Tại sao tôi không thể cư xử trung thực

16/09/2022

Bởi Tiểu Phàm, Trung Quốc

Khi mới bắt đầu đảm trách công tác chăm tưới người mới, chị Trương cộng sự của tôi thường nói giáo điều, đề cao bản thân và phô trương ở những buổi hội họp, lại còn không xử lý nhiều vấn đề công tác kịp thời. Tôi đã phản ảnh về hành vi của chị Trương với lãnh đạo, và sau khi điều tra tình hình, các lãnh đạo quyết định chị ấy không phù hợp làm người phụ trách và cách chức chị ấy. Sau đó, tôi cũng điều chuyển một số người không phù hợp trong nhóm, và thông công với các anh chị em để giải quyết vấn đề trong bổn phận. Hai tháng sau, công tác đã được cải thiện, mọi người đều tích cực trong bổn phận. Có lần, lãnh đạo gửi thư nói rằng công tác chăm tưới người mới của chúng tôi đã cải thiện. Các chị em cộng sự của tôi cũng nói rằng tôi giỏi việc này và có thể giải quyết các vấn đề thực tế của anh chị em. Khi có vấn đề, họ thường đến hỏi tôi. Thấy lãnh đạo phê chuẩn công tác của tôi, các cộng sự thì đề cao và ngưỡng mộ tôi, khiến tôi rất vui mừng. Tôi nghĩ: “Có vẻ mình có đôi chút thực tế của lẽ thật và có thể làm công tác thực tế”. Dần dần, tôi bắt đầu đề cao bản thân. Tôi nghĩ vì mình là người phụ trách, là trưởng nhóm đối với các cộng sự, nên mình phải giỏi xử lý vấn đề hơn những người khác.

Lúc đó, tôi chủ yếu chịu trách nhiệm cho công tác của một nhóm. Tôi thường gặp gỡ và thông công với các thành viên để giải quyết những vấn đề và sai lệch trong công tác, và chẳng bao lâu, công tác đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng những nhóm mà các cộng sự của tôi phụ trách thì lại chẳng tiến bộ gì, nhất là nhóm của chị Lý, các thành viên ở đó không thể cộng tác tốt, nhiều vấn đề chẳng được giải quyết. Chị Lý rất lo lắng, hỏi tôi rằng: “Chị đã thông công với họ như thế nào? Làm sao chị đạt được nhiều kết quả tốt như thế?”. Tôi trả lời bằng cách mô tả sống động những phương pháp của mình. Khi nói xong, tôi nhớ lại một người anh em có tâm tính kiêu ngạo không thể cộng tác tốt với người khác Tôi đã không giải quyết rốt ráo vấn đề này, cần phải tìm kiếm và thông công với mọi người về chuyện đó. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Mình là trưởng nhóm, là gương mẫu cho mọi người, nếu giờ mình nói là có vấn đề mình không xử lý được, các chị em sẽ nghĩ thế nào về mình? Hiện giờ mình đang nói rất hăng. Làm sao mình lại lại có vấn đề mình không giải quyết được? Như thế họ chẳng xem thường mình à?”. Cuối cùng, tôi chẳng có can đảm để nêu ra vấn đề này. Vài lần sau đó, khi chúng tôi thảo luận công tác với nhau, tôi luôn nói về cách tôi đã giải quyết vấn đề, những thành quả đạt được, mà chẳng nói gì về những vấn đề chưa giải quyết. Kết quả là, hai cộng sự của tôi đề cao tôi và nghĩ tôi có thể giải quyết tốt các vấn đề. Họ còn nói, “Chị hiểu lẽ thật và có thực tế của lẽ thật”. Tôi nhận ra cách nói đó của tôi là sai trái. Lúc đó, tôi không ý thức được mấy, nên đơn giản cứ nói là tôi cũng có vấn đề không xử lý được, rồi thôi không nói thêm nữa.

Sau đó, có một nhóm công tác không hiệu quả, các anh chị em gặp phải một số khó khăn trong bổn phận. Nên chị Lý mới bảo tôi: “Tôi đã gặp để thông công với họ vài lần, nhưng chẳng thể giải quyết vấn đề của họ. Giờ tôi thấy tiêu cực lắm”. Khi nghe thế, tôi bàng hoàng và cảm thấy rất bứt rứt, vì tôi cũng đã gặp họ mấy lần mà chẳng giải quyết được các vấn đề. Lúc đó, tôi cảm thấy rất bất lực, như thể tôi đã cố hết sức và chẳng hiểu tạo sao lại chẳng giải quyết được vấn đề. Tôi đã muốn mở lòng về tình trạng của mình, nhưng khi thấy chị Lý đang tiêu cực, tôi nghĩ nếu tôi cũng thổ lộ về khó khăn mình đang gặp, thì có thể sẽ lan truyền sự tiêu cực. Hơn nữa, tôi là trưởng nhóm. Khi chúng tôi gặp vấn đề, tôi phải gánh vác, chống chọi, và không để mình rơi vào tiêu cực. Chính lúc này, chị Lý hỏi tôi: “Trước những khó khăn này, tôi phải trải nghiệm thế nào?”. Tôi chẳng biết làm sao để trả lời. Tôi chẳng con đường hay ý tưởng gì để thông công. Nhưng để giữ hình tượng trong mắt họ, tôi đã gồng mình nói đại rằng: “Khi gặp khó khăn thế này, chúng ta phải cậy dựa Đức Chúa Trời. Nô-ê đóng thuyền thì khó khăn chứ, nhưng ông làm được nhờ cậy dựa vào Đức Chúa Trời. Chúng ta phải như Nô-ê, trực diện đương đầu với khó khăn của mình”. Rồi tôi nói về những lúc tôi gặp khó khăn trong bổn phận trước đây, về cách tôi dẫn dắt mọi người vượt qua những khó khăn và đạt được kết quả như thế nào. Một vài chị em thiếu phân định thậm chí còn khen ngợi tôi vì trải nghiệm đó, nhưng tôi chẳng vui chút nào. Chúng tôi vẫn chưa giải quyết các khó khăn trong công tác gần đây, nên chẳng phải vừa rồi, tôi chỉ lừa phỉnh mọi người sao? Nhưng tôi tự an ủi bản thân rằng: “Không nói vậy, thì còn cách nào đây? Là trưởng nhóm, mình biết làm gì nữa đây? Dù có thế nào đi nữa, mình phải đứng vững!”. Dù không muốn, nhưng tôi vẫn nói: “Để tôi xử lý vấn đề này cho”. Lúc đó, tôi chẳng biết phải xử lý cách nào, cảm thấy như bị ngọn núi ngàn cân đè xuống, không lối thoát, nhưng tôi chẳng dám mở lòng và thông công với các chị em. Vừa lúc này, chị Lý bảo: “Các vấn đề trong công tác của ta gần đây chưa được giải quyết. Chẳng phải ta nên suy ngẫm về chúng sao?”. Rồi chị Tân bảo tôi: “Chúng tôi luôn đề cao chị. Chúng tôi cảm thấy chị hiểu lẽ thật và có thể giải quyết vấn đề, nên chuyện gì cũng cậy dựa vào chị. Tình trạng của chúng tôi không ổn rồi”. Chị Lý lại nói thêm: “Đúng thế. Trong thời gian làm việc cùng nhau, chị hiếm khi nói về sự bại hoại của chị. Chị chỉ toàn nói về lối vào tích cực của mình. Nhưng vào lúc như thế này, khi chúng ta có quá nhiều vấn đề và khó khăn trong công tác, cả hai chúng ta đều rơi vào tình trạng tiêu cực, mà chị chẳng thể hiện chút yếu đuối nào. Chị đang trá hình sao?”. Nghe chị ấy nói thế, tôi đứng cả tim. Tất cả những chuyện này là do tôi trá hình sao? Nhưng tôi vẫn thấy rất mơ hồ, nghĩ rằng: “Mình là trưởng nhóm. Nếu mình mở lòng và thừa nhận yếu đuối, chẳng phải là lan truyền sự tiêu cực sao? Cũng như trong chiến trận, tướng bị diệt thì lính sẽ tan tác nhanh hơn, không phải sao?”. Nhưng rồi tôi nghĩ, vì các cộng sự đề cao tôi, và tôi đã đưa họ đến trước bản thân mình, nên con đường tôi đi hẳn phải có vấn đề gì rồi. Tôi biết mình phải phản tỉnh bản thân. Lúc đó, tôi cũng biết được vài người khác cũng đang tiêu cực và muốn từ bỏ, chuyện này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác. Đối diện với những vấn đề này, tôi cảm thấy rất tiêu cực. Lúc đó, tôi chẳng thể giải quyết vấn đề thực tế nào. Tôi hoàn toàn không thể gánh vác một sự ủy thác quan trọng. Nếu cứ tiếp tục như thế này, tôi chỉ có thể cản trở công tác nhà Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tôi không gồng mình thêm được nữa, nên gửi đơn lên lãnh đạo xin từ chức.

Sau khi từ chức, tôi bắt đầu phản tỉnh bản thân, “Tại sao mình không thể mở lòng thông công về các vấn đề và khó khăn của mình? Tại sao mình luôn trá hình? Tại sao mình không thể trung thực?”. Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời và hiểu được đôi chút về bản thân. Đức Chúa Trời phán: “Các ngươi có biết ai thực sự là người Pha-ri-si không? Có bất kỳ người Pha-ri-si nào xung quanh các ngươi không? Tại sao những người này bị gọi là ‘người Pha-ri-si’? ‘Người Pha-ri-si’ được mô tả như thế nào? Họ là những người giả hình, hoàn toàn giả tạo, và ra vẻ trong mọi việc họ làm. Họ diễn trò gì? Họ giả vờ là tốt, tử tế, và tích cực. Họ có thật sự như vậy không? Tuyệt đối không. Vì rằng họ là những kẻ giả hình, mọi thứ được biểu hiện và tỏ lộ nơi họ đều là giả; tất cả đều là giả vờ – đó không phải là bộ mặt thật của họ. Bộ mặt thật của họ ẩn ở đâu? Nó ẩn sâu trong lòng họ, những người khác không bao giờ thấy được. Mọi thứ bề ngoài chỉ là đóng kịch, tất cả đều là giả tạo, nhưng họ chỉ có thể lừa con người; họ không thể lừa Đức Chúa Trời. Nếu con người không theo đuổi lẽ thật, nếu họ không thực hành và cảm nghiệm lời Đức Chúa Trời, thì họ không thể thật sự hiểu lẽ thật, và vì vậy cho dù lời nói của họ nghe có vẻ hay ho đến đâu, thì những lời này cũng không phải là thực tế của lẽ thật, mà là những lời học thuyết. Một số người chỉ chăm chú vào việc học vẹt những lời lẽ giáo lý, bắt chước bất kỳ ai rao giảng các bài thuyết giáo cao trọng nhất, kết quả là chỉ trong vài năm, khả năng đọc thuộc lòng giáo lý của họ trở nên càng cao hơn, và họ được nhiều người ngưỡng mộ, tôn sùng, sau đó họ bắt đầu ngụy trang bản thân, và rất để ý đến điều họ nói và làm, thể hiện bản thân họ cực kỳ sùng đạo và thuộc linh. Họ dùng những cái gọi là lý thuyết thuộc linh này để ngụy trang bản thân. Đây là tất cả những gì họ nói ở bất cứ nơi đâu họ đến, những lời bóng bẩy phù hợp với quan niệm của con người, nhưng lại thiếu bất kỳ sự thực tế nào của lẽ thật. Và thông qua việc thuyết giảng những điều này – những điều phù hợp với quan niệm và thị hiếu của mọi người – họ đã lừa dối nhiều người. Đối với người khác, những người như thế có vẻ rất mộ đạo và khiêm nhường, nhưng thật ra đó là giả tạo; họ có vẻ bao dung, nhẫn nhịn và yêu thương, nhưng thật ra đó là giả dối; họ nói họ yêu Đức Chúa Trời, nhưng đó thực ra là diễn kịch. Những người khác nghĩ những người như vậy là thánh khiết, nhưng thực ra là giả mạo. Có thể tìm được một người thật sự thánh khiết ở đâu? Sự thánh khiết của con người toàn là giả. Tất cả chỉ là diễn kịch, là giả vờ. Ở bề ngoài, họ có vẻ trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng họ thật sự đang diễn cho người khác xem. Khi không ai nhìn, họ không có chút trung thành nào, và mọi việc họ làm đều chiếu lệ. Nhìn bề ngoài, họ dâng mình cho Đức Chúa Trời và đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp. Nhưng họ bí mật làm gì? Họ tạo sự nghiệp cá nhân và việc làm ăn riêng trong hội thánh, trục lợi từ hội thánh và ăn cắp các của lễ một cách bí mật dưới vỏ bọc là làm việc cho Đức Chúa Trời… Những người này là Pha-ri-si giả hình thời hiện đại(“Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong đời sống” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời phơi bày bản chất của những người Pha-ri-si rất rõ ràng. Những người Pha-ri-si trá hình và lừa phỉnh người khác trong mọi việc. Họ dùng những việc lành bên ngoài để mê hoặc và được người ta đề cao. Tôi ngẫm lại mình đã hành xử giống hệt những người Pha-ri-si. Từ lúc tôi bắt đầu phụ trách công tác chăm tưới, khi thấy công tác của nhóm vận hành êm xuôi và hiệu quả hơn, thấy các lãnh đạo và cộng sự ngưỡng mộ mình, tôi cảm thấy mình hiểu thực tế của lẽ thật hơn những người khác, và tôi vô thức bắt đầu đề cao bản thân. Tôi nghĩ vì là người phụ trách, nên tôi phải mạnh mẽ hơn người khác, không được tiêu cực, tôi phải làm gương cho các anh chị em, nên tôi đã trá hình và che đậy bản thân trong mọi việc tôi làm. Khi chị Lý gặp khó khăn và nhờ tôi cho giải pháp, tôi chẳng hiểu chuyện mà cứ vờ như hiểu, ép mình trả lời chị ấy bằng câu chữ giáo điều để khiến một số chị em hiểu lầm rằng tôi hiểu lẽ thật và có thực tế của lẽ thật. Khi gặp khó khăn và không giải quyết thì tôi thấy khủng hoảng, nhưng lại sợ các anh chị em thấy sự yếu đuối của tôi, nên tôi giả vờ mạnh mẽ, và chuyện đó khiến các cộng sự đề cao tôi, khiến họ cảm thấy tôi có vóc giạc lớn hơn và có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Để tạo hình tượng tốt và địa vị cao trước mặt anh chị em, tôi chưa hề nhắc đến sự bại hoại của mình, dù gặp chuyện khó khăn đến đâu tôi cũng chịu đựng hết. Tôi nỗ lực trá hình và che đậy bản thân, dùng giáo điều có vẻ đúng đắn để gây mơ hồ và lừa phỉnh người khác. Làm như thế, không chỉ tôi chẳng giải quyết được vấn đề và khó khăn của mình, mà quan trọng hơn, tôi còn cản trở công tác nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã hại mình lại còn hại người! Tôi đang đi theo con đường của những người Pha-ri-si giả hình. Chỉ khi đó, tôi mới thật sự hiểu lời Đức Chúa Trời phán: “Làm một người bình thường có ý nghĩa của nó; ngươi có thể sống không lo âu, vui vẻ và an tâm. Đây là con đường đúng đắn trong cuộc sống. Nếu ngươi luôn muốn là một người nổi bật, vượt trội so với những người còn lại, thì ngươi đang tự ném mình vào hang sói, tự đặt mình vào chỗ hiểm và tự làm khó cuộc sống của chính mình(“Họ muốn rút lui khi không có được vị trí và hết hy vọng đạt được phước lành” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời quá thực tế. Luôn muốn được người khác đề cao, muốn trổi vượt, thì chỉ dẫn đến cảnh bị Sa-tan đùa giỡn và sống trong đau đớn. Chỉ khi buông bỏ danh tiếng và địa vị, mưu cầu làm người trung thực, làm người bình thường và thực tế, thì ta mới có thể hành xử với sự tự do và giải thoát, thấy bình yên và an tâm.

Nhờ phản tỉnh, tôi cũng nhận ra rằng quan điểm của mình sai lầm. Tôi tưởng mở lòng về sự yếu đuối và khó khăn của mình là lan truyền sự tiêu cực, nên tôi chẳng dám mở lòng. Thật ra, tôi đã không hiểu mở lòng là thế nào và lan truyền sự tiêu cực là thế nào. Tôi đã nhầm lẫn hai khái niệm này. Sau đó, tôi tìm kiếm các đoạn lời Đức Chúa Trời có liên quan để ăn uống. Lời Đức Chúa Trời phán: “Trước tiên, chúng ta hãy xem xét nên hiểu và xác định việc toát ra sự tiêu cực như thế nào, nên nhận diện sự tiêu cực của con người như thế nào, những lời nói và biểu hiện nào nơi họ toát ra sự tiêu cực. Trên hết, sự tiêu cực mà con người toát ra không phải là tích cực, nó là điều trái ngược, đối nghịch với lẽ thật, nó là thứ sinh ra từ tâm tính bại hoại của họ. Việc có tâm tính bại hoại dẫn đến những khó khăn trong việc thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời – và vì những sự khó khăn này, những suy nghĩ tiêu cực và những điều tiêu cực khác bị phơi bày nơi con người. Những thứ này được tạo ra trong bối cảnh họ đang cố gắng thực hành lẽ thật; đây là những suy nghĩ và quan điểm ảnh hưởng và cản trở con người khi họ cố gắng thực hành lẽ thật, và hoàn toàn là những điều tiêu cực. Cho dù có phù hợp với những quan niệm của con người như thế nào và những suy nghĩ tiêu cực này nghe hợp lý đến đâu, chúng cũng không đến từ việc hiểu lời Đức Chúa Trời, càng không phải là sự trải nghiệm và biết lời Đức Chúa Trời. Thay vào đó, chúng được tạo ra bởi tâm trí con người, và không hề phù hợp với lẽ thật – và vì vậy chúng là những điều tiêu cực, những điều trái ngược. Ý định của những người toát ra sự tiêu cực là tìm ra nhiều lý do khách quan khiến họ không thực hành lẽ thật, để kiếm được sự thông cảm và thấu hiểu của người khác. Ở các mức độ khác nhau, hành vi này ảnh hưởng và làm triệt tiêu sự chủ động của mọi người trong việc thực hành lẽ thật, và thậm chí có thể ngăn nhiều người thực hành lẽ thật. Những hậu quả và tác động bất lợi này làm cho những điều tiêu cực này càng đáng bị coi là trái ngược, chống đối Đức Chúa Trời, và hoàn toàn thù nghịch với lẽ thật. Một số người mù quáng trước bản chất của sự tiêu cực, và nghĩ rằng thường xuyên tiêu cực là bình thường, rằng nó không có tác động lớn đối với việc theo đuổi lẽ thật của họ. Điều này sai; trên thực tế, nó có tác động rất lớn, và nếu sự tiêu cực trở nên quá sức chịu đựng, nó có thể dễ dàng trở thành sự phản bội. Hậu quả khủng khiếp này gây ra bởi chính sự tiêu cực chứ không phải điều gì khác. Vậy việc toát ra sự tiêu cực cần được nhận diện và hiểu như thế nào? Nói đơn giản, toát ra sự tiêu cực là lừa dối mọi người và ngăn cản họ thực hành lẽ thật; đó là việc sử dụng các chiến thuật mềm, những phương pháp có vẻ bình thường, để lừa dối mọi người và khiến họ vấp ngã. Điều này có gây hại cho họ không? Nó thực sự gây tổn hại sâu sắc cho họ. Và như vậy, việc toát ra sự tiêu cực là điều trái ngược, bị Đức Chúa Trời lên án; đây là cách giải thích đơn giản nhất về việc toát ra sự tiêu cực. … Chẳng phải sự tiêu cực chứa đựng sự bất chấp, bất mãn, bất bình và oán giận của con người sao? Cũng có những điều rất nghiêm trọng, chẳng hạn như chống đối, phản kháng, thậm chí cãi lại. Những nhận xét có chứa các yếu tố này có thể được định nghĩa là thể hiện sự tiêu cực(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). “‘Chia sẻ và tương giao kinh nghiệm’ có nghĩa là thông công những trải nghiệm và kiến thức của ngươi về lời Đức Chúa Trời, nói ra mọi suy nghĩ trong lòng ngươi, trạng thái hiện tại của ngươi và tâm tính bại hoại tỏ lộ nơi ngươi, và để người khác phân định chúng, sau đó giải quyết vấn đề thông qua thông công về lẽ thật. Chỉ khi những trải nghiệm được thông công theo cách này, mọi người mới có lợi và đạt được nhiều điều; chỉ đây mới là đời sống hội thánh đích thực(“Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra. Lan truyền sự tiêu cực nghĩa là, với động cơ cá nhân và tâm tính bại hoại, ta thể hiện sự bất mãn với công tác của nhà Đức Chúa Trời, những hiểu lầm và oán trách về Đức Chúa Trời, để cho người khác nảy sinh quan niệm về Ngài, hay thậm chí không muốn theo Ngài và thực hiện bổn phận. Ví dụ như, nếu ai đó bị tỉa sửa và xử lý, mà họ tranh cãi và oán trách, khiến cho người khác nảy sinh quan niệm và hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Đấy chính là lan truyền sự tiêu cực. Nhưng khi mở lòng là ta làm người trung thực. Nó không đơn giản là thông công về trải nghiệm của mình về việc thực hành lẽ thật. Ta còn phải thổ lộ về sự bại hoại, những khó khăn của mình, những thiếu sót, uế tạp và những ý định sai lầm trong bổn phận để mọi người đều thấy, để ai cũng có thể phân định và phân tích chúng. Mục đích của mở lòng là tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề và khó khăn của mình, và giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Đây là việc thực hành tích cực. Khi hiểu được khía cạnh này của lẽ thật rồi, tôi chủ tâm thổ lộ về sự bại hoại và những thiếu sót của tôi trong bổn phận, cùng các anh chị em tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Dần dần, tình trạng của tôi bắt đầu xoay chuyển và tôi làm bổn phận hiệu quả hơn. Sau đó, lãnh đạo thấy tôi đã có ăn năn và hiểu mình, nên hỏi tôi có muốn tiếp tục đảm trách công tác chăm tưới người mới không. Tôi đã rất xúc động. Tôi đã không nghĩ mình sẽ có cơ hội tiếp tục làm bổn phận này. Tôi cảm kích ân điển của Đức Chúa Trời và sẵn sàng thực hiện bổn phận. Sau đó, tôi ngày càng tin chắc về chuyện làm người trung thực, và thấy mở lòng chẳng có gì là khó khăn cả. Sau một thời gian, chị Tân bảo tôi: “Tôi thấy chị có thay đổi đôi chút rồi. Thật tuyệt khi chị luôn thực hành lẽ thật bằng cách mở lòng như thế”. Tôi rất vui khi nghe chị ấy nói vậy, và tôi cảm thấy cuối cùng mình đã thay đổi được. Nhưng ngày vui chẳng được bao lâu. Chẳng mấy chốc, vấn đề của tôi lại trỗi dậy.

Đến cuối buổi họp, tôi hỏi mọi người có thắc mắc gì không. Một chị bảo là gần đây chị ấy có vấn đề trong bổn phận và không biết phải làm sao, nên muốn nhờ tôi giúp đỡ. Lúc đó, tôi chẳng thể nghĩ ra cách nào tốt, nên đã hỏi xem mọi người nghĩ thế nào. Một anh nghĩ ra một giải pháp, ai cũng gật đầu đồng ý, và tôi cũng được giải pháp này. Chị ấy hớn hở bảo: “Giải pháp của anh hay quá. Sao tôi không nghĩ ra nhỉ?”. Tôi đã muốn nói thêm: “Cả tôi cũng không nghĩ ra”. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Mình là người phụ trách, nếu mình nói thế, mọi người sẽ nghĩ sao về mình đây? Họ có nói mình không giỏi xử lý vấn đề bằng các anh chị khác?”. Vậy nên, tôi nhận vơ công trạng của giải pháp đó, thêm vào một vài lời khuyên chi tiết. Sau khi tôi thông công, chị ấy bảo: “Giờ tôi có được con đường rồi”. Sau khi nghe chị ấy nói vậy, tôi cảm thấy hơi tội lỗi, nghĩ bụng: “Chẳng phải mình đang lừa phỉnh mọi người sao? Sao mình lại trá hình lần nữa thế này?”. Sau đó, tôi bắt đầu phản tỉnh bản thân, ăn uống một số lời Đức Chúa Trời liên quan đến tình trạng của tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Là tâm tính gì vậy khi người ta luôn tạo một vỏ bọc, luôn che đậy bản thân mình, luôn vờ vịt để những người khác đánh giá cao về họ, và không thể nhìn ra những lỗi lầm hay thiếu sót của họ, khi họ luôn cố gắng thể hiện mặt tốt nhất của mình với mọi người? Đây là sự kiêu ngạo, giả tạo, giả hình, nó là tâm tính của Sa-tan, nó là điều gì đó tà ác. Hãy xem các thành viên của chế độ Sa-tan: dù họ có đấu đá, thù hận hay giết chóc đằng sau hậu trường nhiều như thế nào thì cũng không ai được phép báo cáo hoặc phơi bày điều này. Họ sợ rằng mọi người sẽ nhìn thấy bộ mặt ma quỷ của họ, và họ làm mọi thứ có thể để che đậy nó. Trước công chúng, họ làm hết mình để che đậy bản thân, nói rằng họ yêu mọi người biết bao, họ vĩ đại, vinh quang và đúng đắn biết bao. Đây là bản tính của Sa-tan. Đặc điểm nổi bật của bản tính Sa-tan là thủ đoạn và lừa dối. Và mục đích của sự thủ đoạn và lừa dối này là gì? Để lừa bịp mọi người, ngăn không cho họ nhìn thấy bản chất và chân tướng của nó, và do đó đạt được mục đích là kéo dài sự thống trị của nó. … Sa-tan sử dụng đủ mọi phương pháp để lừa dối mọi người, lừa bịp họ và lợi dụng họ như kẻ ngu, tạo cho họ ấn tượng sai lầm. Nó thậm chí còn sử dụng sự đe dọa và dọa nạt để khiến người ta cảm thấy tôn kính và sợ hãi, với mục đích cuối cùng là khiến họ quy phục Sa-tan và tôn thờ nó. Đây là điều làm Sa-tan hả hê; đây cũng là mục tiêu của nó trong việc cạnh tranh với Đức Chúa Trời để thu phục mọi người. Vậy khi ngươi tranh giành địa vị và danh tiếng với người khác, ngươi đang đấu tranh vì điều gì? Đó có thực sự là vì danh tiếng không? Không. Ngươi thực ra đang chiến đấu vì những lợi thế danh tiếng mang lại cho mình(“Những nguyên tắc một người nên cư xử” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Những người không bao giờ cởi mở, những người luôn che giấu mọi thứ, những người luôn giả vờ là ngay thẳng, những người luôn cố gắng làm cho người khác đánh giá cao về họ, những người không cho phép người khác có cảm nhận đầy đủ về họ và khiến người khác ngưỡng mộ họ – chẳng phải những người này ngu ngốc sao? Những người như vậy cực kỳ ngu ngốc! Đó là bởi vì sự thật về một người sớm hay muộn gì cũng sẽ được đưa ra ánh sáng. Họ đi trên con đường nào trong cách cư xử của mình? Con đường của người Pha-ri-si. Những kẻ giả hình có gặp nguy hiểm hay không? Họ là những người mà Đức Chúa Trời ghét nhất, vậy ngươi có tưởng rằng họ không gặp nguy hiểm không? Tất cả những ai là người Pha-ri-si đều bước đi trên con đường đến sự hư mất!(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra rằng nguyên do sâu xa của trá hình chính là để thiết lập bản thân và khiến người khác đề cao mình, thống trị và kiểm soát mọi người, củng cố địa vị của mình. Đây chính là bị tâm tính tà ác và kiêu ngạo khống chế, là đi theo con đường chống đối Đức Chúa Trời. Về vấn đề của người chị em, rõ ràng tôi chẳng biết cách giải quyết, nhưng tôi sợ các anh chị em sẽ xem thường tôi nếu biết chuyện, vì vậy tôi trá hình, thêm thắt ý của tôi vào ý người khác, tóm lại như ý của mình, và mong thể hiện cho mọi người thấy tôi nhận thức và hiểu được lẽ thật, có thực tế của lẽ thật. Tôi dùng cách lừa phỉnh để được mọi người đề cao với hy vọng hão huyền rằng họ sẽ ngưỡng mộ và cậy dựa vào tôi. Tôi đang đi theo con đường của những người Pha-ri-si giả hình. Những người Pha-ri-si là những kẻ lừa phỉnh giả hình, họ bị Đức Chúa Trời lên án và rủa sả. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không thể bị xúc phạm, nên nếu tôi không ăn năn, tôi cũng sẽ bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt. Khi thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tôi hơi sợ, nên liền cầu nguyện với Đức Chúa Trời để nói tôi muốn ăn năn,

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, cho tôi thấy cách để xử lý đúng đắn việc được thăng chức làm lãnh đạo hay người làm công. Lời Đức Chúa Trời phán: “Một số người được hội thánh đề bạt và bồi dưỡng, và đây là một điều tốt, là cơ hội tốt để được rèn luyện. Có thể nói họ đã được Đức Chúa Trời nâng đỡ và ban ân điển. Vậy thì, họ phải thực hiện bổn phận của mình như thế nào? Nguyên tắc đầu tiên mà họ nên tuân thủ là hiểu lẽ thật. Khi không hiểu lẽ thật, họ phải tìm kiếm lẽ thật, nếu họ vẫn không hiểu sau khi tìm kiếm, họ có thể tìm một người hiểu lẽ thật để thông công và tìm kiếm cùng, điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn và kịp thời hơn. Nếu ngươi chỉ tập trung vào việc dành nhiều thời gian hơn để đọc lời Đức Chúa Trời một mình, và dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm những lời này, để đạt được sự hiểu biết về lẽ thật và giải quyết vấn đề, thì điều này là quá chậm; như câu nói: ‘Nước xa không cứu được lửa gần’. Khi nói đến lẽ thật, nếu ngươi muốn tiến bộ nhanh chóng, thì ngươi phải học cách làm việc hòa hợp với những người khác, đặt nhiều câu hỏi hơn và tìm kiếm nhiều hơn. Chỉ khi đó, đời sống của ngươi mới tăng trưởng nhanh chóng, và ngươi mới có thể giải quyết các vấn đề kịp thời, mà không bị chậm trễ ở khoản nào cả. Bởi vì ngươi chỉ mới được đề bạt và vẫn đang trong thời gian thử việc, và không thực sự hiểu lẽ thật hoặc sở hữu thực tế của lẽ thật – bởi vì ngươi vẫn còn thiếu vóc giạc này – đừng nghĩ rằng sự đề bạt của ngươi có nghĩa là ngươi sở hữu thực tế của lẽ thật; không phải như vậy. Chỉ đơn thuần là vì ngươi có ý thức trọng trách đối với công việc và sở hữu tố chất của một lãnh đạo mà ngươi được chọn để đề bạt và bồi dưỡng. Ngươi nên có ý thức này. Nếu sau khi được thăng chức và sử dụng, ngươi ngồi ở vị trí lãnh đạo hoặc người làm công và tin rằng ngươi có thực tế của lẽ thật, và rằng ngươi là người theo đuổi lẽ thật – và nếu bất kể anh chị em gặp vấn đề gì, ngươi cũng giả vờ rằng mình hiểu, và rằng ngươi rất thuộc linh – thì đây là một cách ngu ngốc, và y như cách của những người Pha-ri-si giả hình. Ngươi phải nói và hành động trung thực. Khi ngươi không hiểu, ngươi có thể hỏi người khác hoặc tìm kiếm câu trả lời cũng như sự thông công từ Bề trên – không có gì đáng xấu hổ trong những việc này cả. Ngay cả khi ngươi không hỏi, Bề trên vẫn sẽ biết vóc giạc thực sự của ngươi và sẽ biết rằng thực tế của lẽ thật không có trong ngươi. Tìm kiếm và thông công là những gì ngươi phải làm; đây là ý thức cần có ở nhân tính bình thường, và là nguyên tắc cần được tuân thủ bởi các lãnh đạo và người làm công. Đó không phải là điều đáng xấu hổ. Nếu ngươi nghĩ rằng khi ngươi đã là lãnh đạo thì thật đáng xấu hổ khi luôn hỏi người khác hoặc hỏi Bề trên, hoặc không hiểu các nguyên tắc, và nếu kết quả là sau đó ngươi đóng kịch, giả vờ rằng ngươi hiểu, rằng ngươi biết, rằng ngươi có năng lực làm việc, rằng ngươi có thể làm bất kỳ công việc nào của hội thánh, và không cần bất cứ ai nhắc nhở ngươi hay thông công với ngươi, hay bất cứ ai cung cấp cho ngươi hoặc hỗ trợ ngươi, thì rất nguy hiểm, và như vậy thật quá kiêu ngạo và tự nên công chính, quá thiếu ý thức. Ngươi thậm chí không biết giới hạn của chính mình – và chẳng phải điều này khiến ngươi trở thành một tên ngốc sao? Những kẻ như vậy thực sự không đáp ứng tiêu chí để được đề bạt, bồi dưỡng bởi nhà Đức Chúa Trời, và sớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế hoặc loại bỏ(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra rằng Đức Chúa Trời đâu muốn tôi làm bậc thầy hay người biết tuốt. Đức Chúa Trời muốn tôi có ý định đúng đắn trong bổn phận, thực hiện bổn phận bằng hết lòng, hết trí khôn, và dù tôi có khiếm khuyết gì chăng nữa, thì cứ tìm kiếm và thông công với các anh chị em, cộng tác hòa hợp. Đây mới chính là hành động có lý trí. Nhưng tôi đã kiêu ngạo và ngu muội, luôn cảm thấy vì mình là người phụ trách nên phải vượt trội anh chị em, phải có thể giải quyết mọi vấn đề. Kết quả là, tôi đã luôn trá hình và che đậy bản thân, vờ như mình hiểu mọi chuyện. Tôi đã tự hại mình và cản trở công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi thật vô liêm sỉ, quan điểm của tôi quá nực cười và lố bịch! Việc tôi được thăng chức làm người phụ trách chỉ là cơ hội mà Đức Chúa Trời ban để tôi thực hành và được bồi dưỡng, chứ đâu phải là vì tôi đã hiểu lẽ thật hơn những người khác, đâu có chứng tỏ rằng thân phận và địa vị của tôi cao hơn người khác. Tôi cũng như các anh chị em của mình thôi, có nhiều lẽ thật tôi chẳng hiểu được, và có nhiều vấn đề tôi chẳng nhìn thấu, chẳng quyết được. Tôi chỉ thấu suốt một vài chuyện nhất định, mà đó cũng là nhờ sự khai sáng của Đức Chúa Trời, chứ không phải là tôi đã sở hữu được thực tế lẽ thật nào. Nhưng tôi chẳng biết cân lượng của mình. Để bảo vệ danh tiếng và địa vị bản thân, tôi chỉ toàn trá hình và che đậy bản thân. Không những tôi không hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế của lẽ thật, mà tôi còn ngày càng tà ác, gian xảo và kiêu ngạo. Tôi đúng là đồ ngốc! Khi nhận ra điều này, tôi thề khinh ghét bản thân rằng tôi sẽ không trá hình hay tự lừa mình nữa. Tôi muốn thực hành làm người trung thực và làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình.

Vài ngày sau, khi chúng tôi đang thảo luận công tác, chị Tân nói đã thấy một người mới có tiến bộ rất nhanh. Tôi liền nói: “Tôi chăm tưới người mới đó đấy”. Vừa nói xong, tôi đã nhận ra: “Chẳng phải mình vừa phô trương sao? Mình cần phải mở lòng và phơi bày bản thân”. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Như thế thì mất mặt quá. Liệu chị Tân có nghĩ mình không có lý trí, nghĩ mình hễ làm được việc gì tốt là phô trương kẻo sợ người ta không biết?”. Tôi nhận ra mình lại sắp trá hình lần nữa, nên liền cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt để tôi có thể từ bỏ bản thân. Vậy là, tôi lấy hết can đảm để mở lòng và phơi bày mục đích trong lời tôi nói là để đề cao và hiển lộ mình. Chị Tân mới bảo tôi: “Chị nói ra là chúng tôi biết ngay rồi. Nếu chị có thể mở lòng, là chị đang chủ tâm thực hành làm người trung thực đấy”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi hổ thẹn lắm. Nhưng tôi cũng cảm nhận được rằng tôi đã không trá hình hay lừa dối gì, và nếu tôi luôn mở lòng như thế này, thì tôi sẽ có được cảm giác an tâm và giải thoát.

Sau khi trải qua chuyện này, tôi thấy rõ một sự thật. Trước đây, tôi chưa hề muốn phơi bày sự bại hoại của mình, lúc nào cũng muốn trá hình, nghĩ rằng nếu mọi người không thấy thì tôi có thể giữ được hình tượng của mình. Nhưng thật ra, đấy là tự lừa dối mình, là việc làm ngu xuẩn. Đức Chúa Trời thấy hết mọi sự. Dù tôi giả vờ thế nào, Đức Chúa Trời vẫn thấy rõ mọi sự, và sớm hay muộn, tôi sẽ bị phơi bày. Còn nữa, các anh chị em dần dần hiểu được lẽ thật sau khi nghe lời Đức Chúa Trời. Họ ngày càng có thể phân định những loại người, và ngày càng thấy rõ biểu hiện của những tâm tính Sa-tan khác nhau, nên dù tôi có cố trá hình thế nào, những người hiểu lẽ thật sẽ phân định được ngay. Giờ tôi tin chắc hơn bao giờ hết rằng chỉ những ai mưu cầu lẽ thật và làm người trung thực thuần chính và cởi mở một cách thực tế thì mới là những người thực sự khôn ngoan được Đức Chúa Trời và mọi người thích, và chỉ có đây mới là con đường sự sáng mà Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Bản chất của tôi bị phơi bày

Bởi Vi Tiểu, Tây Ban Nha Chuyện xảy ra vào đầu năm nay khi tôi làm lãnh đạo hội thánh, thì chị Vương, một trưởng nhóm phúc âm, được chuyển...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger