Ai ngăn cản tôi trên con đường đến Thiên quốc? (I)
Tháng Tám năm 2020, một người chị em đã mời tôi dự một cuộc họp trực tuyến về Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng. Bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, tìm kiếm, tìm hiểu, Tôi chắc chắn rằng lời Đức Chúa Trời Toàn Năng là tiếng của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm. Tôi đã rất xúc động, và rất phấn khích. Các anh em của tôi cũng mong chờ sự tái lâm của Chúa. Tôi biết mình phải nhanh chóng báo với họ tin tốt này để họ cũng có thể tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Vì vậy tôi đã rao giảng Phúc Âm cho người anh thứ ba của tôi, và anh ấy đã nói với người anh cả của chúng tôi, lãnh đạo hội thánh, về sự đến của Đức Chúa Jêsus. Thật không ngờ, sau khi anh cả biết chuyện, anh ấy đã vội đến nhà tôi tối hôm đó… “Hằng Tâm, em nói Đức Chúa Jêsus đã tái lâm và đang làm một giai đoạn công tác mới sao? Sao có thể như thế được? Đức Chúa Jêsus đã tha thứ cho tội lỗi cho chúng ta. Khi Ngài trở lại, Ngài sẽ trực tiếp cất chúng ta lên vương quốc thiên đàng. Làm sao Ngài có thể làm công tác mới được chứ?”. “Anh à, anh đừng tức giận với em. Mặc dù Đức Chúa Jêsus đã tha thứ cho tội lỗi cho chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phạm tội, và bản tính tội lỗi của chúng ta vẫn còn đó. Đức Chúa Trời phán: ‘Các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh’ (Lê-vi 11:45). Anh, chúng ta không thể thấy được Chúa nếu không thánh khiết, và không thể bước vào vương quốc thiên đàng nếu chưa được gột sạch tội lỗi. Chúng ta vẫn cần Đức Chúa Trời thực hiện công tác phán xét để loại bỏ bản tính tội lỗi của chúng ta và giải quyết tận gốc vấn đề tội lỗi –” “Đức Chúa Jêsus đã bị đóng đinh để chịu mọi tội lỗi cho chúng ta. Chúa không còn xem chúng ta là tội nhân nữa. Em nói chúng ta chưa được làm tinh sạch, nhưng đó là ý nghĩ của em thôi. Kinh Thánh không có nói vậy. Em không biết Kinh Thánh nói gì sao? ‘Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi’ (Rô-ma 10:10). Chẳng phải chúng ta đã được cứu rỗi nhờ tin vào Chúa sao? Tại sao Chúa vẫn cần thực hiện công tác mới?”. “Anh à, điều anh vừa nói là lời của Phao-lô, chứ không phải lời Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus chưa bao giờ nói những ai được cứu rỗi bởi đức tin có thể bước vào vương quốc thiên đàng cả. Đức Chúa Jêsus nói rất rõ ai là người có thể vào vương quốc thiên đàng. ‘Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi’ (Ma-thi-ơ 7:21). Anh, chúng ta phải thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời và làm theo lời Đức Chúa Trời để bước vào vương quốc thiên đàng. Chúng ta có đáp ứng được tiêu chuẩn này không? Chúng ta vẫn thường phạm tội, và không thể thực hiện lời Chúa. Đức Chúa Jêsus yêu cầu chúng ta phải yêu thương hàng xóm như chính mình. Chúng ta có làm được như vậy không? Không những chúng ta không thể yêu thương họ, mà còn ghen tị, ghét họ và thường sống trong tội lỗi. Chúng ta không đủ tiêu chuẩn bước vào vương quốc thiên đàng. Đây là lý do Đức Chúa Trời tái lâm trong thời kỳ sau rốt để phán và làm công tác phán xét. Ngài làm vậy để loại bỏ bản tính tội lỗi của con người, giải quyết tận gốc vấn đề tội lỗi của chúng ta, làm tinh sạch và cứu rỗi triệt để con người. Chính Đức Chúa Jêsus đã tiên tri: ‘Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng’ (Giăng 12:48). ‘Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời’ (1 Phi-e-rơ 4:17)”. “Đủ rồi! Em nói có một giai đoạn công tác nữa khi Chúa tái lâm. Vậy chẳng phải nghĩa là công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus là vô nghĩa sao? Chẳng phải nó là vô ích sao?”. Sau khi nghe anh tôi nói, tôi thấy có chút lo lắng. Làm sao tôi có thể thông công để anh ấy hiểu được công tác của Đức Chúa Trời và loại bỏ những quan niệm của anh ấy đây? Đúng lúc đó, tôi đã nhớ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Mặc dù Jêsus đã làm nhiều công tác giữa con người, nhưng Ngài chỉ hoàn thành việc cứu chuộc toàn thể nhân loại và trở thành của lễ chuộc tội cho con người; Ngài vẫn chưa loại bỏ khỏi con người tất cả những tâm tính bại hoại của họ. Để hoàn toàn cứu rỗi con người khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, không chỉ cần Jêsus trở thành của lễ chuộc tội và gánh lấy những tội lỗi của con người, mà còn cần Đức Chúa Trời làm công tác vĩ đại hơn nữa để hoàn toàn loại bỏ khỏi con người tâm tính Sa-tan bại hoại của họ. Và vì thế, khi con người đã được tha thứ tội lỗi, Đức Chúa Trời đã trở lại xác thịt để dẫn dắt con người vào thời đại mới, và bắt đầu công tác của hình phạt và sự phán xét. Công tác này đã đưa con người vào một cõi cao hơn. Tất cả những ai quy phục dưới sự thống trị của Ngài sẽ được hưởng lẽ thật cao hơn và nhận lãnh những phước lành lớn hơn. Họ sẽ thực sự sống trong sự sáng, và họ sẽ đạt được lẽ thật, đường đi, và sự sống” (Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời khiến lòng tôi sáng tỏ. Tôi nói với anh mình: “Việc Đức Chúa Trời tái lâm trong thời kỳ sau rốt để làm công tác phán xét không có nghĩa là công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus là vô nghĩa. Đức Chúa Jêsus đã tha thứ cho tội lỗi của con người để họ không còn bị luật pháp lên án và xử tử nữa, nhưng Đức Chúa Jêsus chỉ làm công tác cứu chuộc, chứ không làm công tác làm tinh sạch và cứu rỗi con người. Chúng ta đều vẫn đang sống trong tội lỗi. Không có công tác phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, chúng ta không thể thoát khỏi tội lỗi và vào vương quốc của Đức Chúa Trời”. Khi thấy không thể bác lại tôi, anh ấy tức giận nói: “Em mới tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng được một thời gian ngắn, nhưng đã biết được rất nhiều. Anh có nói gì, em cũng có thể bác lại anh, nên anh chẳng thể nói được gì với em cả!”. Sau đó, anh ấy tức giận bỏ đi. Tôi đã nghĩ: “Anh ấy tin vào Chúa và ngày nào cũng khao khát sự đến của Chúa, vậy tại sao sau khi nghe Chúa tái lâm, anh ấy lại không những không tìm hiểu, mà thực tế còn nổi giận như thế? Có lẽ, vì anh ấy có quá nhiều quan niệm tôn giáo, anh ấy không thể tiếp nhận ngay được. Mình phải tìm cơ hội khác để thông công với anh ấy”.
Không lâu sau, chị dâu thứ hai của tôi đến nhà tôi sau khi biết tôi đã tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng… “Hằng Tâm, em tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, em cầu nguyện đến cái danh đó chứ không phải danh Chúa. Đó là đang phản bội Chúa và trở thành một kẻ bội giáo”. “Chị à, chị nói vậy là vì chị vẫn chưa hiểu. Chị chưa đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, và không biết Ngài chính là Đức Chúa Jêsus tái lâm. Đức Chúa Trời Toàn Năng và Đức Chúa Jêsus là Thần và cũng là Đức Chúa Trời duy nhất. Đức Chúa Trời chỉ dùng các danh khác nhau trong các thời đại khác nhau. Trong Thời đại Luật pháp, danh của Đức Chúa Trời là Giê-hô-va, nhưng trong Thời đại Ân điển, danh của Đức Chúa Trời là Jêsus. Danh Đức Chúa Trời đã thay đổi, nhưng chị có thể nói là Đức Chúa Jêsus và Giê-hô-va không phải là cùng một Đức Chúa Trời không? Chị có thể nói rằng tin vào Đức Chúa Jêsus là phản bội Giê-hô-va Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Chúa Jêsus, và Giê-hô-va là Đức Chúa Trời duy nhất. Lại đây, em sẽ cho mọi người xem một video, và mọi người sẽ hiểu”. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ta đã từng được biết đến là Đức Giê-hô-va. Ta cũng đã được gọi là Đấng Mê-si, và mọi người đã từng gọi Ta là Jêsus Đấng Cứu thế với tình yêu thương và sự quý trọng. Tuy nhiên, ngày nay Ta không còn là Đức Giê-hô-va hay Jêsus mà mọi người đã biết trong quá khứ nữa; Ta là Đức Chúa Trời, Đấng đã trở lại trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt thời đại. Ta chính là Đức Chúa Trời trỗi dậy từ địa cực, đầy đủ toàn bộ tâm tính của Ta, và đầy thẩm quyền, danh dự và vinh hiển. Mọi người chưa từng tiếp xúc với Ta, chưa từng biết đến Ta, và vẫn luôn không biết gì về tâm tính của Ta. Từ lúc sáng thế cho đến ngày nay, không một ai từng nhìn thấy Ta. Đây là Đức Chúa Trời, Đấng hiện ra cho con người trong thời kỳ sau rốt nhưng lại ẩn giấu giữa con người. Ngài cư ngụ giữa con người, chân thực và thực tế, như mặt trời thiêu đốt và ngọn lửa cháy rực, đầy dẫy quyền năng và tràn đầy thẩm quyền. Sẽ không có một người hay một vật gì không bị phán xét bởi những lời của Ta, và sẽ không có một người hay một vật gì không được làm cho thanh sạch thông qua sự thiêu đốt của ngọn lửa. Cuối cùng, mọi quốc gia sẽ được phước nhờ những lời của Ta, và cũng bị đập tan thành từng mảnh vì những lời của Ta. Theo cách này, tất cả mọi người trong thời kỳ sau rốt sẽ thấy rằng Ta là Đấng Cứu Thế tái lâm, và rằng ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng chinh phục toàn thể nhân loại. Và tất cả sẽ thấy rằng Ta đã từng là của lễ chuộc tội cho con người, nhưng trong thời kỳ sau rốt Ta còn trở thành những tia mặt trời thiêu đốt mọi thứ, cũng như là Mặt Trời công chính phơi bày muôn vật. Đây là công tác của Ta trong thời kỳ sau rốt. Ta đã lấy danh này và sở hữu tâm tính này hầu cho tất cả mọi người có thể thấy rằng Ta là một Đức Chúa Trời công chính, mặt trời thiêu đốt, ngọn lửa cháy rực, và hầu cho tất cả có thể thờ phượng Ta, Đức Chúa Trời có một và thật, và hầu cho họ có thể nhìn thấy dung nhan thật của Ta: Ta không chỉ là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, và Ta không chỉ là Đấng Cứu Chuộc; mà Ta là Đức Chúa Trời của mọi tạo vật trên khắp các từng trời, đất và biển” (Đấng Cứu Thế đã trở lại trên một “đám mây trắng”, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã thông công với các chị dâu của tôi: “Danh Đức Chúa Trời thay đổi theo thời đại và giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lấy các danh khác nhau trong các thời đại khác nhau, mỗi danh mỗi thời đại, và mỗi danh đều đại diện cho công tác của Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại. Trong Thời đại Luật Pháp, Đức Chúa Trời ban hành luật pháp dưới danh ‘Đức Giê-hô-va’ và dạy loài người sống trên đất. Trong Thời đại Ân điển, Thần của Đức Chúa Trời đã nhập thể làm Đức Chúa Jêsus và thực hiện công tác cứu chuộc cho nhân loại. Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đến nhập thể làm Đức Chúa Trời Toàn Năng để bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch con người. Bề ngoài, danh và công tác của Đức Chúa Trời đã thay đổi, nhưng thực chất của Đức Chúa Trời là bất biến. Đó vẫn luôn là cùng một Đức Chúa Trời đang công tác để cứu rỗi nhân loại”. Tôi cũng cho họ một vị dụ. Có người có thể làm trong bệnh viện, và mọi người đều gọi ông ta là “bác sĩ”, nhưng một ngày nọ, ông ta quyết định dạy học, thì mọi người sẽ gọi ông ta là “giáo viên”, và sau đó, ông ta đi rao giảng ở một hội thánh, người khác lại gọi ông ta là “mục sư”. Thấy không? Công việc của ông ta thay đổi, thì người khác cũng gọi ông ta khác đi, nhưng ông ta vẫn chỉ là cùng một người. Đó vẫn là ông ấy. Cũng giống như thế, Đức Chúa Trời dùng các danh khác nhau trong các thời đại khác nhau, nhưng thực chất và thân phận của Đức Chúa Trời không thay đổi, và Ngài vẫn là cùng một Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện với danh Đức Chúa Trời Toàn Năng, không phải chúng ta đang phản bội Chúa và phản giáo, mà là đang nghênh tiếp Chúa và đi theo bước chân của Ngài. Khi tôi đang nói, anh cả và anh thứ ba của tôi đột nhiên đến. Anh cả tôi đã tức giận ngắt lời tôi. “Đừng nói với nó nữa. Không cãi thắng được nó đâu. Dù có nói gì, nó cũng có câu trả lời, vậy thì nói làm gì?”. “Hằng Tâm, em tin sai rồi, đã đến lúc dừng lại rồi đó”. “Em nói Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đức Chúa Jêsus tái lâm, thì em đi mà rao giảng với mục sư đi. Nếu mục sư nói đây là con đường thật, thì chúng ta sẽ cùng nhau tin, nhưng nếu không, thì hãy quay về hội thánh và cùng tin với tụi chị. Mọi người đều là anh em ruột thịt. Mỗi người không thể đi con đường riêng được”. Khi thấy các anh và chị dâu của tôi đều tôn thờ mục sư, tôi đã nói với họ rằng: “Các tín hữu chúng ta nên vâng phục và tôn vinh Đức Chúa Trời hơn tất thảy. Chúng ta không thể mù quáng nghe theo những gì người khác nói. Đặc biệt là khi nhắc đến chuyện nghênh tiếp Chúa, chúng ta không thể để mục sư quyết định. Đức Chúa Jêsus nói chiên của Đức Chúa Trời nghe thấy tiếng Ngài. Chúng ta nên tập trung lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời để có thể nghênh tiếp Chúa”. Tôi cũng nói với họ: “Khi Đức Chúa Jêsus đến công tác, những người theo đạo Do Thái đã không tìm kiếm để nghe tiếng Đức Chúa Trời. Họ đã mù quáng đi theo những người Pha-ri-si chống đối và lên án Đức Chúa Jêsus. Kết quả là, họ đã đánh mất sự cứu rỗi của Chúa. Đây là bài học cho chúng ta”. Nhưng dù tôi có nói gì, các anh chị của tôi cũng không chịu nghe, và họ cứ khăng khăng rằng mục sư không thể sai được. Thấy thái độ của họ, tôi nghĩ: “Họ tôn thờ mục sư quá đến nỗi nếu mục sư chấp nhận thì họ mới có thể tiếp nhận chuyện này”.
Một ngày nọ, vào tháng Một năm 2021, mục sư và các lãnh đạo đã đến nhà tôi, và tôi đã tận dụng cơ hội đó để rao giảng Phúc Âm với họ. “Ma-thi-ơ 24:37 nói: ‘Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy’. Và 24:44 nói: ‘Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ’. Lu-ca 17:24-25 nói: ‘Vì như chớp nháng lòe từ dưới phương trời nầy đến dưới phương trời kia, thì Con người trong ngày Ngài cũng như vậy. Nhưng Ngài trước phải chịu đau đớn nhiều, và bị dòng dõi nầy bỏ ra’. Lời tiên tri này đề cập đến ‘Sự đến của Con người’ và ‘Con người đến’. Vậy ai là Con người? Con người ám chỉ sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus là Con người vì Ngài là sự nhập thể của Thần của Đức Chúa Trời. Một linh hồn không thể gọi là Con người được. Vì vậy, lời tiên tri nói rằng Chúa sẽ tái lâm làm Con người trong thời kỳ sau rốt, nghĩa là Ngài sẽ đến nhập thể. Nếu linh thể của Đức Chúa Jêsus sau khi phục sinh ngự mây mà xuống và xuất hiện trước tất cả mọi người với vinh quang vĩ đại, thì ai dám chống đối hay lên án Ngài nữa? Nhưng Đức Chúa Jêsus đã phán: ‘Ngài trước phải chịu đau đớn nhiều, và bị dòng dõi nầy bỏ ra’. Làm thế nào lời tiên tri này ứng nghiệm được? Chỉ khi Đức Chúa Trời đến nhập thể làm Con người, xuất hiện như một người tầm thường và bình thường, trong hình thể mọi người không nhận ra, thì Ngài mới có thể bị lên án và chối bỏ. Do đó, theo lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus, Chúa sẽ tái lâm nhập thể vào thời kỳ sau rốt, và đây là điều cực kỳ chắc chắn”. “Những câu Kinh Thánh này đề cập đến ‘Con người’, và nó ám chỉ Đức Chúa Jêsus”. “Anh Hàn, Đức Chúa Jêsus nói rất rõ. Đây là những lời tiên tri về sự tái lâm của Chúa, chứ không phải Đức Chúa Jêsus”. “Kinh Thánh cũng nói rõ: ‘Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống’ (Ma-thi-ơ 24:30). Chúa sẽ tái lâm trên một đám mây, nhưng cậu nói Ngài sẽ đến nhập thể. Vậy không phải là mâu thuẫn sao? Chúng ta đang chờ Đức Chúa Jêsus ngự mây mà đến. Bây giờ, thời điểm điểm đó đã gần kề, đủ mọi loại thảm họa đã xuất hiện, và Chúa sắp ngự mây đến đưa chúng ta vào vương quốc thiên đàng. Sau bao năm tin vào Chúa, cậu đã gần đến đích rồi, vậy mà, cậu lại định từ bỏ hết sao”. “Mục sư Vương, lời tiên tri mà ông vừa nhắc đến cũng đúng, Nhưng sự nhập thể của Đức Chúa Trời không không mâu thuẫn với việc Ngài đến trên đám mây. Lúc đầu tôi cũng không hiểu câu hỏi này. Sau đó, sau khi đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi nhận ra việc tái lâm của Chúa xảy ra trong hai bước. Đầu tiên, Ngài bí mật đến làm Con người để bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét, rồi sau khi lập nên một nhóm những người đắc thắng, Đức Chúa Trời sẽ cho thảm họa xuống để thưởng thiện và phạt ác. Sau các thảm họa, Đức Chúa Trời sẽ ngự mây xuống và xuất hiện công khai trước tất cả chúng ta. Lúc đó, tất cả những ai chống đối và lên án Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ khóc lóc và nghiến răng, điều này hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri về Chúa đến trên đám mây: ‘Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cùng trông thấy; hết thảy các chi họ trong thế gian sẽ than khóc vì cớ Ngài’ (Khải Huyền 1:7)”. Lúc đó, vị mục sư và những người khác đều ngạc nhiên và im lặng. Tôi đã đọc cho họ nghe một đoạn lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Khi các ngươi nhìn thấy tận mắt Jêsus giáng thế từ trời trên một đám mây trắng, đây sẽ là sự xuất hiện công khai của Mặt Trời của sự công chính. Có lẽ đó sẽ là thời điểm vô cùng phấn khích của các ngươi, nhưng các ngươi cần biết rằng thời điểm các ngươi chứng kiến Jêsus giáng thế từ trời cũng là lúc các ngươi xuống địa ngục để chịu trừng phạt. Đó sẽ là thời điểm kết thúc kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, và nó sẽ là khi Đức Chúa Trời ban thưởng cho người tốt và trừng phạt kẻ xấu. Vì sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ kết thúc trước khi loài người nhìn thấy các dấu lạ, khi chỉ còn sự bày tỏ của lẽ thật. Những người chấp nhận lẽ thật và không tìm kiếm các dấu lạ, và do đó đã được tinh sạch, sẽ trở lại trước ngai của Đức Chúa Trời và bước vào vòng tay của Đấng Tạo Hóa. Chỉ những người cố chấp với niềm tin rằng ‘Jêsus không cưỡi trên một đám mây trắng là Chirst giả’ sẽ phải chịu sự trừng phạt đời đời, bởi vì họ chỉ tin vào Jêsus là Đấng biểu lộ các dấu kỳ, mà không thừa nhận Jêsus là Đấng tuyên bố sự phán xét nghiêm khắc và ban ra con đường thật và sự sống. Và vì vậy chỉ có thể là Jêsus sẽ giải quyết họ khi Ngài công khai tái lâm trên một đám mây trắng. Họ quá ngang bướng, quá tự tin vào bản thân, và quá kiêu ngạo. Làm sao những kẻ suy đồi như vậy có thể được Jêsus ban thưởng? Sự tái lâm của Jêsus là sự cứu rỗi vĩ đại cho những người có khả năng chấp nhận lẽ thật, nhưng với những người không thể chấp nhận lẽ thật, đó là dấu hiệu của sự đoán phạt. Các ngươi nên chọn con đường của riêng mình, và không nên báng bổ Đức Thánh Linh và bác bỏ lẽ thật. Các ngươi không nên là kẻ ngốc nghếch và kiêu ngạo, mà hãy là người vâng phục sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh và mong mỏi, tìm kiếm lẽ thật; chỉ có cách này các ngươi mới được lợi” (Khi ngươi thấy được thân thể thuộc linh của Jêsus, Đức Chúa Trời đã làm mới lại trời đất, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tất cả những người có mặt ở đó đều sững sờ khi nghe được những lời đầy thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Sau một hồi, mục sự nói. “Cậu mới nói đây là những lời mới của Đức Chúa Trời sao? Điều đó không đúng. Lời Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, và không có lời nào của Đức Chúa Trời nằm ngoài Kinh Thánh cả. Nếu có, thì chúng là phần bổ sung cho Kinh Thánh. Sách Khải huyền có tuyên bố rõ: ‘Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Ðức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Ðức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy’ (Khải Huyền 22:18-19)”. “Mục sư Vương, khi nói không được thêm hay bớt gì, là cảnh bảo mọi người không được tùy tiện thêm hay xóa những lời tiên tri trong Sách Khải huyền, chứ không có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ không phán thêm các lời mới nữa. Chính Đức Chúa Jêsus cũng đã nói: ‘Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật’ (Giăng 16:12-13). Đức Chúa Jêsus đã nói rất rõ, khi Ngài tái lâm trong thời kỳ sau rốt, Ngài sẽ bày tỏ nhiều lời để dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật. Theo như hiểu biết của ông, khi Đức Chúa Trời tái lâm vào thời kỳ sau rốt, Ngài sẽ không phán và công tác nữa. Vậy thì những lời này của Đức Chúa Jêsus sẽ được ứng nghiệm và hoàn thành như thế nào? Đức Chúa Trời là lẽ thật, là nguồn sống, là suối nguồn sự sống vĩnh hằng. Ông giới hạn lời và công tác của Đức Chúa Trời chỉ nằm trong Kinh Thánh, như thể Đức Chúa Trời chỉ có thể nói những lời đó trong Kinh Thánh. Vậy chẳng phải điều này là giới hạn và xem thường Đức Chúa Trời sao?”. Sau khi nghe tôi nói, mục sư Vương không nói gì nữa. Tôi nghĩ: “Mình từng tôn thờ các mục sư. Mình nghĩ họ biết rõ Kinh Thánh và có hiểu biết về Đức Chúa Jêsus. Nhưng ngạc nhiên thay, họ không hiểu Kinh Thánh, và họ thậm chí còn giới hạn công tác của Đức Chúa Trời”. Tôi đã rất thất vọng.
Sau vài lần tranh cãi, mục sư thấy tôi vẫn vững tin, do đó ông ta đã dùng nhiều lời ngụy biện để làm tôi bối rối, tôi đã dùng lời Đức Chúa Trời để bác lại tất cả, và làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, nhưng họ không hề lắng nghe. Cuối cuộc tranh cãi, khi mục sư Vương thấy không thể bác lại tôi, ông ta không nói gì nữa. Sau đó ông Hàn, người cùng đi với mục sư, đã nói với tôi: “Hằng Tâm, chúng tôi muốn cậu đừng tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng nữa, vì chúng tôi đang chịu trách nhiệm cho cuộc sống của cậu. Chúng tôi làm vậy là vì tình yêu thương. Chúng tôi sợ cậu sẽ đi sai đường. Người hiểu Kinh Thánh như cậu nên làm lãnh đạo trong hội thánh và hợp tác với chúng tôi. Như vậy sẽ thật tuyệt vời”. Khi nghe ông ta nói vậy, tôi đã nhớ đến những lời của ác quỷ cám dỗ Đức Chúa Jêsus trong Kinh Thánh: “Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy” (Ma-thi-ơ 4:8-9). Việc họ yêu cầu tôi trở thành lãnh đạo trong hội thánh là sự cám dỗ của ác quỷ. Họ nghĩ nếu lấy danh tiếng và địa vị dụ được tôi, thì tôi sẽ đi theo họ. Danh tiếng và địa vị vô cùng quan trọng với họ! Họ đã nghe tin Chúa đến, nhưng thay vì tìm kiếm và tìm hiểu, họ đã cố dụ tôi tránh xa con đường thật. Thật là quá quỷ quyệt! Vì vậy, tôi đã từ chối họ. “Tôi sẽ không quay lại hội thánh đó. Giờ đây, Đức Chúa Jêsus đã tái lâm làm công tác mới. Ngài không còn công tác trong các hội thánh ở Thời đại Ân điển nữa. Vậy tôi đến hội thánh đó thì có gì tốt chứ? Chúng ta nên tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời, nếu không chúng ta sẽ bị Chúa bỏ rơi và loại bỏ. Cũng giống như khi Đức Chúa Jêsus đến công tác. Các môn đồ đã nghe được những lời của Đức Chúa Jêsus, nhận ra tiếng Chúa, đi theo Chúa và đạt được sự cứu rỗi của Chúa, và những người tuân giữ luật pháp trong đền thờ đã bị Chúa bỏ rơi và loại bỏ. Hầu hết tất cả các bạn đều biết sự thật này. Chúa đã tái lâm trong thời kỳ sau rốt. Nếu không lắng nghe tiếng Ngài, thì làm sao chúng ta có thể nghênh tiếp Ngài? Đức Chúa Jêsus phán: ‘Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta’ (Giăng 10:27). Khải huyền cũng tiên tri rằng: ‘Ai có tai, hãy nghe lời Ðức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh’ (Khải Huyền Chương 2, 3). ‘Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta’ (Khải Huyền 3:20). Mục sư Vương, trong việc nghênh tiếp Chúa, điều quan trọng nhất là chú ý lắng nghe tiếng Chúa. Nếu ai đó làm chứng Ngài đã tái lâm, chúng ta phải gạt các quan niệm của mình sang một bên, để tìm kiếm và tìm hiểu. Nếu không, chúng ta sẽ không thể nghênh tiếp Chúa và bước vào vương quốc thiên đàng”. “Chúng ta không cần chú ý lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời, mà chỉ cần chờ Chúa đến trên một đám mây và đưa chúng ta vào vương quốc. Nếu đến ngày Đức Chúa Jêsus ngự trên mây xuống, mà chúng tôi là những người phải khóc lóc và nghiến răng, thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng tôi phải nói rõ với cậu. Nếu cậu tin sai và đi sai đường, thì đừng đổ lỗi cho chúng tôi. Nếu bây giờ cậu muốn quay đầu là bờ, thì vẫn có thể quay lại hội thánh. Tôi sẽ cho cậu thêm vài ngày nữa để suy nghĩ về chuyện này. Trong vòng bảy ngày, hãy đến hội thánh và cho tôi câu trả lời. Và tôi cảnh báo cậu, cậu không được phép rao giảng Phúc Âm của cậu trong hội thánh. Nếu ai đó trong hội thánh bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng vì cậu, tôi sẽ khiến cậu trả giá!”. Sau khi mục sư nói xong, ông ta đã nói với gia đình tôi: “Chúng tôi đã nói rất nhiều, nhưng cậu ta không nghe. Các người là người nhà, nên cố mà thuyết phục cậu ta đi”. Sau đó, ông mục sư hậm hực bỏ đi.
Gia đình tôi rất tức giận khi thấy tôi không nghe lời mục sư, nên họ đều đến la mắng tôi, và anh hai tôi thậm chí còn dọa đánh tôi. “Tụi tao gọi mục sư đến, rồi mày làm mất mặt tụi tao. Mục sư đã nói rất nhiều nhưng mày lại không nghe, và vẫn khăng khăng tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng. Vậy thì tao sẽ đánh chết mày!”. “Anh à, em làm gì sai mà anh muốn đánh em? Chúa đã đến, em chỉ nghe tiếng Chúa và nghênh tiếp Ngài. Sao mọi người lại đối xử với em như vậy? Các anh có còn là người tin vào Đức Chúa Trời không?”. “Mày thậm chí còn không nghe lời mục sư. Mày bị sao vậy hả?”. “Anh tin vào Đức Chúa Trời hay tin vào mục sư? Chỉ vì em tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, mục sư đã ngăn cản và quấy phá em như vậy. Em nghĩ ông mục sư và các lãnh đạo đó là những người Pha-ri-si giả hình. Giờ Đức Chúa Trời đã tái lâm, Ngài đang thực hiện công tác mới, và đã bày tỏ rất nhiều lẽ thật, nhưng họ lại không tìm kiếm và tìm hiểu, mà lại ngăn cản người khác nghênh tiếp Chúa. Họ thậm chí còn dùng địa vị để dụ dỗ em rời xa con đường thật, nói là vì cuộc sống của em. Chẳng phải đó là nói dối sao? Họ muốn lừa gạt em và hủy hoại em! Đức Chúa Jêsus đã vạch trần những người Pha-ri-si rằng: ‘Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta; các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở. … Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi’ (Ma-thi-ơ 23:13, 15). Mục sự, các lãnh đạo và những người Pha-ri-si khác nhau chỗ nào chứ? Sao các anh có thể đứng về phía họ được?”. “Nếu mục sư khai trừ mày, tụi tao cũng không quan tâm nữa, và mày sống hay chết tụi tao cũng không quan tâm. Trả lại tiền mày nợ tụi tao đi. Tụi tao muốn mày trả lại trong hai tuần nữa”.
Tôi rất buồn khi thấy họ nhẫn tâm như vậy. Khi họ gặp rắc rối, tôi đã cố hết sức để giúp đỡ họ, vậy mà giờ họ lại đối xử với tôi như thế. Sao anh em tốt ngày xưa giờ lại thành ra thế này chứ? Những người này là người nhà của tôi sao? Đêm đó, tôi nằm mà không ngủ được. Nghĩ đến chuyện đó, tôi đau đớn đến nỗi không cầm được nước mắt. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài ban cho tôi đức tin và dẫn dắt tôi hiểu ý muốn của Ngài để tôi biết cách trải nghiệm hoàn cảnh này. Tôi nhớ Đức Chúa Jêsus từng phán: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm dáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình” (Ma-thi-ơ 10:34-36). “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi” (Giăng 15:18). Lời Chúa là thật, và những lời tiên tri của Chúa đã ứng nghiệm. Chỉ vì tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, mục sư và các anh tôi đã cố ngăn cản và bách hại tôi. Họ không ghét tôi, họ ghét Đức Chúa Trời. Sau khi nghĩ về những điều đã xảy ra trong những ngày đó, tôi đã cảm tạ Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi vượt qua sự quấy phá và ngăn cản của mục sư cũng như gia đình, và cũng cho tôi chút khả năng nhận định về họ.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?