Dùng người thì đừng nghi: Có đúng không?

24/07/2022

Bởi Lâm Bình, Trung Quốc

Tháng 7 năm 2020, tôi nhận bổn phận lãnh đạo, phụ trách công tác của một số hội thánh. Anh Lưu vừa được bầu làm lãnh đạo một trong số các hội thánh đó. Trước đây chúng tôi từng công tác chung, nên tôi hiểu anh ấy khá rõ. Anh ấy chín chắn, điềm đạm, nhìn sự việc ở mọi góc độ và biết gánh vác trong bổn phận. Anh ấy giỏi thông công về lời Đức Chúa Trời để giúp đỡ người khác. Trước đây khi công tác chung cùng với tôi, anh ấy luôn thông công để hỗ trợ mỗi khi tôi gặp vấn đề hay khó khăn gì. Tôi cảm thấy anh ấy là một người rất đáng tin cậy, nên không lo lắng nhiều về hội thánh của anh ấy và dành nhiều công sức hơn cho các hội thánh khác. Vì thế, sau khi đã hướng dẫn anh Lưu cách xử lý nhiều công tác khác nhau, tôi không bận tâm nhiều về công tác của anh ấy. Sau đó, thấy anh ấy có dường như có phương hướng và đạt nhiều thành quả trong các công tác đó, trong lòng tôi càng thấy an tâm hơn. Tôi cho rằng dù mình không hỏi thăm kiểm tra mọi việc, nếu như gặp phải bất kỳ vấn đề hay khó khăn gì, anh ấy đều có thể mau chóng giải quyết. Vì lý do này mà suốt ba tháng liền, tôi không kiểm tra chi tiết công tác mà anh ấy phụ trách, thậm chí còn tiến cử anh ấy làm ứng viên cho vị trí lãnh đạo cao hơn.

Rồi vào tháng 12, tôi nhận được thư từ lãnh đạo nói rằng một số anh chị em nói anh Lưu không thực hiện công tác thực tế, rồi bảo tôi chú ý theo dõi và kiểm tra công tác của anh ấy, và tạm hủy tư cách ứng cử lãnh đạo của anh ấy. Khi biết chuyện này, tôi rất bàng hoàng. Tôi nghĩ: Anh ấy không thực hiện công tác thực tế ư? Sao lại thế được? Nếu đúng là anh ấy không làm công tác thực tế, thì sao hội thánh của anh ấy lại đạt thành quả được? Chị Ngô, cộng sự của anh ấy, còn mới với bổn phận lãnh đạo nên chị ấy không thể nào nắm rõ. Chẳng phải thế nghĩa là anh Lưu đảm nhận toàn bộ công tác của hội thánh đó sao? Có phải lãnh đạo chỉ xem qua nội dung những đánh giá đó mà không có cái nhìn rõ ràng sao? Trước đây, tôi từng công tác chung và hiểu anh ấy khá rõ. Vừa rồi ở hội thánh đó, có mấy anh chị em bị bắt, có lẽ vì bận giải quyết vấn đề phát sinh từ chuyện này mà anh ấy không có thời gian cho việc khác. Dù có vẻ anh ấy không thực hiện công tác thực tế, việc đó cũng có thể hiểu được. Tôi không thể nhầm về anh ấy. Nếu quả thật như vậy thì vấn đề là gì? Tôi mở mấy bài đánh giá ra xem và thấy các anh chị em viết về việc trước đây anh Lưu không thực hiện công tác thực tế. Tôi mới nghĩ, “Mấy anh chị em này bị sao vậy? Họ cứ bám vào những vi phạm trước kia của anh Lưu thay vì xem hiện tại anh ấy có thay đổi gì không. Những công tác anh ấy phụ trách đã tiến triển tốt suốt mấy tháng nay. Anh ấy có thể thực hiện công tác thực tế mà”. Tôi liền đi trình bày hoàn cảnh với lãnh đạo và đề xuất vẫn để anh Lục ứng cử.

Mấy hôm sau, thấy tôi không đếm xỉa gì về chuyện anh Lưu không công tác thực tế mà cứ bênh vực cho anh ấy, lãnh đạo mới bảo với tôi, “Chúng ta không được tuyệt đối tin tưởng ai hết. Mọi người, ai cũng có sự bại hoại và không ai đáng tin cho đến khi họ đạt được lẽ thật và được hoàn thiện. Chúng ta có thể làm mọi việc theo ý mình vì sự bại hoại. Nếu như không có sự giám sát, ai cũng có thể làm những việc chống lại Đức Chúa Trời gây tổn hại công tác của hội thánh. Chúng ta cần sự theo dõi và giám sát thực tế trong công tác để có thể kịp thời phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề. Vậy mới có trách nhiệm với công tác của hội thánh”. Ngoài miệng, tôi nói sẽ làm, nhưng rồi lại nghĩ, “Giám sát thì chắc chắn rồi, nhưng mình không nên quá đa nghi về mọi việc. Ai mà không muốn mưu cầu lẽ thật và thực hiện tốt bổn phận chứ? Nhà Đức Chúa Trời không như thế giới bên ngoài. Các anh chị em nên tin tưởng nhau, chứ không phải soi mói nhau như diều hâu. Tôi đã bảo việc anh Lưu không thực hiện công tác thực tế là có uẩn khúc, nhưng anh lại không tin. Tôi sẽ tìm hiểu cho ra lẽ, để cho anh thấy anh Lưu là loại người như thế nào”. Vì thế, tôi đã tới hội thánh mà anh Lưu đang phụ trách và biết được rằng chị Ngô, lãnh đạo trước kia của hội thánh đó là người phụ trách hầu hết công tác của họ. Từ khi chị ấy được điều đi nơi khác, các công tác của họ bắt đầu trượt dốc. Anh Lưu cũng không tước bổn phận một trưởng nhóm không phù hợp họ Trần sau khi tôi bảo anh ấy làm thế. Anh ấy còn không hợp tác tốt với chấp sự chăm tưới cũng khong theo dõi sát sao công tác chăm tưới những người mới. Thấy những gì anh Lưu làm với công tác của họ, tôi thấy rất có lỗi. Lãnh đạo đã nhắc tôi theo dõi và giám sát công tác của anh ấy, nhưng tôi không làm vì tôi quá tin tưởng anh ấy. Tôi cho rằng khi được tin dùng, anh ấy có quyền được thoải mái công tác. Tôi không ngờ mọi việc lại trở nên như thế. Tôi nhớ lại thời gian trước đây tôi tiếp xúc với anh Lưu, anh ấy không có vẻ gì là loại người chỉ biết nói mà không thực hiện công tác thực tế. Có hoàn cảnh đặc biệt nào đang khống chế anh ấy không? Khi tôi đang còn hoang mang chưa rõ thì anh Lưu nói, “Trong thời gian qua, một số anh chị em vừa mới bị bắt. Giải quyết hậu quả thực sự rất bận rộn và tôi không có thời gian cho việc khác”. Nghe anh Lưu nói vậy, tôi nghĩ, đúng như mình đã nói, anh ấy không phải loại người không thực hiện công tác thực tế. Giải quyết hậu quả của những vụ bắt bớ mất nhiều thời gian và công sức của anh ấy. Đúng là anh ấy đã không công tác tốt, nhưng đều có lý do cả. Đâu ai thực hiện bổn phận hoàn hảo. Nên tôi đã thông công với anh ấy về hậu quả của việc không thực hiện công tác thực tế và bảo anh ấy tước bổn phận của anh Trần ngay. Anh ấy liền nói sẽ làm. Nhưng một thời gian trôi qua, tôi nghe nói anh Trần vẫn đang thực hiện bổn phận đó. Tôi liền tìm gặp người cộng sự của anh Lưu là anh Lý, để hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Anh Lý bảo tôi, “Mỗi lần anh giao công tác gì cho chúng tôi, anh Lưu đều nhất nhất đồng ý, nhưng rồi tôi chẳng thấy anh ấy thực hiện gì cả. Tôi mới được bầu nên chưa quen với những đặc điểm công tác, nhưng anh ấy chẳng hề giúp tôi. Khi gặp vấn đề, tôi phải tự vượt qua bằng cách cậy dựa Đức Chúa Trời”. Tôi bị sốc khi nghe anh ấy nói thế. Sao anh Lưu lại không thực hiện công tác thực tế nào được chứ? Trước đây anh ấy đâu có như thế. Suốt thời gian này tôi hội họp với anh ấy, sao tôi lại không nhận thấy vấn đề của anh ấy chứ? Tôi đã quá tin tưởng, nên không giám sát hay tìm hiểu công tác của anh ấy, khiến cho một trưởng nhóm không phù hợp tại vị quá lâu và không ai giám sát việc chăm tưới người mới. Việc đó đã trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời và lối vào sự sống của người khác. Đúng là tôi đã hành ác.

Sau đó, khi tôi gặp anh Lưu, anh ấy nói một số người đã xử lý anh ấy mấy hôm trước vì không thực hiện công tác thực tế và anh ấy cảm thấy rất hối hận. Anh ấy khóc, nói rằng mình đã vô trách nhiệm và lơ là trong bổn phận, rằng anh ấy không tốt. Tôi cho rằng anh ấy đã hiểu bản thân, nên hẳn đã thấy vấn đề của mình nghiêm trọng thế nào, và sau đó sẽ thay đổi. Tôi muốn cho anh ấy một cơ hội nữa để ăn năn, tạm thời chưa tước bổn phận, và giúp đỡ thêm cho anh ấy. Nên tôi đã chỉ rõ các vấn đề cho anh ấy rồi bảo anh ấy sửa chữa sai lầm ngay và tước bổn phận trưởng nhóm đó. Lúc đó, anh ấy hứa đủ điều nhưng dù anh ấy đã tước bổn phận anh Trần, tổng thể công tác vẫn không đạt thành quả. Một số anh chị em phản ánh với tôi rằng họ phát hiện anh ấy có một số vấn đề nghiêm trọng. Khi xảy ra những vụ bắt giữ, anh ấy không bảo vệ tài sản hội thánh ngay, và không tích cực phối hợp trong các công tác, khiến công tác cứ dang dở. Nhưng điều đáng giận nhất là anh ấy không xử lý những kẻ hành ác quấy phá, mà cứ bận rộn việc riêng, khiến công tác hội thánh rơi vào hỗn loạn. Tôi thấy anh Lưu không thực hiện công tác thực tế nào và không có chút ăn năn chân thành nào. Tôi cảm thấy rất tội lỗi. Tôi thật không ngờ mọi việc lại trở nên như thế. Tôi là đồng phạm với anh Lưu và đã vi phạm trước Đức Chúa Trời. Tôi cũng căm ghét bản thân vì đã quá tin tưởng, không theo dõi công tác của anh ấy sớm hơn. Việc đó đã gây tổn hại lớn cho công tác của hội thánh. Tôi tới nói chuyện với anh Lưu ngay và liệt kê ra những biểu hiện có vấn đề, rồi cuối cùng tước bổn phận của anh ấy.

Sau đó lãnh đạo khiển trách tôi, “Sao anh lại tin tưởng anh ấy đến vậy? Anh tin tưởng giao công tác quan trọng như thế mà không giám sát. Sao anh có thể lơ là như vậy?”. Chị ấy còn đọc lời Đức Chúa Trời cho tôi nghe. “Các lãnh đạo giả sẽ không nhìn vào những người giám sát không làm công việc thực tế, hoặc những người đang lơ là trách nhiệm của mình. Họ nghĩ họ chỉ cần chọn một người giám sát và mọi thứ sẽ ổn; sau đó, người giám sát sẽ xử lý tất cả các vấn đề công việc, và tất cả những gì họ cần làm là tổ chức nhóm họp thỉnh thoảng, họ sẽ không cần phải để mắt đến công việc hay hỏi xem mọi việc diễn ra thế nào, họ cứ thế có thể rảnh tay. Nếu ai đó báo cáo vấn đề về một người giám sát, người lãnh đạo giả sẽ nói: ‘Đó chỉ là một vấn đề nhỏ, không sao cả. Các người có thể tự xử lý được mà. Đừng hỏi tôi’. Người báo cáo vấn đề có thể nói: ‘Người giám sát đó là một kẻ lười biếng tham ăn. Họ không làm gì khác ngoài việc ăn uống và giải trí, và họ là kẻ lười chảy thây. Họ không muốn chịu khổ dù chỉ một chút khi làm bổn phận, và họ luôn tìm cách để gian dối và nghĩ ra những cái cớ để trốn tránh công việc và trách nhiệm của mình. Họ không đủ tư cách để làm một người giám sát’. Người lãnh đạo giả sẽ trả lời: ‘Lúc được chọn làm giám sát thì họ ổn mà. Những gì anh đang nói là không đúng sự thật, hoặc cho dù có đúng như vậy, thì đó cũng chỉ là một biểu hiện tạm thời’. Lãnh đạo giả không cố gắng và tìm hiểu thêm về tình hình của người giám sát, mà phán xét và xác định vấn đề dựa trên những ấn tượng trước đây của họ về người đó. Bất kể ai báo cáo vấn đề về người giám sát, lãnh đạo giả đều phớt lờ. … Các lãnh đạo giả cũng có một thiếu sót lớn: họ nhanh chóng tin người dựa trên những sự tưởng tượng của riêng họ. Và điều này là do không hiểu lẽ thật, không phải sao? Lời Đức Chúa Trời phơi bày tình trạng của nhân loại bại hoại thế nào? Tại sao ngươi nên tin người trong khi Đức Chúa Trời thì không tin họ? Thay vì phán xét con người qua vẻ bề ngoài, Đức Chúa Trời liên tục quan sát lòng họ – vậy tại sao con người lại tùy tiện như vậy khi đánh giá người khác và đặt niềm tin vào họ? Những lãnh đạo giả quá tự phụ, không phải sao? Họ nghĩ là: ‘Mình đã không sai khi phát hiện ra người này. Không gì có thể trở nên tồi tệ cả; họ chắc chắn không phải là người hay gây rối, thích vui vẻ và ghét công việc nặng nhọc. Họ tuyệt đối có thể cậy dựa và đáng tin. Họ sẽ không thay đổi; nếu họ có như vậy, thì điều đó có nghĩa là mình đã sai về họ, phải không?’. Đây là loại lôgic gì vậy? Ngươi có phải là một dạng chuyên gia không? Ngươi có thị lực xuyên thấu không? Đây có phải là kỹ năng đặc biệt của ngươi không? Ngươi có thể sống với người này trong một hoặc hai năm, nhưng liệu ngươi có thể nhìn thấy họ thực sự là ai nếu không có một môi trường thích hợp để bóc trần hoàn toàn bản tính và bản chất của họ không? Nếu họ không bị Đức Chúa Trời vạch trần, ngươi có thể sống bên cạnh họ trong ba, hay thậm chí năm năm, và vẫn sẽ khó mà thấy được chính xác họ có dạng bản tính và bản chất gì. Và điều đó còn đúng hơn đến mức nào nữa khi ngươi hiếm khi nhìn thấy họ, hiếm khi ở bên họ? Ngươi hoàn toàn tin tưởng họ dựa trên ấn tượng thoáng qua hoặc đánh giá tích cực của ai đó về họ, và dám giao phó công tác của hội thánh cho những người như vậy. Về việc này, chẳng phải ngươi cực kỳ mù quáng sao? Chẳng phải ngươi bốc đồng sao? Và khi làm việc như vậy thì chẳng phải các lãnh đạo giả cực kỳ vô trách nhiệm sao?(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Rồi lãnh đạo nói, “Chúng ta không bao giờ nhìn thấu thực chất của một người, nên cần kiểm soát công tác của họ. Như thế mới phát hiện sai sót và vấn đề trong bổn phận của họ và kịp thời thay đổi mọi việc. Anh Lưu suýt phá hoại ghê gớm công tác của hội thánh chỉ sau mấy tháng. Đây là hậu quả của việc quá tin tưởng người khác mà không kiểm tra công tác của họ. Đó chính là hành ác”. Với sự vạch trần trong lời Đức Chúa Trời và mối thông công của lãnh đạo, tôi cảm thấy sợ hãi, vừa buồn vừa thấy tội lỗi. Tôi căm ghét bản thân vì không nhìn nhận mọi việc dựa vào lời Đức Chúa Trời, mà cứ mù quáng tin tưởng người ta, gây tổn hại đến công tác của hội thánh. Nghĩ lại cách xử lý của tôi với vấn đề của anh Lưu, không phải tôi không thấy vấn đề của anh ấy, nhưng hễ mỗi phát hiện vấn đề, tôi lại bảo thủ, dựa vào trải nghiệm trước kia với anh ấy để mù quáng xác định rằng anh ấy là một người đáng tin, có trách nhiệm và biết gánh vác trong bổn phận. Thực tế và lời Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy rõ ràng rằng thể hiện tốt và thực hiện được công tác thực tế một thời gian không có nghĩa người ta sẽ luôn luôn như thế. Không ai trong chúng ta đã đạt được lẽ thật, tâm tính sống của chúng ta vẫn chưa thay đổi, chúng ta vẫn bị bản tính bại hoại khống chế, vẫn cẩu thả và cố lừa gạt Đức Chúa Trời, và đôi lúc chúng ta chỉ làm theo ý mình, nên không đáng tin. Ta không thể thực sự hiểu một ai đó nếu không tiếp xúc một thời gian dài, kể cả như vậy, ta vẫn chưa chắc hiểu hết họ được. Ta phải hiểu lẽ thật để nhìn thấu thực chất của một người. Tôi chỉ phối hợp công tác cùng anh Lưu một thời gian ngắn, mà tôi tưởng mình hiểu rõ anh ấy và sẽ không đánh giá sai anh ấy. Tôi đã quá tin tưởng, không theo dõi kiểm tra công tác của anh ấy. Đức Chúa Trời đã an bài nhiều hoàn cảnh để vạch trần việc này và lãnh đạo đã nhiều lần lên tiếng, nhưng tôi cứ mù quáng tin tưởng sự phán đoán của mình. Tôi thấy mình rất kiêu ngạo và tự phụ, không có trách nhiệm với công tác của mình. Là lãnh đạo, tôi không thực hiện công tác thực tế, cũng không bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi không xứng đáng với sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Nhận thức được như thế, tôi rất hối hận và không muốn tiếp tục như vậy nữa.

Sau đó trong khi phản tỉnh, tôi thắc mắc vì sao mình quá tin tưởng và không theo dõi công tác của anh ấy. Căn nguyên của việc này là gì? Một hôm, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Có thể nói rằng hầu hết mọi người đều xem câu ‘Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng’ là lẽ thật, và họ bị câu này lừa dối, ràng buộc. Họ bị nó làm nhiễu loạn và ảnh hưởng khi lựa chọn hoặc bổ nhiệm người, và thậm chí để nó chi phối hành động của họ. Kết quả là, nhiều lãnh đạo và người làm công luôn gặp khó khăn và nghi ngại bất cứ khi nào họ kiểm tra công tác của hội thánh và đề bạt, bổ nhiệm người. Cuối cùng, tất cả những gì họ có thể làm là tự an ủi mình bằng những lời ‘Đã dùng người thì đừng nghi ngờ, đã nghi ngờ thì đừng dùng người’. Bất cứ khi nào họ kiểm tra hoặc hỏi thăm về công việc, họ nghĩ: ‘“Đã dùng người thì đừng nghi ngờ, đã nghi ngờ thì đừng dùng người”. Mình nên tin tưởng các anh chị em của mình, và xét cho cùng, Đức Thánh Linh quan sát mọi người, vì vậy mình không nên luôn nghi ngờ và theo dõi người khác’. Họ đã bị ảnh hưởng bởi câu này, phải không? Sự ảnh hưởng của câu nói này mang lại những hậu quả gì? Trước hết, điều ngươi trung thành không phải là với lời Đức Chúa Trời, không phải với sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời dành cho ngươi, và không phải với Đức Chúa Trời, mà là trung thành với triết lý sống Sa-tan và lô-gic Sa-tan. Ngươi tin Đức Chúa Trời trong khi ngang nhiên phản bội Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, phải không? Thứ hai, đây không chỉ là không tuân giữ lời Đức Chúa Trời và bổn phận của ngươi, mà đây còn là xem các mưu đồ và triết lý sống của Sa-tan như thể chúng là lẽ thật, làm theo và thực hành chúng. Ngươi đang vâng phục Sa-tan và sống theo triết lý của Sa-tan, không phải sao? Làm điều này có nghĩa rằng ngươi không phải là người vâng phục Đức Chúa Trời, càng không phải là người tuân theo lời Đức Chúa Trời. Ngươi là một kẻ vô lại. Gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên, thay vào đó lấy một câu tà ác và thực hành nó như lẽ thật, là phản bội lẽ thật và Đức Chúa Trời! Ngươi làm việc trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng lại hành động theo lô-gic và triết lý sống của Sa-tan, ngươi là hạng người gì vậy? Đây là kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời và là kẻ khiến Đức Chúa Trời vô cùng xấu hổ. Bản chất của hành động này là gì? Công khai lên án Đức Chúa Trời và công khai phủ nhận lẽ thật. Chẳng phải đó là bản chất của nó sao? Ngoài việc không theo ý muốn của Đức Chúa Trời, ngươi còn để cho những lời ngụy biện và triết lý sống tà ác của Sa-tan tràn lan trong hội thánh. Khi làm điều này, ngươi trở thành đồng phạm của Sa-tan và hỗ trợ cho các hành động của Sa-tan trong hội thánh. Bản chất của vấn đề này thật nghiêm trọng, không phải sao?(“Bài bàn thêm 1: Lẽ thật là gì” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần tình trạng của tôi. Tôi đã sống theo triết lý Sa-tan “Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng”, nghĩ rằng nếu tôi thấy một người đủ giỏi và tin dùng anh ấy, thì nên tin tưởng anh ấy. Thế nên tôi đã quá tin tưởng anh Lưu và không theo dõi công tác của anh ấy. Kể cả khi tôi thấy rõ vấn đề và lãnh đạo nhắc tôi kiểm tra công tác của anh ấy, tôi vẫn không mảy may suy nghĩ. Tôi nghĩ kiểm tra công tác của anh ấy nghĩa là thiếu tin tưởng, và dù đã phát hiện ra anh ấy không thực hiện công tác thực tế, khi thấy anh ấy khóc lóc, nói về những khó khăn thực tế và bày tỏ sự hối hận, tôi quyết định tin tưởng và không tước bổn phận của anh ấy, dung túng anh ấy gây tổn hại cho công tác của hội thánh và phá hoại lối vào sự sống của các anh chị em. Là lãnh đạo hội thánh, không những tôi không bảo vệ được công tác của hội thánh, mà còn bênh vực cho lãnh đạo giả, trở thành chướng ngại vật trong nhà Đức Chúa Trời. Đó là hậu quả của việc tôi đối đãi với mọi người dựa vào quan điểm Sa-tan “Dùng người thì đừng nghi, nghi người thì đừng dùng”. Nhìn nhận dựa vào lời Đức Chúa Trời, tôi đã thấy quan điểm của mình vô lý như thế nào. Nó hoàn toàn trái với lời Đức Chúa Trời và những gì Ngài yêu cầu. Yêu cầu của Đức Chúa Trời rằng các lãnh đạo phải theo dõi công tác dựa vào thực chất của nhân loại bại hoại. Là vì chúng ta đều có tâm tính bại hoại, nên trước khi đạt được lẽ thật hay thay đổi tâm tính sống, chúng ta không đáng tin và không hoàn toàn tin cậy được. Kể cả những người có nhân tính tốt vẫn có thể làm theo ý mình và quấy phá công tác của nhà Đức Chúa Trời vì họ không hiểu lẽ thật, không có nguyên tắc trong hành động, và có tâm tính bại hoại. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhà Đức Chúa Trời yêu cầu các lãnh đạo giám sát công tác vì Đức Chúa Trời hiểu thực chất của chúng ta. Giám sát, kiểm tra công tác có lợi cho bổn phận của chúng ta, và nó có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng quan điểm Sa-tan, “Dụng nhân bất nghi”, khiến chúng ta mù quáng tin tưởng người khác, nghĩ rằng bàn giao công việc nghĩa là có thể để người đó muốn gì làm nấy, và kiểm tra công tác của họ chứng tỏ sự thiếu tin tưởng. Bám vào quan điểm đó, không kịp thời theo dõi công tác, chỉ có thể gây trì hoãn và tổn hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Thực hiện một bổn phận mà không làm theo lời Đức Chúa Trời và yêu cầu của Ngài, trái lại còn nghe theo những triết lý Sa-tan, bảo vệ những ngụy lý của Sa-tan như thể chúng là lẽ thật chính là chối bỏ lẽ thật và phản bội Đức Chúa Trời. Đó là cư xử như tay sai của Sa-tan và quấy phá công tác của nhà Đức Chúa Trời. Càng nghĩ tôi càng sợ hãi. Tôi thấy mình vô nguyên tắc trong bổn phận, không làm theo lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Tôi đã vô ý bước vào con đường chống đối Đức Chúa Trời khi đang phụng sự Ngài. Hậu quả của việc không thực hiện bổn phận theo nguyên tắc lẽ thật rất đáng sợ!

Tôi đọc một vài đoạn lời Đức Chúa Trời: “Ngươi có tin câu ‘Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng’ là đúng không? Câu này có phải là lẽ thật không? Tại sao người ta lại sử dụng câu này trong công tác của nhà Đức Chúa Trời và trong việc thực hiện bổn phận của họ? Vấn đề ở đây là gì? Đây rõ ràng là những lời của những người ngoại đạo, những lời đến từ Sa-tan – vậy tại sao họ lại coi chúng như lẽ thật? Tại sao họ không thể biết chúng đúng hay sai? Đây rõ ràng là những lời của con người, những lời của nhân loại bại hoại, chúng đơn giản không phải là lẽ thật, chúng hoàn toàn trái ngược với lời Đức Chúa Trời, và không nên dùng làm tiêu chuẩn cho hành động, cách cư xử và sự thờ phượng Đức Chúa Trời của con người. Vậy câu này nên được tiếp cận như thế nào? Nếu ngươi thực sự có khả năng phân biệt, ngươi nên sử dụng loại tiêu chí nào thay thế để làm nguyên tắc thực hành? Tiêu chí phải là ‘thực hiện bổn phận bằng cả tấm lòng, bằng cả tâm hồn, và bằng cả khối óc’. Làm việc bằng cả tấm lòng, bằng cả tâm hồn, và bằng cả tâm trí ngươi có nghĩa là bất kể người khác nghĩ gì, đây là trách nhiệm của ngươi, bổn phận của ngươi, do đó ngươi nên thực hiện trách nhiệm của mình, hoàn thành bổn phận của mình, hãy hành động phù hợp với nguyên tắc, xử lý mọi việc theo cách chúng phải được xử lý, hỏi những gì phải hỏi, tỉa sửa và xử lý những ai cần được tỉa sửa và xử lý, sa thải những ai đáng bị sa thải. Chẳng phải đây là nguyên tắc sao?(“Bài bàn thêm 1: Lẽ thật là gì” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Bất kể công việc quan trọng nào mà lãnh đạo hay người làm công thực hiện, và bản chất của công việc này là gì, thì ưu tiên số một của họ cũng là hoàn toàn hiểu rõ công việc đang diễn ra thế nào. Họ phải có mặt trực tiếp để theo dõi mọi thứ và đặt câu hỏi, nhận thông tin trực tiếp. Họ không được đơn thuần nghe gì tin nấy, hoặc nghe báo cáo của người khác; thay vào đó, họ phải tận mắt quan sát xem nhân viên đang làm việc như thế nào, công việc đang tiến triển ra sao, và tìm hiểu về việc đang có những khó khăn nào, có bất kỳ lĩnh vực nào trái với yêu cầu của Bề trên hay không, liệu các nhiệm vụ chuyên môn có vi phạm nguyên tắc hay không, có bất kỳ sự nhiễu loạn hay phá vỡ nào hay không, liệu có thiếu thiết bị hay tài liệu hướng dẫn cần thiết cho một nhiệm vụ nhất định hay không – họ phải kiểm soát được tất cả những điều này. Bất kể bao nhiêu báo cáo mà họ nghe được, hoặc bao nhiêu thông tin họ có được từ việc nghe ngóng, thì không điều nào trong số này có thể sánh bằng đích thân đi xem tận mắt cả. Việc tận mắt chứng kiến sự việc sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn; một khi họ đã quen với tình hình, họ sẽ nắm bắt tốt về những gì đang diễn ra. Điều quan trọng hơn nữa là phải nắm bắt rõ ràng và chính xác ai là người có tố chất tốt và đáng để bồi dưỡng, và điều này rất quan trọng nếu các lãnh đạo và người làm công định thực hiện công việc của họ một cách đúng đắn. Các lãnh đạo và người làm công nên có một đường lối về cách nuôi dưỡng và đào tạo những người có tố chất tốt, họ nên có sự nắm bắt tốt và hiểu rõ về các loại vấn đề và khó khăn khác nhau xảy ra trong khi làm việc, và biết cách giải quyết những khó khăn này, và họ cũng nên có những ý tưởng và đề xuất của riêng họ về việc công việc sẽ tiến triển thế nào, hoặc triển vọng tương lai của nó. Nếu họ có thể nhắm mắt mà nói rành mạch về những điều như thế mà không ngờ vực hay nghi ngại gì, thì công việc này sẽ dễ thực hiện hơn nhiều. Và khi làm điều này, lãnh đạo sẽ sống theo trách nhiệm của họ, không phải sao? Các lãnh đạo và người làm công phải xét đến tất cả những điều này, họ phải ghi nhớ tất cả những điều này, họ phải liên tục nghĩ về những điều này trong đầu. Khi đối mặt với khó khăn, họ phải quay lại với mọi người để thông công và thảo luận những điều này, tìm kiếm lẽ thật để khắc phục vấn đề. Nếu công việc của họ bởi đó mà có cơ sở thực tế thì sẽ không có khó khăn nào là không thể giải quyết cả(“Nhận diện các lãnh đạo giả”). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành để thực hiện công tác thực tế. Ta phải làm tròn trách nhiệm bằng cả tấm lòng, cả khối óc. Dù họ có là ai, ta có hiểu họ hay không, thì một lãnh đạo có ý thức trách nhiệm thực sự sẽ liên tục theo dõi tiến độ công tác, giải quyết vấn đề ngay khi phát hiện ra. Nếu có người không phù hợp, phải lập tức chuyển đi. Lãnh đạo hợp tác với mọi người và tìm kiếm lẽ thật để cùng giải quyết vấn đề. Việc này đảm bảo những công tác của hội thánh có tiến độ phù hợp, đúng quy cách. Nghĩ về lời Đức Chúa Trời, tôi đã thấy ra rằng lý do tôi biết mình phải có trách nhiệm trong bổn phận, nhưng vẫn bám vào ngụy lý Sa-tan, “Dụng nhân bất nghi”. Tôi đã bảo thủ một quan niệm vô lý nghĩ rằng giám sát công tác của người ta nghĩa là thiếu tin tưởng, là hạn chế họ, không cho họ tự do như một người giám sát ở thế giới ngoài kia. Sau đó tôi mới thấy rằng nhà Đức Chúa Trời yêu cầu lãnh đạo giám sát công tác không phải để kìm hãm ai hay không tin tưởng họ, mà là để mau chóng phát hiện và giải quyết vấn đề. Để giúp các anh chị em thực hiện bổn phận và bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Một trong những nhiệm vụ của lãnh đạo là giám sát và theo dõi công tác, để lập tức hiểu về cách tiếp cận của mỗi người với công tác, mau chóng phát hiện vấn đề, và giải quyết chúng một cách thích hợp. Như thế có thể giảm thiểu thiệt hại do sai sót xảy ra từ sự thiếu trách nhiệm trong bổn phận của mọi người. Đó là có trách nhiệm với lối vào sự sống của người khác, và với công tác của nhà Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi đã tìm hiểu chi tiết công tác của từng lãnh đạo, và dù hiểu rõ họ ra sao, tôi vẫn nghiêm túc tìm hiểu tiến độ công tác mà họ đang xử lý. Qua sự kiểm tra thực tế đó, tôi phát hiện một lãnh đạo họ Hạ không thực hiện công tác thực tế hay giải quyết vấn đề thực tế. Anh ta còn có tính ác độc và đả kích người khác, nói chung là rất xấu tính, nên chúng tôi đã lập tức tước bổn phận của anh ta. Sau đó, qua báo cáo của những người khác, chúng tôi phát hiện nhiều việc tà ác mà anh ta đã làm và anh ta vẫn không ăn năn sau khi được thông công nhiều lần. Cuối cùng chúng tôi xác định anh ta là một kẻ địch lại Đấng Christ và khai trừ ra khỏi hội thánh. Việc đó khiến tôi thấy sợ hãi. Nếu không trải qua sự việc của anh Lưu, giúp tôi thay đổi quan điểm sai lầm “Dụng nhân bất nghi” có lẽ tôi sẽ chẳng tìm hiểu công tác của họ Hạ. Kẻ địch lại Đấng Christ đó sẽ làm hại các anh chị em trong hội thánh. Hậu quả của việc đó là không tưởng tượng nổi. Đưa việc này vào thực hành cho tôi thấy tầm quan trọng của việc giám sát công tác. Cuối cùng tôi cũng cảm thấy thanh thản khi thực hiện công tác thực tế.

Trải nghiệm này đã cho tôi thấy rằng thực hiện bổn phận mà không làm theo lời Đức Chúa Trời hay thực hành lẽ thật, cứ bám vào lý lẽ và quan điểm của Sa-tan, chính là chống đối Đức Chúa Trời và quấy phá công tác của hội thánh. Chúng ta phải làm theo yêu cầu giám sát công tác của Đức Chúa Trời để thực hiện tốt bổn phận và bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Sự phán xét và vạch trần của lời Đức Chúa Trời đã thay đổi quan điểm sai lầm của tôi. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Giải thoát khỏi nỗi lo bệnh tật

Bởi Kim Hân, Trung Quốc Mẹ em bị ung thư và qua đời trước khi em kết hôn, còn bố em thì mắc bệnh cao huyết áp ở tuổi 57, gây vỡ mạch máu,...

Sau khi bố tôi bị khai trừ

Bởi Isabella, PhápCách đây vài năm, tôi đang thực hiện bổn phận xa nhà thì bất ngờ nhận được tin bố tôi bị xác định là kẻ hành ác và bị...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger