Biến chuyển sau khi bị xử lý

23/02/2023

Bởi Vĩnh Chí, Hàn Quốc

Tháng 3 năm ngoái, tôi phụ trách công tác sản xuất video trong hội thánh. Vì mới nhận bổn phận này, nên tôi không hiểu nhiều nguyên tắc cho lắm, ngày nào cũng rất căng thẳng, sợ mình sẽ bỏ sót một bước quan trọng trong dự án và gây trì hoãn công tác. Tôi luôn cầu nguyện và cậy dựa Đức Chúa Trời trong bổn phận, mỗi khi thấy có vấn đề trong công tác, là tôi lại cùng các anh chị em thảo luận và giải quyết nó ngay. Sau một thời gian làm việc chăm chỉ như thế, chúng tôi đã có hiệu quả hơn, và có thể đa dạng hóa các video của mình. Các anh chị em khác bảo rằng chất lượng và hiệu suất trong các video chúng tôi làm đã được cải thiện. Nghe thấy thế, tôi thật sự vui mừng. Tôi mới làm việc này chưa lâu mà chúng tôi đã có kết quả tốt, nên tôi thấy nếu cứ ngày nào cũng bảo đảm hiệu suất như thế thì sẽ ổn cả. Nhưng thái độ của tôi đối với bổn phận dần dà thay đổi. Tôi không còn ý thức cấp thiết như trước nữa, và chẳng bao lâu sau, tôi đã sống trong tình trạng tự mãn. Sau một thời gian, cộng sự của tôi để ý thấy rằng tiến độ sản xuất của chúng tôi đã chậm lại, các video thì thiếu sáng tạo, nên chị ấy đã tìm tôi để thảo luận giải pháp cho những vấn đề này. Tôi nghĩ chị ấy chỉ đang chuyện bé xé ra to, nên gạt chị ấy, chẳng hề quan tâm. Tôi vẫn cứ tự mãn, làm việc nửa vời như thế.

Vài ngày sau, khi lãnh đạo xem xét công tác của chúng tôi, chị ấy để ý thấy chất lượng và hiệu suất video của chúng tôi gần đây đã giảm, nên chị ấy thông công với chúng tôi. Chị ấy hỏi: “Các anh có quan tâm đến hiệu suất không vậy? Sự tận tụy của các anh đâu rồi? Các anh sợ làm thêm chút việc thì mệt nhọc. Tại sao lại không dốc thêm chút sức được chứ? Các anh đang trễ nải, uể oải và vô nguyên tắc. Các anh có quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời không vậy? Làm bổn phận kiểu này thì chỉ làm làm việc phục vụ, và nếu phục vụ không tận tỵ, cuối cùng các anh sẽ bị đào thải”. Tôi bàng hoàng khi nghe chị ấy phê bình, thấy bị đối xử bất công. Đúng là gần đây video của chúng tôi hiệu suất không cao, nhưng vẫn tốt hơn trước đây nhiều mà. Sao chị ấy có thể nói chúng tôi không tận tụy? Thế mà chỉ là việc phục vụ à? Chúng tôi đâu cố ý trễ nải hay lười biếng. Nhưng tôi cũng nhận ra sự tỉa sửa này chính là do Đức Chúa Trời cho phép, nên tôi biết mình phải tiếp cận một cách vâng phục và mưu cầu, dù tôi vẫn chưa nhận ra vấn đề của mình. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời, hôm nay lãnh đạo đã phê bình con, nhưng con không biết mình sai ở chỗ nào. Xin Ngài dẫn dắt con phản tỉnh và biết mình, để con biết ý Ngài và rút ra bài học qua chuyện này”. Cầu nguyện xong, tôi nhận ra rằng dù tôi có lý do khách quan gì để biện minh, thì sự thật vẫn là gần đây chúng tôi sản xuất video chậm và thiếu sáng tạo. Lãnh đạo không phê bình hành vi bên ngoài của chúng tôi, mà chị ấy đang nói đến tình trạng không ổn và thái độ của chúng tôi đối với bổn phận, nên tôi cần phải nghiêm túc xem xét tình trạng của mình.

Sau đó, tôi đã đọc được đôi điều trong lời Đức Chúa Trời. “Những người thực sự tin Đức Chúa Trời thực hiện bổn phận của mình một cách sẵn lòng, không tính toán được mất. Bất kể ngươi có là người theo đuổi lẽ thật hay không thì ngươi cũng phải luôn dựa vào lương tâm, lý trí của mình và làm việc thật sự chăm chỉ khi thực hiện bổn phận. Thực sự làm việc chăm chỉ nghĩa là gì? Nếu ngươi đơn thuần hài lòng với việc thực hiện chút nỗ lực và chịu một chút khó khăn thể chất, nhưng ngươi không hề nghiêm túc với bổn phận của mình hay tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật, thì điều này không gì khác hơn là bất cẩn và chiếu lệ – đó không phải là thực sự nỗ lực. Điều cốt yếu để thực hiện một nỗ lực là để tâm vào nó, kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, sợ hãi việc không vâng lời Đức Chúa Trời và làm tổn thương Đức Chúa Trời, và chịu bất kỳ sự gian khổ nào để làm tròn bổn phận của mình và đáp ứng Đức Chúa Trời: nếu ngươi có lòng yêu kính Đức Chúa Trời theo cách này thì ngươi sẽ có thể thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn. Nếu trong lòng ngươi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không có trọng trách khi thực hiện bổn phận của mình, sẽ không hứng thú với nó, và chắc chắn sẽ bất cẩn, chiếu lệ, làm qua loa, không tạo ra bất kỳ hiệu quả thực sự nào – đây không phải là thực hiện bổn phận. Nếu ngươi thực sự có ý thức trọng trách và cảm thấy rằng việc thực hiện bổn phận là trách nhiệm cá nhân của ngươi, và rằng nếu không như vậy thì ngươi không đáng sống, và là một con thú, rằng chỉ khi ngươi thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, ngươi mới xứng đáng được gọi là một con người và có thể đối mặt với lương tâm của chính mình – nếu ngươi có ý thức trọng trách này khi thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi sẽ có thể làm mọi thứ một cách có lương tâm, sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và làm mọi việc theo nguyên tắc, và do đó sẽ có thể thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn và đáp ứng Đức Chúa Trời. Nếu ngươi xứng đáng với sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, với tất cả những gì Đức Chúa Trời đã hy sinh cho ngươi và những sự kỳ vọng của Ngài về ngươi, thì đây mới là thực sự cố gắng cật lực. Bây giờ ngươi đã hiểu chưa? Nếu ngươi chỉ đơn thuần qua loa trong việc thực hiện bổn phận của mình và không tìm cách đạt được kết quả, thì ngươi là một kẻ giả hình, một con sói đội lốt cừu. Ngươi có thể lừa mọi người, nhưng ngươi không thể lừa được Đức Chúa Trời. Nếu không có trả giá thực sự và không có lòng trung thành khi ngươi thực hiện bổn phận của mình, thì điều đó không đạt tiêu chuẩn. Nếu ngươi không thật sự tận tâm với đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận; nếu ngươi luôn làm qua loa đại khái và hành động chiếu lệ, thì giống như người ngoại đạo làm việc cho ông chủ của họ; nếu ngươi chỉ bỏ sức, không dùng tâm trí, làm việc ngày nào xong ngày đấy, thấy vấn đề cũng chẳng hề báo cáo, thấy chuyện xấu xảy ra cũng chẳng thèm để tâm, và cẩu thả gạt bỏ tất cả mọi thứ không có lợi cho mình, thì chẳng phải điều này có vấn đề sao? Làm sao một người như thế này có thể là thành viên của gia đình Đức Chúa Trời? Những người như thế là người ngoại đạo; họ không thuộc về nhà Đức Chúa Trời. Không một ai trong số họ được Đức Chúa Trời ghi nhận. Việc ngươi có đang sống thật và có dâng mình khi thực hiện bổn phận của ngươi hay không, Đức Chúa Trời sẽ ghi nhớ, và ngươi cũng biết rất rõ. Vậy, các ngươi đã bao giờ thực sự dâng mình để thực hiện bổn phận của mình chưa? Ngươi đã bao giờ nghiêm túc với nó chưa? Ngươi đã coi nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngươi chưa? Ngươi đã có nó chưa? Ngươi phải phản tỉnh đúng đắn và biết những vấn đề này, và điều này sẽ giúp ngươi dễ dàng giải quyết những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện bổn phận của mình, và sẽ có lợi cho lối vào sự sống của ngươi. Nếu ngươi luôn thiếu trách nhiệm khi thực hiện bổn phận, không báo cáo với lãnh đạo và người làm công khi ngươi phát hiện ra vấn đề, cũng như không tìm kiếm lẽ thật để tự mình giải quyết, luôn nghĩ ‘càng ít rắc rối càng tốt’, luôn sống theo các triết lý phàm tục, luôn cẩu thả và chiếu lệ khi thực hiện bổn phận, không bao giờ có bất kỳ sự tận tâm nào, và không hề tiếp nhận lẽ thật khi bị tỉa sửa và xử lý – nếu ngươi thực hiện bổn phận của mình theo cách này, ngươi sẽ gặp nguy hiểm; ngươi là một trong những kẻ phục vụ. Những kẻ phục vụ không phải là thành viên của nhà của Đức Chúa Trời, mà là những người lao động, những công nhân được thuê. Khi công việc kết thúc, họ sẽ bị bỏ ra, và đương nhiên sẽ rơi vào thảm họa. … Sự thật là lòng Đức Chúa Trời mong muốn coi ngươi như thành viên trong gia đình Ngài, nhưng ngươi không tiếp nhận lẽ thật, luôn cẩu thả, chiếu lệ và thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện bổn phận của mình. Ngươi không ăn năn, bất kể lẽ thật được thông công với ngươi như thế nào. Chính ngươi đã đặt mình bên ngoài nhà Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi và biến các ngươi thành những thành viên của gia đình Ngài, nhưng các ngươi không chấp nhận điều đó. Vậy thì các ngươi đang ở bên ngoài nhà Ngài; các ngươi là những người ngoại đạo. Ai không tiếp nhận một chút lẽ thật nào thì chỉ có thể bị xử lý như một người ngoại đạo. Chính ngươi là người đã thiết lập kết quả và vị trí của chính mình. Ngươi đã thiết lập nó bên ngoài nhà Đức Chúa Trời. Ngoài ngươi ra thì còn trách được ai về điều đó chứ?(Để làm tròn bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời khiến tôi thấy hổ thẹn. Đức Chúa Trời phán rằng hài lòng khi chịu chút gian khổ thân xác không phải là tận tụy trong bổn phận. Điều mấu chốt là phải thực sự gánh vác trọng trách và có ý thức trách nhiệm đối với bổn phận, xem tất cả mọi việc mà ta làm đều thuộc về trách nhiệm của mình, dốc hết sức ta có để có thể đạt kết quả tốt trong bổn phận. Người thực sự gánh vác trọng trách thì không cần ai thúc ép, họ có động lực nội trong lòng họ rồi. Khi làm xong nhiệm vụ hằng ngày, họ suy nghĩ xem có việc gì chưa được làm chuẩn, và làm sao để cải thiện. Như thế chính là quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời và xứng đáng được gọi là một phần của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng kẻ phục vụ thì không để tâm vào bổn phận. Họ thấy nỗ lực sơ sơ là đủ rồi, chẳng hề gánh vác trọng trách. Họ chẳng suy ngẫm xem làm sao để làm tròn bổn phận, chẳng có ý thức khẩn thiết hay bận tâm khi công tác nảy sinh vấn đề. Họ nói mình đang làm bổn phận, nhưng họ đâu hề nghĩ đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ chỉ như những người ngoại đạo làm việc, nỗ lực đôi chút để lấy tiền công. Dạng người đó không thực sự làm bổn phận, họ chỉ đang làm việc phục vụ mà thôi. Làm thế sẽ không được Đức Chúa Trời chấp thuận. Khi ngẫm lại hành vi và thái độ của tôi đối với bổn phận, tôi nhận ra mình giống hệt một kẻ phục vụ. Từ khi cải thiện được việc sản xuất video, tôi đã rơi vào tình trạng tự mãn. Tôi cho rằng, xét cho cùng, chúng tôi vẫn tất bật, nên miễn là giữ được như thế thì sẽ không gây ra sai sót lớn nào, thực hiện bổn phận như thế là đủ tốt. Vậy nên, khi thấy video của chúng tôi không sáng tạo lắm, vẫn giữ cung cách như cũ, tôi chẳng thấy lo lắng chút nào. Nhìn vào có vẻ tôi dành trọn thời gian cho bổn phận, nhưng trong lòng tôi lại không thật sự gánh vác trọng trách. Tôi nghĩ vì chúng tôi đã đạt hiệu suất cao hơn trước đây, nên như thế là đã có tiến bộ, đã có thành công trong bổn phận. Tôi bắt đầu cảm thấy hài lòng với bản thân và cứ bám theo lối mòn. Tôi chẳng hề nghĩ xem liệu chúng tôi có thể làm thêm một chút, cải thiện kết quả thêm một chút, đẩy tiến độ và hiệu suất lên thêm một chút hay không. Còn nữa, tôi chẳng phản tỉnh xem mình có tuân theo nguyên tắc trong bổn phận không, chẳng xem thử có sai sót lỗi lầm nào không. Thực hiện bổn phận kiểu đó về bản chất là làm việc phục vụ. Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng khi người ta không để tâm trong bổn phận, thì họ làm việc qua loa và lừa dối Đức Chúa Trời. Nhìn lại hành vi của mình, tôi thấy mình đã lừa dối Đức Chúa Trời, thực sự thiếu nhân tính. Chỉ sau khi bị xử lý, tôi mới thấy ra cái kiểu cẩu thả và tắc trách trong bổn phận, xem nó như là việc phục vụ mà lại muốn được Đức Chúa Trời chấp thuận, thật đúng là quá vô lý! Cách tiếp cận bổn phận như thế chẳng những gây đình trệ công tác của hội thánh mà bản thân cũng chẳng tiến bộ được gì. Nếu cứ tiếp tục như thế lâu dài, chắc chắn tôi sẽ bị đào thải. Nghĩ như thế, tôi đau lòng lắm, nên tôi đã tìm đến trước Đức Chúa Trời mà cầu nguyện, nguyện ý ăn năn, thay đổi tâm thức sai trái và làm tròn bổn phận. Khi phản tỉnh, tôi tìm ra được một lý do nữa khiến tôi vấp ngã. Tôi đã quá xem trọng ý riêng của mình, trong bổn phận, tôi chẳng tìm kiếm nguyên tắc mà cứ làm theo ý mình. Rồi tôi đọc thấy đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Bổn phận không phải là chuyện riêng của ngươi; ngươi không phải là đang làm cho bản thân ngươi, ngươi không đang làm chuyện của mình, đó không phải là việc cá nhân của riêng ngươi. Trong nhà Đức Chúa Trời, bất kể ngươi làm gì, ngươi không phải làm việc riêng của ngươi; đó là công việc của nhà Đức Chúa Trời, đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngươi phải luôn luôn ghi nhớ kiến thức và sự nhận biết này và nói: ‘Đây không phải là chuyện riêng của tôi; tôi đang thực hiện bổn phận của mình và làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi đang thực hiện công việc của hội thánh. Đây là một nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho tôi và tôi đang thực hiện nó cho Ngài. Đây là bổn phận của tôi, không phải chuyện riêng của tôi’. Đây là điều đầu tiên người ta nên hiểu. Nếu ngươi coi một bổn phận như việc riêng của cá nhân mình, không tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật khi hành động, thực hiện nó theo động cơ, quan điểm, và ý đồ của riêng ngươi, thì ngươi rất có khả năng sẽ mắc sai lầm(Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi thấy trong lời Đức Chúa Trời rằng làm bổn phận không phải là việc riêng, mà là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời. Chúng ta phải làm bổn phận theo yêu cầu của Đức Chúa Trời và nguyên tắc của lẽ thật. Chỉ có làm như thế mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu xem bổn phận như việc riêng, muốn gì làm nấy mà không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và nguyên tắc của lẽ thật, thì đó đâu thật sự là làm bổn phận. Dù ta có vẻ làm việc chăm chỉ đến thế nào, chịu khổ và hy sinh đến đâu, Đức Chúa Trời cũng không chấp thuận. Tôi nhận ra lâu nay tôi đã làm bổn phận đúng kiểu như thế. Trông tôi bận rộn và cần mẫn vô cùng, nhưng tôi luôn muốn gì làm nấy, theo ý thích của tôi. Tôi chẳng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc. Nhà Đức Chúa Trời đã nhắc đi nhắc lại rằng khi sản xuất video, chúng tôi phải bảo đảm hiệu suất, đồng thời cải thiện chất lượng. Ban đầu, tôi tuân thủ chuyện này, nhưng khi có vấn đề nảy sinh, tôi lại gạt các nguyên tắc đi và muốn gì làm nấy. Khi có người chị em chỉ ra việc sản xuất video của chúng tôi bị chậm lại, mô thức không đổi mới, tôi chẳng thèm để tâm. Kể cả khi bị xử lý, tôi vẫn không nghĩ mình có lỗi, lại còn thấy bất bình. Tôi quá u mê và ương ngạnh, chẳng hề biết mình chút nào. Tôi thấy biết những yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời trên lý thuyết là được rồi, còn khi đưa vào thực hành, tôi lại đi ngược nguyên tắc và muốn gì là nấy, cuối cùng gây cản trở công tác làm video. Khi đó, tôi mới nhận ra mình có vấn đề nghiêm trọng. Lời lãnh đạo phê bình tôi hoàn toàn là để bảo vệ công tác của hội thánh và quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi xứng đáng bị phê bình như vậy, vì tôi đã xem nhẹ bổn phận, muốn gì làm nấy và vi phạm nguyên tắc. Lãnh đạo là thế để tôi có thể thấy được lỗi lầm của mình và từ đó trở đi thực hiện bổn phận theo các nguyên tắc. Nhận ra thế, tôi hiểu rằng việc bị xử lý thật ra chính là tình yêu và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi đã tìm ra một con đường thực hành từ lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngày nay, có những người đã bắt đầu siêng năng thực hiện bổn phận của mình, họ bắt đầu suy nghĩ về cách thực hiện đúng đắn bổn phận của một loài thọ tạo để đáp ứng lòng Đức Chúa Trời. Họ không tiêu cực và lười biếng, họ không thụ động chờ Bề trên ra lệnh mà có chút chủ động. Đánh giá qua việc thực hiện bổn phận của các ngươi, các ngươi đã hiệu quả hơn một chút so với trước đây, và mặc dù nó vẫn còn dưới mức tiêu chuẩn nhưng đã có chút tăng trưởng – đó là điều tốt. Nhưng ngươi không được hài lòng với hiện trạng, ngươi phải tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục phát triển – chỉ khi đó, ngươi mới thực hiện bổn phận của mình tốt hơn và đạt được tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. Nhưng khi một số người thực hiện bổn phận của mình, họ không bao giờ nỗ lực hết mình và cống hiến hết mình, họ chỉ nỗ lực 50-60%, và cứ làm cho xong việc họ đang làm. Họ không bao giờ có thể duy trì một trạng thái bình thường: khi không có ai để mắt đến họ hoặc đưa ra sự hỗ trợ, họ sẽ chùng xuống và nản lòng; khi có ai đó thông công lẽ thật, họ sẽ phấn chấn, nhưng nếu lẽ thật không được thông công với họ trong một thời gian thì họ trở nên thờ ơ. Vấn đề là gì khi họ cứ quanh đi quẩn lại thế này? Người ta là như vậy khi chưa đạt được lẽ thật, tất cả họ đều sống bằng đam mê – một niềm đam mê cực kỳ khó duy trì: họ phải có ai đó thuyết giảng và thông công cho họ mỗi ngày; khi không có ai chăm tưới và chu cấp cho họ, và không ai hỗ trợ họ, lòng họ lại nguội lạnh đi, họ lại chùng xuống một lần nữa. Và khi lòng họ chùng xuống, họ trở nên kém hiệu quả trong bổn phận của mình; nếu họ làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả sẽ tăng lên, việc thực hiện bổn phận của họ trở nên hiệu quả hơn, và họ thu nhặt được nhiều hơn. … Thực ra, những gì Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người đều là những điều con người có thể đạt được; miễn là các ngươi cho lương tâm của mình lên tiếng, và có thể nghe theo lương tâm trong việc thực hiện bổn phận của mình, thì các ngươi sẽ dễ dàng tiếp nhận lẽ thật – và nếu có thể tiếp nhận lẽ thật thì các ngươi có thể thực hiện bổn phận của mình một cách đầy đủ. Các ngươi phải suy nghĩ theo cách này: ‘Tin Đức Chúa Trời suốt bao năm nay, ăn uống lời Đức Chúa Trời suốt bao năm nay, mình đã thu nhặt được rất nhiều điều, và Đức Chúa Trời đã ban cho mình những ân điển và phước lành to lớn. Mình sống trong tay Đức Chúa Trời, mình sống dưới quyền năng của Đức Chúa Trời, dưới sự thống trị của Ngài, và Ngài đã ban cho mình hơi thở này, vì vậy mình phải chuyên tâm, và phấn đấu thực hiện bổn phận bằng tất cả sức lực của mình – đây là điều chính yếu’. Con người phải có ý chí; chỉ những người có ý chí mới có thể thực sự phấn đấu cho lẽ thật, và chỉ khi họ đã hiểu lẽ thật, họ mới có thể thực hiện đúng đắn bổn phận của mình, đáp ứng Đức Chúa Trời, và khiến Sa-tan hổ thẹn. Nếu ngươi có dạng chân thành như vậy, và không mưu đồ vì lợi ích của riêng mình, mà chỉ để đạt được lẽ thật và thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, thì việc thực hiện bổn phận của ngươi sẽ trở nên bình thường, và sẽ luôn bất biến; dù gặp phải hoàn cảnh nào, ngươi vẫn sẽ có thể kiên trì thực hiện bổn phận của mình. Bất kể ai hoặc điều gì có thể làm ngươi lạc lối hoặc quấy rầy ngươi, dù tâm trạng tốt hay xấu, thì ngươi vẫn sẽ có thể thực hiện bổn phận một cách bình thường. Bằng cách này, Đức Chúa Trời có thể an tâm về ngươi, và Đức Thánh Linh sẽ có thể khai sáng ngươi trong việc hiểu các nguyên tắc của lẽ thật, và hướng dẫn ngươi bước vào thực tế của lẽ thật, và kết quả là, việc thực hiện bổn phận của ngươi chắc chắn sẽ đạt tiêu chuẩn. Miễn là ngươi chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của ngươi theo cách thực tế, và không hành động một cách láu cá hay dùng chiêu trò, ngươi sẽ trở nên chấp nhận được đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quan sát tâm trí, suy nghĩ và động cơ của con người. Nếu lòng ngươi khao khát lẽ thật và ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật, Đức Chúa Trời sẽ khai sáng và soi sáng ngươi. Trong bất kỳ vấn đề gì, Đức Chúa Trời sẽ khai sáng cho ngươi miễn là ngươi tìm kiếm lẽ thật. Ngài sẽ khiến lòng ngươi sáng tỏ và cho ngươi một con đường thực hành, và việc thực hiện bổn phận của ngươi khi đó sẽ đơm hoa kết trái. Sự khai sáng của Đức Chúa Trời là ân điển và phước lành của Ngài(Khi tin Đức Chúa Trời, điều quan trọng nhất là thực hành và trải nghiệm lời Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi biết được rằng tối thiểu, khi làm bổn phận, người ta phải biết dựa vào lương tâm, rồi khi gặp vấn đề thì phải tích cực và chủ động tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và các nguyên tắc, dốc hết sức mình để tuân thủ các yêu cầu của lời Đức Chúa Trời hầu có thể được Đức Chúa Trời dẫn dắt và từ đó đạt được kết quả tốt trong bổn phận. Có cơ hội giám sát công tác làm video chính là ân điển của Đức Chúa Trời dành cho tôi, tôi phải tận lực vì bổn phận và tiếp tục cải thiện tiến độ và kết quả. Tôi không được chểnh mảng hay bất cẩn trong công tác. Nhận ra thế, tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Trời, con đã thấy khi làm bổn phận, con hay làm lệ thường định sẵn và không cố tiến bộ. Xin Ngài dẫn dắt con để dù gặp bao nhiêu khó khăn, con sẽ cố hết sức để thực hiện bổn phận của mình. Nếu con lại gây cản trở tiến độ công tác, xin Ngài sửa dạy con”. Sau đó, tôi cùng các anh chị em thảo luận về chuyện chúng tôi đã trễ nải và làm dưới sức trong bổn phận, rồi soạn ra kế hoạch mới cho từng video. Chúng tôi cũng cố nghĩ ra những ý tưởng thấu đáo cho việc sản xuất. Có sự cộng tác của tất cả mọi người, việc sản xuất video của chúng tôi đã thành công hơn hẳn trước đây, phong cách cũng đã đa dạng hơn. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời vì kết quả này. Tôi rất vui mừng nhưng cũng thấy có lỗi và tự trách về thái độ trước đây của mình đối với bổn phận. Khi đối chiếu, tôi mới nhận ra trước đây tôi đã cẩu thả đến mức độ nào trong bổn phận. Tôi chẳng hề biết cấp bách, cứ trễ nải, làm việc cho có lệ mà lại tin rằng mình đã tận tụy. Tôi chẳng hề biết mình chút nào. Nếu không bị xử lý lần đó, mà cứ tiếp tục làm bổn phận với thái độ tùy tiện, tự mãn, thì ai biết tôi sẽ gây trì hoãn công tác đến thế nào. Từ đáy lòng tôi cảm thấy lời phê bình của lãnh đạo đến thật đúng lúc. Trong một buổi hội họp sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Thái độ của Nô-ê đối với mạng lệnh của Đấng Tạo Hóa là vâng phục. Ông không hờ hững với nó, và trong lòng ông không có sự chống đối, cũng không có sự thờ ơ. Thay vào đó, ông cần mẫn cố gắng hiểu ý muốn của Đấng Tạo Hóa khi ghi lại từng chi tiết. Khi đã hiểu rõ được ý muốn khẩn thiết của Đức Chúa Trời, ông quyết định tăng tốc để hoàn thành điều mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho ông một cách gấp rút. ‘Một cách gấp rút’, điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể công việc mà trước đây phải mất một tháng, hoàn thành nó có lẽ trước ba hoặc năm ngày so với kế hoạch, không hề chần chừ hoặc trì hoãn một chút nào, mà thúc đẩy toàn bộ dự án tiến tới theo cách tốt nhất mà ông có thể. Đương nhiên, trong khi thực hiện từng công việc, ông sẽ cố gắng hết sức để giảm thiểu tổn thất và sai sót, và không để bất kỳ công việc nào phải bị làm lại; ông cũng sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ và quy trình đúng tiến độ và làm thật tốt, đảm bảo chất lượng. Đây là một biểu hiện thực sự của việc không chần chừ. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để ông có thể không rề rà là gì? (Ông đã nghe lệnh của Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, đó là điều kiện tiên quyết và là bối cảnh cho thành tựu của ông. Giờ thì, tại sao Nô-ê có thể không chần chừ? Một số người nói rằng Nô-ê đã sở hữu sự vâng phục thực sự. Vậy ông sở hữu điều gì mà đã giúp ông đạt được sự vâng phục thực sự như vậy? (Ông lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời.) Đúng vậy! Có tấm lòng nghĩa là như vậy! Những người có tấm lòng có thể lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời; những người không có tấm lòng là những cái vỏ rỗng không, những gã hề, họ không biết lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời: ‘Tôi không quan tâm việc này khẩn cấp đến mức nào đối với Đức Chúa Trời, tôi sẽ làm những gì tôi muốn – trong bất kỳ trường hợp nào, tôi cũng không nhàn rỗi hay lười biếng’. Loại thái độ này, loại tiêu cực này, sự hoàn toàn thiếu chủ động – đây không phải là người lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, họ cũng không hiểu làm thế nào để lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp như vậy, họ có sở hữu đức tin thật không? Chắc chắn là không. Nô-ê đã lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, ông có đức tin thật, và do đó có thể hoàn thành sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời. Và như vậy, chỉ đơn giản tiếp nhận sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời và sẵn lòng nỗ lực đôi chút thì chưa đủ. Ngươi cũng phải lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, dâng trọn mình, và tận tâm – điều đòi hỏi con người phải có lương tâm và ý thức; là điều mà con người phải có, và là điều được tìm thấy ở Nô-ê(Bài bàn thêm 3: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài như thế nào (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Tôi cũng rất xúc động khi đọc đoạn lời Đức Chúa Trời này. Nô-ê đã lắng nghe Đức Chúa Trời, hiểu ý muốn của Ngài, và không hề bỏ bê sự ủy thác từ Đức Chúa Trời. Tôi thấy Nô-ê muốn quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời, và khi Đức Chúa Trời lệnh cho ông xây tàu, ông hiểu được sự cấp thiết trong ý muốn của Đức Chúa Trời, và dốc hết sức vào những gì Đức Chúa Trời xem là cấp thiết nhất. Với mỗi nhiệm vụ, ông đều làm hết sức để tránh trì hoãn, bảo đảm làm hết sức có thể để nó tiến triển. Và trong mọi việc ông làm, ông đều cố hết sức để hạn chế tối đa sai sót và thiệt hại. Thái độ của Nô-ê đối với bổn phận cho thấy ông thật sự quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Trải nghiệm của Nô-ê thật sự khiến tôi có thêm động lực. Nó cũng giúp tôi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời và cho tôi con đường thực hành. Tôi phải như Nô-ê và quan tâm đến ưu tư của Đức Chúa Trời, lên danh sách mọi điều trong công tác của mình, sắp xếp chúng cho hợp lý, và làm hết sức để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi gặp khó khăn trong công tác, tôi có niềm tin để vượt qua và không mắc kẹt trong đó, tin tưởng rằng với Đức Chúa Trời, không gì là không thể. Vậy nên, tôi đã kêu cầu Đức Chúa Trời, xin Ngài cho tôi biết gánh vác thêm trọng trách, hướng dẫn tôi làm tròn bổn phận. Sau đó, chúng tôi thường xuyên tổng kết công tác của mình, nhanh chóng sửa đổi các thiếu sót hay sai lầm, cộng tác với nhau trong bổn phận. Hiệu suất của chúng tôi cũng cải thiện được phần nào.

Một lần nọ, chúng tôi phải làm một dự án hoàn toàn không quen thuộc mà lại phải làm trong khoảng thời gian quá ngắn. Tôi cảm thấy hơi lo, chẳng biết lần này có làm được không nữa. Tôi không nói gì, nhưng trong lòng thấy lo lắm. Tôi nhận ra mình lại quan tâm lợi ích xác thịt rồi, nên đã cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con từng quá cẩu thả khi làm việc. Con chẳng tận tụy với bổn phận và gây trì hoãn tiến độ công tác. Giờ công tác cần con chịu khổ và trả giá, con không được nghĩ đến sự thoải mái bản thân nữa. Xin cho con quyết tâm để chịu khổ và hoàn thành tốt công tác”. Cầu nguyện xong, tôi cảm thấy bình tâm hơn. Tôi sẵn sàng thay đổi thái độ và làm tròn bổn phận. Sau đó, tôi cùng các anh chị em học hỏi các kỹ năng làm video mới, cùng thảo luận dự án với người khác, lên lịch sản xuất theo thời gian đã được chỉ định. Cuối cùng, chúng tôi cũng làm xong video. Nghĩ về những trải nghiệm đó, tôi thấy rằng mình đã quá chiếu lệ trong bổn phận, lại còn gian dối. Trong thời gian đó, tôi đã chịu khổ đôi chút trong bổn phận, nhưng lòng tôi bình yên, cảm thấy thật tuyệt vời. Cuối buổi hội họp hàng tháng, ai cũng thông công về trải nghiệm và thu hoạch của mình. Ai cũng cảm thấy nếu không bị tỉa sửa, không được lời Đức Chúa Trời mặc khải, thì chúng tôi sẽ không thấy lỗi phạm và sự bại hoại của mình, dù có làm việc bao lâu cũng không có tiến bộ gì, vô cùng có ích cho chúng ta, cả trong bổn phận và lối vào sự sống.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger