hoang tàn trong hội thánh mà anh Cao đã nói. Tôi nghĩ, “Trước kia, Chúa Thánh Thần còn công tác trong hội thánh, khi phạm tội, chúng ta được Chúa Thánh Thần sửa dạy. Nhưng hiện tại, rất nhiều linh mục phạm tội chống đối Đức Chúa Trời, tại sao không có sự sửa dạy nào từ Chúa Thánh Thần? Có phải Chúa Thánh Thần không còn công tác trong hội thánh nữa?” Tôi không thể hiểu được.

Bẵng đi một thời gian, anh Cao và những người khác lại đến gặp tôi. Lúc đó, trong lòng tôi vẫn còn chống đối họ lắm. Tôi nghĩ, “Các anh luôn làm chứng Chúa đã nhập thể tái lâm để thực hiện công tác mới. Có căn cứ Kinh Thánh nào để nói vậy không? Tôi nghĩ hôm nay tôi sẽ hỏi thẳng các anh một số câu hỏi. Nếu các anh không trả lời được thì đừng nói chuyện nữa”. Nên tôi đã hỏi họ, “Kinh Thánh nói vào thời kỳ sau hết, Chúa sẽ tái lâm trong linh thể trên một đám mây, nhưng các anh lại làm chứng Ngài nhập thể tái lâm để thực hiện công tác mới. Có căn cứ nào để nói như vậy không?” Anh Cao trả lời, “Vào thời kỳ sau hết, sự tái lâm của Đức Chúa Trời nhập thể đã được Đức Chúa Trời an bài từ lâu, và có bằng chứng trong những lời tiên tri của Đức Chúa Giêsu. Ví dụ, Phúc âm theo Luca chương 17, câu 24 và 25 có nói, ‘Như tia chớp bừng lên dưới bầu trời, chiếu rạng từ phương trời này đến phương trời kia, thì Con người trong ngày của Ngài cũng như vậy. Nhưng trước hết, Ngài phải chịu nhiều đau khổ và bị thế hệ này loại bỏ’. ‘Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con người sẽ đến(Mát-thêu 24,44). ‘Quả thế, thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con người quang lâm cũng sẽ như vậy(Mát-thêu 24,37). Như ông thấy đấy, những câu này đến nhắc đến ‘Con người’. ‘Con người’ được nói ở đây ám chỉ điều gì? Chúng ta đều biết rằng Đức Chúa Jêsus là Con người và là Đức Chúa Trời nhập thể. Chẳng còn gì phải nghi ngờ cả. Con người ám chỉ Thần của Đức Chúa Trời khoác lên mình xác thịt để làm con người bình thường, có thể nói, nó ám chỉ sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Vậy, Chúa tiên tri ‘sự đến của Con người’ chứng tỏ rằng khi Ngài tái lâm, sẽ là trong xác thịt nhập thể. Thêm vào đó, Kinh Thánh cũng nói, ‘Nhưng trước hết, Ngài phải chịu nhiều đau khổ và bị thế hệ này loại bỏ’. Như vậy nghĩa là gì? Nghĩa là khi Chúa tái lâm, mọi người sẽ không biết Ngài, cũng không công nhận Ngài, toàn bộ thế hệ đó sẽ lên án và loại bỏ Ngài. Việc này chứng tỏ rằng chỉ khi Chúa trở thành Con người, Ngài mới có thể chịu những đau khổ này và bị dòng dõi này loại bỏ. Nếu như Ngài tái lâm trong linh thể bằng hình dạng của một người Do Thái, đầy oai nghi và xuất hiện trước toàn bộ dân chúng trong đại hào quang, thì ai thấy Ngài mà không phủ phục kính bái chứ? Vậy thì làm sao Ngài chịu đau khổ được? Làm sao Ngài bị dòng dõi này loại bỏ? Vậy nên, chắc chắn Chúa sẽ tái lâm làm Con người nhập thể vào thời kỳ sau hết”.

Nghe xong thông công của anh ấy, tôi rất sửng sốt. Thông công của anh ấy hoàn toàn hợp tình hợp lý! Về lời tiên tri này của Đức Chúa Jêsus, không một nhà thần học và nhân vật thuộc linh nào trong giới tôn giáo có thể lý giải rõ ràng. Họ đều nói đây là lẽ nhiệm mầu của Chúa, con người không hiểu hết được. Tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh nhiều năm, nhưng mỗi lần đọc đến câu này, tôi lại không hiểu gì. Tôi không biết tại sao Chúa phải chịu đau khổ khi Ngài đã đến trong linh thể. Tôi rất bất ngờ khi người từ Tia Chớp Phương Đông có thể lý giải lẽ nhiệm mầu của lời tiên tri này. Việc họ hiểu rõ như vậy đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh của họ trong mắt tôi! Tôi thắc mắc, “Chúa nhập thể để tái lâm thật ư?” Tuy nhiên, khi nghĩ về nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh rằng Chúa sẽ ngự trên mây mà đến, tôi vẫn thấy không ổn. Nên tôi lại hỏi, “Nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh nói vào thời kỳ sau hết, Chúa sẽ giáng trần trong linh thể để công khai phán xét mọi người. Ví dụ, chính Chúa đã phán, ‘Rồi trên trời sẽ xuất hiện dấu chỉ về Con Người, và mọi chi tộc trên mặt đất sẽ phải khóc than, họ sẽ thấy Con Người ngự trên mây trời mà đến với đầy uy quyền và dũng lực(Mátthêu 24,30). ‘Kìa, Ngài ngự đến giữa mây trời, và mọi mắt thiên hạ sẽ thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Và mọi chi tộc trên mặt đất sẽ than khóc vì cớ Ngài(Khải Huyền 1,7). Nếu sự tái lâm của Chúa thực sự trong xác thịt nhập thể, làm sao những lời tiên tri này ứng nghiệm được?”

Anh Cao mới thông công rằng, “Đức Chúa Giêsu tiên tri rằng khi Ngài tái lâm vào thời kỳ sau hết, Ngài sẽ ngự trên mây mà đến trong linh thể, công khai phán xét mọi quốc gia và dân chúng. Những lời tiên tri này chắc chắn sẽ ứng nghiệm. Nhưng Đức Chúa Trời nhập thể bí mật đến trước, rồi sau đó xuất hiện công khai trước tất cả trên một đám mây. Nói cách khác, Chúa tái lâm theo hai cách. Đầu tiên, Ngài đến trong xác thịt để bày tỏ lẽ thật, cũng như phán xét và làm tinh sạch mọi người để lập nên một nhóm những người đắc thắng. Sau đó, đại họa trút xuống, và công tác của Đức Chúa Trời nhập thể trong bí mật hoàn thành. Sau thảm họa, Đức Chúa Trời xuất hiện công khai trước tất cả trong đại vinh, thưởng thiện phạt ác. Vì vậy, trong quá trình Đức Chúa Trời nhập thể và công tác trong bí mật, những ai chống đối và lên án Đức Chúa Trời, không chịu ăn năn, sẽ mất hoàn toàn cơ hội được cứu rỗi và cuối cùng sẽ khóc lóc và nghiến răng trong thảm họa. Việc này ứng nghiệm lời tiên tri trong Sách Khải Huyền: ‘Kìa, Ngài ngự đến giữa mây trời, và mọi mắt thiên hạ sẽ thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Và mọi chi tộc trên mặt đất sẽ than khóc vì cớ Ngài(Khải Huyền 1,7)”.

Nghe anh ấy thông công xong, cảm giác lòng tôi bỗng sáng bừng. Lần giáng lâm thứ hai của Chúa không đơn thuẩn chỉ là công khai giáng trần trên một đám mây. Trước khi tái lâm công khai, Ngài nhập thể đến trong bí mật trước. Chúa xuất hiện theo hai cách. Trước kia, tôi chỉ biết một cách mà Chúa sẽ xuất hiện. Tôi nhận ra mình có hiểu biết rất phiến diện. Lúc này tôi thấy Tia Chớp Phương Đông đã tỏ lộ lẽ nhiệm mầu về lời tiên tri trong Kinh Thánh, lý giải của họ rất hợp tình hợp lý, nên tôi cảm thấy có lẽ nó thực sự đến từ Đức Chúa Trời và xứng đáng tìm hiểu. Sau đó, tôi bằng lòng thông công với các anh chị em đó và thật tâm đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Sau một thời gian đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy chắc chắn Chúa sẽ tái lâm bằng xác thịt nhập thể, nhưng trong lòng tôi vẫn còn mơ hồ. Tôi chắc chắn về chuyện nhập thể rồi, nhưng làm sao chắc chắn Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đức Chúa Giêsu tái lâm? Tôi nhớ lại rằng hội thánh Công giáo là hội thánh chân chính, và sở hữu lẽ thật trọn vẹn về sự cứu rỗi của Chúa Giêsu. Tôi biết chỉ có theo Công giáo chúng ta mới được bước vào thiên quốc, Nếu tôi tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng, và lạc lối trong đức tin, tôi sẽ phản bội Chúa. Làm sao tôi được vào thiên quốc đây? Tôi không hiểu vấn đề này, nên trong lòng vẫn cảm thấy hơi bất an. Tôi nghe nói linh mục Viên cũng đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau hết, nên tôi muốn tới gặp anh ấy. Trước kia anh ấy là người Công giáo, những giáo huấn và quan điểm của chúng tôi giống nhau, nên tôi muốn nghe xem anh ấy hiểu vấn đề này như thế nào. Mấy hôm sau, tôi gặp linh mục Viên và kể cho anh ấy nghe những lo lắng của tôi.

Nghe xong, anh Viên thông công với tôi, nói rằng, “Trước đây tôi cũng lo lắng như anh. Tôi lo rằng tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng là phản bội Đức Chúa Giêsu. Nhưng vấn đề này đáng lo ở chỗ, quan trọng nhất là biết Đức Chúa Trời Toàn Năng và Đức Chúa Giêsu có phải cùng một Thần hay không, có phải cùng một Đức Chúa Trời công tác không. Trong Thời đại Luật pháp, Giavê thực hiện công tác, và trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Giêsu thực hiện công tác. Dù danh Đức Chúa Trời thay đổi và công tác Ngài thực hiện cũng khác, nhưng có thể nói Giêsu và Giavê không phải cùng một Đức Chúa Trời không? Có thể nói rằng tin vào Đức Chúa Giêsu là phản bội Giavê không? Chắc chắn không. Vậy nên, để xác định cả hai có phải cùng một Đức Chúa Trời không thì không thể dựa vào danh. Điều quan trọng nhất là xem Đức Chúa Trời Toàn Năng có bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác cứu rỗi nhân loại không. Chỉ cần Ngài bày tỏ lẽ thật và tiếng của Đức Chúa Trời, thực hiện công tác cứu rỗi con người, thì Ngài chính là Đức Chúa Trời. Chúng ta đều biết ở Thời đại Luật pháp, Giavê ban bố luật pháp và những điều răn để dẫn dắt con người sống trên trái đất, để họ biết tội lỗi là gì, cách hiến tế để chuộc tội, cách để thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng vào cuối Thời đại Luật pháp, con người ngày càng phạm tội nhiều hơn, và có bao nhiêu của lễ đi nữa cũng không chuộc được tội. Tất cả mọi người có nguy cơ bị luật pháp kết tội và xử tử, nên Giavê đã tiên tri thông qua các nhà tiên tri, ‘Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-ên(Mát-thêu 1,23). ‘Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta, Người gánh vác quyền bính trên vai(Isaia 9,6). Giavê nói với những người Ítraen thông qua lời tiên tri rằng Đấng Mêsia sẽ đến làm của lễ chuộc tội để cứu chuộc nhân loại, sau đó, Đức Chúa Trời đến nhập thể làm Đức Chúa Jêsus như đã hứa, dựa trên công tác luật pháp mà thực hiện công tác cứu chuộc nhân loại. Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ nhiều lẽ thật và cho mọi người con đường ăn năn, sau đó bị đóng đinh vào thập giá vì nhân loại để làm của lễ chuộc tội đời đời, qua đó hoàn thành công tác cứu chuộc toàn bộ nhân loại. Sau đó, mọi người chỉ cần tiếp nhận Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế. Khi họ phạm tội, chỉ cần ăn năn với Đức Chúa Jêsus, thì Chúa sẽ tha tội cho họ, họ sẽ không bị xử tử vì vi phạm luật pháp, mọi người cũng sẽ xứng đáng cầu nguyện trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Vậy nên, công tác của Đức Chúa Jêsus ứng nghiệm lời tiên tri của những nhà tiên tri trong Cựu Ước. Nó giải phóng con người khỏi sự trói buộc của luật pháp, kết thúc Thời đại Luật pháp, và đưa nhân loại vào Thời đại Ân điển. Điều này chứng tỏ Đức Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Đấng Mêsia tái lâm, rằng Giêsu và Giavê là cùng một Thần và một Đức Chúa Trời. Như Đức Chúa Giêsu đã phán, ‘Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy(Gioan 14,11). ‘Tôi và Chúa Cha là một(Gioan 10,30). Sau khi Đức Chúa Giêsu hoàn thành công tác cứu chuộc, những người tin vào Chúa được tha tội, còn những người có bản tính tội lỗi chưa được hóa giải, họ vẫn không ngừng phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời, chưa hoàn toàn thoát khỏi trói buộc của tội lỗi. Như thế nghĩa là chúng ta vẫn có thể nói dối và lừa gạt vì tư lợi, vẫn có thể đố kỵ, căm ghét người khác, tranh quyền đoạt lợi. Khi gặp phải bệnh tật hay tai họa, chúng ta vẫn oán trách, chối bỏ, và phản bội Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh có nói, ‘Hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi(Gioan 8,34-35). ‘Các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh(Lêvi 11,44). Đức Chúa Trời rất thánh khiết, thứ Ngài muốn là một người biết lắng nghe lời Ngài và đạt được sự thánh khiết, nhưng chúng ta vẫn thường phạm tội, ô uế và bại hoại, chưa thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi, không xứng đáng được vào thiên quốc. Vì vậy, Đức Chúa Giêsu đã tiên tri nhiều lần rằng Ngài sẽ tái lâm để bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét vào thời kỳ sau hết, cứu rỗi chúng ta khỏi tội lỗi và sự ảnh hưởng của Sa-tan, và đưa chúng ta vào thiên quốc Đúng như Đức Chúa Giêsu đã phán, ‘Ta còn nhiều lời để nói với anh em, nhưng hiện giờ anh em không đủ sức nghe nổi. Nhưng khi Thần Khí sự thật đến, Ngài sẽ dạy cho anh em mọi lẽ thật(Gioan 16,12-13). ‘Ai nghe những lời Tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính Tôi xét xử người ấy; vì Tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Kẻ ghét Ta và không chịu nhận lời Ta thì đã bị phán xét rồi, lời Ta nói sẽ phán xét kẻ đó trong ngày tận thế(Gioan 12,47-48). Và trong Thư thứ nhất của Phêro, chương 4, câu 17: ‘Vì đến thời đến điểm, sự phán xét sẽ bắt đầu từ nhà Thiên Chúa’. Vào thời kỳ sau hết, Đức Chúa Giêsu tái lâm trong xác thịt, như đã hứa, làm Đức Chúa Trời Toàn Năng, bày tỏ mọi lẽ thật cần thiết để làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại, và dựa vào công tác của Đức Chúa Jêsus, Ngài thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời để hóa giải bản tính tội lỗi của con người và dẫn dắt nhân loại vào mọi lẽ thật. Việc này hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Giêsu”.

Sau đó, anh Viên đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng cho tôi nghe. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Mặc dù Jêsus đã làm nhiều công tác giữa con người, nhưng Ngài chỉ hoàn thành việc cứu chuộc toàn thể nhân loại và trở thành của lễ chuộc tội cho con người; Ngài vẫn chưa loại bỏ khỏi con người tất cả những tâm tính bại hoại của họ. Để hoàn toàn cứu rỗi con người khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, không chỉ cần Jêsus trở thành của lễ chuộc tội và gánh lấy những tội lỗi của con người, mà còn cần Đức Chúa Trời làm công tác vĩ đại hơn nữa để hoàn toàn loại bỏ khỏi con người tâm tính Sa-tan bại hoại của họ. Và vì thế, khi con người đã được tha thứ tội lỗi, Đức Chúa Trời đã trở lại xác thịt để dẫn dắt con người vào thời đại mới, và bắt đầu công tác của hình phạt và sự phán xét. Công tác này đã đưa con người vào một cõi cao hơn. Tất cả những ai quy phục dưới sự thống trị của Ngài sẽ được hưởng lẽ thật cao hơn và nhận lãnh những phước lành lớn hơn. Họ sẽ thực sự sống trong sự sáng, và họ sẽ đạt được lẽ thật, đường đi, và sự sống(Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, anh Viên thông công rằng, “Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus thực hiện công tác cứu chuộc và tha tội cho mọi người, nhưng đó mới chỉ là một nửa công tác cứu rỗi. Công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng mới hoàn toàn cứu rỗi nhân loại. Chỉ có cách tiếp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau hết, được làm tinh sạch khỏi sự bại hoại, thoát khỏi tội lỗi, và không còn bị ma quỷ khống chế chúng ta mới được cứu rỗi và xứng đáng được Đức Chúa Trời đưa vào thiên quốc. Vì vậy, công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng tiếp nối công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus, và cũng là công tác kết thúc thời đại. Đức Chúa Trời Toàn Năng là sự tái lâm của Đức Chúa Giêsu, Đức Chúa Trời Toàn Năng và Chúa Giêsu là cùng một Thần và một Đức Chúa Trời”.

Thông công của anh ấy về ba giai đoạn công tác thật sự phù hợp với Kinh Thánh và thực tế, và lòng tôi cảm thấy rất sáng tỏ. Giờ tôi đã biết rằng sự tái lâm của Chúa là để thực hiện công tác phán xét để hóa giải bản tính tội lỗi của chúng ta và cứu rỗi chúng ta khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Tôi nhận ra quả nhiên chúng ta sống trong tội lỗi và không thể tự giải thoát. Chúng ta phạm tội rồi thú tội, sau khi thú tội, chúng ta lại phạm tội. Cả cuộc đời chúng ta bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn này. Chưa nói những tín hữu bình thường, kể cả các linh mục cũng không thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Đây là sự thật không thể chối cãi. Trước kia, tôi không hiểu được nguyên nhân của việc này, nhưng giờ tôi đã hiểu rồi. Chúng ta rất cần giai đoạn công tác cuối cùng của Chúa để hoàn toàn làm tinh sạch con người vào thời kỳ sau hết. Có vẻ hoàn toàn hợp lý rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng bắt nguồn từ Đức Chúa Trời. Rồi anh Viên đọc cho tôi nghe một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Công tác của ngày nay đã thúc đẩy công tác của Thời đại Ân điển; nghĩa là, công tác trong toàn bộ kế hoạch quản lý sáu nghìn năm đã tiến lên phía trước. Mặc dù Thời đại Ân điển đã kết thúc, nhưng công tác của Đức Chúa Trời vẫn tiến triển. Tại sao Ta phán hết lần này đến lần khác rằng giai đoạn công tác này xây dựng dựa trên Thời đại Ân điển và Thời đại Luật pháp? Bởi vì công tác của ngày nay là một sự tiếp nối của công tác được thực hiện trong Thời đại Ân điển, và một sự tiến bộ so với công tác được thực hiện trong Thời đại Luật pháp. Ba giai đoạn được liên kết chặt chẽ với nhau, với mỗi mắt xích trong chuỗi liên kết được gắn chặt với mắt xích kế tiếp. Tại sao Ta cũng phán rằng giai đoạn công tác này xây dựng dựa trên giai đoạn được thực hiện bởi Jêsus? Giả sử rằng giai đoạn này không xây dựng dựa trên công tác được thực hiện bởi Jêsus, thì một sự đóng đinh khác sẽ phải diễn ra trong giai đoạn này, và công tác cứu chuộc của giai đoạn trước sẽ phải được thực hiện lại từ đầu. Điều này sẽ là vô nghĩa. Và do đó, không phải là công tác được kết thúc hoàn toàn, mà là thời đại đã tiến lên và mức độ của công tác đã được nâng lên cao hơn trước. Có thể nói rằng giai đoạn công tác này được xây dựng trên nền tảng của Thời đại Luật pháp và trên tảng đá công trình của Jêsus. Công tác của Đức Chúa Trời được xây dựng theo từng giai đoạn, và giai đoạn này không phải là một sự khởi đầu mới. Chỉ có sự kết hợp của ba giai đoạn công tác mới có thể được xem là kế hoạch quản lý sáu nghìn năm. Công tác của giai đoạn này được thực hiện trên nền tảng công tác của Thời đại Ân điển. Nếu hai giai đoạn công tác này không liên quan đến nhau, thì tại sao sự đóng đinh không bị lặp lại trong giai đoạn này? Tại sao Ta không mang tội lỗi của con người, mà thay vào đó lại đến để trực tiếp phán xét và hành phạt con người? Nếu công tác phán xét và hành phạt con người của Ta không theo sau việc bị đóng đinh, cùng sự đến của Ta bây giờ không được hình thành bởi Đức Thánh Linh, thì Ta sẽ không đủ tư cách để phán xét và hành phạt con người. Chính bởi vì Ta và Jêsus là một nên Ta đến trực tiếp để hành phạt và phán xét con người. Công tác ở giai đoạn này được xây dựng hoàn toàn dựa trên công tác ở giai đoạn trước. Đó là lý do tại sao chỉ có loại công tác này mới có thể đưa con người, từng bước một, vào sự cứu rỗi. Jêsus và Ta đến từ cùng một Thần. Mặc dù xác thịt của Chúng Ta không liên quan đến nhau, nhưng Thần của Chúng Ta là một; mặc dù nội dung của những gì Chúng Ta làm và công tác Chúng Ta đảm nhận không giống nhau, nhưng Chúng Ta giống nhau về bản chất; xác thịt của Chúng Ta mang hình dạng khác nhau, nhưng điều này là do sự thay đổi trong thời đại và các yêu cầu khác nhau trong công tác của Chúng Ta; chức vụ của Chúng Ta không giống nhau, vì vậy công tác Chúng Ta làm ra và những tâm tính mà Chúng Ta tỏ lộ ra cho con người cũng khác nhau. Đó là lý do tại sao những gì con người thấy và hiểu ngày nay không giống như trong quá khứ, là do sự thay đổi trong thời đại. Mặc dù Họ khác nhau về giới tính và hình dạng xác thịt của Họ, và Họ không được sinh ra trong cùng một gia đình, càng không sống trong cùng một khoảng thời gian, nhưng Thần của Họ vẫn là một. … Thần của Đức Giê-hô-va không phải là cha của Thần của Jêsus, và Thần của Jêsus không phải là con trai của Thần của Đức Giê-hô-va: Họ là cùng một Thần. Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời nhập thể ngày nay và Jêsus không có quan hệ về huyết thống, nhưng Họ là một, điều này là do Thần của Họ là một. Đức Chúa Trời có thể làm công tác của lòng thương xót và nhân từ, cũng như công tác của sự phán xét công chính và hành phạt con người, và việc giáng sự rủa sả xuống cho con người; và cuối cùng, Ngài có thể làm công việc hủy diệt thế gian và trừng phạt kẻ ác. Chẳng phải chính Ngài làm tất cả những điều này sao? Đây chẳng phải là sự toàn năng của Đức Chúa Trời sao?(Hai lần nhập thể hoàn tất ý nghĩa của sự nhập thể, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Anh Viên lại thông công tiếp, “Dù nội dung của mỗi giai đoạn công tác mà Đức Chúa Trời thực hiện khác nhau và danh Đức Chúa Trời cũng khác nhau ở mỗi thời đại, chúng đều được thực hiện bởi cùng một Thần và một Đức Chúa Trời. Ba giai đoạn công tác được kết nối chặt chẽ, và mỗi giai đoạn được xây dựng trên công tác của giai đoạn trước đó, sâu sắc và cao siêu hơn giai đoạn trước, đến khi mọi người được cứu khỏi quyền lực của Sa-tan và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta không phản bội Chúa khi tiếp nhận công tác mới của Ngài. Trái lại, chúng ta đang theo kịp công tác của Ngài”.

Sau khi nghe anh ấy thông công xong, lòng tôi thấy càng sáng tỏ hơn. Ba giai đoạn công tác được kết nối chặt chẽ, giai đoạn sau tiến bộ hơn giai đoạn trước đó, không có giai đoạn công tác nào tách rời. Chẳng phải đây chính xác là ba giai đoạn công tác được cùng một Đức Chúa Trời thực hiện sao? Giavê, Đức Chúa Giêsu, và Đức Chúa Trời Toàn Năng có vẻ đúng là cùng một Đức Chúa Trời. Tôi luôn nghĩ rằng hội thánh Công giáo là hội thánh chân chính, chỉ có theo Công giáo mới có thể cứu rỗi linh hồn và đưa họ vào thiên quốc, rời bỏ Công giáo là phản bội Chúa và đánh mất cơ hội được cứu rỗi. Giờ tôi đã hiểu rằng những gì tôi giữ gìn chỉ là công tác cứu chuộc mà Đức Chúa Giêsu thực hiện. Nếu tôi tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi sẽ đi theo bước chân của Chiên Con, và tôi không phản bội Chúa. Tuy nhiên, nếu tôi ở lại Công giáo và bám vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Giêsu, thì tôi sẽ không nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau hết, và sẽ không được vào thiên quốc. Lúc này, trong thâm tâm tôi chắc chắn rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là công tác mới vào thời kỳ sau hết. Sau đó, anh Viên thông công với tôi về lẽ thật về danh Đức Chúa Trời, những câu chuyện bên trong Kinh Thánh, cách Đức Chúa Trời định đoạt kết cục và đích đến của nhân loại, vân vân. Nghe xong thông công của anh ấy, trong lòng tôi hết sức cảm khái. Tôi đã tin vào Chúa nhiều năm, nhưng chưa từng nghe bài giảng nào hay đến thế. Tôi cảm thấy những gì tôi đạt được hôm đó quá tuyệt vời. Hôm đó tôi đã hiểu được nhiều hơn bao nhiêu năm có đức tin vào Chúa!

Hôm đó, anh Viên đọc cho tôi nghe rất nhiều lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi thấy rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng đã tỏ lộ nhiều lẽ thật và lẽ nhiệm mầu, và tôi thấy chắc chắn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng là tiếng Đức Chúa Trời. Hôm đó sau khi về nhà, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Không khó để tìm hiểu một điều như vậy, nhưng nó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải biết một lẽ thật này: Đấng là Đức Chúa Trời nhập thể sẽ sở hữu thực chất của Đức Chúa Trời, và Đấng là Đức Chúa Trời nhập thể sẽ sở hữu biểu hiện của Đức Chúa Trời. Bởi vì Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài sẽ đưa ra công tác mà Ngài định làm, và bởi vì Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài sẽ bày tỏ Ngài là gì, và sẽ đem đến lẽ thật cho con người, ban sự sống cho con người, và chỉ lối cho con người. Xác thịt không có thực chất của Đức Chúa Trời thì dứt khoát không phải là Đức Chúa Trời nhập thể; điều này không có gì phải nghi ngờ. Nếu con người định tìm hiểu xem đó có phải là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời hay không, thì họ phải chứng thực điều này từ tâm tính Ngài bày tỏ và những lời Ngài phán ra. Nghĩa là, để chứng thực đó có phải xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời hay không, và đó có phải là con đường thật hay không, thì người ta phải phân biệt dựa trên thực chất của Ngài. Và vì thế, để xác định đó có phải là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời hay không, điều cốt yếu nằm ở thực chất của Ngài (công tác của Ngài, những lời phán của Ngài, tâm tính của Ngài và nhiều khía cạnh khác), chứ không phải là hình dáng bên ngoài. Nếu con người chỉ soi hình dáng bên ngoài của Ngài, và vì thế mà bỏ qua thực chất của Ngài, thì điều này chứng tỏ con người thật tối tăm và dốt nát(Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ đoạn này tôi hiểu rằng để xác định Đức Chúa Trời Toàn Năng có phải sự xuất hiện của Chúa không, trước hết tôi phải nhìn vào những lời Ngài bày tỏ và công tác Ngài thực hiện. Nếu Ngài bày tỏ lẽ thật, thực hiện công tác cứu rỗi và làm tinh sạch mọi người, thì Ngài chắc chắn là sự xuất hiện của Chúa. Đức Chúa Jêsus từng phán, “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy(Gioan 14,6). Vì vậy, ngoài Đức Chúa Trời, không ai có thể bày tỏ lẽ thật để cứu rỗi mọi người. Sau đó, mỗi ngày tôi dành thời gian đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Hai tháng sau, tôi đã thông tỏ được nhiều điều hơn, như lẽ nhiệm mầu của sự nhập thể và danh Đức Chúa Trời, sự khác nhau giữa công tác của Đức Chúa Trời và con người, cách phân định Đức Kitô thật và những kẻ giả mạo, vân vân. Tôi thấy lời Đức Chúa Trời Toàn Năng phong phú và đa dạng, đồng thời rất sáng tỏ. Lúc đó tôi nghĩ, “Ngoài Chúa tái lâm ra, còn ai có thể bày tỏ nhiều lẽ thật và tỏ lộ nhiều lẽ nhiệm mầu như vậy? Chúa quả nhiên đã tái lâm, đang thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch con người”. Giờ trong lòng tôi đã chắc chắn rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là công tác mới của Chúa, và Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Chúa tái lâm!

Đức Chúa Giêsu, Đấng mà tôi mong mỏi được thấy nhiều năm nay đã thực sự tái lâm, tôi thấy rất may mắn khi có thể tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau hết, nhất là khi nghĩ rằng các anh chị em này đã bỏ nhiều công sức rao giảng phúc âm cho tôi gần một năm. Suốt thời gian này, tôi chống đối và cự tuyệt, nếu không nhờ Đức Chúa Trời bao dung và cứu rỗi, các anh chị em rao giảng phúc âm cho tôi hết lần này đến lần khác, tôi sẽ không được đến trước Đức Chúa Trời, nên tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Nhưng rồi tôi nhớ mình đã không tìm hiểu công tác thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời. Tôi mù quáng phán xét và lên án nó, thậm chí còn phong tỏa hội thánh để ngăn thành viên hội thánh tìm hiểu. Nghĩ về việc này, tôi cảm thấy rất có lỗi, và tôi căm ghét bản thân vì không hiểu Đức Chúa Trời, không kính sợ Đức Chúa Trời, và chống đối Đức Chúa Trời. Chẳng phải tôi giống hệt như những người Pharisêu chống đối Đức Chúa Giêsu sao? Ban đầu, tôi tưởng vì mình đã nghiên cứu thần học nhiều năm và phụng sự Chúa, nên tôi biết đôi điều về Chúa. Nhưng không ngờ tôi lại “nghênh tiếp” Chúa theo cách này. Lúc đó trong lòng tôi cảm thấy rất bất an. Tôi đã chống đối Chúa và phạm đại tội, Chúa sẽ đối xử với tôi thế nào đây? Tôi quỳ xuống trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện để thú tội. “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, con quá kiêu ngạo. Con không hiểu Ngài, nên con chống đối và phán xét công tác của Ngài, con đã phong tỏa hội thánh và ngăn cản thành viên hội thánh tìm kiếm và tìm hiểu. Việc con làm giống như những người Pharisêu, con đáng nhận sự trừng phạt của Ngài. Con không xứng đáng với sự cứu rỗi của Ngài!” Những ngày đó, tôi ở trong tình trạng hối hận và lo lắng khôn nguôi. Mỗi lần đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng phơi bày sự chống đối của con người với Đức Chúa Trời, tôi lại thấy rất lo lắng. Tôi cảm thấy mình bị lên án và Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi tôi. Sau đó, tôi thổ lộ với các anh chị em về tình trạng của mình, và họ đọc cho tôi nghe một đoạn lời Đức Chúa Trời đã an ủi tôi rất nhiều. Đức Chúa Trời phán: “Mỗi người đã quy phục để được chinh phục bằng lời Đức Chúa Trời sẽ có nhiều cơ hội để được cứu rỗi; sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với từng con người này sẽ tỏ lòng khoan dung tột bậc của Ngài. Nói cách khác, họ sẽ được tỏ lòng khoan dung tột bậc. Chừng nào mà con người từ bỏ con đường sai trật của mình, và chừng nào mà họ có thể ăn năn, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ cơ hội để có được sự cứu rỗi của Ngài. Khi những con người lần đầu tiên dấy nghịch chống lại Đức Chúa Trời, Ngài không muốn giết chết họ; thay vào đó, Ngài làm mọi việc có thể để cứu họ. Nếu người nào đó không còn khả năng được cứu rỗi, thì Đức Chúa Trời sẽ gạt họ sang một bên. Lý do Đức Chúa Trời chậm trừng phạt một người nào đó là vì Ngài mong muốn cứu tất cả những ai có thể cứu được. Ngài phán xét, khai sáng, và hướng dẫn con người chỉ bằng lời, và không dùng roi để giết chết họ. Việc sử dụng lời để mang đến cho con người sự cứu rỗi chính là mục đích và ý nghĩa của giai đoạn công tác cuối cùng(Ngươi nên đặt các phước lành về địa vị sang một bên và hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời để mang sự cứu rỗi đến cho con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, một người anh em nói, “Chúng ta đã bị Sa-tan làm bại hoại, đều có tâm tính bại hoại, và không kính sợ Đức Chúa Trời. Khi thấy lời và công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của mình, chúng ta phản nghịch và chống đối, rất dễ chối bỏ và lên án. Nhưng đến khi hiểu được lẽ thật rồi, chúng ta có thể cải tà quy chánh, chân thành ăn năn với Đức Chúa Trời, Ngài vẫn cho chúng ta cơ hội được cứu rỗi. Nhưng những ai cố chấp, không ăn năn và cứng đầu chống đối Đức Chúa Trời sẽ bị Đức Chúa Trời lên án, và cuối cùng họ đều phải chịu sự trừng phạt”. Nghe được những lời này, tôi rất xúc động. Tôi nghĩ, “Mình đã chống đối Đức Chúa Trời và phạm tội tày trời, nhưng Đức Chúa Trời vẫn bao dung và cứu rỗi mình. Tình yêu của Đức Chúa Trời thật vĩ đại! Sau này, mình phải rao giảng phúc âm nhiều hơn và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời, nói chính xác tin mừng về sự tái lâm của Chúa, để họ cũng có thể nghe tiếng Đức Chúa Trời và nghênh tiếp Chúa”. Nên sau đó, tôi bắt đầu truyền bá phúc âm. Có lần, tôi làm chứng với một thành viên hội thánh về công tác mới của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Không ngờ giám mục phát hiện ra. Ông ta gọi cho tôi và bảo tôi đến gặp.

Tôi nhớ khi tôi đến nhà thờ, vừa tới cửa thì tôi gặp tu viện trưởng, người đã 80 tuổi. Ông ấy len lén nói với tôi rằng giám mục phản đối đức tin của tôi vào Tia Chớp Phương Đông, và thuyết phục tôi nhận lỗi với giám mục, ăn năn hối cải, cầu xin giám mục khoan dung với tôi. Nghe ông ấy nói thế, trong lòng tôi thấy rất buồn, nên liền cầu nguyện với Đức Chúa Trời. “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng! Gặp phải hoàn cảnh hôm nay, con không biết phải đối diện thế nào. Xin hãy bảo vệ con, cho con đức tin và quyết tâm. Cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, con xin Ngài dẫn dắt để con đứng vững trên con đường thật”. Cầu nguyện xong, trong lòng tôi cũng thấy bình tâm hơn một chút. Khi gặp giám mục, đầu tiên ông ta hỏi có phải tôi tin vào Tia Chớp Phương Đông không, tôi bảo có. Ông ta liền nổi giận và nói, “Từ lâu tôi nghe nói cha đã tiếp xúc với những người từ Tia Chớp Phương Đông, nhưng không bận tâm làm gì. Tôi nghĩ vì cha là linh mục và chuyên gia thần học, nên cha sẽ không tiếp nhận Tia Chớp Phương Đông. Thật không ngờ cha lại tiếp nhận nó!” Tôi kiên nhẫn giải thích mọi việc với ông ta, nói rằng, “Tôi không mù quáng tiếp nhận Tia Chớp Phương Đông. Tôi đã tìm hiểu hơn nửa năm rồi và đã đọc nhiều lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Những lời này là lẽ thật, những lời không con người nào nói được, và Đức Chúa Trời Toàn Năng là Chúa tái lâm –” Tuy nhiên, tôi chưa kịp nói xong thì giám mục đã mất kiên nhẫn. Ông ta nói, “Tia Chớp Phương Đông có phải Chúa tái lâm hay không, chỉ Giáo hoàng mới quyết định được. Giáo hoàng không thể sai lầm về chuyện đức tin. Nếu Giáo hoàng công nhận nó, thì chúng ta cũng thế. Nếu Giáo hoàng không công nhận và nói Tia Chớp Phương Đông là dị giáo, thì chúng ta không được tin vào nó!” Nghe ông ta nói xong, tôi nghĩ thầm, “Giáo hoàng cũng là một con người bại hoại. Nếu ông ấy không tìm kiếm, sẽ không được Đức Thánh Linh khai sáng, và ông ấy sẽ không hiểu công tác mới của Chúa. Ông tin vào Chúa, nhưng thay vì tin lời Ngài, ông lại mù quáng nghe theo Giáo hoàng, một con người. Vậy sao gọi là đức tin vào Chúa? Chẳng phải chỉ là đức tin vào con người sao?” Nghĩ vậy, tôi tiếp tục làm chứng công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau hết, nhưng ông ta nhất định không chịu nghe. Ông ta nói, “Giáo hoàng không nói Tia Chớp Phương Đông là công tác của Chúa vào thời kỳ sau hết, nên chúng ta không được tin. Có phải con đường thật hay không, phải do Giáo hoàng quyết định!”

Đúng thế. Lúc đầu tôi cũng sùng bái Giáo hoàng, và nghĩ rằng Giáo hoàng đại diện cho Chúa, nên chúng ta phải nghe theo Giáo hoàng trong mọi việc. Nhưng về sau, tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời Toàn Năng đã thay đổi quan điểm của tôi về chuyện này. Tôi nhớ một đoạn lời như dưới đây. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Có vài tôn giáo chính trên thế giới, và mỗi tôn giáo có người đứng đầu, hay người lãnh đạo riêng, và những tín hữu trải khắp các quốc gia và các tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới; hầu hết mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có những tôn giáo khác nhau trong đó. Tuy nhiên, bất kể trên toàn thế giới có bao nhiêu tôn giáo, thì mọi người trong vũ trụ cuối cùng đều tồn tại dưới sự hướng dẫn của một Đức Chúa Trời, và sự tồn tại của họ không được hướng dẫn bởi những người đứng đầu hay các nhà lãnh đạo tôn giáo. Điều này có nghĩa là nhân loại không được hướng dẫn bởi một người đứng đầu hay một nhà lãnh đạo tôn giáo cụ thể; thay vào đó, toàn thể nhân loại được dẫn dắt bởi Đấng Tạo Hóa, Đấng đã tạo nên trời đất và vạn vật, và cũng tạo nên loài người – đây là một thực tế. Mặc dù thế giới có vài tôn giáo chính, bất kể chúng có lớn thế nào, thì tất cả chúng đều tồn tại dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa, và không tôn giáo nào có thể vượt ngoài phạm vi của sự thống trị này. Sự phát triển của nhân loại, sự biến đổi của xã hội, sự phát triển của khoa học tự nhiên – từng thứ đều không thể tách khỏi những sự sắp đặt của Đấng Tạo Hóa, và công tác này không phải là thứ có thể được thực hiện bởi một người đứng đầu tôn giáo nhất định nào. Một người đứng đầu tôn giáo chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo của một tôn giáo cụ thể, và không thể đại diện cho Đức Chúa Trời, họ cũng không thể đại diện cho Đấng đã tạo nên trời đất và vạn vật. Một người đứng đầu tôn giáo có thể lãnh đạo tất cả những người trong toàn tôn giáo, nhưng họ không thể chỉ huy mọi loài thọ tạo bên dưới các tầng trời – đây là một thực tế được thừa nhận toàn cầu. Một người đứng đầu tôn giáo chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo, và không thể đứng ngang hàng với Đức Chúa Trời (Đấng Tạo Hóa). Vạn vật đều nằm trong tay của Đấng Tạo Hóa, và cuối cùng, tất cả chúng đều sẽ trở về với bàn tay của Đấng Tạo Hóa. Nhân loại được Đức Chúa Trời tạo nên, và bất kể tôn giáo nào, mọi người sẽ trở về dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời – điều này là không thể tránh khỏi. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Chí cao giữa vạn vật, và người cai trị cao nhất giữa muôn loài thọ tạo cũng phải trở về dưới sự thống trị của Ngài. Cho dù địa vị của một con người có cao đến đâu, người đó cũng không thể đưa nhân loại đến một đích đến phù hợp, và không ai có thể phân chia vạn vật theo loại(Biết ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời là con đường để biết Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ đoạn này tôi hiểu rằng Giáo hoàng chỉ là một lãnh đạo, một tạo vật, không phải đại diện cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Ngài tạo ra thiên địa vạn vật, sáng tạo con người, và dẫn dắt con người đến hiện tại. Chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền tối thượng với định mệnh của nhân loại, chỉ Đức Chúa Trời mới bày tỏ được lẽ thật để cứu rỗi con người và dẫn dắt chúng ta tới đích đến tốt đẹp. Công tác này không thể hoàn thành bởi bất cứ tạo vật nào, cũng không phải bởi Giáo hoàng hay lãnh đạo. Dù các Giáo hoàng có địa vị cao quý, họ cũng là con người bại hoại. Họ không thể bày tỏ lẽ thật, chứ đừng nói đến thực hiện công tác cứu rỗi nhân loại, nên dù địa vị cao quý thế nào, họ vẫn không thể đại diện Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời đến thực hiện công tác mới, mà họ không chịu tìm kiếm, thì sẽ không được Đức Thánh Linh khai sáng, và cuối cùng, họ sẽ bị Đức Chúa Trời bỏ rơi và loại bỏ. Các thầy thượng tế và những người Pharisêu thời xưa cũng có địa vị cao quý, nhưng khi Đức Chúa Giêsu đến công tác, họ không có lòng tìm kiếm, họ chống đối và lên án Đức Chúa Giêsu, cuối cùng, họ bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt.

Rồi giám mục ra lệnh cho tôi không được tiếp xúc với những người từ Tia Chớp Phương Đông nữa. Tôi không đồng ý chuyện đó, thế là ông ta nổi giận và nói, “Vậy coi như cha bị tước chức vụ tu viện trưởng. Mau giao lại sổ sách tu viện rồi xuống tầng hầm và phản tỉnh về những việc làm của mình”. Nghe ông ta nói thế, tôi quá đỗi bàng hoàng. Tôi không ngờ ông ta lại tước chức vụ của tôi ngay như thế. Tôi có chút hụt hẫng. Mấy năm tôi làm tu viện trưởng, dù đi đâu tôi cũng được các linh mục và tu sĩ đon đả vây quanh, chú tâm lắng nghe lời tôi và tôi bảo gì họ cũng làm theo, nhưng sau khi giám mục tước chức vụ của tôi, tôi biết họ sẽ không còn như thế nữa. Tôi cũng nghĩ về việc đã nỗ lực biết bao mới trở thành linh mục và tu viện trưởng. Một khi tôi bắt đầu đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng và đưa ra lựa chọn, tôi không còn là linh mục, cũng không còn là tu viện trưởng nữa. Dù đã chắc chắn về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau hết, tôi vẫn không đủ dũng khí để đoạn tuyệt hoàn toàn với Công giáo. Tôi nghĩ, “Đây không phải lựa chọn bình thường. Mình phải suy nghĩ kĩ trước khi quyết định”. Sau đó tôi xuống tầng hầm như giám mục bảo. Ở đó tôi gặp được Linh mục Triệu, anh ta ở đó để phản tỉnh vì đã phạm tội thông dâm. Tôi bảo anh ta tôi bị đưa xuống đó vì đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau hết. Nghe tôi nói như vậy, anh ta rất bất ngờ. Anh ta nói mình đã phạm tội thông dâm trong lúc yếu đuối, nhưng nếu anh ta thú tội với Chúa thì vẫn được cứu rỗi. Anh ta nghĩ vấn đề của tôi nghiêm trọng hơn, và nói đó là vấn đề đức tin, rằng nếu đức tin đặt sai chỗ, chúng ta sẽ không được vào thiên quốc.

Sau hai đến ba ngày, Linh mục Vương đem sổ sách xuống tầng hầm để kiểm tra lại với tôi. Tôi thấy sự khinh miệt trong mắt Linh mục Vương khi anh ta nhìn tôi, khi hỏi về sổ sách, cứ như anh ta đang thẩm vấn tù nhân vậy. Trong lòng tôi cảm thấy rất khó chịu. Sau khi họ đi rồi, tôi cảm thấy vô cùng nhục nhã và khổ sở. Nằm trên giường, tôi cứ nhớ lại lúc mình điều hành tu viện, tất cả mọi người, ai cũng luôn tôn trọng tôi. Hễ tôi đến thăm nhà nào, các linh mục và tu sĩ đều chủ động ra chào hỏi tôi, chủ nhà còn nhiệt tình chuẩn bị trái cây để tiếp đãi tôi. Các linh mục và tu sĩ luôn mong ngóng nghe tôi rao giảng, họ thường chờ tôi quyết định xem khi nào thảo luận công tác. Còn nữa, tôi thường bố trí công tác của họ, họ đều lắng nghe và vâng lời tôi. Còn bây giờ, sau khi tôi bị tước chức vụ, họ coi thường và không tôn trọng tôi nữa, và tôi không có ai để nói chuyện dưới tầng hầm. Sao mọi thứ lại khác đến thế so với khi tôi làm tu viện trưởng? Rồi tôi nghĩ nếu chọn đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi sẽ không còn có thể tận hưởng cuộc sống của một tu viện trưởng, tất cả địa vị và sự an hưởng tôi nhận được từ nó cũng biến mất. Suy nghĩ đến chuyện đó khiến tôi hơi thất vọng. Nhưng rồi tôi nghĩ lại, “Đức Chúa Trời Toàn Năng đúng là Đức Chúa Jêsus tái lâm. Nhưng nếu không đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng vì địa vị và sự an hưởng, tôi có còn thật tâm tin Đức Chúa Trời không? Tôi có còn được Đức Chúa Trời cứu rỗi không?” Tôi thực sự không biết bây giờ mình nên chọn con đường nào, và lòng tôi rất phân vân. Tôi quỳ xuống cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi để tôi không còn bị địa vị và danh tiếng khống chế và có thể đi theo bước chân của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện xong, tôi nhớ một đoạn lời Đức Chúa Trời mà các anh chị em đã đọc cho tôi nghe. “Đức Chúa Trời đã khiêm nhường đến mức Ngài làm công tác của Ngài trong những con người bẩn thỉu và bại hoại này, và hoàn thiện nhóm người này. Đức Chúa Trời không chỉ trở nên xác thịt để sống và ăn giữa con người, để chăn dắt con người, và để cung cấp những gì con người cần. Quan trọng hơn là Ngài làm công tác vĩ đại của Ngài là cứu rỗi và chinh phục những con người bại hoại đến không thể chịu được này. Ngài vào tận trung tâm của con rồng lớn sắc đỏ để cứu những người bại hoại nhất này, hầu cho tất cả mọi người có thể được thay đổi và làm mới. Sự gian khổ to lớn mà Đức Chúa Trời chịu đựng không chỉ là sự gian khổ mà Đức Chúa Trời nhập thể chịu đựng, mà chủ yếu là Thần của Đức Chúa Trời chịu đựng sự nhục mạ cực độ – Ngài khiêm nhường và ẩn giấu chính Ngài nhiều đến nỗi Ngài trở thành một người bình thường. Đức Chúa Trời đã nhập thể và mặc lấy hình hài xác thịt để mọi người thấy rằng Ngài có một đời sống con người bình thường và những nhu cầu con người bình thường. Điều này đủ để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã khiêm nhường đến cực độ. Thần của Đức Chúa Trời được nhận ra trong xác thịt. Thần của Ngài quá cao cả và vĩ đại, ấy thế mà Ngài lại mặc lấy hình hài của một con người bình thường, của một con người nhỏ nhoi, để làm công tác của Thần Ngài. Tố chất, sự thông sáng, ý thức, nhân tính, và sự sống của mỗi người trong các ngươi cho thấy các ngươi thật sự không đáng được nhận công tác dạng này của Đức Chúa Trời. Các ngươi thật sự không xứng đáng để Đức Chúa Trời chịu khổ sở như thế vì lợi ích của các ngươi. Đức Chúa Trời thật vĩ đại. Ngài quá cao trọng, còn con người quá thấp hèn, ấy thế mà Ngài vẫn hoạt động trên họ. Ngài không chỉ nhập thể để chu cấp cho con người, để phán với con người, mà Ngài thậm chí còn sống cùng với con người. Đức Chúa Trời quá khiêm nhường, quá đáng mến(Chỉ những ai tập trung vào thực hành mới có thể được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy, không đất nước nào chống đối Đức Chúa Trời dữ dội hơn Trung Quốc. Đức Chúa Trời nhập thể ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ để phán và công tác, nhưng Ngài bị Đảng Cộng Sản bách hại và vu khống, bị giới tôn giáo lên án và cự tuyệt. Đức Chúa Trời vô cùng tối cao và tôn quý, nhưng Ngài phải chịu đại nhục và giáng trần, mọi việc Đức Chúa Trời làm là để cứu rỗi chúng ta. Tôi thấy rằng Đức Chúa Trời thực sự khiêm nhượng và tình cảm! Rồi tôi nhớ đến việc tôi chỉ muốn tận hưởng lợi ích của địa vị, tôi tận hưởng sự sùng bái và coi trọng của người khác, thậm chí khi biết đã tìm được công tác của Đức Chúa Trời, tôi vẫn không bằng lòng từ bỏ địa vị và đi theo Đức Chúa Trời. Chẳng phải là biết con đường thật mà vẫn cố ý chống đối sao? Như vậy chẳng phải vô lương tâm sao? Nhận ra việc này, tôi cảm thấy rất tội lỗi và hổ thẹn. Đồng thời, trong lòng tôi sẵn sàng tâm lý từ bỏ địa vị.

Mấy hôm sau đó, anh họ tôi xuống tầng hầm để thuyết phục tôi và bảo tôi phản tỉnh. Anh ấy nói nếu không ăn năn, giám mục sẽ khai trừ tôi ra khỏi hội thánh. Nghe anh ấy nói thế, tôi cảm thấy rất hoang mang. Tôi chưa từng nghe đến chuyện khai trừ ở hội thánh này. Lúc đó tôi nghĩ, “Nếu mình bị khai trừ, các thành viên hội thánh mà mình quen biết và cả giáo phận sẽ cự tuyệt mình”. Sau khi anh họ về, tôi không ngừng đấu tranh nội tâm. Từ lúc tin vào Chúa, tôi chưa từng nghĩ đến việc mình bị khai trừ khỏi hội thánh. Mấy ngày đó, tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại về chuyện này. Mỗi lần đọc những lời tiên tri trong Kinh Thánh về công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau hết, tôi nhớ tới các anh chị em đã làm chứng với tôi về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng và những đoạn lời Đức Chúa Trời mình đã đọc. Những cảnh tượng này cứ ẩn hiện trong đầu tôi như từ một bộ phim. Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Chúa tái lâm, tôi không được từ bỏ việc đi theo Ngài! Nhưng nghĩ tới việc từ bỏ hội thánh hay bị khai trừ, tôi lại không thể nào quyết định được.

Sau đó, giám mục xuống tầng hầm và hỏi tôi phản tỉnh thế nào rồi. Thấy tôi tiếp tục tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, ông ta không vui chút nào, và nói, “Đức tin của cha vào Tia Chớp Phương Đông không phải chuyện nhỏ. Cha cần phải thực sự phản tỉnh. Nếu cha chân thành hiểu bản thân, ăn năn, và cự tuyệt Tia Chớp Phương Đông, chúng tôi có thể tha thứ cho lỗi lầm của cha và cha có thể tiếp tục giữ chức tu viện trưởng”. Khi giám mục đi, Linh mục Triệu ở trong đó cũng đến thuyết phục tôi. Anh ta nói, “Cha cần phải viết ra kết quả khi phản tỉnh xong. Nếu viết hay, cha có thể tiếp tục làm tu viện trưởng. Nếu không viết, giám mục sẽ không để cha đi đâu!” Nghe nói thế, trong lòng tôi nhận ra rằng giám mục đã ra tối hậu thư cho tôi, nếu không viết ra kết quả sau khi phản tỉnh, thì tôi sẽ mất chức tu viện trưởng còn bị khai trừ khỏi hội thánh. Nghĩ đến chuyện đó, tôi thấy hơi buồn lòng. Dù biết mình sẽ chọn đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng, nhưng tôi vẫn không bằng lòng từ bỏ địa vị. Đó là khoảng thời gian đau khổ, nên tôi khẩn thiết van xin Đức Chúa Trời, nói rằng, “Đức Chúa Trời Toàn Năng, hôm nay con phải đưa ra lựa chọn cuối cùng. Xin Ngài dẫn dắt con lựa chọn đúng đắn”. Cầu nguyện xong, tôi nhớ tới một đoạn lời Đức Chúa Trời mà các anh chị em đã đọc cho tôi nghe. Đức Chúa Trời phán: “Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ không bao giờ bắt đầu lại ở một nơi nào khác. Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành việc này: Ngài sẽ làm cho tất cả mọi người khắp vũ trụ đến trước Ngài và thờ phượng Đức Chúa Trời trên đất, công tác của Ngài ở những nơi khác sẽ dừng lại, và con người sẽ buộc phải tìm kiếm con đường thật. Điều đó sẽ giống như Giô-sép vậy: Mọi người đến với ông để xin thức ăn, sấp mình xuống trước ông, vì ông có thức ăn. Để tránh khỏi nạn đói, con người sẽ buộc phải tìm con đường thật. Toàn bộ cộng đồng tôn giáo sẽ phải chịu nạn đói nghiêm trọng, và chỉ có Đức Chúa Trời của ngày nay mới là nguồn nước sống, sở hữu nguồn nước vô tận cung cấp cho con người tận hưởng, và con người sẽ đến và nương tựa vào Ngài(Vương quốc Một Nghìn năm đã đến, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy. Hiện tại, các hội thánh khắp nơi đang hoang toàn, không có công tác của Đức Thánh Linh. Các giám mục và linh mục rao giảng không có sự khai sáng, chỉ biết nói về lý thuyết thần học và giáo điều hoặc bảo mọi người tiến hành các nghi lễ và quy tắc tôn giáo do con người tạo ra. Nhưng bám vào những điều này không mang đến sự cung ứng hay soi sáng gì cho sự sống của mọi người, đời sống của họ nằm trong vòng luẩn quẩn phạm tội, thú tội và lại phạm tội. Dù cố gắng đến mấy, vẫn không giải quyết được vấn đề phạm tội. Kể cả trong hàng giáo sĩ, họ cũng không thể kiềm chế phạm tội lộ liễu như ăn trộm của lễ hay thông dâm, giống như Linh mục Triệu ở dưới tầng hầm với tôi không biết hổ thẹn vì phạm đại tội như thế. Suy đồi tới mức độ đáng thương. Công giáo ngày nay chẳng khác gì một cái ao tù! Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng thì khác. Chúng ta đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng ở mỗi buổi họp, hiểu được lẽ thật, cung ứng và sinh ích lợi cho sự sống của chúng ta. Nếu không theo kịp công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng và không đạt được lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ vào thời kỳ sau hết, tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi tội lỗi, phạm tội mỗi ngày mà không thể tự giải thoát. Vậy thì sự ủng hộ của những người trong giới tôn giáo còn có nghĩa lý gì?

Rồi tôi nghĩ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ là cổng vào vương quốc của con người trong thời kỳ sau rốt, và không có ai có thể đi vòng sau Ngài. Không ai có thể được Đức Chúa Trời hoàn thiện mà không thông qua Đấng Christ. Ngươi tin vào Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi phải chấp nhận những lời của Ngài và vâng phục con đường của Ngài. Ngươi không thể chỉ nghĩ tới việc nhận lãnh ân phước trong khi không có khả năng nhận lãnh lẽ thật, và không có khả năng chấp nhận sự cung cấp sự sống. Đấng Christ đến trong thời kỳ sau rốt để cho tất cả những ai thực sự tin ở Ngài có thể được cung cấp sự sống. Công tác của Ngài là để khép lại thời đại cũ và bước vào thời đại mới, và công tác của Ngài là con đường mà tất cả những ai sẽ bước vào thời đại mới phải đi qua. Nếu ngươi không thể thừa nhận Ngài, mà thay vào đó chỉ trích, báng bổ, hay thậm chí hành hạ Ngài, thì ngươi chắc chắn sẽ bị thiêu đốt đời đời, và sẽ không bao giờ bước vào được vương quốc của Đức Chúa Trời. Bởi Đấng Christ này, chính Ngài là sự tỏ hiện của Đức Thánh Linh, sự tỏ hiện của Đức Chúa Trời, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã giao phó để làm công tác của Ngài trên trần thế. Và vì vậy, Ta nói rằng nếu ngươi không chấp nhận tất cả những gì được thực hiện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, thì ngươi đang báng bổ Đức Thánh Linh. Quả báo mà những kẻ báng bổ Đức Thánh Linh phải chịu là điều hiển nhiên với tất cả mọi người. Ta cũng nói cho ngươi biết rằng nếu ngươi chống lại Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, nếu ngươi bác bỏ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, thì sẽ không có ai khác chịu hậu quả thay ngươi cả. Hơn nữa, từ hôm nay trở đi, ngươi sẽ không còn cơ hội nào khác để có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời; ngay cả khi ngươi cố chuộc lỗi, thì ngươi cũng sẽ không bao giờ thấy được dung nhan Đức Chúa Trời lần nữa. Bởi điều ngươi chống lại chẳng phải một con người, điều ngươi bác bỏ chẳng phải một sinh linh yếu đuối, mà là Đấng Christ. Ngươi có biết hậu quả của việc này sẽ là gì không? Ngươi sẽ không phải là gây ra một lỗi nhỏ, mà phạm một tội tày trời. Và vì vậy, Ta khuyên mọi người đừng cố giương nanh chống lại lẽ thật, hay đưa ra những lời chỉ trích bừa bãi, bởi chỉ có lẽ thật mới mang lại cho ngươi sự sống, và không gì ngoài lẽ thật có thể giúp ngươi được tái sinh và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Chúa Trời một lần nữa(Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời Toàn Năng cho chúng ta lẽ thật, con đường và sự sống. Những lẽ thật này là cách duy nhất để chúng ta được làm tinh sạch và cứu rỗi. Việc tôi có thể tiếp nhận lẽ thật mà Đức Chúa Trời Toàn Năng bày tỏ hôm nay và có con đường thay đổi tâm tính bại hoại, chính là nhờ sự cất nhắc và ân điển của Đức Chúa Trời. Nếu tôi chọn ở lại Công giáo, ham muốn sự an hưởng địa vị, cự tuyệt sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau hết, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời lên án đời đời và hoàn toàn mất cơ hội được cứu rỗi! Tôi sẽ như các thầy tế lễ cả và những người Pharisêu trước kia. Họ có địa vị cao quý giữa những người Do Thái, tận hưởng sự tôn vinh và ủng hộ của mọi người, nhưng khi Đức Chúa Jêsus đến, họ biết rõ lời của Đức Chúa Jêsus có thẩm quyền và quyền năng, nhưng để bảo vệ địa vị và thu nhập, họ không chịu tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus, lại còn đóng đinh Ngài vào thập giá, cuối cùng họ bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt đời đời. Lúc này, tôi biết mình không được đi vào vết xe đổ của những người Pharisêu! Tôi phải tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tận hưởng sự chăm tưới và chu cấp của lời Đức Chúa Trời. Tôi có thể phản tỉnh dựa trên lời Đức Chúa Trời và tìm ra căn nguyên tội lỗi của mình, và tôi hiểu cách để được làm tinh sạch khỏi sự bại hoại. Chỉ có cách đi theo con đường này tôi mới được cứu rỗi và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Chẳng phải như thế đáng giá và ý nghĩa hơn có địa vị cao quý sao? Nghĩ vậy, lòng tôi thấy rất sáng tỏ. Tôi thấy rõ rằng chẳng đáng để bám vào giới tôn giáo, và tôi không cần ở lại đó nữa. Nên tôi đã từ chức linh mục kiêm tu viện trưởng và dứt khoát quyết định ra đi.

Dù phải chịu cực khổ trong những ngày ở dưới tầng hầm, sự dẫn dắt và chỉ đạo của lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu địa vị không phải thứ tôi nên mưu cầu, Đức Chúa Trời cũng không chấp nhận nó, và tôi cảm thấy con đường phía trước rất sáng sủa. Trước kia, tôi nghĩ mình am hiểu Kinh Thánh và thần học và hiểu Đức Chúa Trời. Tôi không nhận ra lý thuyết thần học mà tôi hiểu đều là quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời. Chúng không phù hợp với lẽ thật chút nào. Chúng là rào cản không thể vượt qua khiến tôi hạn định Đức Chúa Trời và chống đối công tác của Ngài, còn khiến tôi trở nên kiêu ngạo và tự nên công chính hơn, không có chút khiêm nhượng để tìm kiếm hay kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu không nhờ tình yêu và sự bao dung vĩ đại của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi sẽ không nhận được sự cứu rỗi của Ngài! Còn nữa, khi tôi ham muốn địa vị và sự an hưởng và không biết phải lựa chọn thế nào, Đức Chúa Trời đã dùng lời Ngài để khai sáng và dẫn dắt tôi nhiều lần, dẫn dắt tôi từ bỏ địa vị và theo kịp công tác của Ngài. Nếu không nhờ sự quan tâm và nâng đỡ của Đức Chúa Trời, tôi không bao giờ có thể trở về với Ngài, chính vì thế tôi thấy tình yêu của Đức Chúa Trời rất thiết thực và thực tế.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tù nhân trong chính gia đình mình

Bởi Kính Tầm, Thái Lan Tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào năm 2019. Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi thấy...

Ai cho tôi tự do?

Bởi Duệ Trí, Trung Quốc Lúc đầu khi tôi cải đạo, chồng tôi nói tin Đức Chúa Trời là chuyện tốt và thỉnh thoảng anh ấy tới các buổi thờ...

Nhìn thấu sự tà ác của mục sư

Bởi Hiếu Từ, Myanmar Tháng 9 năm 2020, tôi gặp được một chị trên mạng. Chỉ ấy bảo tôi rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm làm Đức Chúa Trời Toàn...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger