Tuổi Trẻ Không Phù Phiếm

16/10/2020

Lời của Đức Chúa Trời nói: “Khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, nếu một người muốn biến cải thành người có hình tượng giống con người, thì họ phải trải qua sự phơi bày, hình phạt, và phán xét của lời Đức Chúa Trời, và cuối cùng, họ sẽ có thể biến cải. Đây là con đường. Nếu công việc không như thế, con người sẽ không có cách nào để thay đổi. Nó phải được làm như thế, từng chút một. Con người phải trải nghiệm sự phán xét, hình phạt và sự tỉa sửa, xử lý liên tục. Những điều bị phơi bày trong bản tính con người phải bị vạch trần. Con người sẽ có thể bước đi trên con đường đúng sau khi những điều này được tỏ lộ và con người hiểu rõ chúng. Chỉ sau một khoảng thời gian trải nghiệm và đã hiểu một số lẽ thật, họ mới có sự tin chắc để đứng vững(“Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ”). Bây giờ, tôi sẽ thông công kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân.

Tôi bắt đầu học đàn tranh lúc 5 tuổi, và tiếp tục học chuyên ngành đàn tranh tại một học viện âm nhạc. Rồi tôi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời. Khi tôi thấy nhà của Đức Chúa Trời có một số đoạn phim cần đến bảng tổng phổ nhạc đàn tranh, tôi rất phấn khích. Tôi nghĩ: “Nếu một ngày nào đó mình được thực hiện bổn phận này, mình có thể vận dụng tài năng của bản thân và sáng tác những bản nhạc tuyệt vời để ca ngợi Đức Chúa Trời”.

Tuổi Trẻ Không Phù Phiếm

Tháng 5 năm 2019, cuối cùng tôi đã được giao bổn phận này. Khi mới gia nhập nhóm, tôi gặp hai chị em và tôi nghĩ, “Đây là những người được chọn vì có tài, nhưng tôi chắc chắn các kỹ năng của mình hẳn phải vượt trội hơn họ”. Sau đó, khi thân thiết hơn, tôi phát hiện ra cả hai đều không học nhạc lý chuyên môn, và họ đều nói muốn học hỏi thêm từ tôi. Nghe họ nói vậy, tôi thấy thật mát lòng. Tôi nghĩ: “Mình được chọn vào nhóm này trong số rất nhiều anh chị em, và mình biết nhiều hơn các chị em mà mình đã từng hợp tác, như vậy kỹ năng của mình phải thuộc hàng đỉnh cao!” Sau đó, một trong những chị em bảo tôi rằng, “Vài ngày nữa, một chị khác sẽ tham gia nhóm, tôi nghe nói chị ấy chơi đàn tranh cấp 10, vậy chị ở cấp bao nhiêu rồi?” Tôi thấy chẳng có gì là ghê gớm cả, và nghĩ, “Cấp bao nhiêu thì có quan trọng gì chứ. Đó là chuyên ngành của mình và là một phần con người mình. Chị ấy đạt Cấp 10 thì sao chứ? Cấp độ đâu có nghĩa lý gì với một chuyên gia”. Vì vậy, tôi tự hào tuyên bố với chị ấy, “Tôi là dân chuyên nghiệp”. Vài ngày sau, chị Minh đến. Chị ấy nói sau khi vượt qua bài kiểm tra Cấp 10, đã hơn 10 năm rồi ấy chị không động tới đàn tranh. Điều đó khiến tôi suy nghĩ, “Có vẻ như mình là dân chuyên duy nhất trong nhóm này. Sau này, mình sẽ cho mọi người thấy mình giỏi tới mức nào”. Sau đó, tôi có thể sáng tác xong một bài hát trong 2-3 ngày, nhưng tôi nhận thấy các chị em khác vẫn đang học nhạc lý cơ bản. Đôi lúc họ vô cùng lúng túng, thế nên tôi nghĩ mình hơn hẳn họ. Tôi cảm thấy việc theo học chuyên ngành thực sự khiến tôi trở nên khác biệt. Nhất là khi tôi thấy họ không thể sáng tác bài hát, hoặc mắc lỗi, tôi liền vào vai giáo viên giúp đỡ họ một cách rất tự nhiên.

Tôi nhớ có một lần, khi đang sáng tác bài hát, tôi bỗng nghe thấy ai đó đang chơi đàn tranh từ phòng bên cạnh. Thật ra tôi biết chị Minh đang luyện đàn, nhưng tôi không thể kìm nén nổi cảm giác khinh bỉ trỗi dậy trong lòng. Tôi nghĩ, “Đúng là lâu lắm rồi chị Minh không chơi đàn. Chơi tệ quá…” Tôi cố gắng chịu đựng thứ âm thanh đó, nhưng sau một hồi thì thực sự không thể chịu thêm được nữa, nên tôi đã đến gặp chị ấy và nói, “Chị gảy sai hết cả rồi! Làm thế nào chị qua được bài kiểm tra Cấp 10 thế?” Mặt chị ấy lập tức đỏ lên vì ngượng, và rồi chị ấy hỏi tôi đầy lo lắng “Lâu lắm rồi chị không chơi đàn, cũng không tập luyện gì. Em có thể dạy chị cách chơi bài này không?” Tôi giương mắt nhìn chị ấy và nói, “Xem ra chị bỏ chơi đàn lâu lắm rồi!” Chị ấy cúi đầu xuống và không nói gì, làm tôi thấy hơi áy náy. Tôi nghĩ có lẽ mình không nên đối xử với chị ấy như vậy. Nhưng tôi cũng nhớ hồi còn đi học, tôi nói chuyện với các em cùng trường còn gay gắt hơn nhiều, nên nói như bây giờ cũng chẳng có gì quá đáng. Sau đó, tôi ngồi xuống gảy đàn, còn chị ấy quan sát, rồi tôi nói, “Chị cứ đàn giống như em là được”. Sau đó, khi chị ấy ngồi xuống gảy đàn, tôi thấy bàn tay và ngón tay của chị ấy cứng lại, vẻ mặt thì vô cùng lo lắng. Chị ấy mới gảy được vài nốt đã sai, nên tôi hướng dẫn chị ấy thêm vài lần nữa. Nhưng khi chị ấy liên tục phạm lỗi, tôi bắt đầu thấy khó chịu. “Hồi còn đi học, khi em gặp vấn đề và nhờ bạn học giúp đỡ, họ chỉ cần dạy vài lần là em làm được. Em đã hướng dẫn chị mấy lần rồi, sao chị vẫn không làm được vậy? Tôi thầm nghĩ “Chị ngốc thật đấy”. Vì vậy, tôi liền bảo chị ấy: “Hướng dẫn mấy lần rồi mà chị vẫn không làm được, nhìn chị như vậy em không muốn dạy nữa đâu”. Chị ấy ngước lên nhìn tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ thất vọng. Ánh mắt của chị ấy như nhìn thấu tâm can tôi. Tôi nhận ra chị ấy cảm thấy tôi chèn ép chị. Sao tôi lại có thể hành xử như vậy? Sao tôi không thể kiên nhẫn hơn một chút? Nhưng sau đó tôi nghĩ, “Mình chỉ đang giúp chị ấy sửa lỗi sai mà thôi. Bây giờ, chị ấy có thể thấy khó chịu, nhưng chính điều đó sẽ thúc đẩy chị ấy tiến bộ nhanh hơn, cuối cùng chị ấy vẫn được lợi mà”. Nghĩ vậy, tôi cũng không bận tâm nhiều nữa. Nhưng sau đó, tôi phát hiện ra chị Minh ngày càng bỏ bê việc luyện đàn, và chị cũng không hỏi tôi nữa. Khi tôi hỏi lý do, chị ấy bảo: “Chị sợ hỏi lại bị em mắng, nên dù không biết chị cũng không dám hỏi nữa. Chị thà đợi đến khi em tập đàn, chị lắng nghe từ phòng bên cạnh, học cách gảy đàn của em, để cải thiện kỹ năng của mình”. Nghe chị Minh nói vậy, tôi thật sự rất đau lòng. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ khiến chị ấy cảm thấy căng thẳng đến nỗi muốn hỏi cũng không dám, hay làm tổn thương chị ấy nhiều đến vậy. Tôi cảm thấy thật tồi tệ và nghĩ, “Mình chỉ muốn giúp chị ấy học nhanh hơn thôi mà. Sao mọi chuyện lại ra nông nỗi này?” Vì vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cầu xin Ngài soi rạng vấn đề của mình.

Sau đó, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Một tâm tính ngạo mạn bắt đầu như thế nào? Có phải do ai đó tham vấn với ngươi không? (Không phải; nó đến từ bản tính của tôi.) Thế thì, làm thế nào bản tính ngươi có thể khiến ngươi có kiểu phản ứng và bày tỏ này? Nó được tỏ lộ như thế nào? Thời điểm ai đó hỏi ý kiến ngươi về điều gì đó, ngươi ngay lập tức trở nên vô lý, mất nhân tính bình thường của mình, và không còn có thể đưa ra những đánh giá chính xác. Ngươi nghĩ: ‘Bạn hỏi tôi về điều này; tôi hiểu điều này! Tôi biết về điều này! Tôi hiểu thấu nó! Tôi thường gặp phải vấn đề này, và tôi hoàn toàn quá quen với nó; với tôi, nó không phải là vấn đề gì lớn cả’. Khi ngươi nghĩ như vậy, sự hợp lý của ngươi là bình thường hay bất thường? Khi bất cứ tâm tính bại hoại nào bị phơi bày, sự hợp lý của con người trở nên bất thường. Do vậy, bất cứ vấn đề gì ngươi gặp phải – ngay cả khi ai đó hỏi ý kiến ngươi – ngươi cũng không được có thái độ kiêu căng; sự hợp lý của ngươi vẫn phải bình thường(“Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ”). “Đừng tự nên công chính; tận dụng những điểm mạnh của người khác để bù vào những khiếm khuyết bản thân, quan sát cách người khác sống theo lời Đức Chúa Trời và nhìn xem liệu cuộc sống, hành động và lời nói của họ có đáng noi theo không. Nếu xem người khác thấp kém hơn mình thì ngươi đang tự nên công chính, tự phụ, và không ích lợi gì cho bất kỳ ai(“Chương 22” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Đọc những lời của Đức Chúa Trời khiến tôi cảm thấy rất buồn và đau khổ. Những lời của Đức Chúa Trời vạch trần từng hành động và suy nghĩ của tôi, sau đó tôi mới nhận ra cách đối xử với chị Minh thể hiện rõ tâm tính kiêu ngạo của tôi. Tôi cho rằng, nhờ được học âm nhạc và có một số kiến thức chuyên môn nên mình rất giỏi. Tôi nghĩ mình là dân chuyên nghiệp. Khi các chị em không hiểu điều gì đó và hỏi tôi, tôi thậm chí còn nghĩ rằng mình giỏi hơn tất cả mọi người, cả về kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Tôi nghĩ mình xuất chúng, nên tự cho mình là giáo viên và dùng thái độ và giọng điệu cao ngạo của một người giáo viên để hướng dẫn các chị em. Khi thấy chị Minh chơi đàn không hay, tôi không chỉ coi thường chị, mà còn mắng chị ngay tại chỗ. Tôi không hề nghĩ đến cảm xúc của chị ấy. Tôi dạy chị ấy chơi đàn vài lần, nhưng khi thấy chị ấy gảy sai, tôi liền mắng mỏ gay gắt đến mức chị ấy cảm thấy căng thẳng và không muốn luyện đàn nữa. Có gì không hiểu, chị ấy thà âm thầm học còn hơn là đi hỏi tôi. Tôi kiêu ngạo đến mức đã đánh mất cả nhân tính. Giả sử chị ấy không chơi đàn hơn 10 năm, thì khi bắt đầu lại, chị ấy hơi vụng về và học chậm là chuyện bình thường. Nhưng thực tế việc chị ấy sẵn sàng học lại từ đầu và luyện tập chăm chỉ để làm tròn bổn thận này là điều rất đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng thay vì nhận ra ưu điểm đó của chị, tôi lại xem nhẹ và coi thường những thiếu sót của chị, khiến chị ấy không muốn cố gắng nữa. Sao tôi có thể kiêu ngạo và nhẫn tâm như vậy? Càng nghĩ về chuyện này, tôi càng nhận ra tâm tính bại hoại của mình nghiêm trọng đến mức nào. Tôi phải ăn năn với Đức Chúa Trời. Không thể tiếp tục như vậy. Vì vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Thưa Đức Chúa Trời, con mắc kẹt trong sự kiêu ngạo của bản thân và chèn ép chị em của mình. Con đã làm chị ấy tổn thương rất nhiều. Giờ con đã biết những việc mình đã làm, và con mong được hối lỗi với Ngài. Con cũng cầu xin Ngài dẫn lối để gạt bỏ tâm tính kiêu ngạo và tự phụ của mình, theo đuổi lẽ thật và sống trọn nhân tính của một người bình thường”.

Sau đó, tôi chủ động mở lòng với mọi người trong một buổi gặp mặt về sự bại hoại mà tôi đã thể hiện, và tôi đã xin lỗi chị Minh. Tôi nói: “Tôi cứ nghĩ mình học âm nhạc chuyên nghiệp, và tôi giỏi hơn mọi người, nên khi hướng dẫn chị chơi đàn, tôi đã nói giọng mỉa mai, coi thường và quở trách chị. Tôi xin lỗi vì đã khiến chị tổn thương. Từ hôm nay, tôi muốn bước vào lẽ thật và sống trọn nhân tính bình thường. Tôi không muốn chị cảm thấy bị tôi chèn ép nữa, và nếu thấy tôi thể hiện sự bại hoại, mong chị hãy giúp đỡ và nhắc nhở tôi”. Sau khi tôi thổ lộ, thật ngạc nhiên chị Minh chẳng những không để bụng chuyện đó, mà còn nói chị ấy mong tôi sẽ giúp chị nâng cao kỹ năng hơn nữa. Khi nhận ra dù tôi đã tổn thương và chèn ép chị nhiều đến thế, chị Minh vẫn không hề để bụng, tôi càng xấu hổ hơn. Tôi thầm nghĩ: “Sau này, mình muốn trở thành người bạn tốt của chị ấy và giúp chị làm tròn bổn phận của mình”. Sau đó, khi tôi thấy chị Minh gảy đàn sai, đôi khi tôi vẫn có cảm giác coi thường chị, nhưng ngay lập tức tôi nhận ra tâm tính kiêu ngạo của mình. Nhờ đó, tôi có thể cầu nguyện Đức Chúa Trời, điều chỉnh thái độ của mình, không tỏ vẻ trịch thượng và giúp chị ấy học đàn một cách cách bình tĩnh và thân thiện. Một thời gian sau, tôi nhận thấy mối quan hệ giữa tôi và chị ấy đã bình thường hơn, và bất kể tôi hướng dẫn cái gì, chị đều tiếp thu rất nhanh. Có những bài hát tôi phải học mất vài tháng ở trường, nhưng chị ấy chỉ cần học trong một tháng. Chúng tôi đều phấn khích và biết ơn Đức Chúa Trời đã soi đường chỉ lối.

Dù có trải nghiệm đó, và sự thật là tình trạng của tôi đã được cải thiện, và bên ngoài tôi không tỏ vẻ kiêu ngạo như trước nữa, nhưng tôi vẫn chưa có nhiều hiểu biết hay chưa biết khinh ghét bản tính Sa-tan kiêu ngạo và tự phụ của mình. Vậy nên khi gặp điều kiện thuận lợi, các vấn đề cũ lại xuất hiện. Sau đó, nhóm chúng tôi bắt đầu nghiên cứu cách tính quãng. Một đêm, tôi thấy cách tính quãng của chị Minh quá chậm, nên tôi muốn dạy chị ấy phương pháp đơn giản hơn. Chị Hàm và chị Hiểu Lạc cũng đến nghe, và không lâu sau đó, chị Hiểu Lạc và chị Minh đã biết tính toán các quãng theo phương pháp tôi chỉ họ. Thấy họ biết cách làm, tôi vui lắm. Tôi thầm nghĩ, “Mình đúng là dân chuyên nghiệp”. Tôi cảm thấy tôi chẳng muốn gì ngoài tiếp tục nói chuyện và hướng dẫn họ. Nhưng tôi nhận thấy chị Hàm không dùng cách của tôi để tính các quãng, và chị ấy tính rất chậm. Tôi nghĩ: “Nếu làm theo cách của chị ấy, thì trong 1 tiếng có thể tính được bao nhiêu quãng chứ? Thật tốn thời gian. Hai chị kia đang tính theo cách của tôi, và họ tính nhanh hơn nhiều”. Sau đó, tôi bảo chị Hàm: “Chị thử tính theo cách tôi đã chỉ cho chị xem sao”. Thế nhưng chị Hàm lập tức tỏ ra lúng túng, chị ấy nói chị ấy đã biết cách tính quãng trước khi nghe phương pháp mà tôi dạy bởi vì chị đã học một phương pháp khác. Nhưng sau khi nghe những gì tôi dạy, chị ấy không thể làm theo cách đó nữa, và bây giờ chị ấy cảm thấy vô cùng bối rối. Tôi lập tức cảm thấy coi thường chị ấy. Tôi nghĩ: “Phương pháp của mình đơn giản như vậy, sao chị ấy lại không hiểu được? Hôm nay, mình sẽ dạy chị cách này. Mình không tin là chị ấy không làm được!” Sau đó, tôi lấy một chiếc ghế đẩu và ngồi xuống cạnh chị ấy, tận tay hướng dẫn cách tính quãng. Tôi nói đi nói lại nhiều lần, nhưng chị ấy vẫn tỏ ra bối rối. Tôi cố kìm nén cơn nóng giận và cố gắng giải thích cách tính thêm nửa giờ nữa. Nhưng cuối cùng, tôi thấy chị ấy có vẻ xấu hổ, nên tôi cảm thấy rất hụt hẫng. Tôi nghĩ, “Chắc là muộn rồi, có lẽ chị ấy đã mệt quá rồi”, vì thế, tôi để chị ấy đi nghỉ ngơi.

Nửa đêm, tôi tỉnh giấc và thấy chị Hàm vẫn đang ngồi tính quãng. Tôi sững sờ. Tôi hỏi chị ấy tại sao chị vẫn ngồi tính vậy, thì chị ấy trả lời đầy mệt mỏi, “Thật ra, chị vẫn không hiểu phương pháp của em. Chị có thể tính quãng theo cách của mình, chỉ là hơi chậm thôi. Có lẽ chị nên dùng cách tính của mình”. Khi nhìn thấy nửa đêm mà chị vẫn cặm cụi tính toán, và vẻ mặt thận trọng của chị khi nói chuyện với tôi, tôi cảm thấy hơi tội lỗi, vì lúc đó tôi nhận ra “Có phải tôi lại đang chèn ép chị ấy không?”

Vì vậy, ngày hôm sau, trong buổi gặp mặt, tôi bảo mọi người cứ thẳng thắn nói về những thiếu sót của tôi. Các chị em nói rằng tôi luôn thích nói chuyện với vẻ trịch thượng, tôi quá kiêu ngạo, luôn khiến họ cảm thấy bị chèn ép, và tôi nhất quyết bắt họ phải làm mọi thứ theo ý mình. Một trong số các chị em chia sẻ rằng lúc nào tôi cũng nói gay gắt khiến người khác khó chịu. Khi nghe các chị em nói vậy, tôi lập tức cảm thấy thất vọng, mặt tôi nóng bừng. Thật khó để chấp nhận điều đó. Tôi không kìm được cảm giác bực bội. Tôi nghĩ: “Có thể mình hơi kiêu ngạo, nhưng mình cũng đang cố gắng thay đổi. Mình đâu có tệ như những gì họ nói”. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn, tôi nhận ra điều này xảy ra bởi vì Đức Chúa Trời cho phép, và tôi không có quyền đưa ra lời bào chữa hay tranh luận. Làm như thế là từ chối tiếp nhận lẽ thật. Và trên hết, tôi là người yêu cầu các chị em chỉ ra những thiếu sót của tôi. Họ đã rất chân thành chỉ ra, nếu tôi không chịu chấp nhận, thế chẳng phải là vô nghĩa sao? Khi hiểu ra tất cả những điều này, tôi thầm cầu Đức Chúa Trời, cầu xin Ngài cho phép tôi chấp nhận và nghe theo những gì các chị em đã chỉ ra. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy bình tâm hơn một chút, và tôi nói với các chị em của mình rằng tôi sẽ suy nghĩ về những thiếu sót ấy.

Sau đó, trong lúc cầu nguyện, tôi đã đọc được đoạn này trong những lời của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi thực sự sở hữu lẽ thật bên trong ngươi, con đường ngươi đi sẽ tự nhiên là con đường đúng. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có sự kiêu ngạo và tự phụ, ngươi sẽ thấy không thể tránh khỏi việc thách thức Đức Chúa Trời; ngươi sẽ cảm thấy buộc phải thách thức Ngài. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và xem Ngài là tầm thường; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân, và, cuối cùng, ngồi vào vị trí của Đức Chúa Trời và làm chứng cho chính mình. Cuối cùng, ngươi sẽ biến những ý tưởng của chính mình, suy nghĩ của chính mình và những quan niệm của chính mình thành lẽ thật để tôn thờ. Hãy xem có bao nhiêu tội ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ!(“Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ). Khi đọc được lời của Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi cũng hiểu nguyên nhân sâu xa của sự kiêu ngạo, tự phụ và cách tôi chèn ép chị em mình là vì tôi vẫn mang bản tính ngạo mạn của Sa-tan trong mình. Sống với bản tính kiêu ngạo đó, tôi luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác, nên tôi muốn mình có quyền quyết định mọi việc. Nhất là khi tôi thấy các kỹ năng chuyên môn của mình giỏi hơn người khác, tôi tỏ vẻ trịch thượng và dạy dỗ người khác, yêu cầu mọi người phải lắng nghe và làm theo ý mình. Trong hoàn cảnh phù hợp, tôi sẽ vô tình thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình, lấy quan điểm cá nhân làm tiêu chí để để noi theo, thậm chí coi chuyện đó là hiển nhiên và đòi hỏi người khác phải nghe theo. Khi tôi thấy chị Hàm không dùng cách của mình để tính quãng, tôi lập tức nổi đóa và chèn ép chị ấy. Tôi nhất quyết bắt chị ấy thay đổi và nghe theo mình. Tôi hoàn toàn không tôn trọng cảm xúc của chị ấy, và không nghĩ tới những khó khăn mà chị ấy gặp phải. Tôi thậm chí còn không để các chị em có cơ hội thông công hoặc thảo luận về mọi chuyện. Tôi đã quá kiêu ngạo đến nỗi mất hết lý trí. Cuối cùng, tôi không giúp được các chị em trong nhóm. Tất cả những gì tôi là tổn thương và chèn ép họ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện bổn phận của họ, và can thiệp vào công việc của mọi người. Khi đó, tôi nhận ra sống với tâm tính kiêu ngạo không chỉ ngăn cản tôi sống trọn nhân tính, mà còn làm gián đoạn bổn phận của người khác và cản trở công việc của hội thánh. Làm sao tôi có thể nói rằng mình đã đang thực hiện bổn thận? Chẳng phải rõ ràng tôi đã làm điều ác và chống lại Đức Chúa Trời hay sao? Nếu tôi không hối lỗi, sớm muộn gì Đức Chúa Trời cũng sẽ cự tuyệt và loại bỏ tôi! Các chị em đã giúp tôi bằng cách chỉ ra, những điều này thực chất là Đức Chúa Trời đang bảo vệ tôi. Không có họ, tôi sẽ tiếp tục sống với tâm tính kiêu ngạo, và không biết tôi có thể gây ra bao điều xấu xa nữa.

Sau đó, trong khi cầu nguyện, tôi bắt gặp một đoạn khác trong những lời của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã tạo ra con người, thổi sự sống vào họ, và cũng cho họ chút trí thông minh của Ngài, những khả năng của Ngài, những gì liên quan đến việc Ngài có gì và là gì. Sau khi Đức Chúa Trời đã ban cho con người tất cả những điều này, con người có thể làm một số việc cách độc lập và tự mình suy nghĩ. Nếu những gì con người đưa ra và thực hiện là tốt trong mắt Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời chấp nhận và không can thiệp. Nếu điều con người làm là đúng, Đức Chúa Trời sẽ để nó như thế. Vậy thì, cụm từ ‘tên nào A-đam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó’ biểu thị điều gì? Nó biểu thị rằng Đức Chúa Trời đã không thấy cần phải thay đổi bất kỳ tên nào được đặt cho những sinh vật sống khác nhau. Bất cứ tên gì A-đam gọi một sinh vật, Đức Chúa Trời cũng sẽ nói ‘Vậy thì là tên đó’, khẳng định tên của sinh vật. Đức Chúa Trời có bày tỏ bất kỳ ý kiến nào về chuyện này không? Không, Ngài hiển nhiên là không. Vậy thì, các ngươi góp nhặt được những gì từ đây? Đức Chúa Trời đã ban cho con người trí thông minh và con người đã dùng trí thông minh Đức Chúa Trời ban để làm mọi việc. Nếu điều con người làm là tích cực trong mắt Đức Chúa Trời, thì nó được khẳng định, công nhận, và chấp nhận bởi Đức Chúa Trời mà không có bất kỳ sự phán xét hay phê bình nào. Đây là điều không con người hay quỷ dữ nào, hay Sa-tan, có thể làm được(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi thấy thậm chí không có một chút kiêu ngạo, tự phụ hay tự cao tự đại trong thực chất của Đức Chúa Trời. Sau khi A-đam đặt tên cho tất cả các loài động vật, Đức Chúa Trời chỉ đơn giản chấp thuận và sử dụng chúng mà không hề phản đối. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, sự khôn ngoan của Ngài không thể so sánh với sự khôn ngoan của con người, nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ thể hiện hoặc buộc người khác lắng nghe Ngài. Thay vào đó, Ngài cho mọi người không gian và cho phép chúng ta tự do, miễn là chúng ta làm những điều tích cực, Ngài sẽ không can thiệp. Khi nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Tôi còn không bằng một hạt bụi trong mắt Đức Chúa Trời, nhưng tôi vẫn cố gắng tận dụng kiến thức chuyên môn của mình và những tài năng được Đức Chúa Trời ban cho, coi mình là bề trên, khoe mẽ và xem thường người khác. Tôi cũng bắt người khác phải nghe theo mình, đến mức giọng điệu của tôi cũng thay đổi. Tôi thực sự đã quá kiêu ngạo. Chị Hàm chỉ cần dùng cách đã biết cũng có thể làm tròn bổn phận, nhưng tôi bắt chị ấy phải dùng phương pháp của mình và không cho chị ấy bất kỳ không gian nào để suy nghĩ độc lập. Tôi quá tự phụ và độc đoán. Sao tôi có thể vô lý đến mức ấy? Tất cả những gì tôi thể hiện là những tâm tính Sa-tan, điều đó thật sự rất xấu xa. Tôi nhận ra dù có năng khiếu hay tài giỏi đến đâu, nếu tôi không thực hành lẽ thật và thay đổi tâm tính Sa-tan của mình, thì sớm hay muộn, tôi cũng sẽ bị Đức Chúa Trời cự tuyệt và loại bỏ. Khi nghĩ về điều đó, tôi thấy hơi sợ hãi, đồng thời ghê tởm và khinh ghét bản thân mình. Tôi cầu Đức Chúa Trời, nói rằng tôi sẽ hối lỗi và thực hành lẽ thật, và tôi sẽ không còn sống với tâm tính kiêu ngạo nữa.

Sau đó, tôi đọc hai đoạn trong những lời của Đức Chúa Trời, và nhận ra một con đường để buông bỏ cái tôi và gạt đi sự kiêu ngạo của mình. “Đừng ra vẻ ta đây. Một mình ngươi có thể đảm nhận công việc không, ngay cả khi ngươi là người có kỹ năng chuyên nghiệp nhất hoặc ngươi cảm thấy phẩm chất của mình là tốt nhất trong những người ở đây? Một mình ngươi có thể đảm nhận công việc không, ngay cả khi ngươi có địa vị cao nhất? Ngươi không thể làm được mà không có sự giúp đỡ của mọi người. Do vậy, không ai được kiêu ngạo và không ai được mong muốn hành động đơn phương; một người phải dẹp lòng tự ái của mình, buông bỏ những suy nghĩ và quan điểm của chính mình, và làm việc hòa hợp với tập thể. Đây là những người thực hành lẽ thật và sở hữu nhân tính. Những người như vậy được Đức Chúa Trời yêu mến, và chỉ có họ mới có thể tận tụy trong việc thực hiện bổn phận của mình. Riêng điều này đã là một biểu hiện của sự mộ đạo(“Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ”). “Đức Chúa Trời ban những ân tứ cho con người, cho họ những kỹ năng đặc biệt cũng như trí óc và sự khôn ngoan. Con người nên sử dụng những thứ này như thế nào? Ngươi phải dành hết những kỹ năng đặc biệt, những ân tứ, trí óc và sự khôn ngoan của ngươi cho bổn phận của ngươi. Ngươi phải dùng tấm lòng và vắt óc mình để vận dụng mọi điều ngươi biết, mọi điều ngươi hiểu và mọi thứ ngươi có thể đạt được, mọi thứ ngươi nghĩ đến cho bổn phận của mình. Bằng cách làm như vậy, ngươi sẽ được ban phước(“Chỉ có trung thực mới sống thể hiện ra được hình tượng giống con người thật sự” trong Những ghi chép về những cuộc trò chuyện của Đấng Christ). Suy ngẫm về những lời của Đức Chúa Trời giúp tôi nhận ra Đức Chúa Trời ban cho tôi tài năng và sắp đặt cho tôi học những kiến thức chuyên môn về âm nhạc. Vì vậy, tôi nên sử dụng những điều đó để làm tròn bổn phận của mình, chứ không phải ỷ vào đó để kiêu ngạo và tự mãn. Tôi nhận ra rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, và dù tôi có thể giỏi âm nhạc đến đâu chăng nữa, tôi cũng sẽ không bao giờ là người giỏi nhất trong mọi lĩnh vực, hay là người hiểu được bản chất của lẽ thật. Tôi nhận ra mình phải làm việc với các anh chị em để mọi người có thể bù đắp những thiếu sót của nhau, và đoàn kết để tạo ra các tác phẩm làm chứng ngôn cho Đức Chúa Trời. Chỉ có làm vậy mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Sau đó, khi tôi chơi đàn tranh và học kỹ năng với các chị em, nếu tôi nhận thấy những điểm họ cần cải thiện, tôi thành tâm cầu Đức Chúa Trời để có sức mạnh từ bỏ cái tôi và kiên nhẫn hướng dẫn họ, và tôi cũng có thể học hỏi từ những điểm mạnh của họ. Sau đó, họ không còn cảm thấy bị tôi chèn ép nữa. Họ có thể sử dụng tài năng của mình để làm tròn bổn phận, và dần dần họ cảm thấy ngày càng tự do hơn. Dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, chúng tôi sáng tác nhanh hơn nhiều so với trước kia, và chất lượng các bản nhạc ngày càng hay hơn. Sau đó, một em gái chưa bao giờ học nhạc lý tham gia nhóm của chúng tôi. Để giúp em ấy học và làm chủ kiến thức càng nhanh càng tốt, tôi đã thiết kế cho em một khóa học, từ những bài cơ bản cho đến nâng cao. Tôi nghĩ, nếu học theo khóa học này, em ấy sẽ có thể nhanh chóng nắm vững kiến thức. Nhưng một hôm, em ấy hỏi tôi một vấn đề mà em ấy chưa nắm rõ. Khi nhận ra câu hỏi của em ấy không có trong bất cứ phần nào của khóa học do tôi thiết kế, tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu, và thầm nghĩ, “Mình đã thiết kế một khóa học tốt như vậy, vậy mà em ấy không học. Thay vào đó, em ấy lại tìm xem các tài liệu khác. Nếu em ấy học như thế này thì bao giờ mới tiến bộ? Chẳng phải em ấy đang nghi ngờ chuyên môn của mình sao?” Nghĩ tới đó, tôi ngay lập tức nhận ra tâm tính kiêu ngạo lại xuất hiện, nên tôi đã cầu Đức Chúa Trời và từ bỏ chính mình. Tôi nghĩ về chuyện trước đây khi tôi nghe theo tâm tính kiêu ngạo và khiến các chị em trong nhóm cảm thấy bị chèn ép. Lần này, tôi biết mình phải tôn trọng ý kiến của em ấy. Tôi quyết định để em ấy học theo khả năng và cách riêng của mình, thay vì ép em ấy làm theo những điều tôi cho là tốt nhất. Sau đó, khi hai chúng tôi cùng sáng tác, mỗi khi nhận thấy hai bên có quan điểm hoặc ý tưởng đối lập nhau, tôi luôn chủ động gạt bỏ cái tôi và thảo luận mọi thứ với em ấy, Cuối cùng, một tuần sau, chúng tôi đã sáng tác xong và tôi biết đây thực sự là nhờ Đức Chúa Trời chỉ dẫn và ban ơn. Đúng như lời Đức Chúa Trời nói, “Càng thực hành lẽ thật, ngươi càng được sở hữu được lẽ thật; càng thực hành lẽ thật, ngươi càng sở hữu tình yêu thương của Đức Chúa Trời; và càng thực hành lẽ thật, ngươi càng được Đức Chúa Trời ban phước(Những ai yêu mến Đức Chúa Trời sẽ sống đời đời trong sự sáng của Ngài, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Một quyết định khắc cốt ghi tâm

Bởi Bạch Dương, Trung Quốc Ba tôi đã chết vì bị bệnh khi tôi 15 tuổi và gia đình tôi đã mất đi người trụ cột. Tôi không thể chấp nhận nổi...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger