Suy ngẫm của một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

24/03/2024

Tháng 6 năm 2013, kỳ kinh của tôi kéo dài hơn mười ngày không dứt, đôi khi còn có cục máu đông lớn chảy ra. Lúc đó, thỉnh thoảng tôi chỉ thấy hơi đau ở bụng dưới bên phải, nên cũng không nghĩ ngợi gì nhiều. Thế nhưng đến kỳ kinh của tháng tiếp theo, các cục máu đông ngày càng lớn và số lượng ngày càng tăng. Tôi thấy hơi sợ nên bèn đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ bảo tôi về nhà chờ báo kết quả. Ai ngờ ngay ngày hôm sau, tôi bỗng dưng bị chảy máu liên tục. Loại thuốc cầm máu tốt nhất cũng chỉ có thể cầm cự tạm thời, sau khi thuốc tan thì máu liền tiếp tục chảy. Vì mất máu quá nhiều nên toàn thân tôi toát mồ hôi lạnh. Lúc đó tôi đang ở nhà một mình, nên nghĩ bụng: “Máu cứ chảy nhiều thế này, lỡ mình chết luôn thì tính sao?”. Tôi vội cầm điện thoại gọi cho chị gái, sau đó nằm phịch xuống giường và không còn cử động được nữa. Chị gái nhanh chóng gọi xe cấp cứu, đưa tôi đến bệnh viện. Lúc đó, toàn thân tôi trắng bệch vì mất máu quá nhiều, đôi môi tím tái, còn khuôn mặt thì xanh xao như tử thi. Tôi ớn lạnh khắp người, cần được truyền máu gấp, nhưng bệnh viện đã hết huyết tương dự trữ và đến một giờ sáng mới có huyết tương mới. Nghe tin bệnh viện hết huyết tương, tôi kinh hãi nghĩ thầm: “Còn tám tiếng nữa mới đến một giờ sáng, sao mình có thể cầm cự đến lúc đó đây? Máu trong người đã chảy gần hết rồi, giờ còn đợi thêm tám tiếng, chẳng phải mình sẽ chết chắc sao? Mình vẫn còn quá trẻ, nếu chết đi, mình sẽ không còn cơ hội nhìn ngắm bầu trời trong xanh hay khung cảnh tươi đẹp của vương quốc nữa”. Tôi thực sự rất sợ hãi, chỉ biết liên tục kêu cầu Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Xin cứu con!”. Chính lúc đó, tôi nhớ lại một câu trong lời Đức Chúa Trời: “Chừng nào ngươi vẫn còn một hơi thở, Đức Chúa Trời sẽ không để ngươi chết(Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 6, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời đã củng cố mạnh mẽ đức tin nơi tôi. Chỉ cần còn chút hơi thở, Đức Chúa Trời không cho tôi chết thì tôi sẽ không chết. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con tạ ơn Ngài. Khi con bất lực và sợ hãi, chỉ lời Ngài mới an ủi được con. Giờ đây con vẫn còn chút hơi thở, chỉ cần Ngài không cho phép thì con nhất định không chết. Con sẽ tin vào lời Ngài”. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy bình tĩnh và bớt sợ hãi hơn nhiều. Khoảng sáu giờ chiều, chồng tôi đến bệnh viện, nhưng khi biết bệnh tình của tôi, anh ấy không hề an ủi một lời nào, chỉ nhìn tôi, nói vài câu ngắn gọn với những người xung quanh rồi bước ra ngoài. Tôi đã bị chồng bách hại kể từ khi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời. Giờ đây tôi lâm bệnh nặng, anh càng không muốn dính dáng gì đến tôi nữa. Tôi cảm thấy vô cùng cô quạnh và bất lực. Mặc dù lúc đó không thể cử động hay nói chuyện, nhưng đầu óc tôi vẫn còn tỉnh táo. Nhìn anh ấy quay người bỏ đi, tôi không ngăn được hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Cứ ngỡ chồng mình sẽ ở bên lúc tôi đau ốm bệnh tật, nhưng nào ngờ anh ấy lại nhẫn tâm đến vậy. Tôi không còn trông cậy vào chồng mình được nữa, mà chỉ có thể cậy dựa vào Đức Chúa Trời. Tôi bèn cầu nguyện thầm với Đức Chúa Trời, không dám rời xa Ngài dù chỉ trong giây lát. Tôi cũng suy ngẫm về những bài thánh ca và lời Đức Chúa Trời mà tôi đã đọc. Bài thánh ca để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi có tên là “Phi-e-rơ giữ vững đức tin và tình yêu đích thực”: “Lạy Đức Chúa Trời! Mạng sống con chẳng xứng đáng gì, và thân xác con chẳng xứng đáng gì. Con chỉ có một đức tin và một tình yêu mến. Con có đức tin nơi Ngài trong tâm trí và tình yêu dành cho Ngài trong lòng, con chỉ có hai điều này để dâng Ngài, ngoài ra chẳng còn gì nữa(Phi-e-rơ biết Jêsus bằng cách nào, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi hát thầm bài thánh ca trong lòng và nghĩ về việc tôi chưa dâng mình cho Đức Chúa Trời trong đức tin và không có đức tin thực sự nơi Ngài. Tôi luôn muốn nương tựa người thân của mình, nhưng vào thời khắc tôi dễ tổn thương nhất, người thân thiết nhất lại bỏ mặc tôi. Chính Đức Chúa Trời đã an ủi tôi bằng lời Ngài, chỉ Ngài mới có thể cứu rỗi tôi. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, chỉ Ngài mới có thể cứu rỗi và an ủi con, cho con đức tin và sức mạnh. Con sẵn sàng dâng hiến trái tim và sinh mệnh cho Ngài”. Suy ngẫm về bài thánh ca lời Đức Chúa Trời, lòng tôi cảm thấy thực sự bình yên, không còn nghĩ đến bệnh tật, cũng không còn sợ chết nữa. Dần dần, hơi ấm đã quay lại với cơ thể tôi và trước khi tôi kịp nhận ra thì đã là một giờ sáng. Sau khi được truyền máu, sáng hôm sau tôi đã cảm thấy khỏe mạnh như thường. Bác sĩ trực đã rất sốc khi thấy tôi ngồi dậy trên giường. Anh ấy bảo: “Đêm qua bệnh tình của cô rất nghiêm trọng, không ngờ cô vẫn có thể vượt qua!”. Khi nghe bác sĩ nói vậy, tôi thầm liên tục cảm tạ Đức Chúa Trời. Nếu không có sự soi dẫn của lời Đức Chúa Trời, tôi sẽ không thể thắng được cái chết. Tất cả là nhờ sự bảo vệ kỳ diệu của Đức Chúa Trời! Sau đó, bác sĩ dặn tôi lên bệnh viện thành phố để xét nghiệm kỹ hơn. Tôi nghĩ bụng: “Hôm qua Đức Chúa Trời đã bảo vệ mình thoát khỏi hiểm nguy, giờ có đi khám nữa cũng không gặp vấn đề gì to tát đâu”.

Ngày hôm sau, tôi cùng người thân đến một bệnh viện lớn để xét nghiệm thêm, không ngờ bác sĩ thông báo tôi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Khối u bấy giờ đã to bằng quả trứng vịt nên không thể phẫu thuật được, tôi sẽ không sống nổi sau ca mổ đó. Khi nghe “ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối”, tôi ngay lập tức chết lặng và toàn thân choáng váng. Tôi liên tục tự hỏi: “Ung thư ư? Sao mình lại bị ung thư được chứ? Có những người ngoại đạo chỉ sống được vài tháng sau khi mắc bệnh ung thư. Liệu mình có sóng sót nổi không?”. Lúc đó, tôi cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ, không muốn trò chuyện với ai. Nằm trên giường bệnh, tôi không ngừng suy ngẫm: “Mình đã tin Đức Chúa Trời hơn mười năm nay. Từ khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, mình đã bị gia đình bách hại, bị người ngoại đạo vu khống và phỉ báng. Suốt những năm qua, dù hội thánh giao bổn phận gì, mình cũng luôn vâng phục. Bất kể khó khăn hay mệt mỏi đến đâu, mình cũng có thể vượt qua nhờ cậy dựa Đức Chúa Trời. Ngay cả khi bị bắt, bị kết án và tống vào tù, mình cũng chưa một lần phản bội Đức Chúa Trời. Sau khi được thả ra, mình tiếp tục rao giảng phúc âm và thực hiện bổn phận. Vì tin Đức Chúa Trời mà mình đã chịu nhiều khổ ải và khó khăn, vậy tại sao mình vẫn mắc bệnh nan y chứ? Tại sao Đức Chúa Trời lại không bảo vệ mình? Phải chăng đức tin của mình vào Ngài sắp đến hồi chấm dứt?”. Tôi thực sự không hiểu nổi và không thể chấp nhận cái chết như thế này. Nước mắt phẫn uất chảy dài trên khuôn mặt, tôi cầu xin Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn chết. Nếu chết, con sẽ chẳng thể chứng kiến ngày vinh quang của Ngài và sự lụi tàn của con rồng lớn sắc đỏ, cũng không được nhìn ngắm khung cảnh tươi đẹp của vương quốc. Con run rẩy khi nghĩ đến cái kết đang chờ đợi mình. Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy cứu giúp và chữa lành bệnh tật cho con!”. Ngay lúc đó, tôi nhớ lại cái hôm mà mình gần như cạn hết máu, dù ai cũng nghĩ tôi sẽ không sống nổi, nhưng Đức Chúa Trời đã giữ lại mạng sống cho tôi, tôi đã được chứng kiến việc làm kỳ diệu của Ngài. Nghĩ đến đây, tôi lại có động lực điều trị căn bệnh này.

Thấy bệnh tình của tôi quá nghiêm trọng, bác sĩ đề nghị tiến hành xạ trị và hóa trị cùng lúc. Sau khi hóa trị, tôi bắt đầu thấy buồn nôn và choáng váng, khó chịu khắp người, mặt thì nóng bừng bừng. Còn lúc xạ trị, cảm giác như đang bị kim châm đâm khắp cơ thể. Không chịu nổi sự đau đớn khi tiếp nhận cùng lúc xạ trị và hóa trị, tôi lại bắt đầu oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời: “Người ngoại đạo không tin Đức Chúa Trời nên không được Ngài bảo vệ, họ bị ung thư cũng là chuyện bình thường. Nhưng mình tin Đức Chúa Trời, vậy mà sao vẫn mắc căn bệnh hiểm nghèo này? Đức Chúa Trời đã không bảo vệ mình!”. Lúc đó, khu phòng bệnh tôi nằm có đủ loại bệnh nhân ung thư, cứ vài ngày lại có người chết được đẩy ra khỏi phòng. Trong lòng tôi vô cùng sợ hãi, lo rằng nếu bệnh tình ngày càng trở nặng, thì một ngày nào đó sẽ tới lượt tôi bị đẩy ra ngoài. Tôi không muốn cả ngày bị mắc kẹt với các bệnh nhân ung thư khác. Lòng tôi quặn thắt khi mỗi ngày đều nghe tiếng rên rỉ đau đớn của họ. Nên ngay khi điều trị xong, tôi đến nhà một người chị em gần đó để đọc lời Đức Chúa Trời. Trong những buổi họp mặt với chị ấy, tôi tích cực chia sẻ hiểu biết của mình về lời Đức Chúa Trời, thảo luận với chị về cách giải quyết những quan niệm của các đối tượng phúc âm. Tôi nghĩ: “Sau khi xuất viện, mình sẽ tiếp tục rao giảng phúc âm và thực hiện bổn phận. Chỉ cần mình hội họp nhiều hơn, ăn uống nhiều lời Đức Chúa Trời hơn và có đức tin vào Ngài, thì Ngài chắc chắn sẽ bảo vệ mình”. Trong thời gian điều trị, có một người thân đến thăm tôi. Bà ấy nói nhỏ với chồng và các con tôi rằng, chồng bà ấy cũng qua đời vì bệnh ung thư và bệnh của tôi xem như vô phương cứu chữa, thay vì phải tốn tiền điều trị ở bệnh viện, nên đưa tôi đi du lịch đây đó thì hơn, chứ điều trị thì tiền mất mà người cũng không còn. Chồng tôi nghe theo và bảo anh sẽ đưa tôi đi du lịch. Anh nói có thể dắt tôi đi bất cứ đâu tôi muốn, còn tôi chỉ nghĩ: “Họ muốn từ bỏ việc điều trị cho mình à? Vậy thì mình sẽ phải chết ư? Đây thực sự là kết cục của mình sao?”. Tôi lại một lần nữa rơi vào đau khổ. Vài ngày sau, chồng tôi từ chối thanh toán tiền thuốc men điều trị. Chị tôi thì bảo: “Bác sĩ nói em chỉ còn sống được hai, ba tháng nữa thôi, nên đừng bảo chồng em thanh toán hóa đơn viện phí nữa. Hiện tại không ai chữa được cho em đâu. Em phải cậy dựa vào Đức Chúa Trời, chỉ Ngài mới có thể cứu được em!”. Nghe vậy, tôi điếng người vì sốc, nằm bất động trên giường, không dám nghĩ rằng đây là sự thật. “Mình chỉ còn sống được hai, ba tháng thôi sao?”. Tôi cảm thấy hoàn toàn suy sụp và nước mắt cứ tuôn chảy không ngừng. “Bây giờ bác sĩ đã nói mình vô phương cứu chữa, còn chồng và các con cũng từ bỏ việc điều trị cho mình. Mình còn làm được gì ngoài việc chờ chết chứ? Tôi tin Đức Chúa Trời nhiều năm và đã chịu nhiều khổ ải, chỉ mong được Đức Chúa Trời cứu khỏi cái chết và được bước vào vương quốc, nào ngờ cuối cùng mọi chuyện lại kết thúc như thế này”. Lúc đó tôi vô cùng tuyệt vọng, cảm thấy mình hết cứu thật rồi. Trong những ngày sau đó, tôi chỉ cầu nguyện qua loa và không còn tích cực đọc lời Đức Chúa Trời nữa, nghĩ rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào, nên có cầu nguyện cũng chẳng ích gì. Tôi cảm thấy bi quan và tiêu cực.

Một ngày nọ, khi từ bên ngoài trở về phòng bệnh, vừa mở cửa ra, tôi liền thấy một bệnh nhân ung thư nằm chết trên giường, cả người phủ tấm vải trắng. Sợ quá nên tôi hoảng loạn chạy sang phòng khác. Tôi nghĩ bụng, bệnh nhân đó mới nhập viện cách đây hai ngày mà giờ đã chết, e rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ phải đối mặt với tử thần. Tôi vội vàng cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con thực sự rất sợ, cảm thấy tiêu cực và yếu đuối. Con không muốn chết như một kẻ ngoại đạo. Xin hãy bảo vệ con, cho con đức tin và sức mạnh, để con hiểu được ý muốn của Ngài”. Cầu nguyện xong, tôi nhớ đến một bài thánh ca có tựa đề “Nỗi đau của những sự thử luyện là một phước lành từ Đức Chúa Trời”: “Đừng nản lòng, đừng yếu đuối và Ta sẽ làm mọi thứ trở nên rõ ràng cho ngươi. Con đường đến với vương quốc không quá bằng phẳng; không có gì đơn giản như thế! Ngươi muốn phước lành đến với mình một cách dễ dàng phải không? Ngày nay, mọi người sẽ phải đối mặt với những sự thử luyện cay đắng. Nếu không có những sự thử luyện như vậy, lòng yêu thương mà các ngươi dành cho Ta sẽ không lớn mạnh hơn, và các ngươi sẽ không có tình yêu đích thực dành cho Ta. Ngay cả khi những sự thử luyện này chỉ bao gồm những tình huống nhỏ, thì mọi người đều phải vượt qua chúng; chỉ là độ khó của các sự thử luyện sẽ khác nhau đối với từng người. Những sự thử luyện là một phước lành từ Ta, và có bao nhiêu người trong số các ngươi thường xuyên đến trước Ta và quỳ gối cầu xin phước lành của Ta? Các ngươi luôn nghĩ rằng một vài lời tốt lành được tính là phước lành của Ta, nhưng các ngươi không nhận ra rằng sự cay đắng cũng là một trong những phước lành của Ta(Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 41, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời an ủi tôi và khiến tôi vô cùng cảm động. Lời Ngài cho tôi thấy rằng con đường vào vương quốc không hề bằng phẳng và dễ dàng, mà phải trải qua những thử luyện đau đớn. Căn bệnh này của tôi chính là một thử luyện khác, và là phước lành từ Đức Chúa Trời. Tôi không thể đánh mất đức tin vào Ngài, mà phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời trong đau bệnh, không được oán trách Ngài, và phải đứng vững trong lời chứng của mình. Sau khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi đã bớt tiêu cực hơn, có đức tin để cậy dựa Ngài và vượt qua nghịch cảnh. Thấy hiện tại Đức Chúa Trời chưa để tôi chết, nên tôi dùng thời gian rảnh để đọc thêm lời Ngài và họp mặt với người chị em.

Thời gian đó, tôi thường đọc lời này của Đức Chúa Trời: “Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét”. Đặc biệt có một đoạn giúp tôi hiểu được quan điểm của mình về đức tin vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi mong rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không hề có khó khăn gì, không hề có hoạn nạn gì, không hề có thống khổ gì. Ngươi luôn tìm kiếm những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu mến xác thịt thay vì kiếm tìm lẽ thật đều là súc vật? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi? Nơi các ngươi, Ta đã phán dạy bao nhiêu lời rồi? Nơi các ngươi, ta đã thực hiện quá ít công tác sao? Ta đã cung cấp trong các ngươi bao nhiêu rồi? Vậy sao ngươi vẫn chưa có được điều đó? Ngươi có gì để oán trách sao? Chẳng phải là ngươi chẳng có được gì bởi lẽ ngươi quá yêu xác thịt? Và chẳng phải vì suy nghĩ của ngươi quá ngông cuồng? Chẳng phải vì ngươi quá ngu ngốc? Nếu ngươi không thể có được các phước lành này, ngươi có thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì không cứu rỗi ngươi sao? Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi sự sống con người đích thực, nhưng ngươi không mưu cầu. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không tìm kiếm cuộc sống con người, chúng không tìm kiếm việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có mặt mũi nào mà nhìn Đức Chúa Trời? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được trao con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự theo đuổi của riêng ngươi(Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi cũng đọc được lời này của Ngài: “Ngoài những lợi ích trực tiếp liên quan đến họ, liệu có còn các lý do nào khác để những người mà chẳng bao giờ hiểu Đức Chúa Trời lại dâng hiến quá nhiều cho Ngài? Trong việc này, chúng ta phát hiện ra một vấn đề mà trước đây chưa xác định được: Mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời chỉ là một thứ tư lợi trần trụi. Đó là mối quan hệ giữa người cho và người nhận những ân phước. Nói thẳng ra, nó giống như mối quan hệ giữa người làm công và người chủ. Người làm công làm việc chỉ để nhận thưởng của người chủ ban cho. Chẳng có tình cảm gì trong một mối quan hệ như thế, chỉ là sự đổi chác. Chẳng có yêu mến hay được yêu mến, chỉ có sự bố thí và thương xót. Chẳng có sự thấu hiểu, chỉ có sự phẫn nộ bị kìm nén và sự lừa dối. Chẳng có sự thân tình, chỉ có một hố sâu ngăn cách không thể vượt qua(Phụ lục 3: Con người chỉ có thể được cứu rỗi giữa sự quản lý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời phán xét của Đức Chúa Trời xuyên thấu lòng tôi như một thanh gươm sắc, cứ như Đức Chúa Trời đang trực tiếp phán xét tôi vậy. Tôi bắt đầu phản tỉnh bản thân: Sau khi trở thành Cơ Đốc nhân, tôi luôn mưu cầu ân điển, nghĩ rằng chỉ cần tin Chúa thì Ngài sẽ cho tôi bình an và thoát khỏi tai họa. Sau khi chấp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, dù biết rằng Đức Chúa Trời không chữa bệnh, trừ tà và làm những phép lạ như trong Thời đại Ân điển, mà chỉ dẫn dắt con người mưu cầu lẽ thật, trải nghiệm sự phán xét, hành phạt, thử luyện và tinh luyện để làm tinh sạch tâm tính bại hoại của con người, tôi vẫn bám lấy khao khát ngông cuồng là được Ngài ban phước. Tôi nghĩ miễn là mình kiên trì mưu cầu đức tin, thì bất kể thảm họa hay bệnh dịch nào giáng xuống đầu mình, hay cả khi mắc phải bệnh nặng, Đức Chúa Trời vẫn sẽ bảo vệ tôi và không để tôi chết. Tôi nhiệt tình dâng mình để đạt được phước lành và ân điển của Ngài. Dù chồng tôi có bách hại và cản trở thế nào, hay người thân có chì chiết, bỏ rơi tôi ra sao, tôi vẫn không để họ kìm hãm mình. Ngay cả khi bị bắt bớ và bỏ tù, tôi vẫn không phản bội Đức Chúa Trời. Khi được thả ra, tôi lại tiếp tục thực hiện bổn phận. Tôi cảm thấy nếu mưu cầu theo cách đó, mình có thể được cứu rỗi và sống sót. Đặc biệt là trong lần bạo bệnh này, khi tôi tưởng mình sắp trút hơi thở cuối cùng, Đức Chúa Trời đã cứu tôi thoát khỏi cái chết khi tôi kêu cầu Ngài bằng tất cả sức lực. Tôi vì thế càng tin chắc Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ tôi bất kể tôi gặp khó khăn gì. Khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư và gia đình từ bỏ việc điều trị cho tôi, tôi xem Đức Chúa Trời như niềm hy vọng sau chót. Tôi nghĩ nếu mình tiếp tục tham dự hội họp và đọc lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện nhiều hơn và cậy dựa vào Ngài, cũng như hết sức hoàn thành bổn phận, Ngài sẽ thấy tôi có đức tin, biết vâng phục, và có lẽ sẽ bảo vệ tôi, đồng thời cho phép tôi được sống. Qua sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng mặc dù mình có thể từ bỏ vài thứ, nhiệt thành dâng mình và thực hiện bổn phận, nhưng đó không phải là để mưu cầu lẽ thật, cũng không nhằm mục đích loại bỏ tâm tính bại hoại và đạt được sự tinh sạch, mà tôi chỉ muốn dùng sự hy sinh, trả giá để đổi lấy ân điển, phước lành của Đức Chúa Trời, mong được Ngài bảo vệ để khỏi chết trong đại họa và có được đích đến tốt đẹp. Khi được Đức Chúa Trời bảo vệ, tôi không ngừng tạ ơn và ca ngợi Ngài, nhưng khi mắc bệnh nan y, tôi liền cảm thấy mình bị đối xử bất công, âm thầm phản đối Đức Chúa Trời, thậm chí còn trách móc Ngài bất công. Trong đức tin, tôi chỉ muốn trục lợi từ Đức Chúa Trời, không thấy được tầm quan trọng của việc mưu cầu lẽ thật. Khi bệnh tật đe dọa kết cục và đích đến của tôi, tôi mất đi niềm tin nơi Đức Chúa Trời, không còn hứng thú đọc lời Ngài và cầu nguyện, thậm chí còn hiểu lầm, đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Xem ra tôi không hề có lòng chân thành hay tình yêu đích thực nào dành cho Ngài, mà chỉ đang lợi dụng Đức Chúa Trời, lừa dối Đức Chúa Trời và giao dịch với Ngài. Tôi thế này mà gọi là là tín đồ ư? Nếu tiếp tục mưu cầu như thế, thì dù có sống sót, tôi cũng sẽ phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Sống như thế thì còn giá trị gì kia chứ? Nhận ra những điều này, tôi cảm thấy vô cùng bẽ bàng và xấu hổ. Tôi mắc nợ Đức Chúa Trời quá nhiều.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời và càng hiểu rõ hơn về bản thân. Đức Chúa Trời phán: “Không có gì khó giải quyết hơn những đòi hỏi liên tục của con người đối với Đức Chúa Trời. Ngay khi hành động của Đức Chúa Trời không tương hợp với suy nghĩ của ngươi và nếu Ngài không hành động theo đúng suy nghĩ của ngươi thì rất có thể ngươi sẽ chống đối – như thế là đủ để chứng tỏ bản tính của ngươi là chống đối Đức Chúa Trời. Chỉ có thể nhận ra được vấn đề này bằng cách thường xuyên phản tỉnh và đạt được hiểu biết về lẽ thật, và để triệt để giải quyết nó thì chỉ có cách mưu cầu lẽ thật. Khi không hiểu lẽ thật thì người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời rất nhiều, còn khi thực sự hiểu lẽ thật thì họ chẳng đòi hỏi gì cả; họ chỉ cảm thấy mình thỏa mãn Đức Chúa Trời rất ít, vâng lời Đức Chúa Trời rất ít. Việc con người luôn đòi hỏi ở Đức Chúa Trời phản ánh bản tính bại hoại của họ. Nếu ngươi không thể biết mình và thật sự ăn năn về chuyện này, thì ngươi sẽ gặp nhiều ẩn họa và những mối nguy hiểm trên con đường tin Đức Chúa Trời. Ngươi có thể vượt qua những điều bình thường, nhưng khi gặp chuyện đại sự chẳng hạn như liên quan đến vận mệnh, tiền đồ và đích đến của ngươi thì có lẽ ngươi không vượt qua nổi. Vào lúc đó, nếu vẫn không có lẽ thật, ngươi có thể sẽ rơi trở lại vào con đường cũ của mình và như thế ngươi sẽ trở thành một trong số những kẻ bị diệt vong. Nhiều người đã luôn đi theo và tin như thế; họ đã hành xử tốt trong thời gian đi theo Đức Chúa Trời, nhưng điều này không quyết định những gì sẽ diễn ra trong tương lai: Đây là vì ngươi chưa bao giờ hay biết về điểm yếu chí tử của mình, hay những điều nơi bản tính của ngươi có thể chống đối Đức Chúa Trời, và trước khi chúng dẫn ngươi rơi vào thảm họa, ngươi vẫn không biết gì. Bởi vì vấn đề bản tính chống đối Đức Chúa Trời của ngươi vẫn chưa được giải quyết, nó sẽ đẩy ngươi vào thảm họa, và rất có thể, khi hành trình của ngươi kết thúc và công tác của Đức Chúa Trời hoàn thành, ngươi sẽ làm điều chống đối Đức Chúa Trời nhất và báng bổ Ngài nhất, vì thế mà ngươi sẽ bị lên án và đào thải(Mọi người đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Ngài, tôi nghĩ, kể từ lúc mắc bệnh, mình đã luôn sợ chết và tha thiết mong muốn Đức Chúa Trời bảo vệ tôi khỏi cái chết. Chẳng phải tôi đang đưa ra yêu cầu cho Ngài sao? Tôi luôn cảm thấy nếu mình tin vào Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ bảo vệ tôi mọi lúc mọi nơi và không thể đối xử với tôi một người ngoại đạo. Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, thấy Đức Chúa Trời không bảo vệ tôi nhiều hơn người bình thường, tôi đã không thể vâng phục. Tôi đem những sự hy sinh, dâng mình, đau khổ và tù đày để làm vốn lý luận với Ngài, đưa ra điều kiện với Đức Chúa Trời, yêu cầu Đức Chúa Trời chữa khỏi bệnh cho tôi. Khi Ngài không làm theo yêu cầu của tôi, tôi đã lý luận và chống lại Đức Chúa Trời. Xem ra dù đã tin Ngài nhiều năm, tôi vẫn không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi thật thiếu nhân tính và lý trí! Tôi nghĩ đến Gióp, người cả đời kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Khi được Đức Chúa Trời thử luyện, ông mất hết của cải và con cái, thân thể thì nổi đầy ung độc, nhưng ông chưa bao giờ oán trách Đức Chúa Trời hay yêu cầu Đức Chúa Trời chữa lành cho ông. Gióp thực sự rất có nhân tính và lý trí. Nhìn lại bản thân mình, khi đối mặt với cái chết, tôi đã liên tục oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời, lại còn yêu cầu vô lý rằng Ngài phải bảo vệ mạng sống cho tôi. Nghĩ lại lần đầu tiên lúc tôi suýt chết vì mất quá nhiều máu, chính sự trông nom và bảo vệ của Đức Chúa Trời đã cứu tôi – Ngài đã ban cho tôi ân điển, cho phép tôi chứng kiến việc làm kỳ diệu của Ngài. Hơn nữa, trong những năm tháng tin vào Ngài, tôi đã vui hưởng sự chăm tưới và cung ứng dồi dào của lời Đức Chúa Trời, hiểu được nhiều lẽ thật và lẽ nhiệm mầu. Ngài đã ban cho tôi nhiều hơn những gì tôi cầu xin hay tưởng tượng, vậy mà tôi vẫn chưa hài lòng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi đã đưa ra yêu cầu vô lý với Ngài, yêu cầu Ngài cho tôi tiếp tục sống. Tôi nhận ra bản tính của mình quá tham lam. Đức Chúa Trời là Chúa của tạo vật, vậy thì một kẻ tầm thường, phản nghịch, chống đối và bại hoại như tôi có quyền gì mà đưa ra yêu cầu với Đức Chúa Trời? Tôi thấy mình chẳng có chút nhận thức nào về bản thân, tôi kiêu ngạo đến mức mất hết lý trí và không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu những gì Ngài làm không phù hợp với quan niệm của tôi, tôi sẽ nổi cơn tam bành, lý luận và chống cự. Tôi đã bộc lộ tâm tính hung ác và xấu xa. Nếu không mau thay đổi tâm tính bại hoại của mình, tôi sẽ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và chịu sự trừng phạt công chính của Ngài. Nghĩ đến đây, tôi kinh hãi và không dám yêu cầu Đức Chúa Trời một cách vô lý nữa. Tôi vội cầu nguyện với Ngài rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, tạ ơn sự phán xét và hành phạt của Ngài, chúng đã cho phép con nhận ra mình thiếu lý trí đến nhường nào. Lạy Đức Chúa Trời! Con sẵn sàng hối cải. Dù bệnh tình của con có thuyên giảm hay không, còn cũng sẽ vâng phục sự sắp đặt của Ngài”. Nhận ra những điều này, lòng tôi thấy bình yên hơn một chút.

Nằm trên giường bệnh, tôi tự hỏi mình rằng tại sao lần này bị bệnh, tôi lại có thể đưa ra những yêu cầu vô lý như vậy đối với Đức Chúa Trời? Sau khi phản tỉnh và tìm kiếm, tôi nhận ra nguyên nhân là do tôi không hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi đọc lời này của Đức Chúa Trời: “Công chính không có nghĩa là công bằng hoặc hợp lý; đó không phải là chủ nghĩa quân bình, hay vấn đề phân bổ cho ngươi những gì ngươi xứng đáng tương ứng với lượng công việc ngươi đã hoàn thành, hoặc trả ngươi cho bất cứ công việc nào ngươi đã làm, hoặc ghi nhận về những nỗ lực ngươi bỏ ra. Đây không phải là sự công chính, nó chỉ đơn thuần là công bằng và hợp lý. Rất ít người có khả năng biết được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Giả sử Đức Chúa Trời đã hủy diệt Gióp sau khi Gióp làm chứng cho Ngài: Việc đó có công chính không? Thực ra là có. Tại sao gọi đây là sự công chính? Con người nhìn nhận sự công chính như thế nào? Nếu điều gì đó phù hợp với quan niệm của mọi người, thì rất dễ dàng để họ nói rằng Đức Chúa Trời là công chính; tuy nhiên, nếu họ không thấy điều đó phù hợp với quan niệm của họ – nếu đó là điều mà họ không thể hiểu được – thì sẽ khó để họ nói rằng Đức Chúa Trời là công chính. Nếu Đức Chúa Trời hủy diệt Gióp vào lúc ấy, con người sẽ không nói Ngài công chính. Tuy nhiên, thật ra thì dù con người có bị bại hoại hay không, và dù họ có bị bại hoại sâu sắc hay không thì Đức Chúa Trời có phải biện minh cho Ngài khi Ngài hủy diệt họ không? Ngài có phải giải thích cho con người là Ngài làm như vậy dựa trên cơ sở nào không? Đức Chúa Trời có phải nói cho con người biết những quy luật Ngài ấn định không? Không cần. Trong mắt Đức Chúa Trời, ai đó bại hoại và ai đó có thể chống đối Đức Chúa Trời thì đều không có giá trị; dù Đức Chúa Trời có xử lý họ như thế nào thì cũng sẽ là thích hợp, và tất cả đều là những sự an bài của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi chướng mắt đối với Đức Chúa Trời, và nếu Ngài nói rằng Ngài không cần tới ngươi sau chứng ngôn của ngươi và do đó hủy diệt ngươi thì điều này cũng là sự công chính của Ngài chứ? Đúng vậy. Có lẽ ngươi không thể nhận ra điều này ngay bây giờ từ thực tế, nhưng ngươi phải hiểu giáo lý. Các ngươi nói xem – việc Đức Chúa Trời hủy diệt Sa-tan có phải là biểu hiện của sự công chính của Ngài không? (Phải.) Sẽ thế nào nếu Ngài cho phép Sa-tan tồn tại? Ngươi không dám nói phải không? Thực chất của Đức Chúa Trời là sự công chính. Mặc dù không dễ dàng hiểu được những gì Ngài làm, nhưng tất thảy những gì Ngài làm là công chính; chỉ đơn giản là mọi người không hiểu(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình đã dùng quan niệm và tưởng tượng của bản thân để hiểu sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ vì mình tin vào Đức Chúa Trời, đã trả giá đắt, dâng mình, chịu khổ trong tù mà không phản bội Đức Chúa Trời, và đã đứng vững trong lời chứng, nên Ngài phải bảo vệ tôi khỏi căn bệnh nan y. Với những người ngoại đạo không tin Đức Chúa Trời, Ngài không quan tâm và bảo vệ họ, nên họ bị ung thư là chuyện bình thường. Tôi tưởng đây là sự công chính của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời không hành động theo quan niệm của tôi và để tôi mắc bệnh, tôi liền cho rằng những hy sinh của mình bao năm qua không được đền đáp, rằng Ngài đối xử không tốt với tôi, trong lòng oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Hiểu biết của tôi về sự công chính của Đức Chúa Trời không khác gì tư duy buôn bán của những người ngoại đạo. Tôi nghĩ mình làm việc nhiều thì phải được trả công nhiều, và thật không công bằng nếu tôi không nhận được những gì mình đáng phải nhận. Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu ra rằng thực chất của Đức Chúa Trời là công chính. Mọi việc Đức Chúa Trời làm đều chứa đựng ý muốn và sự khôn ngoan của Ngài. Tôi không thể đánh giá sự việc dựa trên vẻ bề ngoài, hay dựa trên quan niệm và tưởng tượng. Làm vậy rất dễ dẫn đến sai lầm, khiến tôi phán xét và chống đối Đức Chúa Trời. Tôi từng xem bệnh tật là một thảm họa, nhưng ẩn sau căn bệnh đó là ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu không bị căn bệnh này phơi bày, tôi sẽ không biết bản thân vô nhân tính và thiếu lý trí đến mức nào. Ngay khi hành động của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của tôi, tôi bắt đầu lý luận và phản đối. Tôi đã không vâng phục và kính sợ Đức Chúa Trời. Trải qua căn bệnh này, tôi đã nhìn thấy vóc giạc thực sự của mình và từ bỏ những yêu cầu vô lý đối với Đức Chúa Trời. Công tác của Ngài thật kỳ diệu, và Ngài thật khôn ngoan! Trước đây, tôi không biết Đức Chúa Trời, còn dựa trên quan điểm riêng để đánh giá tâm tính công chính của Ngài. Tôi thật mù quáng và thiếu hiểu biết về Ngài! Đức Chúa Trời là Chúa của tạo vật, còn tôi chỉ là một tạo vật nhỏ bé, và nên được đối xử theo bất kỳ cách nào Ngài muốn. Vậy mà tôi lại xem đức tin như một cuộc giao dịch và đưa ra những yêu cầu vô lý với Đức Chúa Trời. Cho dù tôi có phải chết, thì đây cũng là sự công chính của Ngài – tôi không nên oán trách Đức Chúa Trời. Dù hôm nay tôi sống hay chết, lựa chọn của Đức Chúa Trời luôn là phù hợp. Tôi phải vâng phục sự an bài của Đức Chúa Trời – đây là lý trí mà tôi nên có. Sau khi phần nào hiểu được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy sáng tỏ hơn rất nhiều, không còn phàn nàn và hiểu lầm Ngài nữa. Dù Đức Chúa Trời đối xử với tôi thế nào, tôi cũng không oán trách và có thể vâng phục.

Sau đó, bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã học được cách đối diện với cái chết và tôi không còn sợ hãi nữa. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu một người đã ở trong thế gian vài thập kỷ mà chưa hiểu được sự sống con người đến từ đâu hoặc không nhận ra số phận con người nằm trong tay ai, thì không có gì ngạc nhiên rằng họ sẽ không thể bình tĩnh đối diện với cái chết. Một người, trong những thập kỷ trải nghiệm về đời sống con người của họ, đã có được sự hiểu biết về quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa là người có đánh giá đúng về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Một người như thế có một kiến thức sâu sắc về mục đích cuộc đời, có kinh nghiệm và sự hiểu biết thực sự về quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, và ngoài điều đó ra, có thể đầu phục thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Một người như thế hiểu được ý nghĩa của việc tạo ra loài người của Đức Chúa Trời, hiểu rằng con người nên thờ phượng Đấng Tạo Hóa, rằng mọi thứ con người sở hữu đều đến từ Đấng Tạo Hóa và sẽ trở về với Ngài một ngày không xa trong tương lai. Loại người này hiểu rằng Đấng Tạo Hóa an bài sự ra đời của con người và có quyền tối thượng trên sự chết của con người, và rằng cả sinh lẫn tử đều được định trước bởi thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Vì vậy, khi con người thực sự nắm bắt được những điều này, họ sẽ tự nhiên có thể bình tĩnh đối diện cái chết, bình tĩnh đặt tất cả những của cải thế gian của mình sang một bên, vui vẻ chấp nhận và đầu phục tất cả những gì tiếp theo, và đón chào bước ngoặt cuộc đời cuối cùng, như nó đã được an bài bởi Đấng Tạo Hóa, thay vì mù quáng sợ hãi nó và đấu tranh chống lại nó. Nếu con người coi cuộc sống như là một cơ hội để trải nghiệm quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa và bắt đầu biết đến thẩm quyền của Ngài, nếu họ xem cuộc đời mình là một cơ hội hiếm có để thực hiện bổn phận của mình như một con người được thọ tạo và để hoàn thành sứ mệnh của mình, thì họ chắc chắn sẽ có một quan điểm đúng về cuộc đời, chắc chắn sẽ sống một cuộc sống được ban phước và dẫn dắt bởi Đấng Tạo Hóa, chắc chắn sẽ bước đi trong sự sáng của Đấng Tạo Hóa, chắc chắn sẽ biết quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, chắc chắn sẽ tuân theo sự thống trị của Ngài và chắc chắn trở thành một chứng nhân cho những việc làm kỳ diệu của Ngài, một chứng nhân cho thẩm quyền của Ngài. Không cần phải nói, một người như thế chắc chắn sẽ được Đấng Tạo Hóa yêu thương và chấp nhận, và chỉ có người như thế mới có thể giữ thái độ bình tĩnh đối với cái chết và vui vẻ đón chào bước ngoặt cuối cùng của cuộc đời. Một người rõ ràng có loại thái độ này đối với cái chết là Gióp. Gióp đã ở trong tư thế chấp nhận bước ngoặt cuối cùng của cuộc đời một cách vui vẻ, và sau khi kết thúc hành trình cuộc đời của mình một cách suôn sẻ và hoàn thành sứ mệnh của mình trong đời, ông đã trở về bên cạnh Đấng Tạo Hóa(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). “Gióp có thể đối mặt với cái chết mà không hề đau khổ vì ông biết rằng, khi chết, ông sẽ trở về bên cạnh Đấng Tạo Hóa. Chính những sự theo đuổi và gặt hái được của ông trong cuộc đời đã cho phép ông bình tĩnh đối mặt cái chết, cho phép ông bình tĩnh đối mặt với viễn cảnh Đấng Tạo Hóa lấy lại mạng sống mình, và hơn thế nữa, cho phép ông không vết nhơ và không lo lắng trước Đấng Tạo Hóa(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Thông qua việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng sinh mệnh của tôi đến từ Đức Chúa Trời. Sinh, tử, họa, phúc của tôi đều do Đức Chúa Trời điều khiển và sắp đặt. Tôi không có lý do gì để đưa ra yêu cầu với Ngài. Dù Ngài muốn tôi chết đi nữa thì ẩn trong đó cũng có ý muốn của Ngài, tôi phải đối mặt một cách đúng đắn. Đây mới chính là lý trí mà một loài thọ tạo nên sở hữu. Tôi nghĩ đến Gióp, người cả đời kính sợ Đức Chúa Trời và lánh xa điều ác. Dù gặp phải hoàn cảnh nào, ông cũng nhận ra sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Ông không oán trách hay hiểu lầm Đức Chúa Trời, cũng không phán xét hay lý luận, có thể vâng phục và bình tĩnh đối mặt với cái chết của mình. Tôi phải noi gương Gióp, kính sợ Đức Chúa Trời, lánh khỏi điều ác, vâng phục sự tể trị và an bài của Ngài. Sinh mệnh của tôi là do Đức Chúa Trời ban, nên dù Ngài chọn lấy lại nó vào lúc nào, tôi cũng đều phải vâng phục. Về kết cục của tôi sau khi chết, Đức Chúa Trời sẽ quyết định dựa trên những gì tôi đã làm trong đời. Hiện tại Đức Chúa Trời vẫn chưa để tôi chết, nên tôi phải dùng thời gian còn lại để ăn năn hối cải, đi trên con đường kính sợ Đức Chúa Trời, lánh khỏi điều ác, mưu cầu lẽ thật, thay đổi tâm tính, và dốc hết khả năng để hoàn thành bổn phận của mình. Nhận ra điều này, lòng tôi sáng tỏ hơn rất nhiều và không còn sợ chết nữa. Tôi cảm thấy gần gũi hơn với Đức Chúa Trời.

Trong thời gian đó, bằng cách hội họp với các chị em và ăn uống lời Đức Chúa Trời, tình trạng của tôi đã dần được cải thiện. Khi đó, tôi vẫn còn bốn đợt hóa trị cần làm, nhưng vì tác dụng phụ quá mạnh nên chỉ có thể tiếp nhận xạ trị. Tuy nhiên, tôi không còn thấy quá đau như trước kia nữa. Tôi biết sinh mệnh của mình hoàn toàn do Đức Chúa Trời quyết định, nên tôi không lo lắng về bệnh tật nữa, mà dành thời gian rảnh để suy ngẫm lời Ngài và nghe thánh ca. Sau một thời gian, sức khỏe của tôi ngày càng cải thiện, dần dần khỏe mạnh như người bình thường. Các bệnh nhân khác đều nói trông tôi khỏe mạnh đến nỗi họ tưởng tôi là y tá chứ không phải bệnh nhân. Sau bốn mươi ngày điều trị nội trú, tôi được cho xuất viện. Đến hôm quay lại tái khám, bác sĩ nói khối u cổ tử cung của tôi đã biến mất. Khi nghe tin mình không còn khối u nữa, tôi không thể tin nổi, tưởng bản thân vừa nghe nhầm. Tôi hỏi lại bác sĩ lần nữa và ông ấy xác nhận rằng nó đã biến mất. Lúc đó, tôi vui mừng khôn xiết, không tin nổi một khối u to bằng quả trứng vịt lại có thể biến mất như vậy. Tôi nghĩ đến lời của Đức Chúa Trời: “Tấm lòng và linh hồn của con người được nắm giữ trong bàn tay Đức Chúa Trời, mọi điều trong cuộc đời họ đều nằm trong tầm mắt Đức Chúa Trời. Bất kể các ngươi có tin điều này hay không, thì tất cả mọi loài, dù sống hay chết, đều sẽ chuyển động, biến hóa, canh tân và biến mất theo ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đó là cách mà Đức Chúa Trời tể trị muôn vật(Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng thế, mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, vạn vật dù sống hay chết đều nằm dưới sự tể trị và quản lý của Đức Chúa Trời, được sắp đặt dựa theo ý muốn của Ngài. Mọi người đều nói tôi sẽ không sống nổi, bác sĩ thậm chí còn bảo khối u quá lớn nên không thể phẫu thuật, nhưng không ngờ nó lại có thể tiêu biến hoàn toàn. Đây đều là việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời! Trong lòng tôi vô cùng xúc động, đồng thời cảm thấy mình mắc nợ Đức Chúa Trời. Tôi đã quá phản nghịch, bại hoại và yêu cầu Đức Chúa Trời một cách vô lý, không xứng đáng được Ngài cứu rỗi. Thế nhưng Đức Chúa Trời lại không đối xử với tôi dựa trên sự phản nghịch và bại hoại kia. Tôi vô cùng biết ơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sau khi trở về nhà, tôi tiếp tục rao giảng phúc âm và thực hiện bổn phận. Dần dần, sức khỏe của tôi trở lại như hồi chưa bị bệnh.

Sau đó, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời. “Kết cục hay đích đến của một người không phải do ý chí của chính họ cũng không phải do sở thích hoặc trí tưởng tượng của họ quyết định. Quyền quyết định cuối cùng nằm ở Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời. Con người nên hợp tác như thế nào trong những vấn đề như vậy? Con người chỉ có một con đường có thể chọn: Chỉ khi họ tìm kiếm lẽ thật, thấu hiểu lẽ thật, vâng lời Đức Chúa Trời, đạt được sự quy phục Đức Chúa Trời, và đạt được sự cứu rỗi thì cuối cùng họ mới có được kết cục và số phận tốt đẹp. Không khó để hình dung tiền đồ và số phận của con người nếu họ làm ngược lại. Và vì vậy, trong vấn đề này, đừng tập trung vào việc Đức Chúa Trời đã hứa gì với con người, kết cục mà Đức Chúa Trời dành cho loài người là gì, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị gì cho loài người. Những điều này không liên quan gì đến ngươi, đó là việc của Đức Chúa Trời, ngươi không thể lấy, cầu xin hoặc đổi chác những điều này. Là một tạo vật của Đức Chúa Trời, ngươi nên làm gì? Ngươi nên thực hiện bổn phận của mình, toàn tâm toàn ý và dồn hết sức lực làm những gì ngươi phải làm. Phần còn lại – những thứ liên quan đến tiền đồ và số phận, cũng như đích đến trong tương lai của loài người – không phải là điều mà ngươi có thể quyết định, chúng nằm trong tay của Đức Chúa Trời, tất cả những điều này đều do Đấng Tạo Hóa điều hành và sắp đặt, và không liên quan đến bất kỳ tạo vật nào của Đức Chúa Trời. Một số người nói: ‘Tại sao lại nói với chúng tôi những điều này nếu chúng không liên quan gì đến chúng tôi?’ Mặc dù những điều này không liên quan gì đến các ngươi nhưng có liên quan đến Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết những điều này, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nói về chúng, và chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền hứa những điều này với loài người. Và nếu Đức Chúa Trời biết những điều này, chẳng phải Đức Chúa Trời nên nói về chúng sao? Thật là sai lầm nếu vẫn mưu cầu triển vọng và số phận của mình khi ngươi không biết chúng là gì. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi mưu cầu điều này, Ngài chỉ cho ngươi biết; nếu ngươi nhầm tưởng rằng đây là mục đích mà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi mưu cầu, thì ngươi hoàn toàn ngu dại, và không sở hữu trí óc của nhân tính bình thường. Ý thức được về tất cả những gì Đức Chúa Trời hứa là đủ. Ngươi phải thừa nhận một thực tế: Bất kể loại lời hứa đó là gì, tốt hay bình thường, dễ chịu hay không thú vị, tất cả đều do Đấng Tạo Hóa điều hành, sắp đặt và định đoạt. Chỉ đi theo và mưu cầu theo đúng hướng và con đường do Đấng Tạo Hóa chỉ ra mới là bổn phận và nghĩa vụ của một tạo vật của Đức Chúa Trời. Đối với những gì ngươi cuối cùng đạt được và về phần mà Đức Chúa Trời hứa ngươi sẽ nhận được, tất cả đều dựa trên sự mưu cầu của ngươi, dựa trên con đường mà ngươi đi và dựa trên những gì Đấng Tạo Hóa điều hành(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 9)). Nhờ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng kết cục và đích đến cuối cùng của tôi không được quyết định bởi việc cầu nguyện hay đổi chác với Đức Chúa Trời, mà được quyết định bởi chính Đức Chúa Trời dựa trên sự mưu cầu của tôi, những gì tôi đã làm và con đường mà tôi chọn. Vậy mà trước đây tôi lại không mưu cầu lẽ thật và không hiểu tâm tính của Ngài. Khi thấy Đức Chúa Trời ban cho con người một đích đến vinh quang, tôi liền cảm thấy chỉ cần tôi sốt sắng mưu cầu, làm tròn bổn phận, biết chịu đựng và trả giá, kiên trì thực hiện bổn phận dù đối mặt với sự bách hại hay khó khăn, thì tôi sẽ được cứu rỗi và sống sót. Bao năm qua, tôi đã không ngừng mưu cầu và phấn đấu để đạt được kết cục và đích đến dựa trên niềm tin và mong muốn của riêng mình. Tôi đã đi trên con đường của Phao-lô. Nếu tiếp tục mưu cầu như thế, tôi chẳng những không thể có được đích đến tốt đẹp, mà còn bị vạch trần và đào thải, vì tâm tính bại hoại của tôi chưa được làm cho tinh sạch. Giờ đây bệnh của tôi đã khỏi, Đức Chúa Trời không để tôi chết và đã cho tôi cơ hội ăn năn. Đây chính là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời! Tôi thầm nghĩ: “Từ nay khi thực hiện bổn phận, mình phải mưu cầu lẽ thật và thay đổi tâm tính, không được đổi chác với Đức Chúa Trời để nhận phước lành, mà phải làm một người có nhân tính, lý trí và vâng phục Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sắp đặt cho tôi kết cục như thế nào, là phúc hay là họa, tất cả đều do Ngài quyết định. Điều tôi nên làm là mưu cầu lẽ thật và sự biến đổi trong tâm tính”.

Chín năm đã trôi qua, căn bệnh của tôi chưa lần nào tái phát. Qua trải nghiệm lần đó, tôi thấy rằng mặc dù căn bệnh ung thư này đe dọa mạng sống của tôi, nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ muốn tôi chết hay cố hủy hoại tương lai của tôi. Ngài chỉ đang dùng căn bệnh này để làm tinh sạch và thay đổi tôi, phơi bày sự uế tạp trong đức tin và xoay chuyển các quan niệm vô lý trong đức tin của tôi, cho phép tôi thực sự hiểu và trải nghiệm quyền tối thượng và sự toàn năng của Đức Chúa Trời, có thái độ đúng đắn đối với vấn đề sống chết, và biết phục tùng. Đối với tôi, căn bệnh nan y này là cách mà Đức Chúa Trời cứu rỗi và ban cho tôi ân điển! Đúng như Đức Chúa Trời phán: “Nếu trong lòng người ta thực sự tin vào Đức Chúa Trời, thì trước hết họ phải biết thọ mệnh của con người nằm trong tay Đức Chúa Trời. Thời khắc sinh tử của con người đã được Đức Chúa Trời định sẵn. Khi Đức Chúa Trời ban cho con người bệnh tật, đằng sau đó có một lý do – có ý nghĩa của nó. Họ cảm thấy như bị bệnh, nhưng trên thực tế, những gì họ đã được ban cho là ân điển, không phải bệnh tật. Mọi người trước hết phải nhận ra và chắc chắn về thực tế này, và nhìn nhận nó một cách nghiêm túc(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Giải phóng tâm linh

Bởi Trịnh Hân, Hoa Kỳ Vào tháng 10 năm 2016, vợ chồng tôi chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt khi đang ở nước...

Nỗi Đau Vĩnh Hằng

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Tất cả những linh hồn đã bị Sa-tan làm bại hoại đều bị bắt làm nô lệ dưới quyền của Sa-tan. Chỉ những ai...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger