Phản tỉnh về việc viết bản đánh giá

05/07/2024

Tháng Tư năm ngoái, tôi phụ trách công tác văn bản trong hội thánh. Một hôm, tôi nhận được thư của lãnh đạo cấp trên, yêu cầu tôi viết bản đánh giá về lãnh đạo Lưu Ly, và gửi lại nó trong vòng ba ngày. Trong lòng tôi không thể không suy đoán: Lãnh đạo bảo tôi viết đánh giá về Lưu Ly, có phải vì Lưu Ly không làm công tác thực tế nên sắp bị cách chức? Hoặc có thể chị ấy có những phẩm chất tốt đáng bồi dưỡng, nên cấp trên định đề bạt chị làm bổn phận mới? Nghĩ lại thì Lưu Ly luôn biết gánh trọng trách trong bổn phận, những khi phát hiện ra công việc không hiệu quả, chị ấy có thể giải quyết kịp thời, chỉ là khả năng làm việc hơi kém thôi, khi có quá nhiều việc thì chị ấy sẽ rối lên không biết ưu tiên công việc nào. Trong lòng tôi cứ mãi suy đoán tới lui. Nếu như lãnh đạo định đề bạt, đào tạo chị ấy, mà mình viết nhiều về khuyết điểm của chị, thì liệu lãnh đạo có nói rằng mình thiếu khả năng phân định và không công bằng với mọi người? Sau này lãnh đạo sẽ xem thường mình. Nhưng nếu như… lãnh đạo cấp trên muốn cách chức chị Lưu Ly, mà mình viết nhiều ưu điểm của chị ấy, liệu lãnh đạo cấp trên có cảm thấy mình quá thiếu tố chất, đến mức không viết được một bản đánh giá chính xác? Liệu mình còn được giám sát công tác văn bản không? Lãnh đạo nhất định sẽ có ấn tượng xấu về mình. Nghĩ đến đây, tôi không dám đặt bút viết bản đánh giá.

Ngày hôm sau, cộng sự của Lưu Ly là chị Vương Khiết dự hội họp cùng chúng tôi. Tôi nảy ra ý tưởng muốn dò hỏi chị ấy để moi chút thông tin. Nên tôi hỏi Vương Khiết một câu thăm dò: “Thời gian gần đây chị rất hay hội họp cùng chúng tôi, sao không thấy Lưu Ly nhỉ? Chị ấy bận à?”. Vương Khiết nói: “Chị ấy đang bận công việc khác”. Thấy Vương Khiết nhỏ giọng trả lời câu hỏi của tôi, trong lòng tôi thầm phỏng đoán rằng: “Phải chăng là chị Lưu Ly sắp bị cách chức, Vương Khiết không giúp gì được chị ấy, trong lòng cảm thấy có lỗi nên mới trả lời nhỏ giọng như vậy?”. Nhưng vì không chắc chắn một trăm phần trăm, nên tôi tiếp tục hỏi thêm câu nữa: “Hiện tại chỉ có mình hai chị phụ trách công tác hội thánh, công việc có bận rộn lắm không?”. Nói xong, tôi chú ý đến ánh mắt của chị ấy và cách chị trả lời, cố gắng từ đó mà tìm ra chút manh mối, nhưng cuối cùng vẫn không moi được thông tin nào rõ ràng. Tôi cảm thấy rất lo lắng, vì thời hạn chót để gửi bản đánh giá ngày một đến gần, mà tôi cứ lần lữa, dây dưa mãi, không biết phải viết thế nào cho phải. Cuối cùng, tôi quyết định không viết gì cả, vậy thì lãnh đạo sẽ không phát hiện rằng tôi thiếu khả năng phân định. Nếu lãnh đạo hỏi tại sao tôi lại không viết, tôi sẽ nói dạo này công việc bận quá, không rảnh để viết. Cứ như thế, tôi đã không viết bản đánh giá và cố tránh né vấn đề này. Sau đó, mỗi khi suy nghĩ về chuyện này, tôi lại cảm thấy rất có lỗi. Lãnh đạo yêu cầu tôi đánh giá về Lưu Ly, chủ yếu là để xem xem chị ấy có làm công tác thực tế không, có thể đào tạo hay không. Điều này liên quan trực tiếp đến công tác của hội thánh. Tôi biết được bao nhiêu thì cứ viết bấy nhiêu, một vấn đề đơn giản như vậy, tại sao tôi lại lưỡng lự mãi không chịu viết chứ? Chính xác thì tôi bị bó buộc bởi điều gì? Lúc này, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con quá cẩn trọng và thiếu quyết đoán khi cần viết bản đánh giá. Lòng con nảy sinh nhiều lo lắng và không muốn hợp tác. Con nguyện xin Ngài dẫn dắt con để con hiểu được vấn đề của bản thân”.

Khi tĩnh nguyện, tôi đọc được lời này của Ngài, “Những kẻ địch lại Đấng Christ không có Đức Chúa Trời trong mắt chúng, Ngài không có chỗ trong lòng chúng. Khi gặp Đấng Christ, chúng đối xử với Ngài không khác gì một người bình thường, liên tục hành động theo những biểu hiện và giọng điệu của Ngài, thay đổi thái độ của mình để phù hợp với tình hình, không bao giờ nói những gì thực sự đang xảy ra, không bao giờ nói bất cứ điều gì chân thành, chỉ nói những lời sáo rỗng và học thuyết, cố lừa dối và lừa bịp Đức Chúa Trời thực tế đang đứng trước mắt chúng. Chúng không có chút kính sợ đối với Đức Chúa Trời. Chúng hoàn toàn không có khả năng nói thật lòng với Đức Chúa Trời, không có khả năng nói bất cứ điều gì có thật. Chúng nói giống như một con rắn đang trườn, quanh co và không ngay thẳng. Kiểu cách và phương hướng của lời chúng giống như dây leo quấn quanh cột. Ví dụ như khi ngươi nói ai đó có tố chất tốt và có thể được đề bạt, chúng lập tức nói về việc người đó tốt như thế nào, và người đó thể hiện, tỏ lộ những gì; và nếu ngươi nói ai đó xấu xa, chúng nhanh chóng nói về việc người đó xấu xa và tà ác như thế nào, về việc họ gây nhiễu loạn và gián đoạn trong hội thánh ra sao. Khi ngươi muốn tìm hiểu sự thật về điều gì đó, chúng không có gì để nói; chúng quanh co, đợi ngươi đưa ra kết luận, chú ý nghe ý nghĩa trong lời ngươi, để chúng có thể nói với ngươi điều ngươi muốn nghe. Mọi điều chúng nói đều là xu nịnh, bợ đỡ, và xun xoe; không một lời thật nào phát ra từ miệng chúng. Đây là cách chúng tương tác với mọi người và cách chúng đối xử với Đức Chúa Trời – chúng gian dối như thế đấy. Đây là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ(Mục 10. Họ khinh miệt lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Ngài mặc khải rằng kẻ địch lại Đấng Christ hễ gặp Đấng Christ đều giở trò gian trá, nhằm lấy lòng Ngài và tâng bốc Ngài, hòng đoán được ý Ngài. Họ không nói lời thật lòng trước Đấng Christ, đặc biệt giỏi diễn kịch và lừa dối. Những kẻ này quá dối trá và xấu xa, Đức Chúa Trời ghê tởm họ. Nghĩ lại, dù tôi không trực tiếp tiếp xúc với Đấng Christ, nhưng những gì mà tôi đang làm và khuynh hướng mà tôi đang tỏ lộ giống hệt kẻ địch lại Đấng Christ. Do nhu cầu từ công tác của hội thánh, lãnh đạo muốn tôi viết đánh giá về Lưu Ly, đây thực ra đâu phải chuyện gì phức tạp lắm. Tôi biết bao nhiêu thì cứ viết bấy nhiêu, nói đúng sự thật, đem những gì tôi thấy được viết ra một cách công bằng và khách quan, như vậy là đủ. Vậy mà tôi cứ suy nghĩ phức tạp, đoán ý của lãnh đạo cấp trên, sợ nếu viết không tốt bản đánh giá thì lãnh đạo sẽ nghĩ tôi không biết phân định, có ấn tượng xấu về tôi. Để duy trì hình ảnh và địa vị của mình trong lòng lãnh đạo cấp trên, tôi dò la ý định của lãnh đạo bằng hành động giả vờ quan tâm, thăm hỏi chị em của mình. Nếu lãnh đạo muốn đề bạt Lưu Ly, tôi sẽ chỉ viết những điều tốt, kể thêm nhiều ưu điểm của Lưu Ly. Nếu lãnh đạo muốn cách chức chị ấy, tôi sẽ viết thêm về những khuyết điểm của chị, để lãnh đạo cấp trên đánh giá cao về tôi. Tôi viết đánh giá mà không dựa vào sự thật, cũng không dựa trên các nguyên tắc, thay vào đó lại thăm dò Vương Khiết để đoán ý định của lãnh đạo. Tâm tính mà tôi tỏ lộ giống hệt kẻ địch lại Đấng Christ, quá xảo quyệt và dối trá! Để đoán được những ý định của lãnh đạo cấp trên, tôi đã vòng vo hỏi han Vương Khiết, moi bằng được thông tin từ chị ấy. Tôi đã hành động như một kẻ tiểu nhân, không hề có chút xíu phẩm giá nào. Thực ra, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, chúng ta cần viết bản đánh giá dựa trên sự thật, công bằng, khách quan, trung thực. Nếu ai đó có biểu hiện không tốt mà tôi lại đánh giá tốt về họ, thì lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định sai lầm và dùng sai người, trực tiếp làm gián đoạn và xáo trộn công tác hội thánh, hành ác, chống đối Đức Chúa Trời. Còn nếu như người đó là một người biết tìm kiếm lẽ thật, mà tôi lại đánh giá xấu về họ, thì vậy là bất công với họ, và có thể gây tổn thương cho họ. Nếu vì bản đánh giá không chính xác của tôi mà khiến cho anh chị em bị thuyên chuyển hay cách chức, thì đó chính là hành ác và là xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Trung thực có nghĩa là trao tấm lòng của ngươi cho Đức Chúa Trời, thành thật với Đức Chúa Trời trong mọi việc, cởi mở với Ngài trong mọi việc, không bao giờ che giấu sự thật, không cố dối trên lừa dưới, và không làm những điều chỉ để cầu cạnh ân huệ từ Đức Chúa Trời. Tóm lại, trung thực nghĩa là không có uế tạp trong lời nói và việc làm, và không lừa dối Đức Chúa Trời lẫn con người(Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Ngài không đòi hỏi nhiều ở con người, mà chỉ hy vọng trong hành động và lời nói, chúng ta luôn ngay thẳng, trung thực, có gì nói đó, làm người quang minh chính đại, không nói lời gian dối, làm một người trung thực. Khi viết đánh giá, biết bao nhiêu thì cứ viết bấy nhiêu, nói đúng sự thật, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Có nhiêu đó… mà tôi cũng không làm được. Lãnh đạo cấp trên muốn biết tôi đánh giá như thế nào về Lưu Ly, vậy mà tôi không nói được lời nào thật lòng, lúc nào cũng muốn lừa dối và gian lận, không có chút biểu hiện nào của một người trung thực! Nhận ra điều này, tôi cảm thấy ghê tởm chính mình.

Sau đó, tôi lại đọc lời Đức Chúa Trời, “Kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác là gì? Ví dụ như, khi ngươi đưa ra đánh giá của mình về một người nào đó – điều này liên quan đến việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Ngươi đánh giá họ như thế nào? (Chúng con phải trung thực, hợp lẽ phải và công bằng, và lời nói của chúng con không được dựa trên cảm xúc.) Khi ngươi nói chính xác những gì ngươi nghĩ và chính xác những gì ngươi đã thấy, thì ngươi đang trung thực. Trước hết, việc thực hành trung thực phù hợp với việc đi theo con đường của Đức Chúa Trời. Đây là điều Đức Chúa Trời dạy con người; đây là con đường của Đức Chúa Trời. Con đường của Đức Chúa Trời là gì? Kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trung thực không phải là một phần của việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác ư? Và đó không phải là đi theo con đường của Đức Chúa Trời hay sao? (Phải.) Nếu ngươi không trung thực, thì những gì ngươi đã thấy và những gì ngươi nghĩ không giống với những gì thốt ra từ miệng ngươi. Ai đó hỏi ngươi: ‘Anh có ý kiến thế nào về người đó? Họ có trách nhiệm đối với công tác của hội thánh không?’ và ngươi trả lời: ‘Họ làm tốt lắm. Tinh thần trách nhiệm của họ còn cao hơn tôi, tố chất của họ tốt hơn tôi, và nhân tính của họ cũng tốt nữa. Họ chín chắn và ổn định’. Nhưng đây có phải là điều ngươi đang nghĩ trong lòng không? Điều ngươi thấy thật ra là mặc dù người này quả thật có tố chất, nhưng họ không đáng tin cậy, khá là quỷ quyệt và rất toan tính. Đây là những gì ngươi đang thực sự nghĩ trong đầu, nhưng khi đến lúc phải nói, ngươi chợt nghĩ rằng: ‘Mình không thể nói ra sự thật. Mình không được xúc phạm bất cứ ai’, cho nên ngươi nhanh chóng nói điều gì đó khác, và chọn những điều tốt đẹp để nói về họ, nhưng những điều ngươi nói ra không có điều nào là suy nghĩ thật lòng; tất cả đều là dối trá và giả tạo. Điều này có cho thấy rằng ngươi đi theo con đường của Đức Chúa Trời không? Không. Ngươi đã đi con đường của Sa-tan, con đường của ma quỷ. Con đường của Đức Chúa Trời là gì? Đó là lẽ thật, là nền tảng để căn cứ vào đó con người đối nhân xử thế, và là con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Tuy ngươi đang nói với người khác, nhưng Đức Chúa Trời cũng đang lắng nghe; Ngài đang quan sát lòng ngươi, và dò xét nó. Con người lắng nghe những gì ngươi nói, nhưng Đức Chúa Trời thì dò xét lòng ngươi. Con người có khả năng dò xét lòng dạ của con người không? Cùng lắm, người ta có thể thấy rằng ngươi đang không nói sự thật; họ có thể nhìn thấy những gì trên bề mặt, nhưng chỉ Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấu tận đáy lòng ngươi. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấy ngươi đang nghĩ gì, ngươi đang lên kế hoạch gì, và ngươi có những âm mưu nhỏ nhặt, những cách gian dối và suy nghĩ sục sôi nào trong lòng mình. Khi Đức Chúa Trời thấy rằng ngươi đang không nói sự thật, ý kiến và đánh giá của Ngài về ngươi thế nào? Rằng ngươi đã không đi theo con đường của Đức Chúa Trời trong chuyện này bởi vì ngươi đã không nói sự thật(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời tôi hiểu ra rằng khi viết đánh giá, phải có lòng tôn kính Đức Chúa Trời, chấp nhận sự dò xét của Ngài. Bằng cách này, khi đánh giá một người nào đó, ta sẽ có thể thận trọng hơn và hướng về Ngài, vì ta sợ rằng nếu bản thân có ý định sai trái, khiến cho bản đánh giá được viết không chính xác, không khách quan, thì sẽ xúc phạm Đức Chúa Trời. Ngoài ra, khi viết đánh giá về ai đó, ta nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tập trung tìm kiếm lẽ thật, nguyên tắc, để có thể viết ra chính xác những hiểu biết và quan điểm của mình một cách khách quan nhất có thể, mà không có động cơ cá nhân. Chuyện thế nào thì nói thế ấy, không được thêm bớt, đây là biểu hiện của lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Còn những kẻ không biết kính sợ Đức Chúa Trời thì nói năng và làm theo ý mình. Đôi khi vì lợi ích của bản thân mình mà họ chỉ nói những gì họ muốn, thậm chí có thể đảo ngược trắng đen, bóp méo và xuyên tạc sự thật. Những kẻ như vậy có tâm tính quỷ quyệt, hành động của họ giống hệt như người ngoại đạo, không đáng tin cậy chút nào. Việc viết bản đánh giá chị Lưu Ly đã phơi bày con người tôi. Dù tin Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng khi viết đánh giá, tôi vẫn có ý định xảo quyệt, muốn ngả theo chiều gió, với âm mưu viết ra những gì có lợi cho bản thân, không hề có lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Đây là tâm tính dối trá, khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Nhận ra điều này, tôi biết nếu tiếp tục như thế thì thực sự quá nguy hiểm, Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Đức Chúa Trời soi sáng tôi, dẫn dắt để tôi phản tỉnh và biết mình.

Sau đó, tôi đọc được lời này của Ngài, “Sự tà ác thực sự là gì? Biểu hiện những trạng thái nào ra ngoài thì là tà ác? Dùng cách nói đường đường chính chính để che giấu sự tà ác và những ý định đáng hổ thẹn từ tận sâu trong lòng họ, rồi khiến người khác thấy rằng những lời nói đó là rất tốt, rất quang minh chính đại, rất chính đáng, cuối cùng đạt được mục đích không thể cho ai biết của mình, đây có phải là tâm tính tà ác không? Tại sao gọi là tà ác mà không phải là giả dối? Về mặt tâm tính và thực chất, giả dối vẫn tương đối nhẹ. Tà ác nghiêm trọng hơn giả dối, nó là một biểu hiện nham hiểm và xấu xa hơn giả dối, người bình thường khó có thể nhìn thấu. Chẳng hạn, con rắn đã dùng lời lẽ gì để dụ dỗ Ê-va? Những lời tưởng là đúng nhưng hóa ra là sai, khiến ngươi nghe thấy thì tưởng là đúng và có vẻ là đang suy nghĩ cho ngươi. Ngươi cũng không cảm nhận được có sai lầm hay ác ý nào trong đó, đồng thời cũng khiến ngươi không thể buông bỏ những đề nghị của Sa-tan. Đây chính là ngươi đang bị cám dỗ. Sau khi các ngươi chịu sự cám dỗ và nghe những lời như vậy, ngươi không thể kháng cự sự dụ dỗ, sẽ dễ sa vào cái bẫy đó, như vậy là mục tiêu của nó đã đạt được. Đây gọi là sự tà ác. Con rắn đã dùng cách này để dụ dỗ Ê-va. Đây có phải là một loại tâm tính không? (Thưa, đúng.) Loại tâm tính này đến từ đâu? Nó đến từ con rắn, từ Sa-tan. Trong bản tính của con người luôn có loại tâm tính tà ác này(Chỉ sự tự biết mình mới có lợi cho việc mưu cầu lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời phán, những kẻ ngoài miệng đường hoàng nhưng trong lòng lại đầy thủ đoạn, dùng lời lẽ tốt đẹp để hòng đạt được các mục đích thầm kín của bản thân, thì không chỉ là đang lừa dối, mà còn có tâm tính tà ác. Ngài ghê tởm và ghét nhất những kẻ như vậy. Nghĩ lại trong chuyện viết bản đánh giá lần này, để nhận được sự tán đồng và xem trọng của lãnh đạo, tôi đã suy đoán ý định của lãnh đạo và muốn viết đúng theo ý của chị ấy. Tôi còn giả vờ hỏi han về chị Lưu Ly để thăm dò chút thông tin, hỏi xem chị ấy có bận công việc lắm không vì đã lâu tôi không thấy mặt chị ấy, hỏi hai người họ có đang làm tốt công việc không, và những câu tương tự. Tôi chỉ muốn moi được chút manh mối từ chị Vương Khiết, để biết tình hình của Lưu Ly. Nhìn bề ngoài, tôi có vẻ quan tâm người khác, biết nghĩ đến người khác, nhưng mỗi lời tôi nói đều chứa đựng những mánh khóe xảo quyệt, không hề chân thành đối xử với mọi người. Tôi thật quá sức dối trá, quá sức tà ác. Cách tôi nói chuyện giống như con rắn xưa kia đã cám dỗ Ê-va ăn trái cấm, lời lẽ bề ngoài rất nịnh tai, nhưng thật ra là quỷ quyệt, làm mụ mị và mê hoặc người ta. Bản chất lời nói của tôi giống như con rắn, lời nói, hành động đều rất xảo trá, đều là để lừa gạt người ta, đùa giỡn người ta, thật là tà ác và nham hiểm. Nếu không thay đổi tâm tính này, tôi sẽ phạm tội và xúc phạm Đức Chúa Trời, xúc phạm tâm tính của Ngài. Nhận ra điều này, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, muốn ăn năn và thay đổi, không muốn tiếp tục sống với tâm tính tà ác nữa.

Sau đó… tôi lại đọc lời Đức Chúa Trời, có được con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Vương quốc của Ta cần những người trung thực, những người không đạo đức giả hay giả dối. Chẳng phải những người thật thà và trung thực không được nhiều người thích trên thế gian sao? Ta thì hoàn toàn ngược lại. Những người trung thực được hoan nghênh đến với Ta; Ta hài lòng với loại người này, và Ta cũng cần loại người này. Đây chính là sự công chính của Ta(Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 33, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Làm một người trung thực là một yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Đó là một lẽ thật mà con người phải thực hành. Vậy thì, những nguyên tắc con người nên tuân giữ khi xử sự với Đức Chúa Trời là gì? Hãy chân thành: đây là nguyên tắc cần tuân thủ khi tương tác với Đức Chúa Trời. Đừng theo thói xu nịnh hay nịnh bợ của những người ngoại đạo; Đức Chúa Trời không cần sự nịnh bợ hay xu nịnh của con người. Chỉ cần chân thành là đủ. Và chân thành nghĩa là gì? Điều này nên được đưa vào thực hành như thế nào? (Chỉ cần mở lòng với Đức Chúa Trời, không ngụy trang, giấu giếm hay giữ bất kỳ bí mật nào, gặp gỡ Đức Chúa Trời với tấm lòng trung thực, và thẳng thắn, không có bất kỳ sự giả dối hay thủ đoạn nào.) Đúng vậy. Để được chân thành, trước hết ngươi phải gạt những ham muốn cá nhân của mình sang một bên. Thay vì tập trung vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với ngươi, hãy nói những gì trong lòng ngươi, và đừng ngẫm nghĩ hay suy xét xem những lời của ngươi sẽ có những hậu quả gì; hãy nói bất cứ điều gì ngươi nghĩ, gạt bỏ những động cơ của ngươi, và đừng nói những điều chỉ để đạt được mục tiêu nào đó. Khi ngươi có quá nhiều ý đồ và tạp chất cá nhân, ngươi luôn tính toán cách nói năng, suy xét rằng: ‘Mình nên nói về điều này, và không nên nói điều kia, mình phải cẩn thận với những gì mình nói. Mình sẽ nói theo cách có lợi cho mình, và theo cách che đậy cho những thiếu sót của mình, và sẽ để lại ấn tượng tốt cho Đức Chúa Trời’. Chẳng phải ngươi có động lực sao? Trước khi ngươi mở miệng, tâm trí ngươi chứa đầy những suy nghĩ quanh co, ngươi trau chuốt vài lần những điều ngươi muốn nói, để rồi khi lời nói ra khỏi miệng ngươi, chúng không còn thuần khiết nữa, không có một chút chân thực nào, và chứa đựng những động cơ của riêng ngươi và những mưu đồ của Sa-tan. Đây không phải là chân thành; đây là có động cơ nham hiểm và ý định xấu. Hơn nữa, khi ngươi nói, ngươi luôn hành động theo nét mặt của Đức Chúa Trời và ánh nhìn của Ngài: nếu Ngài có vẻ mặt tích cực, ngươi sẽ tiếp tục nói; nếu không, ngươi kìm lại và không nói gì; nếu ánh nhìn của Đức Chúa Trời không tốt, và có vẻ như Ngài không thích những gì Ngài đang nghe, ngươi sẽ suy nghĩ kỹ và thầm nhủ: ‘Hừm, con sẽ nói điều gì đó khiến Ngài hứng thú, điều làm cho Ngài vui vẻ, điều mà Ngài sẽ thích, và điều khiến Ngài có thiện cảm với con’. Đây có phải là chân thành không? Không phải(Mục 10. Họ khinh miệt lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Ngài, tôi hiểu ra rằng, Ngài yêu những người trung thực. Người trung thực nói chuyện đơn giản, cởi mở trung thực với Ngài và trung thực với mọi người, không lừa dối hay giả vờ, họ nói một là một, hai là hai, thẳng thắn, rõ ràng. Đây chính là những biểu hiện của một người bình thường. Tôi thấy xung quanh mình có khá nhiều anh chị em đang cố gắng trở thành người trung thực. Khi họ nhìn thấy ai làm trái với nguyên tắc của lẽ thật, họ sẽ thông công giúp đỡ hoặc trực tiếp tỉa sửa và xử lý. Họ luôn thẳng thắn với nhau, giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau. Khi gặp gỡ, thông công, họ cũng có thể cởi mở, trông rất tự do, thoải mái. Tôi ghen tị với họ và muốn làm theo lời Đức Chúa Trời để trở thành một người trung thực. Mặc dù có vài điều tôi không thể nhìn thấu, những ý kiến của tôi có thể chưa chính xác cho lắm, nhưng ít nhất lòng tôi không hề gian dối, mà luôn luôn ngay thẳng, đây chính là yếu tố quan trọng nhất. Hiểu được những điều này, lòng tôi sáng tỏ hơn rất nhiều, và tôi cũng đã thấy rõ con đường để thực hành.

Sau đó, tôi viết một bản đánh giá khác về chị lãnh đạo tên Trần Hiểu, tôi nghĩ: “Mình không biết nhiều về chị ấy, nếu như mình viết lời lẽ đánh giá không rõ ràng, lãnh đạo có nói mình không biết phân định và đánh giá thấp mình không? Hay mình viết thêm về những ưu điểm của chị ấy?”. Khi nghĩ như vậy, tôi nhận ra rằng mình lại đang cố chơi trò xảo trá. Viết một bản đánh giá không phải chuyện nhỏ, mà liên quan đến việc đề bạt hoặc cách chức một người. Nói dối trong vấn đề này là xúc phạm Đức Chúa Trời. Tôi không thể chỉ viết dựa theo lợi ích của bản thân, nên vội vàng cầu nguyện và phản bội chính mình. Tôi đọc lời Đức Chúa Trời phán: “Khi nói, ngươi cứ vòng vo, hao tổn biết bao tâm tư và sống mệt mỏi như vậy, tất cả chỉ để bảo vệ danh tiếng và thể diện của ngươi! Đức Chúa Trời có hài lòng với những người hành động như thế không? Đức Chúa Trời khinh ghét những người gian dối hơn hết thảy. Nếu muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sa-tan và đạt được sự cứu rỗi, thì ngươi phải tiếp nhận lẽ thật. Trước hết ngươi phải bắt đầu bằng việc trở nên một người trung thực. Phải thẳng thắn, nói ra sự thật, không để tình cảm bó buộc, bỏ đi kiểu giả vờ và lừa gạt, nói và hành xử theo nguyên tắc, đây là cách sống nhẹ nhàng và vui vẻ, và ngươi sẽ có thể sống trước Đức Chúa Trời(Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật thì mới có thể loại bỏ sự trói buộc của tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Ngài đã chỉ ra cho tôi con đường thực hành. Tôi không thể vì thanh danh và địa vị của bản thân mà viết lời dối trá, đây không phải hình tượng con người chân chính. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải luôn trung thực, luôn mưu cầu sự thành thật bất kể thanh danh và địa vị của mình. Tôi biết bao nhiêu thì cứ viết bấy nhiêu, nếu không biết rõ thì đừng có viết, và đừng quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Thế là, dựa trên thực tế thấy được, tôi viết ra những hiểu biết của mình về Trần Hiểu một cách tuyệt đối khách quan và công bằng, rồi gửi cho lãnh đạo. Sau khi thực hành như vậy, tôi cảm thấy thoải mái và bình yên. Tạ ơn Đức Chúa Trời dẫn dắt!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Thoát khỏi lòng ghen tị

Bởi Claude, Pháp Vào đầu năm 2021, Tôi làm người rao giảng và cộng tác cùng anh Matthew để chủ trì công tác của hội thánh. Tôi chỉ mới bắt...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger