Giờ thì tôi đã biết cách để hợp tác trong Bổn phận rồi

30/01/2022

Đó là vào tháng Mười một năm 2019, tôi và chị Châu đang làm bổn phận lãnh đạo. Để hoàn thành công tác tốt hơn và hiệu quả hơn, các lãnh đạo cấp trên đã phân chia trách nhiệm công việc cho hai chúng tôi. Trách nhiệm của tôi chủ yếu là chăm tưới cho những người mới đến, còn chị ấy thì theo dõi công tác làm video. Lúc đó, có thể thấy việc chăm tưới cho người mới đang không diễn ra tốt đẹp lắm, tôi cảm thấy nhiều áp lực và sợ mình không thể gánh vác nhiệm vụ. Nhưng rồi tôi nhớ ra đây là công việc quan trọng, và nếu có thể đạt được chút thành công trong nhiệm vụ khó khăn này, thì các lãnh đạo cấp trên sẽ thừa nhận khả năng của tôi, và các anh chị em cũng sẽ nhìn tôi bằng sự tôn trọng mới, nên tôi đã chấp nhận công tác đó. Sau đó, tôi thường gặp gỡ những người phụ trách chăm tưới cho người mới, giúp họ giải quyết các vấn đề trong bổn phận của họ, tập trung chăm tưới và nuôi dưỡng những người tôi thấy là có tố chất tốt. Sau một thời gian, việc chăm tưới bắt đầu được cải thiện. Một ngày nọ, một chị đã báo cáo với tôi rằng không có đủ người sản xuất video, nên họ đang gặp rắc rối, cần phải giải quyết ngay. Tôi thầm nghĩ: “Vấn đề này phải được giải quyết càng sớm càng tốt, nhưng lúc này cũng phải theo dõi công tác chăm tưới, nếu mình dành hết thời gian cho công tác video, thì các vấn đề của người mới không thể giải quyết kịp thời được, và họ sẽ bỏ đức tin, lúc đó công tác chăm tưới sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chuyện đó xảy ra, chẳng phải các lãnh đạo cấp cao sẽ nói mình không có khả năng sao? Hơn nữa, công tác video là do chị Châu thực hiện, nên nếu mình giúp chỉ ấy xử lý vấn đề, thì công trạng sẽ thuộc về chị ấy, còn mình thì lại chẳng được gì”. Cân nhắc chuyện này, tôi đã không đi sâu vào chi tiết công việc, tôi chỉ nói vài lời qua loa rồi rời đi. Khi quay về, tôi đã đề cập vấn đề này với chị Châu, nhưng chị ấy không thể nghĩ ra ai thích hợp, đối với chị ấy, đó là một quyết định khó khăn. Thế là công tác đó đã bị trì hoãn vì không có nhân sự. Lúc đó, tôi vẫn không thèm quan tâm đến vấn đề này, và vẫn nghĩ rằng đó là trách nhiệm của chị Châu, chẳng liên quan trực tiếp đến tôi. Một ngày nọ, chị Châu bảo tôi: “Tôi thấy là chị chỉ tập trung vào nhiệm vụ mà mình chịu trách nhiệm, và không quan tâm đến công việc của người khác”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi thầm nghĩ: “Nếu tôi làm công việc mà chị đang chịu trách nhiệm, chị sẽ lãnh mọi công trạng, rồi chỉ có mình chị được mọi người chú ý, vậy sao tôi lại phải chuốc thêm việc chứ?” Khi chị ấy đề cập đến chuyện này, tôi đã không nghiêm túc xem xét.

Không lâu sau, lãnh đạo của chúng tôi đã nói với tôi: “Có một số vấn đề với công tác video, và chưa vấn đề nào được giải quyết cả. Tôi nhớ trước kia chị đã từng làm video rồi, và chị có một số điểm mạnh trong lĩnh vực này. Tôi muốn chị chịu trách nhiệm cho công tác này, chị Châu sẽ làm công tác chăm tưới”. Nghe thấy vậy, tôi cảm thấy hơi bực: Mình đã bỏ ra nhiều công sức, lao tâm khổ tứ cho công tác chăm tưới, dễ gì mà nó được cải thiện như vậy. Giờ mình phải chịu trách nhiệm cho công tác video, còn chị ấy lại được hưởng thành quả lao động của mình. Hơn nữa, rất khó để làm ra được những video hay. Nếu không làm tốt, người khác sẽ nghĩ về mình như thế nào? Liệu họ có cho rằng mình không có khả năng không? Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Việc chăm tưới lúc đầu cũng đâu có kết quả tốt. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, chẳng phải nó đã được cải thiện sao? Nếu mình cũng có thể cải thiện công tác video, chẳng phải điều đó sẽ chứng minh mình có năng lực làm việc sao?” Vì thế, tôi đã chấp nhận nhiệm vụ. Rồi tôi dốc tâm sức vào công tác làm video, tìm người mới cho công tác. Khi các anh chị em gặp rắc rối, tôi dành thời gian kiên nhẫn thông công tìm giải pháp với họ. Sau một thời gian, công tác video cũng bắt đầu được cải thiện, nhiệt huyết của mọi người đối với bổn phận của họ cũng tăng lên. Suốt thời gian này, một số anh chị em đã hỏi tôi về việc chăm tưới những người mới. Tôi cảm thấy rằng việc này không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Kể cả nếu có giải quyết những vấn đề này, tôi cũng sẽ chẳng nhận được công trạng gì, nên tôi chỉ trả lời qua loa. Một ngày nọ, chị Châu nói với tôi có một số vấn đề trong công tác chăm tưới mà chị ấy không biết cách giải quyết. Rồi tôi nhận ra mình đã từng gặp phải những vấn đề này trước đó. Tôi đã định nói với chị ấy cách giải quyết, nhưng rồi tôi nghĩ nếu chị ấy làm thế, thì chị ấy sẽ nhận được công trạng, không phải tôi. Tôi đã bảo chị ấy rằng khi nào có thời gian tôi sẽ giải quyết chuyện đó cho, nhưng rồi tôi bận nên quên khuấy đi mất. Vấn đề đó đã không được giải quyết, và kết quả là công tác chăm tưới đã bị ảnh hưởng.

Một ngày nọ, các lãnh đạo cấp trên đã đến tìm hiểu về công tác của chúng tôi, và thấy rằng tôi chỉ tập trung vào việc của mình mà không để ý đến việc của người khác. Họ đã nghiêm khắc xử lý tôi, nói rằng một lãnh đạo hội thánh chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chính của mình mà phớt lờ công tác hội thánh của người khác là chỉ đang làm việc riêng, là ích kỷ, đáng khinh và có nhân tính xấu. Nghe vậy, tôi cảm thấy rất buồn cũng như oan ức. Tôi thầm nghĩ: “Ngày nào mình cũng dành rất nhiều thời gian và công sức cho các bổn phận của mình, mình đã chăm chỉ và chưa từng chểnh mảng. Họ không khen ngợi mình thì thôi, nhưng sao lại có thể nói rằng mình ích kỷ, đáng khinh và có nhân tính xấu chứ?” Khi về nhà, tôi òa khóc. Tôi đau đớn cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Đối mặt với sự tỉa sửa và xử lý như thế, con cảm thấy rất buồn và oan ức, con không hiểu ý định của Ngài, xin Ngài hãy dẫn dắt con biết mình”.

Một ngày nọ, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Cả lương tâm lẫn lý trí đều là những thành tố trong nhân tính của một người. Những điều này vừa cơ bản nhất vừa quan trọng nhất. Một người thiếu lương tâm và không có lý trí của con người bình thường thì là loại người gì chứ? Nói chung, họ là một người thiếu nhân tính, một người có nhân tính cực kỳ tệ hại. Hãy phân tích kỹ điều này. Người này biểu lộ những biểu hiện mất nhân tính nào mà khiến mọi người nói anh ta không có nhân tính? Tính cách của những người như vậy là gì? Những biểu hiện cụ thể nào mà họ thể hiện? Những người như thế qua loa trong hành động của họ và tránh xa bất cứ điều gì không liên quan đến cá nhân họ. Họ không xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và họ cũng không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ không nhận trọng trách chứng thực cho Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận của mình, và họ không có ý thức trách nhiệm. Họ nghĩ đến điều gì mỗi khi họ làm việc chứ? Mối quan tâm đầu tiên của họ là: ‘Liệu Đức Chúa Trời sẽ biết nếu mình làm điều này không? Nếu những người khác không thấy mình dành hết nỗ lực này và làm việc siêng năng, và nếu Đức Chúa Trời cũng không thấy nữa, thì việc mình nỗ lực như thế hay chịu khổ vì điều này chẳng ích gì’. Đây chẳng phải là sự ích kỷ sao? Đồng thời, đó cũng là một loại chủ ý rất hèn hạ. Khi họ nghĩ và hành động theo cách này, thì lương tâm có đóng vai trò gì không? Có phần nào của lương tâm trong đó không? Thậm chí có những người, khi thấy vấn đề trong việc thực thi bổn phận của họ, vẫn giữ im lặng. Họ thấy những kẻ khác đang gây ra những sự gián đoạn và quấy nhiễu, thế nhưng vẫn không làm gì để ngăn bọn họ cả. Họ không cân nhắc đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, và họ cũng hoàn toàn không nghĩ gì về bổn phận và trách nhiệm của chính mình. Họ chỉ nói, hành xử, nổi bật lên, nỗ lực, và dành năng lượng cho sự phù phiếm, uy tín, địa vị, quyền lợi và danh vọng của chính mình. Những hành động và ý định của một kẻ như vậy quá rõ ràng với tất cả mọi người: Họ bật lên bất cứ nơi đâu có cơ hội cho danh vọng hay để vui hưởng ơn phước nào đó. Nhưng khi không có cơ hội danh vọng, hay ngay khi đến lúc chịu khổ, họ biến mất như một con rùa rụt cổ. Loại người này có lương tâm và lý trí không? Một người không có lương tâm và lý trí hành xử theo cách này có cảm thấy ân hận không? Lương tâm của loại người này không có tác dụng gì, và họ chưa bao giờ cảm thấy ân hận cả. Vậy thì họ có thể cảm thấy sự quở trách hay sửa dạy của Đức Thánh Linh không? Không, họ không thể(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Trong hang ổ của Sa-tan, dù đó là trong một văn phòng nhỏ hay một tổ chức lớn, giữa quần chúng hay trong các cơ quan chính phủ, bầu không khí mà chúng hành động là gì? Các nguyên tắc và hướng dẫn cho những hành động của chúng là gì? Bản thân mỗi người là một luật; mỗi người đi theo cách riêng của họ. Họ hành động vì lợi ích của họ và bảo vệ chính mình. Ai có thẩm quyền thì sẽ có tiếng nói cuối cùng. Họ không nghĩ cho người khác mà làm theo ý mình, phấn đấu vì danh vọng, của cải và địa vị. Nếu các ngươi không hiểu lẽ thật, cũng không đưa nó vào thực hành thì liệu trong tình cảnh không được cung cấp lời Đức Chúa Trời, các ngươi có khác gì với họ không? Tuyệt đối không – các ngươi sẽ tuyệt đối giống y như họ. Các ngươi sẽ chiến đấu theo cùng một cách mà những người ngoại đạo chiến đấu. Các ngươi sẽ đấu tranh theo cùng một cách mà những người ngoại đạo đấu tranh. Từ sáng đến tối, các ngươi sẽ ghen tị và tranh chấp, ủ mưu và lập mưu. Căn nguyên của vấn đề này là gì? Tất cả là bởi vì con người bị chi phối bởi những tâm tính bại hoại. Sự ngự trị của những tâm tính bại hoại là sự ngự trị của Sa-tan; nhân loại bại hoại sống trong một tâm tính sa-tan, không có ngoại lệ(“Những nguyên tắc một người nên cư xử” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình đã ích kỷ và tự tư tự lợi. Tôi biết việc phân công lao động là nhằm mục đích đạt được hiệu quả, chứ không phải để chúng tôi độc lập với nhau. Nếu đồng sự của tôi gặp vấn đề, thì việc của tôi là giúp giải quyết chúng, nhưng tôi chỉ lo cho công việc mình đang làm, làm việc vì danh vọng và địa vị. Tôi đã không chú ý đến công việc khác, kể cả nếu thấy công việc đó nảy sinh nhiều vấn đề. Tôi đã rất ích kỷ và đáng khinh. Khi chịu trách nhiệm cho việc chăm tưới, tôi biết sẽ rất khó để tìm người làm công tác video, nhưng tôi cảm thấy nếu mình giải quyết những khó khăn đó, thì công trạng sẽ không phải là của tôi. Tôi chỉ hỏi thăm cho có và không nghiêm túc. Vì thế, đã không có đủ người cho nhóm làm video, nên công tác đó đã bị tổn hại. Khi tôi chịu trách nhiệm làm công tác video, chị Châu đã nói với tôi là nhóm chăm tưới có vấn đề. Tôi đã có thể nói thẳng với chị ấy cách để giải quyết chuyện đó, nhưng lại lo rằng nếu chị ấy giải quyết được những vấn đề này, thì chị ấy sẽ cướp mất công trạng của tôi, nên tôi đã không thông công với chị ấy. Kết quả là, các vấn đề đã không được giải quyết, và công tác đó đã bị trì hoãn. Khi thực hiện tốt công việc của riêng mình, tôi sẽ được mọi người xem trọng, và do đó tôi sẽ cố hết sức. Chị Châu đã gặp phải vấn đề trong công tác của chị ấy và cần được giúp đỡ, vậy mà tôi lại không quan tâm đến những chuyện đó, nên công tác của nhà Đức Chúa Trời đã bị tổn hại. Tôi đã thực sự ích kỷ và thiếu nhân tính. Nếu các lãnh đạo cấp trên không nghiêm khắc tỉa sửa và xử lý, thì tôi vẫn sẽ chẳng để ý đến cách hành xử của mình, và sẽ vẫn nghĩ rằng chỉ cần làm tốt công việc của mình, thì tôi đã gánh trọng trách và trung thành thực hiện bổn phận. Tôi đã không thực sự biết mình.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời, giúp tôi hiểu sâu sắc hơn vấn đề của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Bất kể họ làm công việc gì, loại người là kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ chỉ cân nhắc xem lợi ích của bản thân có bị ảnh hưởng hay không, chỉ nghĩ đến những nhiệm vụ trước mắt. Công việc của nhà Đức Chúa Trời và hội thánh chỉ là điều họ làm khi rảnh rỗi, và phải nhắc thì họ mới làm mọi việc. Bảo vệ lợi ích riêng của họ là thiên chức thực sự của họ, những điều họ thích làm thực sự. Trong mắt họ, bất cứ thứ gì do nhà Đức Chúa Trời sắp đặt hay liên quan đến lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn đều không quan trọng. Bất kể người khác gặp khó khăn gì trong công việc, phát hiện ra vấn đề gì, lời nói của họ chân thành đến mức nào, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cũng không để ý đến, họ không nhúng tay vào, cứ như thể điều này không liên quan gì đến họ. Họ hoàn toàn thờ ơ với các sự vụ của hội thánh, cho dù những việc này trọng đại như thế nào. Ngay cả khi vấn đề đang ở ngay trước mắt, họ cũng chỉ giải quyết nó một cách miễn cưỡng, và chiếu lệ. Chỉ khi nào họ được Bề trên trực tiếp xử lý và ra lệnh giải quyết một vấn đề thì họ mới miễn cưỡng làm chút việc thực sự và trình cho Bề trên xem thứ gì đó; ngay sau đó, họ sẽ tiếp tục công việc riêng của mình. Đối với công tác của hội thánh, đối với những việc quan trọng ở phạm vi rộng hơn, họ không quan tâm, họ không nhớ tới. Họ thậm chí phớt lờ những vấn đề mà họ phát hiện ra, lảng tránh khi được hỏi, chỉ giải quyết chúng một cách hết sức miễn cưỡng. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ và thấp hèn, có phải không? Hơn nữa, bất kể họ đang thực hiện bổn phận gì thì tất cả những gì họ nghĩ đến là liệu điều đó có nâng cao lý lịch của họ hay không; miễn sao nó nâng cao danh tiếng của họ thì họ sẽ vắt óc tìm cách làm và thực hiện; tất cả những gì họ quan tâm là liệu nó có làm họ khác biệt hay không. Bất kể họ làm gì hay nghĩ gì, họ chỉ nghĩ cho bản thân họ. Trong một nhóm, không cần biết họ đang thực hiện bổn phận gì, họ chỉ cạnh tranh xem ai cao hơn hay thấp hơn, ai thắng ai thua, ai có danh tiếng nhiều hơn. Họ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu người ngưỡng mộ họ, bao nhiêu người vâng phục họ, và có bao nhiêu nhiêu người theo họ. Họ không bao giờ thông công lẽ thật hay giải quyết các vấn đề thực sự, họ không bao giờ nói về cách làm việc phù hợp với nguyên tắc khi thực hiện bổn phận của một người, liệu họ có trung thành, có hoàn thành trách nhiệm của mình, có bị lệch lạc hay không. Họ không để ý một chút nào đến những gì nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, và ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Họ hành động chỉ vì địa vị và uy tín riêng của mình(“Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất tâm tính họ (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời đã mặc khải rằng những kẻ địch lại Đấng Christ cực kỳ ích kỷ và đáng khinh. Họ chỉ nghĩ đến tư lợi trong bổn phận của mình, và chỉ nói hay làm vì danh tiếng, địa vị của họ. Họ không bao giờ xét đến công tác tổng thể của hội thánh, thậm chí không có chút lương tâm nào. Tôi thấy rằng các nguyên tắc làm việc và quan điểm của tôi cũng giống như của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi đã nghĩ rằng việc thực hiện tốt công tác mà mình chịu trách nhiệm và bảo vệ lợi ích của mình là điều chính đáng, rằng tham gia vào công việc của người khác là đang làm lợi cho họ. Tôi đã nghĩ rằng, sẽ là ngu ngốc nếu tạm gác công việc của mình để giúp đỡ người khác và làm việc mà không có công trạng. Vì thế, khi chị Châu và tôi được phân chia bổn phận, tôi chưa bao giờ nghĩ đến những khó khăn mà chị ấy đã đề cập hay nghĩ cách giải quyết chúng. Tôi chỉ nghĩ đến việc làm tốt công tác của mình, được mọi người xem trọng và công nhận. Nghĩ lại, tôi có thực sự đang thực hành lẽ thật và thực hiện bổn phận không? Tôi chỉ đang quản lý địa vị và điều hành công việc của mình. Tôi đã sống theo những triết lý Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, và “Việc không phạm đến thân cứ mặc nó”. Tôi đã rất ích kỷ và đáng khinh. Tôi đã xem việc phân chia công tác là cơ hội để thể hiện thế mạnh của mình, chẳng ngại khó ngại khổ thực hiện công tác mà mình chịu trách nhiệm, mà không xét đến lợi ích tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, cũng không xem mình như là một phần của nhà Đức Chúa Trời, hoặc hợp tác hòa thuận với chị em của mình. Điều này gây cản trở và gián đoạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi thấy mình đang có những hành động Sa-tan và mọi việc mình làm đều thiếu nhân tính! Thực ra, khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, công trạng không quan trọng. Chúng ta nên làm tốt những gì mình chịu trách nhiệm, đây là bổn phận. Kể cả nếu đó không phải là việc thuộc trách nhiệm của mình, thì khi thấy có vấn đề, chúng ta cũng nên xem xét và giải quyết nó vì chúng ta là thành viên của nhà Đức Chúa Trời. Tôi là một lãnh đạo hội thánh, mọi công tác của hội thánh đều là một phần công việc của tôi, đây là trách nhiệm và bổn phận của tôi. Bất cứ việc gì chưa được thực hiện tốt đều liên quan trực tiếp đến tôi. Vậy mà tôi chỉ xét đến danh tiếng và địa vị của mình, làm việc của riêng mình. Tôi đã đi trên con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ chống đối Đức Chúa Trời, điều đó chỉ dẫn đến việc bị Đức Chúa Trời loại bỏ và loại trừ. Nhận thức được điều này, từ tận đáy lòng, tôi thực sự cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đã dùng các lãnh đạo để chỉ ra vấn đề của tôi; đây là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!

Sau đó tôi đã đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời, và thấy được con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Việc khiến con người từ bỏ lợi ích cá nhân của họ là điều khó làm nhất. Hầu hết mọi người đều tìm kiếm không gì khác ngoài lợi ích; lợi ích của con người là cuộc sống của họ, và khiến họ từ bỏ những điều ấy cũng tương đương với buộc họ từ bỏ cuộc sống của mình. Như vậy, ngươi nên làm gì? Ngươi phải học cách từ bỏ, buông bỏ, chịu đựng, và chịu sự đau đớn của việc buông bỏ những lợi ích mà mình yêu thích. Một khi ngươi đã chịu được nỗi đau này và từ bỏ một vài lợi ích, ngươi sẽ cảm thấy một chút nhẹ nhõm và một chút tự do, và theo cách này, ngươi sẽ vượt qua xác thịt của mình. Tuy nhiên, nếu ngươi bám lấy những lợi ích của mình và không thể buông bỏ chúng, nói rằng ‘Tôi đã giả dối, nhưng thế thì đã sao? Đức Chúa Trời không trừng phạt tôi, vậy con người có thể làm gì được tôi? Tôi sẽ không từ bỏ bất cứ thứ gì!’ Khi ngươi không từ bỏ bất cứ thứ gì, không ai khác chịu tổn thất cả; chính bản thân ngươi là người tổn thất vào sau hết. Khi ngươi nhận ra tâm tính bại hoại của chính mình, nghĩa là, trên thực tế, một cơ hội để ngươi bước vào, để tiến triển, và để thay đổi; đó là một cơ hội để ngươi đến trước Đức Chúa Trời và chấp nhận sự dò xét, phán xét và hình phạt của Ngài. Hơn nữa, đây là một cơ hội để ngươi đạt được sự cứu rỗi. Nếu ngươi từ bỏ việc tìm kiếm lẽ thật, thì điều đó cũng tương đương với từ bỏ một cơ hội đạt được sự cứu rỗi và chấp nhận sự phán xét và hình phạt(“Biết tâm tính của một người là nền tảng để thay đổi nó” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Khi ngươi không nghĩ đến những ham muốn ích kỷ của bản thân hoặc xem xét lợi ích của mình trong những việc ngươi làm, và thay vào đó, luôn quan tâm đến công việc của nhà Đức Chúa Trời, lưu tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và làm tròn bổn phận của mình, thì ngươi sẽ tích lũy những việc tốt lành trước Đức Chúa Trời. Những ai thực hiện những việc tốt lành này là những người sở hữu thực tế của lẽ thật; như vậy, họ đã mang lời chứng(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu rằng nếu con người chỉ giữ chặt lợi ích của mình và không hề thực hành lẽ thật, thì cuối cùng họ sẽ mất cơ hội đạt được lẽ thật và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Mặt khác, nếu có thể từ bỏ lợi ích cá nhân và giúp đỡ người khác, cống hiến chút sức lực cho công tác tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, thì đây không phải là sự ngu ngốc, mà đó là việc tốt, được Đức Chúa Trời khen ngợi. Trong tương lai, dù đó có phải là công việc chính của tôi hay không, tôi cũng phải cố hết sức trong bổn phận. Chỉ bằng cách này tôi mới có thể thể hiện sự quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau đó, khi thấy công việc của cộng sự tôi có vấn đề, tôi đã thảo luận thực tế với chị ấy về cách giải quyết vấn đề, chia sẻ những đề xuất và kế hoạch hay, và hễ cứ thấy người chị em làm việc với mình gặp rắc rối, là tôi lại nỗ lực hết mình thông công với chị để tìm ra giải pháp, xem mọi công tác của nhà Đức Chúa Trời là trách nhiệm và bổn phận của mình. Khi thực hành theo cách này, tôi cảm thấy điềm tĩnh và an yên. Đôi lúc tôi vẫn tỏ ra ích kỷ, muốn dành nhiều thời gian cho công việc của riêng mình, và ít quan tâm hơn đến việc của cộng sự của tôi. Nhưng rồi tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, từ bỏ những ý định sai trái của mình. Rốt cuộc thì, nhà Đức Chúa Trời là một tổng thể, không thể bị chia rẽ. Khi giúp người chị em của mình giải quyết vấn đề trong bổn phận của chị ấy, đó không phải là công việc phụ, càng không phải nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ của tôi, mà đó là trách nhiệm và bổn phận của tôi. Khi suy nghĩ như vậy, tôi có thể gạt lợi ích của bản thân sang một bên và chủ động hợp tác với chị ấy. Sau đó, chúng tôi làm việc rất hợp ý nhau, và mọi công tác của hội thánh đều có hiệu quả. Ngày càng có nhiều người mới gia nhập, và chúng tôi đã thành lập hai hội thánh mới. Từ tận đáy lòng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt của Ngài.

Qua trải nghiệm này, tôi thực sự nhận ra rằng khi hợp tác với người khác, nếu chúng ta có thể gạt những ham muốn ích kỷ của mình sang một bên, không quan tâm đến tư lợi, hành động đồng lòng, và cùng nhau bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ có được sự dẫn dắt và phước lành của Đức Chúa Trời. Tất cả đều là nhờ sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời mà tôi mới hiểu được điều này, thay đổi, thực hành lẽ thật, và sống giống hình tượng con người được đôi chút! Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Nỗi đau của nói dối

Bởi Ni Cường, Myanmar Tháng 10 năm 2019, tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ở những buổi hội họp, tôi thấy...

Thoát khỏi gánh nặng ân tình

Năm tôi lên chín, cha tôi qua đời vì bạo bệnh, mẹ tôi cực khổ một mình nuôi nấng tôi và bốn anh chị em. Dì tôi thấy chúng tôi tội nghiệp...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger