Mưu cầu phước lành có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không?

02/12/2022

Bởi Claude, Vương Quốc Anh

Năm 2018, tôi có phúc lớn được tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi vô cùng phấn khích khi được nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa. Chẳng bao lâu, tôi đã bắt đầu học cách rao truyền phúc âm, nhưng vì tôi làm việc gần như cả ngày, nên ban tối, về đến nhà là tôi mệt lử, rất khó để tập trung vào bổn phận. Tôi muốn bỏ công việc và dành trọn thời gian rao truyền phúc âm, nhưng hoàn cảnh thực tế của tôi không cho tôi làm thế. Tôi đang nuôi năm đứa con, nếu tôi không cho chúng đi học, chính phủ sẽ phán tôi là không đủ tư cách để nuôi dạy chúng, và sẽ đưa chúng đi khỏi tay tôi. Cuộc sống của tôi đang rất căng thẳng, nhưng tôi biết rằng là một loài thọ tạo, dù gặp phải khó khăn lớn đến thế nào, tôi tuyệt đối phải thực hiện bổn phận.

Năm 2019, tôi trở thành lãnh đạo hội thánh và lại càng bận rộn hơn, Tôi quyết định giảm giờ làm của mình từ sáu ngày xuống còn bốn ngày một tuần. Tôi nghĩ có lẽ Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho tôi vì những hy sinh này. Dù sau khi giảm giờ làm, tôi không làm việc nhiều, nhưng nó không ảnh hưởng lắm đến cuộc sống của tôi, vì mọi chuyện vẫn đang tốt đẹp, và chúng tôi không gặp vấn đề gì, cả nhà đều khỏe mạnh. Tôi cảm thấy cuộc đời tôi mọi sự đều bình an vì tôi đang nhận được cái tôi xứng đáng nhận do đã nhiệt tình dâng mình cho Đức Chúa Trời. Tôi quá hạnh phúc khi được có thêm thời gian thực hiện bổn phận. Nhưng rồi vào năm 2021, sau khi đại dịch xảy ra, mọi chuyện đều thay đổi.

Thu nhập từ tiệm tóc của tôi bị sụt giảm nghiêm trọng vì đại dịch. Doanh thu chẳng đủ để trả tiền thuê mặt bằng, nên tôi không còn cách nào khác, phải chuyển đến chỗ rẻ hơn, nhưng nó lại cần được cải tạo. Tôi tìm được một người làm ngành xây dựng để lo vụ đó, nhưng sau vài tuần, anh ấy bảo công trình này cần thêm nhiều thời gian, mà anh thì có quá nhiều dự án, lại thiếu nhân công, nên anh phải chấm dứt hợp đồng với tôi. Láng giềng và khách hàng của tôi khi biết chuyện đã bảo nếu tiệm mới chưa cải tạo xong, thì tôi phải trả tiền thuê cả hai nơi một lúc, quá sức tốn kém, sao mà một tín hữu như tôi lại gặp phải chuyện này chứ? Ban đầu tôi vô cùng tự tin bảo họ rằng mọi sự đều do sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, tôi không được oán trách. Sau đó, tôi tìm được một người khác có đội xây dựng, nhưng rồi anh ấy cũng bỏ dự án của tôi vì vấn đề sức khỏe. Thời gian thấm thoát trôi qua mà tiệm của tôi vẫn chưa sửa xong. Suốt ba tháng liền, tôi phải trả tiền thuê hai mặt bằng cùng lúc. Rồi không bao lâu sau, ở tiệm mới bị rò ống nước, họ phải xé mái ra để tìm chỗ rò rỉ. Chuyện đổi mặt bằng đã khiến tôi tiêu tốn tầm 3.000 đô. Tôi thật sự bất mãn và hoang mang. Tại sao tôi lại gặp chuyện như thế này – tại sao tôi phải chi nhiều tiền đến vậy? Bao lâu nay tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp tôi tìm được thợ xây tốt. Nhưng chẳng ngờ, anh ta bỏ dự án khi đang gắn dở máy sưởi, thế là ống bắt đầu rò rỉ, phá nát một nửa hệ thống sửa mới mà anh ta làm. Trong thời gian đó, tôi cũng bị mắc COVID. Thế là tôi bắt đầu oán trách: Tại sao Đức Chúa Trời cho chuyện như thế xảy ra với mình? Mình đã làm bổn phận, và vì thế mà đã giảm giờ làm, giảm kiếm tiền, vậy tại sao mình lại gặp phải nhiều chuyện khó khăn thế này? Trong lòng tôi đầy oán trách.

Sau đó, tôi chẳng có thái độ toàn tâm với bổn phận nữa. Tôi vẫn làm bổn phận nhưng chẳng hề để tâm vào đó. Lòng tôi chỉ nghĩ đến cách để giải quyết các vấn đề của cửa tiệm. Lòng tôi cứ hoang mang vô định, kết quả là tôi không chuyên tâm vào các buổi hội họp. Trước đây, sau khi hội họp, tôi luôn tổng kết lại, nhưng giờ tôi không muốn làm thế nữa. Tôi từng hy sinh thời gian ngủ để thông công và giúp giải quyết vấn đề cho anh chị em, nhưng giờ khi họ gọi cho tôi hỏi về các vấn đề, tôi chẳng muốn nghe máy chút nào. Tôi từng tìm hiểu xem tình trạng của các anh chị em tốt xấu thế nào, xem họ có gặp khó khăn trong bổn phận, rồi thông công lời Đức Chúa Trời chiếu theo khó khăn họ đang gặp, nhưng giờ tôi chẳng muốn làm mấy việc đó chút nào. Tôi ngày càng cẩu thả và bừa bãi trong bổn phận. Một hôm nọ, lãnh đạo cấp trên bảo rằng tôi cần phải gánh vác trách nhiệm của mình, phải bảo đảm sắp xếp hội họp cho mọi thành viên mới của hội thánh, chăm tưới họ cho chuẩn mực, không được để bỏ sót ai. Tôi rất phản đối sự sắp xếp của chị ấy. Nếu làm như thế, thì tôi đâu có nhiều thời gian để lo việc ở nhà. Tôi muốn dành thời gian rỗi cho gia đình và bạn bè, chiều chuộng xác thịt thêm một chút. Tình trạng của tôi ngày càng xấu đi, tôi còn chẳng muốn tĩnh nguyện hay đọc lời Đức Chúa Trời. Trước đây, tôi dậy sớm để đọc lời Ngài, trong ngày thì nghe các bài đọc lời Ngài. nhưng giờ tôi chẳng muốn dậy sớm hay đọc lời Đức Chúa Trời nữa, vì tôi đã nỗ lực mà chẳng được phước lành, lại còn gặp quá nhiều trở ngại. Mỗi khi hội họp, tôi chẳng biết thông công thế nào. Tôi vờ như mọi chuyện đều ổn, để ít ra tôi có thể giữ vị trí của mình trong hội thánh. Tôi còn bắt đầu lươn lẹo trong bổn phận. Khi có ai hỏi tôi tình hình thế nào, dù việc đó rõ ràng tôi chưa làm mà tôi vẫn cứ nói là đã làm xong, lừa dối các anh chị em. Thái độ đó của tôi hoàn toàn là do Đức Chúa Trời đã không ban phước cho tôi, mà lại để tôi gặp những khó khăn này. Tôi đã không tôn kính Đức Chúa Trời, càng không thờ phượng Ngài.

Tôi đang ở trong tình trạng rất tồi tệ, nên tôi đã kể với lãnh đạo về tình hình của mình. Chị ấy bảo tôi đọc đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Trong khi trải qua những sự thử luyện, việc người ta yếu đuối, hoặc có sự tiêu cực bên trong họ, hoặc thiếu sự rõ ràng về ý muốn của Đức Chúa Trời hoặc đường hướng thực hành, là chuyện bình thường. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, ngươi phải có đức tin vào công tác của Đức Chúa Trời, và không được chối bỏ Đức Chúa Trời, giống như Gióp. Mặc dù Gióp đã yếu đuối và rủa sả ngày sinh của chính mình, nhưng ông đã không phủ nhận rằng mọi thứ trong cuộc đời con người đều được Đức Giê-hô-va ban cho, và rằng Đức Giê-hô-va cũng là Đấng lấy đi tất cả. Bất kể ông đã bị thử ra sao, ông vẫn duy trì niềm tin này. Trong trải nghiệm của ngươi, bất kể ngươi trải qua sự tinh luyện nào thông qua những lời của Đức Chúa Trời, thì những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi ở nhân loại, tóm gọn lại, là đức tin và tình yêu của họ dành cho Ngài. Những gì Ngài hoàn thiện bằng cách làm việc như thế này là đức tin, tình yêu, và những khát vọng của mọi người. Đức Chúa Trời làm công tác hoàn thiện mọi người, và họ không thể nhìn thấy điều đó, không thể cảm nhận được điều đó; trong những trường hợp như vậy thì cần đến đức tin của ngươi. Đức tin của mọi người cần phải có khi điều gì đó không thể được nhìn thấy bằng mắt thường, và đức tin của ngươi cần phải có khi ngươi không thể buông bỏ các quan niệm của chính mình. Khi ngươi không có sự rõ ràng về công tác của Đức Chúa Trời, điều được đòi hỏi ở ngươi là có đức tin, có một lập trường vững chắc và đứng ra làm chứng(Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng tôi hoàn toàn chẳng hiểu gì về tâm ý của Đức Chúa Trời trong chuyện tôi đang gặp. Tôi cảm thấy vô vọng và hoài nghi, thậm chí còn nghi ngờ quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Thế mà tôi cứ khẳng định suốt rằng mình là người nhiệt tâm theo Đức Chúa Trời. Khi việc làm ăn của tôi tốt đẹp, sức khỏe lành mạnh, tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã ban phước dư dật cho tôi và tôi có thể dâng mình hơn cho Ngài. Khi gặp phải khốn cảnh, khi cuộc sống khó khăn, là tôi bắt đầu oán trách Đức Chúa Trời. Như thế mà là có đức tin sao? Khi ông Gióp mất hết gia tài và con cái, ông không oán trách mà còn chúc tụng danh Đức Chúa Trời. Khi vợ ông cố khiến ông từ bỏ đức tin, ông đã bảo bà là ngu muội, nói rằng: “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Trong đức tin vào Đức Chúa Trời, ông Gióp không đổi chác hay đòi hỏi gì. Dù ông đang hưởng phước hay chịu họa, ông đều quy phục Đức Chúa Trời. Ông Gióp có đức tin thật sự nơi Ngài. Tôi cảm thấy mình không thể nào sánh được với ông. Khi thấy khốn cảnh lần lượt rơi xuống đầu, tôi đã bất mãn. Những người tôi quen hỏi tôi tại sao tôi là tín hữu mà lại gặp những chuyện này, và dù tôi khẳng định mọi chuyện đều tốt đẹp, nhưng qua thời gian, tôi bắt đầu dao động, bắt đầu nghi ngờ sự tể trị của Đức Chúa Trời. Qua trải nghiệm của ông Gióp, tôi nhận ra rằng đây chính là Sa-tan đang công kích tôi qua lời người khác, cố khiến tôi chối bỏ và oán trách Đức Chúa Trời. Tôi hoàn toàn không có lời chứng trong trải nghiệm này và đã thành trò cười cho Sa-tan. Lòng tôi đầy hổ thẹn và hối hận vì cách hành động của mình.

Sau đó, tôi đã đọc thêm một vài đoạn lời Đức Chúa Trời. “Trong những trải nghiệm sống của con người, họ thường tự nhủ rằng tôi đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp vì Đức Chúa Trời, và Ngài đã cho tôi được gì? Tôi phải tổng lại, và xác nhận rằng – tôi đã nhận được bất kỳ phúc lành nào gần đây chưa? Tôi đã cho đi rất nhiều trong thời gian này, tôi đã làm tốt bấy lâu nay, và chịu đựng rất nhiều – đổi lại Đức Chúa Trời đã cho tôi bất kỳ lời hứa nào chưa? Ngài có nhớ những việc lành của tôi chưa? Kết cục của tôi sẽ là gì? Tôi có thể nhận những phúc lành của Đức Chúa Trời không? … Mỗi người đều liên tục thực hiện những sự tính toán như thế trong lòng họ, và họ đưa ra những yêu cầu đối với Đức Chúa Trời, những yêu cầu mang động cơ, tham vọng, và tâm lý đổi chác của họ. Nói vậy nghĩa là, trong lòng mình, con người liên tục kiểm tra Đức Chúa Trời, liên tục đặt ra những kế hoạch về Đức Chúa Trời, liên tục tranh luận về trường hợp kết cuộc cá nhân của riêng mình với Đức Chúa Trời, và cố gắng moi ra một câu tuyên bố từ Đức Chúa Trời, xem liệu Đức Chúa Trời có thể ban cho họ điều họ muốn hay không. Cùng với việc theo đuổi Đức Chúa Trời, con người không đối đãi với Đức Chúa Trời như một Đức Chúa Trời. Con người luôn cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, không ngừng đòi hỏi ở Ngài, và thậm chí thúc ép Ngài trong mọi bước, được đằng chân lân đằng đầu. Cùng với việc cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, con người cũng tranh luận với Ngài, và thậm chí có những người mà khi những thử luyện xảy đến với họ hay họ thấy mình trong những tình huống nhất định, thường trở nên yếu đuối, thụ động, bê trễ trong công việc, và đầy than oán về Đức Chúa Trời. Từ khi con người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã xem Đức Chúa Trời là một nguồn cung dồi dào, là một con dao gấp đa năng, và họ coi chính mình là chủ nợ lớn nhất của Đức Chúa Trời, như thể việc cố gắng lấy được những phúc lành và lời hứa từ Đức Chúa Trời là quyền và nghĩa vụ vốn có của họ, trong khi trách nhiệm của Đức Chúa Trời là bảo vệ, chăm sóc cho con người, và chu cấp cho họ. Đó là sự hiểu biết cơ bản về ‘niềm tin nơi Đức Chúa Trời’ của tất cả những ai tin Đức Chúa Trời, và đó là sự hiểu biết sâu sắc nhất của họ về khái niệm niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Từ bản tính và thực chất của con người cho đến sự theo đuổi chủ quan của họ, không điều gì liên quan đến sự kính sợ Đức Chúa Trời. Mục tiêu của con người trong việc tin vào Đức Chúa Trời không thể liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nói vậy nghĩa là, con người chưa bao giờ xem xét hay hiểu rằng niềm tin nơi Đức Chúa Trời đòi hỏi kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời. Với tình trạng như vậy, thực chất của con người thật rõ ràng. Đó là thực chất gì? Đó là lòng người hiểm độc, nuôi sự phản bội và lừa dối, không yêu sự công lý, công chính và những điều tích cực, nó đê tiện và tham lam. Lòng người không thể khép kín hơn với Đức Chúa Trời; họ chưa hề dâng nó cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chưa bao giờ thấy tấm lòng thật của con người, Ngài cũng chưa bao giờ được con người thờ phượng. Cho dù cái giá mà Đức Chúa Trời trả có đắt như thế nào, hoặc Ngài làm bao nhiêu công tác, hoặc Ngài chu cấp cho con người nhiều bao nhiêu, con người vẫn mù quáng và hoàn toàn thờ ơ với tất cả. Con người chưa bao giờ dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, họ chỉ muốn tự lo cho lòng mình, đưa ra những quyết định của riêng mình – ẩn ý của điều này là con người không muốn theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, hoặc vâng phục quyền tối thượng và những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, họ cũng không muốn thờ phượng Đức Chúa Trời như với một Đức Chúa Trời. Đó là tình trạng của con người ngày nay(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). “Cho dù họ có bị thử luyện thế nào, lòng trung thành của những người có Đức Chúa Trời trong lòng mình vẫn không thay đổi; nhưng đối với những ai không có Đức Chúa Trời trong lòng mình, một khi công tác của Đức Chúa Trời không thuận lợi cho xác thịt của họ, thì họ thay đổi quan điểm của mình về Đức Chúa Trời, và thậm chí còn rời xa Đức Chúa Trời. Đó là những người sẽ không đứng vững vào lúc cuối cùng, những người chỉ tìm kiếm các phước lành của Đức Chúa Trời và không có mong muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời và dành trọn bản thân cho Ngài. Tất cả những kẻ hèn hạ như thế đều sẽ bị trục xuất khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, và chúng không xứng đáng với bất kỳ sự cảm thông nào. Những người vô nhân tính không có khả năng thực sự yêu mến Đức Chúa Trời. Khi tình cảnh an toàn và bảo đảm, hoặc có thể làm lợi, thì họ hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng một khi những gì họ mong muốn bị tổn hại hoặc cuối cùng bị bác bỏ, họ nổi loạn ngay lập tức. Thậm chí chỉ trong một đêm, họ có thể đi từ một người tươi cười, ‘tốt bụng’ đến một tên sát nhân xấu xí và tàn bạo, bất thình lình đối xử với ân nhân của mình ngày hôm qua như là kẻ thù không đội trời chung, mà chẳng có lí do chính đáng gì. Nếu những con quỷ này không bị đuổi ra, những con quỷ này mà sẽ giết hại không chớp mắt, thì chẳng phải chúng sẽ là nguồn gốc của nguy hiểm tiềm ẩn sao?(Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời của Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng ẩn sâu trong lòng, tôi không tin Đức Chúa Trời để quy phụ và thờ phượng Ngài mà là để tham hưởng ân điển và phước lành của Ngài. Tôi giảm giờ làm việc và kiếm tiền để thực hiện bổn phận là vì tôi muốn được thêm phước lành. Mọi sự tôi từ bỏ chỉ là để đổi chác với Đức Chúa Trời, hoàn toàn không phải do đức tin và tình yêu chân thật. Khi khó khăn mới ập đến trong đời, tôi vẫn kiên vững trong bổn phận vì tôi nghĩ những gian khổ này sẽ qua đi, rồi Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho tôi thêm nữa. Nhưng mọi chuyện cứ tiếp tục khó khăn. Tôi gặp phải nhiều vấn đề ở cửa tiệm mới, đã mất nhiều tiền. Tôi không còn động lực để thực hiện bổn phận nữa, và tôi bắt đầu oán trách Đức Chúa Trời. Không có phước lành của Đức Chúa Trời, tôi không còn muốn làm việc chăm chỉ vì Ngài nữa. Tôi chỉ muốn nghĩ thêm về sự an nhàn của bản thân. Cách suy nghĩ của tôi liên tục bị công kích bởi những gian khổ tôi gặp phải, và trong những cảnh chật vật đó, tôi đã không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng không thực hành lẽ thật và kiên vững. Thay vào đó, tôi lại cố tìm cách tự mình giải quyết các khó khăn tài chính, thậm chí làm việc hời hợt trong bổn phận và vô trách nhiệm Đức Chúa Trời không có chỗ trong lòng tôi. Qua thái độ của tôi với bổn phận và với Đức Chúa Trời, tôi thấy mình chẳng phải là người thật sự theo Đức Chúa Trời. Tôi luôn khẳng định mình yêu kính Đức Chúa Trời, nhưng tôi lại oán trách Ngài khi gặp khốn cảnh trong đời. Tôi tranh cãi và cố trả đũa Ngài, hệt như Đức Chúa Trời đã phán: “Thậm chí chỉ trong một đêm, họ có thể đi từ một người tươi cười, ‘tốt bụng’ đến một tên sát nhân xấu xí và tàn bạo, bất thình lình đối xử với ân nhân của mình ngày hôm qua như là kẻ thù không đội trời chung, mà chẳng có lí do chính đáng gì”. Hành vi của tôi giống hệt như những gì mà Đức Chúa Trời đã vạch trần bằng lời Ngài. Tôi chỉ làm tốt bổn phận khi được Đức Chúa Trời ban phước. Tôi hành động như mình là chủ nợ, đòi thứ tôi muốn từ Đức Chúa Trời. Nhưng thực ra, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi sự sống, ban cho tôi mọi sự. Ngài đã ban cho tôi quá dư dật. Tại sao tôi vẫn muốn trách Ngài, muốn lý lẽ và tranh cãi với Ngài? Còn nữa, tôi đấu với Ngài bằng cách không làm tốt bổn phận. Càng suy ngẫm chuyện này, tôi càng thấy hổ thẹn. Nếu tôi không ăn năn với Đức Chúa Trời, chẳng phải Ngài sẽ khinh ghét và loại bỏ người như tôi sao? Thế là tôi đã cầu nguyện thầm trong lòng: “Lạy Đức Chúa Trời, con thật sự thiếu lương tâm. Con đã vui hưởng quá nhiều ân điển của Ngài, thế mà con cứ đòi hỏi Ngài liên tục. Khi dục vọng của con không được thỏa mãn, con tiêu cực và oán trách. Lạy Đức Chúa Trời, con đã thấy bộ mặt thật của mình, thấy hận bản thân. Xin Ngài giúp con để con có thể thay đổi những sự mưu cầu sai lầm của mình”.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. “Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời con người thực sự, nhưng ngươi không theo đuổi. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao?(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là khái quát về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; khi họ từ bỏ mọi sự và dâng mình cho Đức Chúa Trời, đó là để được ban phước lành, và khi họ trung thành với Ngài, đó là để được tưởng thưởng. Tóm lại, tất cả đều được thực hiện với mục đích được ban phước lành, được tưởng thưởng và được vào thiên quốc. Trong xã hội, con người làm việc vì lợi ích riêng của mình, còn trong nhà Đức Chúa Trời, họ thực hiện bổn phận để được ban phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: không có bằng chứng nào tốt hơn về bản tính Sa-tan của con người(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy ra tôi đã ích kỷ và đáng khinh đến thế nào. Tôi bị kiểm soát bởi quan niệm “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Tôi nghĩ rằng hễ làm việc gì cũng phải có lợi cho mình, và việc gì không có lợi thì tôi chẳng muốn làm. Dạng triết lý này, dạng suy nghĩ này, đã thâm căn cố đế trong lòng tôi, dẫn dắt tôi luôn chỉ sống vì bản thân. Thậm chí đức tin và hy sinh của tôi cũng chỉ vì một mục tiêu duy nhất… là được hưởng phước lành. Tôi đã lừa dối Đức Chúa Trời. Tôi thật quá đỗi ích kỷ và xảo quyệt. Tôi liên tục mưu cầu tư lợi và cách để đạt được ân điển, phước lành của Đức Chúa Trời. Khi thấy Đức Chúa Trời không ban phước cho tôi như tôi hình dung, tôi trở nên khổ sở và đầy oán trách. Ý muốn của Đức Chúa Trời trong chuyện này là gì? Tôi chẳng tìm kiếm, suy nghĩ hay quan tâm đến chuyện đó. Tôi chỉ tập trung vào lợi ích xác thịt của mình. Chẳng phải tôi đã đánh mất cơ hội đạt được lẽ thật sao? Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt để cứu rỗi chúng ta. Ngài đã phán quá nhiều lời, đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu vì chúng ta để qua những lời và lẽ thật này, chúng ta có thể thoát khỏi tội lỗi và sự ác, khỏi bị Sa-tan làm bại hoại và tác hại. Nhưng tôi đã chẳng mưu cầu lẽ thật, dành quá ít suy nghĩ cho lẽ thật. Tôi chỉ tham hưởng an nhàn xác thịt, quan tâm và tính toán vì nó. Nếu tôi cứ hành động như thế, Đức Chúa Trời sẽ làm thế nào với người như tôi đây? Cuối cùng tôi sẽ bị loại bỏ và diệt vong. Tôi đã cầu nguyện thầm trong lòng: “Lạy Đức Chúa Trời, xin cứu con. Xin cho con hiểu mình và tìm ra con đường thực hành”. Ngày nào tôi cũng cầu nguyện như thế.

Sau đó, tôi đọc được đoạn lời này của Ngài: “Ngươi có thể nghĩ rằng tin vào Đức Chúa Trời là chịu khổ, hoặc làm đủ thứ việc cho Ngài; ngươi có thể nghĩ rằng mục đích của việc tin vào Đức Chúa Trời là để cho xác thịt ngươi có thể được bình an, hoặc để cho mọi thứ trong cuộc đời ngươi diễn ra suôn sẻ, hoặc để cho ngươi có thể được thoải mái và thanh thản trong mọi việc. Tuy nhiên, không điều nào trong số này là mục đích mà mọi người nên gán cho niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tin vì những mục đích này, thì quan điểm của ngươi là không đúng, và đơn giản là ngươi không thể được hoàn thiện. Những hành động của Đức Chúa Trời, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan của Ngài, lời Ngài, cùng sự kỳ diệu và không thể dò lường của Ngài là tất cả những điều mọi người nên hiểu. Sau khi đã có được sự hiểu biết này rồi, ngươi nên dùng nó để rũ bỏ khỏi lòng mình tất cả những yêu cầu, hy vọng, và quan niệm cá nhân. Chỉ bằng cách loại bỏ những điều này thì ngươi mới có thể đáp ứng được những điều kiện Đức Chúa Trời đòi hỏi, và chỉ bằng cách làm điều này, ngươi mới có thể có được sự sống và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Mục đích tin vào Đức Chúa Trời là để làm thỏa lòng Ngài và để sống bày tỏ ra tâm tính mà Ngài đòi hỏi, hầu cho những hành động và sự vinh hiển của Ngài có thể được thể hiện qua nhóm người không xứng đáng này. Đây là quan điểm đúng đắn đối với việc tin vào Đức Chúa Trời, và đây cũng là mục tiêu ngươi nên tìm kiếm(Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ(Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi đã nhiều lần khẳng định mình có đức tin thật nơi Đức Chúa Trời, nhưng rồi tôi nhận ra đó hoàn toàn là tưởng tượng của tôi. Đức tin của tôi cũng hệt như điều mà Phao-lô nói trong thư Timôthê 2, đoạn 4, câu 7 và 8. “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta”. Phao-lô chờ mão triều thiên sau khi đã phục vụ Chúa, mục tiêu trong đức tin của tôi cũng như vậy, là để được ban phước. Lời Đức Chúa Trời cho tôi biết ý nghĩa của đức tin và sự mưu cầu đúng đắn mà tôi nên có trong đức tin. Tôi đã sẵn sàng thay đổi con đường sai trái tôi đi bấy lâu nay, vì làm thế chỉ có thể khiến tôi ngày càng sa đọa, trở thành kẻ địch của Đức Chúa Trời. Tôi chỉ như một đứa con không thật sự hiếu thảo với cha mẹ mà lại muốn có gì đó từ họ. Loại con cái ấy không bao giờ khiến cha mẹ yêu thích, chỉ gây đau buồn cho họ mà thôi. Động cơ và quan điểm của tôi về đức tin thật đáng hổ thẹn. Tôi muốn được Đức Chúa Trời đền bù gì đây? Tôi đã vui hưởng quá nhiều ân điển và phước lành của Ngài, đã được quá nhiều sự cung dưỡng từ lẽ thật trong lời Ngài, được Ngài quan tâm và bảo vệ, chưa nói đến không khí tôi thở, ánh mặt trời và cơm ăn hàng ngày. Tất cả đều do Đức Chúa Trời ban cho. Kể cả sự sống của tôi cũng là do Đức Chúa Trời ban cho. Làm sao tôi đền đáp nổi tình yêu của Đấng Tạo Hóa đây? Dù tôi có dâng hết bản thân cũng không báo đáp nổi. Ấy thế mà, tôi vẫn cứ oán trách Ngài, tranh luận và cố trả đũa Ngài. Tôi thật sự thiếu nhân tính, không hề biết mình chút nào. Theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận là trách nhiệm của tôi, là việc căn bản nhất tôi phải làm. Đây cũng là cơ hội mà Đức Chúa Trời ban cho tôi để mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Nếu không làm bổn phận, thì tôi chẳng thể đạt được lẽ thật, không thể thay đổi tâm tính bại hoại. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Giờ tôi nhận ra rằng thực hiện bổn phận chỉ là việc mà loài thọ tạo phải làm, là trách nhiệm của con người. Thực hiện bổn phận không phải là cái để thương lượng với Đức Chúa Trời. Tôi cũng hiểu ra rằng dù gặp phải khó khăn gì, dù tôi mắc bệnh hay việc làm ăn không tốt, tôi phải chấp nhận và không được oán trách. Đây là lý trí và thái độ mà mà loài thọ tạo như tôi phải có. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã cho tôi có nhận thức này. Hiện giờ tôi không kiếm được nhiều tiền, chất lượng cuộc sống cũng thấp hơn một chút, nhưng tôi lại tiết kiệm hơn, không chi dùng nhiều như trước. Tôi vẫn có thể sống được qua ngày. Tôi không thể để các vấn đề sức khỏe và cuộc sống ảnh hưởng đến thái độ trong bổn phận. Tôi phải tiếp tục giúp đỡ các anh chị em, làm hết sức để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong bổn phận. Trải nghiệm chuyện này đã cho tôi thấy mình ích kỷ và đáng khinh thế nào nó còn cho tôi hiểu ra quan điểm sai lầm của mình về đức tin và việc mưu cầu. Tất cả những điều này đều là nhờ sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Xảo quyệt làm hại tôi thế nào

Bởi Đơn Nhất, Nhật Bản Có lần nọ, khi tổng kết công tác, một lãnh đạo hội thánh bảo công tác phúc âm của chúng em không được tốt lắm trong...

Xóa bỏ sự đề phòng

Bởi Chuyên Nhất, Hàn Quốc Cách đây không lâu, chúng tôi phải vẽ một số bức ảnh cho công tác làm phim của hội thánh. Cộng sự của tôi là anh...

Gác lại việc học hành

Bởi Lâm Nhiên, Trung Quốc Khi em còn nhỏ bố mẹ thường bảo rằng vì nhà không có con trai, chỉ có hai đứa con gái, là em và chị em, nên họ...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger