Tại sao tôi quá kiêu ngạo

01/12/2022

Bởi Thành Tâm, Trung Quốc

Một hôm nọ, có hai lãnh đạo hội thánh đề cập một vấn đề với tôi. Họ nói rằng chị Trương, người đảm trách công tác phúc âm, không hành động theo nguyên tắc, không thảo luận với các lãnh đạo hội thánh mà cứ tùy tiện tái phân bổ người rao truyền phúc âm, gây ảnh hưởng đến các anh chị em của họ, gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Tôi chưa suy nghĩ gì đã phản bác ngay: “Chị Trương hẳn đã thay đổi bổn phận của họ theo nhu cầu công tác”. Một lãnh mới nói: “Chị Trương thiếu tố chất và không đủ năng lực làm việc này. Chị ấy sắp xếp nhân sự không chuẩn và những người khác không hài lòng với chuyện này. Việc đó đã khiến nhiều người bị tiêu cực và tác hại đến công tác phúc âm. Chẳng phải chị ấy không phù hợp quản lý công tác này sao?”. Khi nghe chị ấy sẽ bị cách chức, tôi thấy rất bực mình, bắt bẻ lại họ: “Gì cơ? Nếu chị Trương không đảm trách công tác phúc âm, chị tìm được ai giỏi hơn chị ấy để làm à? Có ai phù hợp không nào? Nhiều vấn đề chị nói chắc chắn là có tồn tại, nhưng không có gì là quá nghiêm trọng. Chị ấy có thành quả trong công tác phúc âm, ta không thể cách chức chỉ vì mấy việc vặt vãnh này! Ta phải bảo vệ công tác của hội thánh”. Khi phản bác các lãnh đạo hội thánh, tôi nghĩ họ chỉ đang bới lông tìm vết, ở đời có ai hoàn hảo đâu! Ta đều bại hoại và thiếu sót, cho nên đòi hỏi người ta phải làm đúng mọi việc thì có phải đạo không? Tại sao họ không đặt kết quả công tác lên hàng đầu? Lỡ cách chức chị ấy rồi và thành quả công tác tuột dốc thì sao? Như thế sẽ khiến tôi có vẻ không thể làm công tác thực tế, trông như một lãnh đạo giả. Thế thì người khác sẽ nghĩ sao về tôi? Lãnh đạo cấp trên mà biết chuyện, liệu có cách chức tôi không? Hai lãnh đạo hội thánh đó choáng váng trước lời phản bác của tôi, đành bó tay nói rằng: “Cứ để chị ấy tại vị tạm thời vậy đã”. Vài ngày sau, lãnh đạo cấp trên liên lạc với tôi qua mạng và hỏi xem chị Trương làm bổn phận thế nào. Tôi mới nói: “Chị ấy làm ổn. Chị ấy đã đạt được một vài thành tựu trong công tác, thật sự làm được việc”. Vậy là lãnh đạo chất vấn tiếp: “Vậy những thành tựu mà chị nói đến là gì? Chị có thật sự xem chị ấy đã đưa về được bao nhiêu người khi làm công tác phúc âm không? Chị có biết chị ấy đã ngụy tạo con số không? Chị ấy có tố chất kém và thiếu năng lực. Chị ấy không thể giải quyết vấn đề. Chị có biết chuyện đó không? Chị có biết chị ấy đã phân công nhân sự thiếu nguyên tắc, gây nhiễu loạn công tác phúc âm không?”. Bị hỏi tới tấp như vậy, tim tôi nhảy thình thịch, đầu óc rơi vào mụ mị. Thấy tôi không trả lời được câu nào, lãnh đạo mới nói tiếp: “Chị đã quá tin vào bản thân! Những người quá tin vào bản thân đều thiếu tự nhận thức. Nếu chị thật sự biết mình, tạo sao lại không từ bỏ cái tôi? Tại sao chị không từ bỏ bản thân? Những người khác đã nêu rõ vấn đề này, nhưng chị chẳng tiếp nhận. Chị thật quá kiêu ngạo rồi? Chị có thực tế của lẽ thật không vậy? Người thật sự có thực tế của lẽ thật thì không tin vào bản thân. Họ có thể lắng nghe khi người khác nói đúng. Họ có thể tiếp nhận và quy phục lẽ thật. Như thế mới là người có nhân tính bình thường. Người cực kỳ kiêu ngạo và tự thị là loại người gì? Họ có thể tiếp nhận lẽ thật không? Người kiêu ngạo thì không tiếp nhận lẽ thật, họ tuyệt đối không quy phục lẽ thật. Vì họ kiêu ngạo, tự thị, không biết mình, nên họ không thể từ bỏ bản thân và thật sự không thể đưa lẽ thật vào thực hành hay bảo vệ nguyên tắc của lẽ thật. Họ không thể hòa hợp với người khác. Những người kiêu ngạo là người chẳng thay đổi tâm tính. Từ những điều này, chúng ta có thể thấy người kiêu ngạo đều là những Sa-tan ngàn xưa chẳng hề thay đổi một chút nào. Chị phải xem xét nội tâm xem thử chị có phải là loại người đó không”. Lúc đó, tôi quá choáng váng như thể vừa bị sét đánh ngang tai. Tắt máy rồi, tôi cứ ngồi đờ đẫn ở đó, ngẫm đi ngẫm lại những lời anh ấy vừa nói: “không tiếp nhận lẽ thật”, “không quy phục lẽ thật”, “không thể hòa hợp với người khác”, “chẳng thay đổi tâm tính” và “những Sa-tan ngàn xưa chẳng hề thay đổi một chút nào”. Càng nghĩ về chuyện đó tôi càng thấy buồn phiền, không kìm được nước mắt. Lòng đau đớn, tôi cầu nguyện trong dòng nước mắt: “Lạy Đức Chúa Trời! Con chưa hề nghĩ con là người kiêu ngạo, tự thị, không tiếp nhận lẽ thật. Xin Ngài dẫn dắt con phản tỉnh và biết mình”.

Một hôm nọ, trong khi tĩnh nguyện, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng vô lý, và họ càng vô lý thì càng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà, tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ kẻ cả với Đức Chúa Trời, và trong lòng không kính sợ Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta có thể có vẻ tin Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề coi Ngài là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và tự cao tự đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy mình tốt hơn những người khác – là chuyện nhỏ. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự trị vì của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để giành quyền cai trị những người khác. Loại người này không tôn kính Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài. Những người kiêu ngạo và tự phụ, đặc biệt là những ai kiêu ngạo đến mức mất hết cả ý thức, không thể vâng phục Đức Chúa Trời trong niềm tin của họ vào Ngài, và thậm chí còn đề cao và làm chứng cho chính mình. Những người như vậy chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất và tuyệt đối không kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu mọi người muốn đi đến chỗ họ tôn kính Đức Chúa Trời, thì trước tiên họ phải giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ngươi càng giải quyết triệt để tâm tính kiêu ngạo của ngươi, thì ngươi sẽ càng tôn kính Đức Chúa Trời hơn, và chỉ khi đó ngươi mới có thể vâng phục Ngài và có được lẽ thật và biết Ngài. Chỉ những người đạt được lẽ thật mới là con người đích thực(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời thật sự khai sáng cho tôi. Đúng thế. Kiêu ngạo là nguồn gốc của sự bại hoại. Khi kiêu ngạo, tôi không chỉ xem thường người khác, mà tệ hơn nữa, tôi còn xem thường cả Đức Chúa Trời. Khi xảy ra chuyện, tôi chẳng đến trước Đức Chúa Trời và tìm kiếm ý Ngài, cũng không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà cứ làm theo cách mình, muốn mọi người phải nghe mình. Tôi nhớ lại những phản hồi của các lãnh đạo hội thánh về vấn đề của chị Trương. Tôi đã phản bác mọi lời họ nói mà chẳng cần suy nghĩ gì. Họ nói chị Trương vô nguyên tắc, sắp xếp nhân sự tùy tiện mà không bàn thảo với lãnh đạo hội thánh, gây nhiễu loạn đến mức mọi người chẳng biết mình phải làm bổn phận gì. Tôi đã phản đối cực cùng và không chịu lắng nghe chút nào. Tôi bảo vệ chị Trương tuyệt đối, nói rằng chị ấy làm như thế vì công tác phúc âm cần gấp nhân sự, nên phải làm thế. Các lãnh đạo hội thánh nói chị ấy có tố chất kém và thiếu năng lực làm việc này, nói chị ấy không phù hợp để quản lý công tác phúc âm. Tôi chẳng hề tìm hiểu tình hình thực tế hay cân nhắc xem có nên thuyên chuyển chị ấy theo nguyên tắc. Thay vào đó, tôi cứ chống đối và bực bội, hỏi các lãnh đạo hội thánh đó tại sao chị ấy không nên đảm trách công tác, hỏi liệu họ có tìm được người giám sát giỏi hơn chị ấy không. Tôi cự tuyệt và áp chế họ. Các lãnh đạo hội thánh này nêu ra vấn đề vì họ có trách nhiệm và đang bảo vệ công tác của hội thánh, thế mà tôi luôn cảm thấy mình hiểu lẽ thật hơn họ, nhận thức thấu suốt hơn họ, nghĩ họ có nhận thức nông cạn về lẽ thật và không nhìn nhận mọi sự chuẩn xác, nên tôi chẳng cần nghe theo họ. Tôi đã quá kiêu ngạo và tự thị rồi! Tôi ngoan cố làm theo cách của mình, từ chối tiếp nhận lẽ thật và không tiếp thu bất kỳ lời chân thật nào. Tôi phản bác mọi lời họ nói, tranh cãi cho đến khi khi họ không còn nêu ý kiến nữa. Tôi đã kiêu ngạo đến mức không còn lý trí và chẳng hề có lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Tôi đã không dùng người theo nguyên tắc và đã gây hại cho công tác của hội thánh, thế mà tôi không những không nhìn nhận lỗi lầm của mình, lại còn đổ lỗi cho các lãnh đạo hội thánh khi họ nêu ra vấn đề. Tôi đã khiển trách họ là đang bới lông tìm vết và đối xử bất công với chị Trương. Chẳng phải tôi cũng là một Sa-tan ngàn xưa không hề biến đổi tâm tính chút nào, hoàn toàn không thay đổi sao? Như thế, làm sao tôi có thể hòa thuận với người khác và cộng tác hòa hợp? Nghĩ như thế, tôi thấy mình tội lỗi quá, và đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng ăn năn và xử lý chuyện của chị Trương ngay lập tức. Sau khi xem xét mọi chuyện, tôi biết được chị Trương đã gian dối khi báo cáo công tác và khiến mọi chuyện rối ren, nhiều tín hữu mới không tham gia hội họp vì chị ấy không phân công người chăm tưới. Chị Trương có tố chất kém, nhưng lại kiêu ngạo và độc đoán, chẳng hề bản thảo công tác với ai. Khi có vấn đề nảy sinh, chị ấy chẳng thể giải quyết mà cũng không nghe đề xuất của người khác, nên nhiều vấn đề mãi vẫn chưa được xử lý, gây cản trở tiến độ công tác phúc âm. Trước những sự thật này, cuối cùng tôi cũng thừa nhận mình đã chọn sai người. Khi các lãnh đạo hội thánh kiến nghị cách chức chị ấy, tôi đã không đồng ý, thậm chí còn khiển trách và áp chế họ. Nghĩ về chuyện đó, tôi càng đau buồn hơn, tôi hận mình vì quá kiêu ngạo và tự thị. Tôi đã tìm đến trước Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện, xin Ngài dẫn dắt tôi hiểu được thực chất vấn đề của mình.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời nói đến vấn đề kiêu ngạo của tôi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kiêu ngạo và tự nên công chính là tâm tính Sa-tan rõ ràng nhất của con người, và nếu họ không tiếp nhận lẽ thật thì không có cách nào để họ có thể được làm tinh sạch. Con người có tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính, họ luôn tin rằng họ đúng, và trong tất cả những gì họ nghĩ, nói và có ý kiến, họ luôn tin rằng quan điểm và suy nghĩ riêng của họ là đúng, rằng không có điều gì người khác nói là tốt hoặc đúng như những gì họ nói. Họ luôn khăng khăng với ý kiến của mình, không nghe bất cứ điều gì người khác nói; ngay cả khi những gì người khác nói là đúng, và phù hợp với lẽ thật, họ cũng không chấp nhận, họ chỉ có vẻ lắng nghe nhưng không chấp nhận bất cứ điều gì. Khi đến lúc hành động, họ vẫn đi theo cách của riêng của mình; họ luôn nghĩ rằng họ đúng và chính đáng. Ngươi có thể đúng và chính đáng, hoặc ngươi có thể đang làm điều đúng đắn, không có vấn đề gì, nhưng ngươi tỏ lộ tâm tính gì? Chẳng phải đó là kiêu ngạo và tự nên công chính sao? Nếu ngươi không thể bỏ đi tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính này, liệu điều này có ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi không? Liệu nó có ảnh hưởng đến khả năng đưa lẽ thật vào thực hành của ngươi không? Nếu ngươi không thể giải quyết loại tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính này, ngươi có khả năng gặp phải những thất bại lớn trong tương lai không? Chắn chắc là ngươi có khả năng như vậy, điều này là không thể tránh khỏi. Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy những điều được thể hiện nơi con người không? Ngài có thể nhìn thấy, cực kỳ rõ; Đức Chúa Trời không chỉ khảo sát bản chất sâu thẳm bên trong của con người, mà còn luôn theo dõi mọi lời nói và hành động của họ. Và Đức Chúa Trời sẽ nói gì khi Ngài thấy những điều này thể hiện nơi ngươi? Đức Chúa Trời sẽ nói: ‘Ngươi là kẻ cố chấp! Khăng khăng theo ý mình khi không biết mình sai là chuyện có thể hiểu được, nhưng nếu ngươi vẫn khăng khăng theo ý mình khi biết rõ mình sai và không chịu ăn năn hối cải thì ngươi là một tên ngu ngục cứng đầu, và ngươi đang gặp rắc rối. Nếu, cho dù đó là lời đề nghị của ai, ngươi cũng phản ứng với thái độ tiêu cực và chống đối, và không hề chấp nhận lẽ thật – nếu trong lòng ngươi không có gì khác ngoài sự chống đối, bảo thủ, cự tuyệt – thì ngươi thật lố bịch, một kẻ ngu ngốc ngớ ngẩn! Ngươi quá khó xử lý’. Điều gì khó xử lý ở ngươi? Điều khó khăn đối với ngươi là hành vi của ngươi không phải là một cách làm sai hoặc một kiểu ứng xử sai, mà đúng hơn là nó phơi bày một kiểu tâm tính nào đó. Nó phơi bày kiểu tâm tính gì? Ngươi chán ghét lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Một khi ngươi bị xác định là căm ghét lẽ thật, thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi gặp rắc rối rồi; Đức Chúa Trời cự tuyệt ngươi, và không để ý đến ngươi. Tệ nhất, mọi người có thể nói rằng: ‘Tâm tính của người này thật không tốt – họ thật cứng đầu cứng cổ, cố chấp, và xấc láo! Họ khó gần, và họ không yêu lẽ thật, cũng như không bao giờ chấp nhận hay thực hành nó’. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là mọi người sẽ cho ngươi loại đánh giá như vậy, nhưng liệu sự đánh giá như vậy có thể quyết định số phận của ngươi không? Mọi người sẽ không thể quyết định số phận của ngươi bằng cách cho ngươi sự đánh giá, nhưng có một điều ngươi không được quên, và đó là, Đức Chúa Trời dò xét lòng người, và đồng thời Ngài cũng quan sát mọi thứ mà một người nói và làm. Nếu Đức Chúa Trời đã xác định điều này về ngươi và nói rằng ngươi căm ghét lẽ thật, thay vì đơn thuần nói rằng ngươi có điều gì đó của tâm tính bại hoại và có phần bất tuân – đây có phải là một vấn đề nghiêm trọng không? (Phải.) Trong trường hợp đó, rắc rối đang chờ người. Rắc rối này không liên quan đến cách mọi người nhìn ngươi hay cách họ đánh giá ngươi như thế nào, mà liên quan đến cách Đức Chúa Trời nhìn nhận tâm tính bại hoại căm ghét lẽ thật của ngươi như thế nào. Vậy thì, Đức Chúa Trời sẽ nhìn ngươi như thế nào? Liệu Đức Chúa Trời có đơn thuần xếp ngươi vào loại người căm ghét và không yêu lẽ thật, và chỉ thế thôi không? Có đơn giản như vậy không? Lẽ thật đến từ đâu? Lẽ thật đại diện cho ai? (Đại diện cho Đức Chúa Trời.) Vậy thì, ngươi hãy thử đào sâu vào điều này, nếu ai đó căm ghét lẽ thật, thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn điều này như thế nào? (Rằng họ là kẻ thù của Đức Chúa Trời.) Chẳng phải đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng sao? Một người căm ghét lẽ thật sẽ căm ghét Đức Chúa Trời trong lòng(Chỉ khi thường xuyên sống trước mặt Đức Chúa Trời thì mới có thể có mối quan hệ bình thường với Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời phơi bày của Đức Chúa Trời đã đánh động tôi rất nhiều. Tôi thấy được sự bại hoại xấu xa của tính kiêu ngạo và tự nên công chính của mình. Vài chị em đã nêu ý kiến về người mà tôi đích thân chọn ra nên tôi không hề tiếp thu, tôi thấy mình đã quyết định đúng. Tôi còn không cho họ nói, mà cứ khiển trách và kìm hãm họ. Tôi đã nói quá nhiều lời kiêu ngạo, tôi bắt bẻ và ép họ phải chùn bước. Đây không đơn thuần là lỗi lầm trong cách tiếp cận và cư xử, mà nó là tâm tính Sa-tan chán chét lẽ thật. Nghĩ về cách nói năng hành động của mình khi phản bác các lãnh đạo đó, tôi thấy buồn nôn như vừa ăn phải con giòi. Tôi thấy vô cùng hổ thẹn, thấy mình chẳng khác gì tên hề. Trong mắt Đức Chúa Trời, chán ghét lẽ thật chính là thù ghét Đức Chúa Trời và làm kẻ địch của Ngài, mà mọi kẻ địch của Đức Chúa Trời đều là ma quỷ. Lãnh đạo cấp trên đã hoàn toàn chính xác khi phơi bày tôi là Sa-tan ngàn xưa không hề thay đổi. Đấy đúng là bản tính và thực chất của tôi. Khi đối diện vấn đề, tôi chỉ biết phản đối, bất phục và không tiếp nhận lẽ thật, làm bổn phận theo tâm tính Sa-tan bại hoại. Như thế làm sao tôi không chống đối Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính Ngài chứ? Làm sao tôi tránh bị chê trách chứ? Lúc đó, tôi mới nhận ra tôi bị tỉa sửa và xử lý như thế chính là sự công chính của Đức Chúa Trời. Dù chuyện bị phơi bày và phê bình làm tổn thương lòng kiêu hãnh và khiến tôi buồn lòng, nhưng nó giúp tôi thấy được bản tính kiêu ngạo của mình và cho tôi biết phần nào kính sợ Đức Chúa Trời.

Rồi tôi đọc được một vài lời Đức Chúa Trời, cho tôi chút hiểu biết và phân định về tình trạng của mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Bất kể đang làm gì, những kẻ địch lại Đấng Christ cũng luôn có mục tiêu và ý định riêng của họ, họ luôn hành động theo kế hoạch của riêng họ, và thái độ của họ đối với những sự sắp xếp và công tác của nhà Đức Chúa Trời là: ‘Các người có thể có một ngàn kế hoạch, nhưng tôi thì có một quy tắc’; tất cả những điều này được xác định bởi bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Liệu một kẻ địch lại Đấng Christ có thể thay đổi tâm thái của họ và hành động theo các nguyên tắc của lẽ thật không? Điều đó tuyệt nhiên là không thể, trừ khi Bề trên buộc họ phải làm, thì trong trường hợp đó, họ có thể làm được một chút, một cách miễn cưỡng và phải cố. Chỉ khi họ bị vạch trần và thay thế nếu họ không làm gì thì họ mới có thể làm một chút công việc thực tế. Đây là thái độ mà những kẻ địch lại Đấng Christ có đối với việc thực hành lẽ thật: khi có lợi cho họ, khi mọi người sẽ khen ngợi và ngưỡng mộ họ vì điều đó, họ chắc chắn sẽ tuân theo và sẽ nỗ lực hết sức vì thể diện. Nếu việc thực hành lẽ thật không có lợi ích gì cho họ, nếu không ai nhìn thấy, và các lãnh đạo cấp trên không có mặt, thì những lúc như vậy không đời nào họ thực hành lẽ thật. Việc họ thực hành lẽ thật tùy thuộc vào bối cảnh, vào thời gian, vào việc liệu nó được thực hiện trước công chúng hay khuất tầm nhìn, vào việc những mối lợi lớn như thế nào; khi nói đến những điều như vậy họ cực kỳ khôn khéo và nhanh nhạy, và việc không đạt được bất kỳ lợi ích nào hay không phô bày bản thân là điều không thể chấp nhận được. Họ sẽ không làm bất cứ công việc gì nếu nỗ lực của họ không được công nhận, nếu không ai thấy cho dù họ có làm bao nhiêu đi chăng nữa. Nếu công việc do nhà Đức Chúa Trời trực tiếp sắp xếp và họ không còn cách nào khác là phải làm, thì họ vẫn cân nhắc xem điều này có mang lại lợi ích cho địa vị và danh tiếng của họ hay không. Nếu nó tốt cho địa vị của họ và có thể cải thiện danh tiếng của họ, họ sẽ dốc hết sức vào công việc này và hoàn thành thật tốt; họ cảm thấy họ đang làm được một công đôi việc. Nếu không có lợi cho địa vị hoặc danh tiếng của họ, và nếu làm tệ hại thì có thể gây mất uy tín của họ, họ sẽ nghĩ ra cách hoặc cớ để thoát khỏi việc đó. Dù thực hiện bổn phận gì, họ cũng luôn bám lấy cùng một nguyên tắc: họ phải chắt mót được lợi ích nào đó. Loại công việc mà những kẻ địch lại Đấng Christ thích nhất là khi họ không phải mất mát gì, khi họ không phải chịu khổ hoặc trả bất kỳ giá nào, và có một lợi ích cho danh tiếng và địa vị của họ. Nói tóm lại, bất kể đang làm gì, những kẻ địch lại Đấng Christ trước hết sẽ cân nhắc lợi ích của chính họ và họ chỉ hành động khi đã suy nghĩ thấu đáo; họ không vâng phục lẽ thật một cách thực sự, chân thành và tuyệt đối nếu không thỏa hiệp, mà làm như vậy một cách có chọn lọc và có điều kiện. Điều kiện gì đây? Đó là địa vị và danh tiếng của họ phải được bảo vệ, và không phải chịu bất kỳ tổn thất nào. Chỉ sau khi điều kiện này được đáp ứng, họ mới quyết định và lựa chọn những gì phải làm. Nghĩa là, những kẻ địch lại Đấng Christ luôn xem xét nghiêm túc cách ứng xử với các nguyên tắc của lẽ thật, những sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và công tác của nhà Đức Chúa Trời, hoặc cách xử lý những điều họ đối mặt. Họ không xem xét làm thế nào để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, làm thế nào để giữ không làm tổn hại đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, làm thế nào để đáp ứng Đức Chúa Trời, hoặc làm thế nào để có lợi cho các anh chị em; đây không phải là những điều họ cân nhắc. Điều mà những kẻ địch lại Đấng Christ xem xét là gì? Liệu địa vị và danh tiếng của chính họ có bị ảnh hưởng hay không, và liệu uy tín của họ có thể bị hạ thấp không. Nếu làm điều gì đó phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật có lợi cho công việc của hội thánh và các anh chị em, nhưng sẽ khiến danh tiếng của chính họ tổn hại và khiến nhiều người nhận ra vóc giạc thực sự của họ, biết họ có dạng bản tính và bản chất nào, thì chắc chắn họ sẽ không hành động theo các nguyên tắc của lẽ thật. Nếu làm công việc thực tế sẽ khiến nhiều người đánh giá cao họ, nể phục họ và ngưỡng mộ họ, hoặc khiến cho lời nói của họ mang thẩm quyền và khiến nhiều người quy phục họ hơn, thì họ sẽ chọn làm theo cách đó; nếu không, họ sẽ không bao giờ chọn bỏ qua lợi ích của riêng họ vì cân nhắc cho những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hoặc của các anh chị em. Đây là bản tính và thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 3), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời của Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng việc tôi phản đối và bực mình khi người khác đề cập đến các vấn đề của chị Trương, việc tôi không chịu cách chức chị ấy, không chỉ do tâm tính kiêu ngạo. Ẩn sau đó là những động cơ ích kỷ đê hèn của tôi. Tôi không chịu tiếp thu đề xuất của các lãnh đạo đó để có thể bảo vệ danh tiếng và địa vị bản thân. Hai lãnh đạo đó đã nói đúng về vấn đề của chị Trương. Rõ ràng chị ấy không phù hợp làm người giám sát và đã làm trì trệ công tác phúc âm. Đáng ra tôi phải cách chức chị ấy ngay, nhưng tôi tìm ra đủ mọi lý do để cản trở hầu cho tôi giữ được thể diện và địa vị. Kết quả là hai lãnh đạo đó chẳng biết sắp xếp thế nào cho phải, và việc này tác hại đến công tác phúc âm một thời gian dài. Tôi kiêu ngạo, không bảo vệ công tác của hội thánh, chỉ biết quan tâm đến thể diện và địa vị của mình, việc đó đã tác hại công tác phúc âm và lối vào sự sống của các anh chị em. Tôi đã gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Tôi chỉ bảo vệ công tác hội thánh trên môi miệng, nhưng thật ra là tôi chỉ bảo vệ danh tiếng và địa vị của mình. Miễn tôi có thể bảo vệ chỗ đứng của mình, thì dù người tôi chọn có vấn đề và công tác của hội thánh bị cản trở, tôi cũng nhắm mắt làm ngơ. Nếu có thể bảo vệ địa vị của mình, tôi sẵn sàng để lợi ích của hội thánh bị tổn hại. Đấy chẳng phải là hành vi của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Qua sự phán xét và phơi bày của lời Đức Chúa Trời, tôi đã thấy được bản tính và thực chất địch lại Đức Chúa Trời của mình, thấy rõ những động cơ tà ác đáng khinh của mình. Lúc đó, tôi cảm thấy hơi sợ hãi, và sẵn sàng ăn năn với Đức Chúa Trời, không hành ác và chống đối Ngài vì kiêu ngạo nữa.

Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác đã cho tôi con đường thực hành. “Khi những người khác đưa ra những quan điểm bất đồng – ngươi có thể thực hành điều gì để không tùy tiện và hấp tấp? Ngươi trước hết phải có một thái độ khiêm nhường, gạt sang một bên những gì mình tin là đúng, và để mọi người thông công. Ngay cả khi ngươi tin cách của mình là đúng, thì ngươi cũng không nên cứ khăng khăng với nó. Đó là một dạng tiến bộ; nó cho thấy một thái độ tìm kiếm lẽ thật, phủ nhận bản thân mình, và đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Một khi ngươi có thái độ này, đồng thời ngươi không bám lấy quan niệm của mình, ngươi nên cầu nguyện, tìm kiếm lẽ thật từ Đức Chúa Trời, và sau đó tìm kiếm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời – xác định cách hành động trên cơ sở lời Đức Chúa Trời. Đây là sự thực hành thích hợp nhất và chính xác nhất. Khi người ta tìm kiếm lẽ thật và đưa ra một vấn đề để mọi người thông công với nhau và tìm kiếm câu trả lời là khi Đức Thánh Linh ban cho sự khai sáng. Đức Chúa Trời khai sáng con người theo nguyên tắc, Ngài xem xét thái độ của ngươi. Nếu ngươi ngoan cố theo ý mình bất kể quan điểm của ngươi là đúng hay sai, Đức Chúa Trời sẽ ẩn mặt Ngài khỏi ngươi và phớt lờ ngươi; Ngài sẽ làm cho ngươi bế tắc, Ngài sẽ vạch trần ngươi và phơi bày trạng thái xấu xa của ngươi. Nhưng trái lại, nếu ngươi có thái độ đúng đắn, không khăng khăng theo cách của mình, cũng không tự cho mình là đúng, cũng không tùy tiện và hấp tấp, mà có thái độ tìm kiếm và chấp nhận lẽ thật, nếu ngươi thông công điều này với mọi người, thì Đức Thánh Linh sẽ bắt đầu làm việc giữa các ngươi, và có lẽ Ngài sẽ dẫn dắt ngươi để ngươi hiểu qua lời nói của người nào đó. Đôi lúc, khi Đức Thánh Linh khai sáng ngươi, Ngài dẫn dắt ngươi hiểu điểm mấu chốt của một vấn đề chỉ bằng một vài lời hoặc cụm từ, hoặc bằng cách cho ngươi một cảm giác. Ngay lập tức, ngươi nhận ra rằng bất cứ điều gì ngươi đã và đang bám lấy đều là sai lầm, và đồng thời, ngươi hiểu cách phù hợp nhất để hành động. Nếu đã đạt đến cấp độ như vậy, thì ngươi đã tránh được việc làm điều ác và gánh chịu những hậu quả của một sai lầm chưa? Làm thế nào để đạt được điều đó? Điều này chỉ đạt được khi ngươi có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và khi ngươi tìm kiếm lẽ thật với lòng vâng phục. Một khi ngươi đã nhận được sự khai sáng của Đức Thánh Linh và xác định được các nguyên tắc thực hành, thì việc thực hành của ngươi sẽ phù hợp với lẽ thật và ngươi sẽ có thể đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Để không hành ác trong bổn phận, không gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, điều mấu chốt là khi gặp vấn đề, ta phải có thái độ tìm kiếm lẽ thật, có lòng tôn kính Đức Chúa Trời, biết cộng tác với người khác, và khi gặp phải ý kiến trái chiều, trước hết phải gạt bỏ bản thân, cầu nguyện và tìm kiếm. Chỉ có như thế mới đạt được công tác của Đức Thánh Linh, hành động đúng đắn và giảm thiểu sai sót. Hiểu được như thế đã khai sáng nhiều cho tôi, giờ tôi biết cách để hành động rồi. Sau đó, tôi cách chức chị Trương và chọn ra một người giám sát mới. Sau một thời gian, công tác phúc âm đã tiến bộ rõ rệt. Nhưng khi thấy những thành quả này, tôi càng hối hận và thấy có lỗi hơn nữa. Tôi hận mình trước đây đã kiêu ngạo, đã tùy ý giữ lại chị Trương, gây nhiễu loạn công tác của hội thánh và vi phạm. Tôi đã cầu nguyện, mong tìm kiếm lẽ thật trong mọi sự và không còn làm theo cách của mình, không còn sống thể hiện ra sự kiêu ngạo nữa.

Chẳng bao lâu, tôi lại gặp một chuyện khác. Khi thảo luận công tác với một vài chấp sự phúc âm, tôi đã đề xuất vài chuyện, ai ngờ, tôi vừa nói xong, mọi người đều nhất loạt phản đối. Tôi cảm thấy hơi bẽ mặt và tự nhủ: “Chẳng lẽ mọi lời tôi nói đều vô căn cứ hay sao? Chẳng lẽ chuyện gì các chị cũng đúng hay sao? Mình là lãnh đạo mà mọi ý kiến của mình đều bị bác bỏ, những người khác sẽ nghĩ gì đây? Chắc chắn họ sẽ nghĩ mình không hiểu lẽ thật, thiếu thực tế. Sau chuyện này, họ còn nghe lời mình nữa không? Mình có còn uy tín của lãnh đạo trong mắt người khác không?”. Nghĩ như thế, tôi muốn lên tiếng vì thể diện và một lần nữa bác bỏ quan điểm của người khác. Rồi tôi cảm thấy thật sự tội lỗi, nhận ra tình trạng của mình không ổn. Tôi bèn thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết họ nói đúng, nhưng lòng kiêu hãnh của con bị tổn thương, con lại muốn bảo vệ danh tiếng và địa vị bản thân. Xin Ngài giám sát con và giúp con tiếp nhận những đề xuất đúng đắn này, tuân theo nguyên tắc của lẽ thật và không sống thể hiện ra sự bại hoại”. Cầu nguyện xong, tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời. “Người ta phải thảo luận về mọi thứ họ làm với người khác. Trước tiên, hãy lắng nghe những gì mọi người nói. Nếu quan điểm của đa số là đúng và phù hợp với lẽ thật thì ngươi nên chấp nhận và quy phục. Dù ngươi làm gì, đừng dùng lời lẽ khoa trương. Khoa trương không bao giờ là điều tốt cả, trong bất kỳ đám đông nào. … Bổn phận và quyền tự do của ngươi là tham gia và hợp tác, đưa ra các đề xuất, và bày tỏ quan điểm của mình. Nhưng khi quyết định cuối cùng được đưa ra, nếu một mình ngươi đưa ra phán quyết cuối cùng, bắt mọi người phải làm theo những gì ngươi nói và hành động theo ý muốn của ngươi, thì ngươi đang vi phạm các nguyên tắc. … Nếu không có gì rõ ràng đối với ngươi và ngươi không có quan điểm, hãy học cách lắng nghe và vâng phục, tìm kiếm lẽ thật. Đây là bổn phận mà ngươi nên thực hiện; đây là một thái độ bộc trực. Nếu ai đó không có quan điểm của riêng họ mà luôn sợ mình trông ngu ngốc, sợ không thể tự làm nổi bật bản thân mình, sợ bị sỉ nhục; nếu họ sợ bị người khác gạt bỏ và không có địa vị trong lòng người khác, và vì vậy họ luôn cố tỏ ra nổi bật và luôn khoa trương, đưa ra những khẳng định ngớ ngẩn không phù hợp với thực tế, những điều mà họ muốn người khác chấp nhận – người đó có đang thực hiện bổn phận của họ không? (Không.) Họ đang làm gì? Họ đang phá hoại(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời thật khai sáng. Tham gia vào công tác, bày tỏ ý kiến và đề xuất, là một phần trong bổn phận và trách nhiệm của tôi, nhưng bắt mọi người làm theo cái tôi muốn, bắt họ nghe theo tôi thì chỉ là kiêu ngạo mà thôi. Khi thảo luận công tác, ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến, và chúng ta phải làm theo những gì phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật và có ích cho công tác của hội thánh. Đấy mới là thái độ tiếp nhận lẽ thật. Sau đó, tôi bắt đầu tập trung vào việc thực hành lẽ thật, và khi có các ý kiến bất đồng nảy sinh lúc thảo luận công tác, tôi sẽ hỏi thêm ý kiến của mọi người để có được quyết định đồng thuận rồi thực hiện nó. Tôi nhớ có lần tôi đã làm một việc theo ý mình và cảm thấy hơi bứt rứt. Qua cầu nguyện và phản tỉnh, tôi nhận ra mình đã không bàn với các cộng sự để có quyết định đồng thuận, mà làm như thế là không đúng. Khi thông công, tôi đã thổ lộ với mọi người rằng tôi đã kiêu ngạo, không thảo luận trước khi ra quyết định, như thế tôi đã vô lý, và tôi sẽ thay đổi, không làm như thế nữa. Tôi cũng nhờ mọi người để mắt đến tôi. Tôi cảm thấy khi gạt bỏ bản thân và thực hành lẽ thật theo cách này, lòng tôi được bình an.

Tôi đã thực hành như thế trong vài buổi thảo luận tiếp theo, và mọi chuyện tốt đẹp lên, không có sơ suất lớn nào. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Qua chuyện này, tôi trải nghiệm được rằng khi không kiêu ngạo trong bổn phận và biết cộng tác tốt với người khác, ta có thể đạt được công tác của Đức Thánh Linh. và dễ hoàn thành mọi việc hơn. Giờ tôi đã hiểu được đôi chút về tâm tính bại hoại kiêu ngạo tự nên công chính của mình. Tôi có thể thực hành lẽ thật và tôi đã thay đổi được đôi chút. Đây chính là tình yêu thương và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Chỉ có sự phán xét, hành phạt, tỉa sửa và xử lý của Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi và làm tinh sạch con người.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger