Bài học từ Sự chỉ trích

28/01/2022

Bởi Tống Vũ, Hà Lan

Vào tháng Năm vừa qua, một chị đã báo cáo với tôi rằng chị Lục đã bảo chị ấy có ít nhất ba lãnh đạo hội thánh là các lãnh đạo giả không làm công tác thực tế, và các anh chị em đã đã không thể phân biệt những lãnh đạo giả này. Sau khi nghe chị ấy báo cáo, tôi thầm nghĩ, chị Lục quá ngạo mạn rồi. Nếu ba lãnh đạo này thực sự có vấn đề như thế, chẳng phải họ đã bị thay thế từ lâu rồi sao? Sau lưng họ, chị Lục đã cho rằng ba người này đều là lãnh đạo giả. Chẳng phải chị ấy làm vậy là đang phán xét lãnh đạo sao? Tôi bắt đầu có một cái nhìn nhất định về chị Lục. Tôi nghĩ có lẽ chị ấy không có nhân tính tốt. Sau đó, tôi đã đi tìm hiểu về nhân tính và hành vi thường ngày của chị Lục, xem liệu chị ấy có thích chỉ ra vấn đề của các lãnh đạo và người làm công sau lưng họ không. Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi phát hiện được từ các anh chị em rằng chị Lục đã nói một lãnh đạo nọ thiếu sáng suốt và không làm công tác thực tế. Việc này khiến tôi thậm chí còn nghi ngờ nhiều hơn rằng chị Lục có ý định xấu và muốn tự mình làm lãnh đạo, nên đã luôn chỉ trích các lãnh đạo trước mặt các anh chị em, và chị ấy đang gieo rắc thành kiến chống lại các lãnh đạo để gây rối trật tự hội thánh và cản trở công tác của các lãnh đạo và người làm công. Nếu chị Lục thực sự muốn bảo vệ công tác của hội thánh, thì khi nhận ra có các lãnh đạo giả trong hội thánh, chị ấy nên trình báo cho cấp trên của họ, sau đó cấp trên sẽ điều tra và xác minh tình hình, cũng như hỏi ý kiến của các tín hữu khác, và nếu họ phát hiện thực sự có lãnh đạo giả, họ sẽ có thể xử lý việc đó phù hợp. Nhưng chị Lục đã không báo cáo tình hình cho lãnh đạo cấp trên. Thay vào đó, chị ấy thường xuyên nói về các vấn đề của những lãnh đạo này với các anh chị em. Điều chị ấy đang làm là phán xét lãnh đạo. Vì thế, tôi đã đến gặp chị Lục để thông công với chị ấy. Tôi bảo chị ấy: “Nếu thấy các lãnh đạo và người làm công có vấn đề, chị nên báo cáo lên trên, chứ đừng nói năng bất cẩn trước mặt các anh chị em. Điều này sẽ khiến mọi người có thành kiến với các lãnh đạo và không chịu hợp tác với công việc của lãnh đạo. Hành vi này là phá hoại công tác của hội thánh, và chị đã nói về vấn đề của một số lãnh đạo hội thánh sau lưng họ, việc này là đang phán xét các lãnh đạo”. Tôi đã bảo chị ấy suy ngẫm về những ý định và mục đích của chị ấy khi nói những điều đó, và cuối cùng tôi đã cảnh cáo chị ấy: “Nếu chị tiếp tục phán xét các lãnh đạo sau lưng họ như vậy, làm xáo trộn và gián đoạn công tác của hội thánh, thì chị có thể mất cơ hội thực hiện bổn phận của mình đó”. Sau khi xử lý mọi việc với chị Lục, tôi cảm thấy mình đã hoàn thành trách nhiệm của một lãnh đạo, và rằng tôi đang bảo vệ công tác của hội thánh.

Nào ngờ, một ngày nọ trong một cuộc họp, một lãnh đạo cấp cao hơn đột nhiên hỏi tôi: “Tại sao chị lại tước bổn phận của chị Lục? Chị ấy đã làm gì sai?” Câu hỏi này khiến tôi có chút bối rối. Tôi nghĩ: “Mình có cách chức chị Lục bao giờ đâu. Nếu chị ấy bị thay thế, thì mình chẳng biết gì về chuyện này cả”. Sau đó lãnh đạo đã bảo tôi rằng những vấn đề chị Lục trình báo là thật, và những lãnh đạo mà chị ấy báo cáo thực sự là các lãnh đạo giả cần bị thay thế. Sau đó lãnh đạo của tôi đã xử lý tôi vì đã quá độc đoán trong cách xử lý vấn đề với chị Lục. Anh ấy nói, chỉ vì chị ấy đã trình báo các vấn đề về một số lãnh đạo, mà tôi đã xác định chị ấy đang tùy tiện phán xét lãnh đạo và có nhân tính xấu. Hành động của tôi được xem là đàn áp và lên án dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Việc đó chẳng khác gì việc Trung Cộng làm, tạo ra một bầu không khí “Khủng bố Trắng” mà ai nói sự thật đều sẽ bị đàn áp và trừng phạt. Sau khi bị lãnh đạo xử lý, tôi thấy khó mà chấp nhận được. Chắc chắn là tôi không nghĩ mình đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi, hay muốn trừng phạt chị Lục. Hơn nữa, chính các lãnh đạo hội thánh của chị Lục đã thay thế chị ấy. Tôi không hề trực tiếp dính vào chuyện này. Làm sao việc đó lại khiến tôi giống như Trung Cộng được?

Sau đó, tôi cứ liên tục thắc mắc tại sao lãnh đạo lại xử lý tôi như vậy. Vấn đề của tôi nằm ở đâu? Tôi nghĩ lại điều lãnh đạo của tôi đã nói, rằng tôi đã mô tả hành động của chị Lục là “phán xét các lãnh đạo”, ngay sau đó chị ấy đã bị đàn áp và cách chức. Nếu tôi không mô tả như vậy, chị ấy có bị cách chức dễ thế không? Tôi đã suy ngẫm về điều này khi phản tỉnh. Tôi nghĩ, mặc dù tôi không phải là người cách chức chị Lục, và dù tôi không cố tình trừng phạt hay đàn áp chị ấy, nhưng vì tôi là một lãnh đạo, nên sau khi mô tả vấn đề của chị ấy là “tùy tiện phán xét các lãnh đạo”, các anh chị em có thể đã không có ấn tượng tốt về chị ấy, vì vậy, khi một số vấn đề xuất hiện trong bổn phận của chị ấy, các lãnh đạo của chị ấy hẳn đã nghĩ chị ấy thích phán xét người khác, có nhân tính xấu, và thực hiện không tốt bổn phận, nên họ đã cách chức chị ấy. Điều đã gây ra một chuỗi sự kiện khiến chị ấy bị cách chức đều là do phán quyết của tôi. Thế thì dựa trên cơ sở nào mà tôi lại xác định chị ấy tội “phán xét các lãnh đạo” chứ? Những gì chị ấy làm có thực là phán xét mọi người không? Khi suy ngẫm về những câu hỏi này, tôi phát hiện mình đã có một số quan điểm sai lạc. Tôi nghĩ việc tố cáo các lãnh đạo phải được làm theo quy trình. Hoặc là trực tiếp khuyên người đó hoặc nêu vấn đề với các lãnh đạo cấp trên của họ và để họ điều tra rồi xử lý chuyện đó. Nếu không, tôi nghĩ đó là phán xét các lãnh đạo sau lưng họ. Chị Lục đã nói có vấn đề về bốn vị lãnh đạo khác nhau, nhưng chị ấy lại không nói với chính các lãnh đạo đó hay báo cáo lên cấp trên của họ. Thay vào đó, lại nhiều lần nói về các lãnh đạo này với các anh chị em, rằng họ không làm công tác thực tế, chỉ nói giáo điều, và là các lãnh đạo giả. Tôi nghĩ hành vi của chị ấy được xem là phán xét lãnh đạo, nên đã lên án chị ấy dựa trên hành vi này mà không điều tra kỹ xem liệu những vấn đề mà chị Lục nói về các lãnh đạo này có thật hay không. Nếu điều chị Lục nói là đúng, thì bốn người này là các lãnh đạo giả, thì chị ấy làm vậy là để vạch trần lãnh đạo giả. Chị ấy đang tuân thủ các nguyên tắc của lẽ thật và hành động công bình, điều đó nghĩa là chị ấy đang bảo vệ và có trách nhiệm đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời. Người có thể báo cáo vấn đề trung thực và dám nói sự thật mà không sợ địa vị và quyền lực của các lãnh đạo giả là người tốt trong nhà Đức Chúa Trời, một người nên được đào luyện. Nếu vấn đề họ báo cáo không đúng với sự thật, hay nếu họ buộc tội sai các lãnh đạo và người làm công, thì đây là vu khống và vu oan, tùy tiện phán xét người khác, làm xáo trộn công tác của hội thánh, và người như thế là kẻ hành ác có nhân tính xấu cần được xử lý theo nguyên tắc. Giờ sự thật đã chứng minh rằng các lãnh đạo bị chị Lục tố cáo thực sự là lãnh đạo giả không làm công tác thực tế. Mọi điều chị ấy trình báo đều đúng với sự thật. Chị ấy không hề phán xét các lãnh đạo. Chị ấy đang nói sự thật và vạch trần các lãnh đạo giả. Người có ý thức công lý như thế, xứng đáng được ủng hộ, chứ không phải bị buộc tội và lên án một cách bất cẩn. Lúc đó, tôi đã không hiểu vạch trần lãnh đạo giả và phán xét người khác nghĩa là gì. Khi gặp chuyện, tôi đã không tìm kiếm các nguyên tắc hay có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, mà chỉ tùy tiện lên án một người tốt. Nếu không nhờ lãnh đạo của tôi phát hiện việc chị Lục bị cách chức là vô kỷ luật và ngăn chặn kịp thời, thì tôi đã làm việc xấu rồi. Khi suy ngẫm về chuyện này và nhận ra mình sai, tôi đã tự trách mình rất nhiều, vì vậy tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện để bày tỏ mình sẵn lòng chấp nhận sự xử lý và tỉa sửa của Ngài, xin Ngài dẫn dắt để tôi có được sự hiểu biết về sự bại hoại của mình.

Trong khi tĩnh nguyện, tôi đã thấy một đoạn lời của Đức Chúa Trời, Đoạn thứ hai trong “Việc phụng sự tôn giáo phải bị thanh trừng”. “Phụng sự Đức Chúa Trời không phải là nhiệm vụ đơn giản. Những người có tâm tính bại hoại vẫn không thay đổi không bao giờ có thể phụng sự Đức Chúa Trời. Nếu tâm tính của ngươi chưa bị phán xét và hành phạt bởi lời Đức Chúa Trời, thì tâm tính của ngươi vẫn còn đại diện cho Sa-tan, điều chứng tỏ rằng ngươi phụng sự cho Đức Chúa Trời bởi những ý định tốt của riêng mình, rằng việc phụng sự của ngươi dựa trên bản tính Sa-tan của ngươi. Ngươi phụng sự Đức Chúa Trời với tính cách tự nhiên của ngươi, và theo những sở thích cá nhân của ngươi. Hơn nữa, ngươi luôn nghĩ rằng những điều ngươi sẵn lòng làm là những điều làm vui lòng Đức Chúa Trời, và những điều ngươi không muốn làm là những điều Đức Chúa Trời ghét; ngươi làm việc hoàn toàn theo những sở thích của riêng mình. Đây có thể được gọi là phụng sự Đức Chúa Trời không? Cuối cùng, sẽ không có chút thay đổi nào trong tâm tính sống của ngươi; thay vào đó, việc phụng sự của ngươi sẽ khiến ngươi càng ngang bướng hơn, từ đó làm ăn sâu tâm tính bại hoại của ngươi, và như vậy, trong ngươi sẽ hình thành những quy tắc về việc phụng sự Đức Chúa Trời mà chủ yếu dựa trên tính cách của bản thân ngươi, và những kinh nghiệm phát xuất từ việc phụng sự của ngươi theo tâm tính của bản thân ngươi. Đây là những kinh nghiệm và bài học của con người. Nó là triết lý sống trên thế gian của con người. Những người như thế này có thể được xếp vào loại những người Pha-ri-si và các chức sắc tôn giáo. Nếu họ không bao giờ thức tỉnh và ăn năn, thì cuối cùng họ chắc chắn sẽ trở thành các christ giả và những kẻ địch lại Đấng Christ lừa gạt mọi người trong thời kỳ sau rốt. Các christ giả và những kẻ địch lại Đấng Christ được nói đến sẽ dấy lên từ những kẻ như vậy. Nếu những người phụng sự Đức Chúa Trời làm theo tính cách của riêng mình và hành động theo ý muốn của riêng mình, thì họ có nguy cơ bị vứt bỏ bất cứ lúc nào. Những người áp dụng nhiều năm kinh nghiệm có được của mình để phụng sự Đức Chúa Trời nhằm chiếm được cảm tình của những người khác, để lên lớp họ và kiểm soát họ, và để đứng ở địa vị cao – và những người không bao giờ ăn năn, không bao giờ xưng tội, không bao giờ từ bỏ những lợi ích của địa vị – những người này sẽ gục ngã trước Đức Chúa Trời. Họ cùng một giuộc với Phao-lô, dựa vào thâm niên của mình và khoe khoang trình độ của mình. Đức Chúa Trời sẽ không hoàn thiện những người như thế này. Phụng sự như thế cản trở công tác của Đức Chúa Trời. Mọi người luôn bám vào những điều xưa cũ. Họ bám vào những quan niệm của quá khứ, vào mọi thứ từ những thời đại đã qua. Đây là một chướng ngại rất lớn cho việc phụng sự của họ. Nếu ngươi không thể vứt bỏ chúng, thì những thứ này sẽ bóp nghẹt cả cuộc đời ngươi. Đức Chúa Trời sẽ không khen ngợi ngươi, không một chút nào, kể cả khi ngươi gãy chân vì chạy hay gãy lưng vì lao động, kể cả khi ngươi tử đạo vì phụng sự Đức Chúa Trời. Hoàn toàn ngược lại: Ngài sẽ phán rằng ngươi là một kẻ hành ác(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Tôi làm lãnh đạo đã lâu, nên cảm thấy mình đã trải nghiệm nhiều, đã nắm bắt được một số nguyên tắc, đúc kết được kinh nghiệm, và tưởng mình biết cách nhìn nhận con người và sự việc, cũng như xử lý vấn đề. Dần dà, tôi đã ngày càng kiêu ngạo, trong lòng không có Đức Chúa Trời, và khi có chuyện, tôi nghĩ đại khái là mình biết chuyện gì đang diễn ra, vì vậy, tôi luôn có ý riêng của mình, luôn cho rằng mình đúng và rằng chuyện nên được giải quyết theo một cách nhất định. Tôi đã không cầu nguyện để tìm kiếm các nguyên tắc, tôi chỉ thực hành theo cách mình cho là đúng. Khi vấn đề của chị Lục được trình báo đến tôi, tôi đã không hề cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và không tìm cách để thực hành lẽ thật hay hành động theo nguyên tắc trong vấn đề này. Phản ứng đầu tiên của tôi là chị ấy có vấn đề về việc phán xét người khác và về nhân tính, nên tôi đã chỉ đi tìm hiểu liệu nhân tính chị ấy có xấu hay không, và liệu chị ấy có thường nói về vấn đề của lãnh đạo và người làm công khi tương tác với người khác không. Khi biết chị Lục cũng nói về vấn đề của một lãnh đạo khác nữa, tôi đã tùy tiện xác định chị ấy là “phán xét mọi người” và “hủy hoại công tác hội thánh”. Theo nguyên tắc, lẽ ra tôi nên đến gặp những người liên quan và điều tra xem chị ấy đã nói gì về các lãnh đạo này, tìm hiểu xem liệu họ có làm công tác thực tế và là lãnh đạo giả hay không. Để xác định chính xác vấn đề, lẽ ra tôi nên xác thực những gì chị Lục nói có đúng hay không. Nhưng vì kiêu ngạo, tự nên công chính và hành động hấp tấp, tôi đã không tìm kiếm nguyên tắc trong vấn đề này, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và đã mù quáng, tùy tiện nhận định chị ấy, dẫn đến việc chị ấy bị thay thế, đàn áp và loại trừ. Suýt nữa tôi đã hủy hoại một người tốt. Nhà Đức Chúa Trời đã liên tục nhấn mạnh rằng chúng ta cần ủng hộ dân sự được Đức Chúa Trời chọn trong việc trình báo vấn đề về các lãnh đạo và người làm công, bảo vệ những người nêu ý kiến về các lãnh đạo và người làm công, điều tra kỹ lưỡng, rõ ràng khi dân sự được Đức Chúa Trời chọn vạch trần hay tố cáo các lãnh đạo và người làm công, và xử lý mọi chuyện công bằng theo nguyên tắc. Mặc dù vậy, vì bị bản tính kiêu ngạo kiểm soát, tôi đã tùy tiện gắn mác người ta, không hành động theo nguyên tắc, đàn áp một người tốt, bảo vệ và dung thứ cho các lãnh đạo giả, và hoàn toàn vi phạm sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời. Các lãnh đạo giả không làm công tác thực tế và gây tổn hại công tác của hội thánh, nhưng thay vì xử lý họ, tôi lại lên án người báo cáo vấn đề. Chẳng phải điều đó biến tôi thành ô dù bảo vệ các lãnh đạo giả sao? Tôi đã góp phần trong sự gian ác của các lãnh đạo giả. Tôi đã trở thành đồng lõa của Sa-tan. Nghĩ về chuyện này, tôi nhận ra mình đang thực hiện bổn phận dựa trên tâm tính bại hoại, và đây là đang hành ác, chống đối Đức Chúa Trời. Nếu chuyện này cứ tiếp diễn, Đức Chúa Trời sẽ coi thường và chối bỏ tôi. Vấn đề này là một sự cảnh cáo đối với tôi. Trong tương lai, tôi không nên quá dễ tin mình như thế. Tôi phải tìm kiếm lẽ thật nhiều hơn và làm việc theo nguyên tắc để phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Khi đang phản tỉnh, tôi nhớ lãnh đạo của tôi đã nói tôi đang tạo ra bầu không khí “Khủng bố Trắng” giống như Trung Cộng, và càng suy nghĩ kỹ, tôi càng thấy đúng. Sau khi buộc tội chị Lục là phán xét người khác, tôi đã bảo chị ấy đừng nói năng bất cẩn về việc mình không hài lòng với các lãnh đạo và người làm công, sau đó còn cảnh cáo rằng chị ấy có thể không giữ được bổn phận nếu cứ tiếp tục như thế. Cách tiếp cận của tôi có khác gì con rồng lớn sắc đỏ đâu? Không có sự tự do ngôn luận ở Trung Quốc, và mọi người không được phép nói về các quan chức chính phủ. Chỉ cần nói ra là trở thành kẻ chống Đảng ngay, và họ sẽ bị bắt cũng như phải chịu đủ mọi phương pháp, cực hình để quy phục chúng, và không dám lên tiếng lần nữa. Bất cứ ai dám vạch trần Đảng đều bị kết tội “hoạt động lật đổ chính quyền” và bị đi tù. Bất cứ thảm họa nào ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ hay bất cứ tin tức gì bất lợi cho Trung Cộng đều không được phép đưa tin, và bất cứ ai trình báo chuyện đó đều là “làm lộ bí mật nhà nước”, và sẽ bị bắt bỏ tù. Nếu các quan chức cẩu thả hay bỏ bê trách nhiệm, người dân không được phép vạch trần hay bình luận. Nếu ai đó lên mạng đăng bình luận, nhẹ thì cảnh sát đe dọa và cảnh cáo họ, còn nặng thì họ sẽ trực tiếp bị buộc tội, trừng phạt hay kết án. Chúng làm vậy để bịt miệng người dân và khiến họ sợ không dám nói sự thật. Nếu có tức giận thì cũng phải nuốt giận mà thôi. Người dân sống trong sự rụt rè, sợ hãi và mất quyền tự do ngôn luận. Nghĩ lại những gì tôi đã làm, đó chính xác là tạo ra bầu không khí “Khủng bố Trắng” như Trung Cộng. Nếu ai đó nói gì xấu về lãnh đạo, Tôi liền tùy tiện buộc tội họ phán xét lãnh đạo để bịt miệng họ và tạo ra bầu không khí sợ hãi, để những người được Đức Chúa Trời chọn sống trong sự rụt rè, sợ hãi, và không còn dám vạch trần, tố cáo các lãnh đạo giả nữa vì họ sợ lãnh đạo sẽ làm khó họ. Chị Lục đã vạch trần và tố cáo các lãnh đạo giả, vậy mà tôi lại đàn áp và lên án chị ấy. Nếu một ngày có vấn đề hay sai phạm trong bổn phận của tôi, nhưng thay vì tố cáo tôi lên cấp trên của tôi, các anh chị em lại cùng nhau thảo luận về chuyện đó và vạch trần tôi, và khi biết chuyện, liệu tôi có kết tội họ là đang phán xét tôi và trừng phạt họ, hoặc thậm chí là loại bỏ và khai trừ họ không? Với bản tính của tôi, chắc chắn tôi có thể làm chuyện đó. Nếu tôi không ăn năn mà tiếp tục đi theo con đường đó, tôi sẽ trở thành một kẻ địch lại Đấng Christ, xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, và bị Ngài loại bỏ. Sau khi suy ngẫm về những điều này, tôi thấy sợ vì những gì mình đã làm. Tôi đã làm lãnh đạo được hơn hai năm. Tôi chưa từng muốn đàn áp hay trừng phạt dân sự được Đức Chúa Trời chọn, nhưng vẫn có khả năng tùy tiện lên án các anh chị em. Trên thực tế, tôi đã đàn áp người ta. Tôi đã làm một việc xấu xa. Tôi cảm thấy cực kỳ ân hận, nên đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện thưa rằng mình sẵn sàng thực sự ăn năn và rằng khi có chuyện xảy ra trong tương lai, tôi muốn có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật nhiều hơn, và hành động theo nguyên tắc.

Thông qua việc tỉa sửa và xử lý này, tôi cũng nhận ra mình đã có những quan điểm sai lầm. Tôi nghĩ rằng khi ai đó được chọn làm lãnh đạo, tức là họ tốt hơn các anh chị em bình thường trong hội thánh và có quyền phát biểu, và vì họ làm công tác cho hội thánh, nên dân sự được Đức Chúa Trời chọn có nghĩa vụ hỗ trợ họ. Ngay cả khi phát hiện một vấn đề, cũng không nên bất cẩn thảo luận nó với các anh chị em khác. Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời đã thay đổi quan điểm của tôi và dạy tôi vai trò và mục đích của các lãnh đạo và người làm công trong hội thánh. Đức Chúa Trời phán: “Khi một người nào đó được các anh chị em chọn làm lãnh đạo, hoặc được nhà Đức Chúa Trời đề bạt làm một phần công việc nhất định hay thực hiện một bổn phận nhất định, điều này không có nghĩa là họ có một địa vị hay thân phận đặc biệt, hoặc rằng những lẽ thật mà họ hiểu thì sâu hơn và nhiều hơn của những người khác – càng không có nghĩa là người này có thể quy phục Đức Chúa Trời và sẽ không phản bội Ngài. Nó cũng không có nghĩa là họ biết Đức Chúa Trời và là người kính sợ Đức Chúa Trời. Trên thực tế, họ chưa đạt được điều nào trong số này; đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản nhất. Sự đề bạt và tu dưỡng của họ đơn thuần có nghĩa là họ đã được đề bạt, và đang chờ đợi sự tu dưỡng. Và kết quả cuối cùng của sự tu dưỡng này phụ thuộc vào con đường mà người đó đi, và những gì họ theo đuổi. Do vậy, khi một người nào đó trong hội thánh được đề bạt và tu dưỡng để làm lãnh đạo, đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản nhất; nó không có nghĩa họ đã là một lãnh đạo đủ tư cách, hay một người có năng lực, là họ đã có khả năng đảm nhận công việc của một lãnh đạo, và họ có thể thực hiện công tác thực tế – không phải vậy. Khi một người nào đó được đề bạt và tu dưỡng để làm lãnh đạo, họ có sở hữu thực tế của lẽ thật không? Họ có hiểu các nguyên tắc của lẽ thật không? Liệu người này có thể mang lại kết quả cho sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời không? Họ có ý thức trách nhiệm không? Họ có sở hữu sự cam kết không? Họ có thể quy phục Đức Chúa Trời không? Khi gặp một vấn đề, họ có thể tìm kiếm lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời không? Tất cả những điều này là không biết được. Người ấy có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Và chính xác thì lòng kính sợ Đức Chúa Trời của họ lớn đến mức nào? Họ có khả năng làm theo ý muốn của riêng mình khi làm việc không? Họ có thể tìm kiếm Đức Chúa Trời không? Trong thời gian thực hiện công việc của người lãnh đạo, họ có đều đặn và thường xuyên đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời không? Họ có thể hướng dẫn mọi người trong lối vào thực tế của lẽ thật không? Điều này, và nhiều nữa, tất cả đều đang chờ sự tu dưỡng và khám phá; tất cả vẫn chưa được biết. Đề bạt và tu dưỡng ai đó không có nghĩa là họ đã hiểu lẽ thật, cũng không phải nói rằng họ đã có khả năng thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng. Vậy mục đích và ý nghĩa của việc đề bạt và tu dưỡng một ai đó là gì? Đó là một người như vậy, với tư cách là một cá nhân, được đề bạt để được đào tạo, được chăm tưới và hướng dẫn đặc biệt, khiến họ có thể hiểu được các nguyên tắc của lẽ thật, các nguyên tắc để làm những việc khác nhau, và các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp giải quyết những vấn đề khác nhau, cũng như, khi họ gặp nhiều loại môi trường và con người khác nhau, cách xử lý và giải quyết chúng phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và theo cách bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Điều này có cho thấy nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và tu dưỡng có đủ khả năng đảm nhận công việc và thực hiện bổn phận của họ trong thời gian đề bạt và tu dưỡng hoặc trước khi đề bạt và tu dưỡng không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy, không thể tránh khỏi rằng, trong thời gian tu dưỡng, những người này sẽ trải nghiệm việc bị xử lý, tỉa sửa, sự phán xét và hình phạt, vạch trần và thậm chí thay thế; điều này là bình thường, họ đang được đào tạo và tu dưỡng(“Nhận diện các lãnh đạo giả (5)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng khi nhà Đức Chúa Trời đề bạt và đào tạo ai làm lãnh đạo, thì đó là vì người này có một tố chất nhất định, có thể tiếp nhận lẽ thật, có trách nhiệm trong bổn phận, hoặc có kĩ năng làm việc. Điều này cho họ cơ hội để tự rèn luyện bản thân, nhưng không có nghĩa là họ đã thoát khỏi sự bại hoại hay hiểu được lẽ thật. Nó cũng không có nghĩa ai đó là một lãnh đạo đủ tư cách, hay có nghĩa người này là một cá nhân xuất sắc, và có thân phận hay địa vị đặc biệt trong nhà Đức Chúa Trời. Bổn phận làm một lãnh đạo là sự ủy thác và trách nhiệm. Đó không phải là địa vị. Được làm lãnh đạo không có nghĩa là ta lập tức có địa vị và quyền quyết định trong nhà Đức Chúa Trời, hay sẽ được người khác tôn trọng, các anh chị em sẽ ngưỡng mộ và nể trọng ta, hoặc không ai được phép thảo luận lỗi lầm mà ta mắc phải. Đó là những quan điểm sai lầm. Là một lãnh đạo, chúng ta cần chấp nhận sự giám sát và góp ý của các anh chị em, vì chỉ có như thế mới cho phép chúng ta hiểu được vấn đề trong công việc và thay đổi mọi việc kịp thời. Hơn nữa, nếu các anh chị em phát hiện các lãnh đạo không làm công tác thực tế, họ nên thực hành lẽ thật bằng cách tố cáo và vạch trần những người như thế để bảo vệ công tác của hội thánh. Đây là thái độ đúng đắn cần có đối với các lãnh đạo. Chỉ có đối xử với các lãnh đạo như thế mới đúng nguyên tắc. Lời Đức Chúa Trời đã thay đổi tư tưởng và quan niệm sai lầm của tôi, chỉ cho tôi cách đối xử đúng đắn với bổn phận lãnh đạo và sự giám sát của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Tôi cũng muốn thay đổi tình hình, nên từ đó trở đi, trong quá trình thực hiện bổn phận, dù ai báo cáo vấn đề về các lãnh đạo và người làm công, tôi đều muốn xử lý cẩn thận. Đồng thời, tôi đã học được cách chấp nhận sự giám sát nhiều hơn từ các anh chị em.

Sau đó, tại một cuộc họp, lãnh đạo của chúng tôi đã thông công: “Một số người thấy người khác tố cáo hay vạch trần các lãnh đạo, họ liền công kích hay lên án những người tố cáo đó. Ngay cả khi những người như vậy bình thường rất nghiêm túc trong bổn phận của họ, thì họ cũng không phải là những người vâng lời Đức Chúa Trời”. Khi nghe lãnh đạo của tôi thông công như vậy, tôi cực kỳ đau lòng. Tôi lập tức cảm thấy mình không hề thay đổi dù đã nhiều năm tin vào Đức Chúa Trời. Kể cả bây giờ, tôi cũng không phải là người vâng lời Ngài, và chắc chắn là Ngài không hài lòng về tôi. Khi nghe lãnh đạo thông công, tôi biết đó là để tỉa sửa và xử lý tôi, và tôi đã khóc mãi không thôi. Khi khóc, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết Ngài có ý định tốt khi xử lý và vạch trần con như vậy. Nếu không, con sẽ vẫn cảm thấy tâm tính của mình đã có chút thay đổi và có phần vâng lời Ngài. Chỉ đến giờ con mới nhận ra con còn lâu mới đạt được tiêu chuẩn về việc vâng lời Ngài thực sự. Nhưng con sẵn lòng cố gắng và mưu cầu để trở thành người vâng lời Ngài”. Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời rất hữu ích cho tôi và cho phép tôi hiểu ý muốn của Ngài. Lời Đức Chúa Trời phán: “Con người không thể thay đổi tâm tính của chính mình; họ phải trải qua sự phán xét và hình phạt, khổ nạn và tinh luyện của lời Đức Chúa Trời, hoặc bị xử lý, sửa dạy, và tỉa sửa bởi lời Ngài. Chỉ sau đó họ mới có thể đạt được sự vâng lời và trung thành với Đức Chúa Trời, và không còn hời hợt với Ngài nữa. Chính là dưới sự tinh luyện của lời Đức Chúa Trời mà tâm tính của mọi người mới thay đổi. Chỉ khi trải qua sự vạch trần, phán xét, sửa dạy và xử lý bởi lời Ngài mà họ mới không còn dám hành động một cách khinh suất nữa, mà thay vào đó trở nên vững vàng và điềm tĩnh. Điểm quan trọng nhất là họ có thể đầu phục những lời hiện tại của Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, ngay cả khi nó không phù hợp với những quan niệm của con người, họ vẫn có thể gạt những quan niệm này sang một bên và sẵn sàng đầu phục(Những người đã có tâm tính thay đổi là những người đã bước vào hiện thực của lời Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng người vâng lời Đức Chúa Trời chỉ có thể làm như vậy sau khi trải nghiệm sự phán xét, tỉa sửa, xử lý, thử luyện và tinh luyện của Ngài, đạt được sự thay đổi tâm tính, học được cách hành động theo nguyên tắc. Trong quá trình tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, những người như thế có thể tìm kiếm lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc khi gặp những việc cơ bản hay quan trọng, hoặc khi gặp phải những lựa chọn liên quan đến con đường trong cuộc sống, họ có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn dựa trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Nếu ta chỉ vâng lời Đức Chúa Trời trong những vấn đề tầm thường hoặc những hành vi bề ngoài, nhưng lại hành động theo ý riêng hay tính cách của mình trong những vấn đề mang tính nguyên tắc hoặc then chốt, thì ta vẫn là người phản nghịch Đức Chúa Trời. Trước kia, tôi luôn nghĩ mình có thể từ bỏ gia đình và sự nghiệp để dâng mình cho Đức Chúa Trời, rằng dù nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho tôi bổn phận gì, tôi cũng có thể chấp nhận và vâng phục, rằng khi gặp khó khăn, tôi có thể đọc lời Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Ngài, luôn cố nghĩ cách để thực hiện bổn phận tốt hơn, và tôi nghĩ thái độ này đối với bổn phận nghĩa là tôi đã phần nào vâng lời Đức Chúa Trời. Nhưng trong vấn đề về chị Lục, tôi nhận ra mình vẫn có thể xử lý sự việc mù quáng theo ý riêng, tùy tiện lên án và đàn áp chị ấy, chứng tỏ lòng tôi vẫn bị các tâm tính Sa-tan chi phối. Dù tôi thường nghiêm túc và tận tâm trong bổn phận, nhưng khi liên quan đến nguyên tắc và các vấn đề quan trọng, tôi vẫn có thể phản nghịch và thù địch Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình đã không hề hiểu lẽ thật, tâm tính mình không thay đổi, và tôi vẫn không phải là người vâng phục Đức Chúa Trời. Nếu không có sự tỉa sửa và xử lý của lãnh đạo, sự phán xét và mặc khải của lời Đức Chúa Trời, tôi sẽ không thể biết mình được.

Giờ đây, trong một số vấn đề quan trọng liên quan đến các nguyên tắc của lẽ thật, tôi có thể tìm kiếm lẽ thật một cách có ý thức và tìm cách để làm việc theo nguyên tắc, không còn hành động mù quáng theo tâm tính ngạo mạn của mình nữa. Tôi cũng thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: Tôi vẫn có nhiều tâm tính bại hoại và quan điểm sai lầm, nên tôi cần thường xuyên trải nghiệm sự phán xét, hình phạt, tỉa sửa, xử lý, sửa phạt và sửa dạy của Ngài để đạt được sự thay đổi. Tôi đã cầu nguyện để sự phán xét và hình phạt của Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ tôi để tôi có thể hiểu sâu hơn sự phản nghịch và bại hoại của mình, và dần đạt được sự vâng phục thực sự đối với Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Cuộc chiến tâm linh

Bởi Dương Chí, Hoa Kỳ Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kể từ khi mọi người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, họ đã nung nấu nhiều ý định không...

Nhẹ nhõm khi không ganh tỵ

Bởi An Tĩnh, Trung Quốc Tháng 01 năm 2017, tôi được giao bổn phận chăm tưới trong hội thánh. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời vì cơ hội được...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger