Có phải theo đạo chỉ là để đạt được phước lành?

16/09/2022

Bởi Ezechie, Bờ Biển Ngà

Tháng Hai năm 2019, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Lúc đầu, tôi không hiểu nhiều về công tác phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, và khi gặp chuyện không phù hợp với các quan niệm của mình, tôi đã trách móc và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Tôi đã có cái nhìn sai trái về đức tin, vì vậy tôi nghĩ rằng chỉ cần mình thực sự nỗ lực vì Đức Chúa Trời và làm tròn bổn phận, thì Ngài sẽ không để tôi phải chịu khổ. Mặc dù không trực tiếp cầu nguyện với Đức Chúa Trời để xin phước lành giống như những người trong tôn giáo, nhưng từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy chỉ cần mình hy sinh cho Ngài, thì Ngài sẽ chăm sóc cho tôi. Rồi khi trải nghiệm việc bị phơi bày, cuối cùng tôi đã nhận ra sự bất khiết trong đức tin của mình. Lời Đức Chúa Trời đã dẫn dắt tôi biết mình và thay đổi những quan điểm mưu cầu sai lầm của tôi.

Một năm sau khi tôi theo đạo, cha mẹ tôi đã nghe được một số tin đồn và đã phản đối đức tin của tôi. Tôi muốn được tự do thực hành đức tin, nên đã dọn ra ngoài ở, bỏ học và bắt đầu chia sẻ Phúc Âm. Lúc đầu, tôi rất nhiệt huyết trong bổn phận và đã mời được một số thành viên mới vào đạo. Tôi cũng nhận được một số hỗ trợ vật chất từ các anh chị em, nên tôi không cần đi làm và có thể thực hiện bổn phận toàn thời gian. Tôi đã rất xúc động và thậm chí còn hoạt động tích cực hơn cho bổn phận. Thỉnh thoảng một ngày tôi còn chia sẻ Phúc Âm với một số nhóm người, nói chuyện đến hơn 10 tiếng đồng hồ. Những ngày đó khá mệt mỏi, và vì phải ngồi trong một thời gian dài, tôi bị đau hông, lưng và đau đầu. Mặc dù vậy, tôi vẫn muốn chia sẻ Phúc Âm, và vui vẻ giúp đỡ các anh chị em bất cứ khi nào họ gặp vấn đề. Sau một thời gian, tôi nhận được một tin nhắn từ lãnh đạo nói rằng có một số chuyện đã thay đổi, nên những người khác sẽ không thể tiếp tục hỗ trợ tài chính cho tôi nữa. Tôi phải tìm việc làm để chi trả cho các chi phí sinh hoạt cơ bản của mình.

Tôi đã rất buồn khi nghe tin đó và bắt đầu lo lắng. Sau này tôi sẽ làm gì đây? Tôi sẽ phải chịu khổ sao? Nếu bạn bè và gia đình tôi biết chuyện, họ sẽ chế giễu tôi, và nói tôi đã bỏ học vì một cuộc sống không đủ sống không? Tôi bắt đầu hối hận về việc bỏ học. Nếu vẫn còn đi học, tôi đã có bằng cấp cao hơn để có thể kiếm được việc làm tốt mà không phải chịu khổ. Nhưng giờ, có lẽ tôi sẽ không tìm được việc và những ngày khó khăn còn ở phía trước. Tôi bắt đầu thầm trách móc Đức Chúa Trời. Lãnh đạo hỏi tôi nghĩ gì về chuyện này, và tôi nói: “Đây là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời và tôi không nghĩ gì tiêu cực cả. Chuyện kiếm việc làm hoàn toàn ổn mà”. Nhưng thực tế, tôi đang không ngừng tranh cãi với Đức Chúa Trời. Tôi đã bỏ học, vậy tại sao Đức Chúa Trời lại không ban phước cho tôi? Sau đó vài ngày, tôi bắt đầu tìm việc làm, nhưng không thể kiếm được việc tốt vì tôi không có trình độ học vấn cao lắm. Tôi bắt đầu tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại để tôi trải nghiệm chuyện này. Tại sao Ngài lại bắt tôi phải chịu khổ? Có phải Ngài đang bỏ rơi tôi không? Tôi nghĩ chắc là Ngài đang bỏ rơi tôi, đó là lý do tôi đang chịu khổ. Tôi khá thất vọng, và lòng cứ phàn nàn với Đức Chúa Trời. Tôi chẳng có chút động lực nào để thực hiện bổn phận cả. Có một thời gian, tôi chỉ muốn ở một mình. Tôi không muốn nói chuyện với ai, không muốn cầu nguyện hay đọc lời Đức Chúa Trời. Tôi chỉ nghĩ đến việc sau này phải sống thế nào. Tôi đang thực hiện bổn phận, nhưng tâm lại không hề đặt vào đó. Tôi chỉ làm cho có, thực sự rất bất cẩn. Tôi không muốn chia sẻ thông công với những người tiếp nhận Phúc Âm tiềm năng khi họ có các quan niệm, vì vậy hiệu quả công việc của tôi giảm nghiêm trọng. Sau một thời gian, lãnh đạo đã hỏi thăm tình trạng của tôi và tại sao năng suất của tôi lại trượt dốc. Tôi bảo với chị ấy mình đang có khoảng thời gian khó khăn vì tôi không có bằng cấp tốt hơn, nên không thể tìm được việc làm tốt để lo cho bản thân, và không thể tập trung vào bổn phận được. Tôi đang dùng vấn đề đó để biện hộ cho mình, nghĩ rằng chị ấy sẽ hiểu cho tình cảnh của tôi.

Nhưng chị ấy nghe tôi nói, rồi gửi cho tôi một số đoạn lời Đức Chúa Trời mà chúng đã tác động đến tôi. “Bất kể Đức Chúa Trời hoạt động ra sao, và bất kể môi trường của ngươi, ngươi đều có thể theo đuổi sự sống tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm kiến thức về công tác của Đức Chúa Trời, và có được sự hiểu biết về những hành động của Đức Chúa Trời, cũng như ngươi đều có thể hành động theo lẽ thật. Làm như vậy là có đức tin thật sự, và làm như vậy cho thấy ngươi đã không mất đức tin vào Đức Chúa Trời. Ngươi chỉ có thể có đức tin thật sự vào Đức Chúa Trời nếu ngươi có thể kiên trì theo đuổi lẽ thật thông qua sự tinh luyện, nếu ngươi có thể thực sự yêu Đức Chúa Trời và không nảy sinh những hoài nghi về Ngài, nếu bất luận Ngài làm gì, ngươi vẫn thực hành lẽ thật để làm thỏa lòng Ngài, và nếu ngươi có thể tìm kiếm sâu thẳm ý muốn của Ngài và quan tâm đến ý muốn của Ngài. Trước đây, khi Đức Chúa Trời phán rằng ngươi sẽ trị vì như một vị vua, ngươi đã yêu mến Ngài, và khi Ngài cởi mở bày tỏ chính Ngài với ngươi, ngươi đã theo đuổi Ngài. Nhưng lúc này Đức Chúa Trời đang ẩn dật, ngươi không thể nhìn thấy Ngài, và những rắc rối đã đến với ngươi – có phải lúc này ngươi đang mất hy vọng vào Đức Chúa Trời không? Vậy nên, bất kỳ lúc nào, ngươi cũng phải theo đuổi sự sống và tìm cách đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Đây được gọi là đức tin chân thật, và đây là loại tình yêu thật nhất và đẹp nhất(Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Trong niềm tin vào Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ đã cố gắng làm thỏa lòng Đức Chúa Trời trong mọi việc, và tìm cách vâng phục tất cả mọi điều đến từ Đức Chúa Trời. Không một chút than phiền, ông đã có thể chấp nhận hình phạt và sự phán xét, cũng như sự tinh luyện, hoạn nạn và thiếu thốn trong cuộc sống của mình, không điều nào trong số này có thể thay đổi tình yêu của ông dành cho Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là tình yêu tột độ dành cho Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời sao? Cho dù chịu hình phạt, sự phán xét hay cơn hoạn nạn, ngươi vẫn luôn có khả năng đạt được sự vâng phục cho đến chết, và đây là điều một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời phải đạt được, đây là sự thuần khiết của tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Nếu con người có thể đạt được đến mức này, thì họ là một loài thọ tạo đủ tư cách của Đức Chúa Trời, và không có điều gì thỏa lòng mong muốn của Đấng Tạo Hóa hơn thế(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Trải nghiệm của Phi-e-rơ thực sự khiến tôi xúc động, và cũng khiến tôi cảm thấy xấu hổ. Phi-e-rơ có đức tin chân chính và quy phục Đức Chúa Trời, và bất kể đối mặt với khó khăn nào, hay thiếu thốn gì trong cuộc sống, ông cũng có thể vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Ông không dấy loạn và không chút phàn nàn, mà vẫn cứ theo đuổi để yêu mến và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Còn tôi, đức tin của tôi nơi Đức Chúa Trời chẳng qua chỉ là mong có được ân điển và phước lành mà Đức Chúa Trời ban. Khi hoàn cảnh thay đổi, khi tôi phải chịu khổ, thì đức tin của tôi nơi Đức Chúa Trời cũng thay đổi. Tôi nhận ra mình không hề có đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy mình không thể cứ thất vọng, trách móc Đức Chúa Trời và không thực hiện bổn phận chỉ vì những khó khăn trong cuộc sống. Tôi muốn quy phục sự sắp đặt Đức Chúa Trời và dựa vào Ngài để vượt qua mọi chuyện.

Sau một thời gian, tôi vẫn không tìm được một công việc tốt, nên tôi quyết định làm công việc nào đó trả công theo ngày. Tôi đã tìm được một công việc trong nghành xây dựng. Đó là việc lao động chân tay và không đòi hỏi bằng cấp chuyên môn, chỉ cần gắng sức là ai cũng có thể làm được, nhưng tôi biết đó là công việc rất mệt mỏi. Sau khi làm được bốn ngày, tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi tự hỏi chẳng biết mình có phải làm việc này suốt quãng đời còn lại không? Đó là công việc dành cho những người thất học. Tôi được học hành, nhưng vẫn phải làm loại công việc đó. Tại sao Đức Chúa Trời lại để tôi sống trong hoàn cảnh khó khăn như vậy? Tôi tự hỏi liệu mình có nên quay lại đi học rồi tìm một công việc dễ dàng, đơn giản hay tìm cách nào đó khác để kiếm được nhiều tiền không. Trong suốt thời gian đó, ngày nào về đến nhà tôi cũng chỉ muốn đi ngủ và thực sự thấy phiền khi một anh chị em nào đó cố liên lạc với tôi. Tôi cảm thấy họ không hiểu được những gì tôi đang trải qua. Công việc của tôi rất mệt mỏi và tôi cần nghỉ ngơi, vậy mà họ lại muốn tôi thực hiện bổn phận. Tôi cảm thấy họ đang khiến công sống của tôi khó khăn hơn. Tôi nhớ có lần một người chị em đã hỏi tôi một câu về bổn phận của chị ấy, và tôi nói: “Tôi mệt lắm. Tôi chẳng muốn nói gì cả”. Thái độ của tôi đối với bổn phận đã hoàn toàn thay đổi, và tôi cũng không có công tác của Đức Thánh Linh. Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời đã bỏ rơi tôi. Tôi đã không còn đọc lời Đức Chúa Trời hằng ngày nữa, và không thể an yên cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi không muốn giúp đỡ người khác khi họ có vấn đề. Khi họ bảo tôi không thực hiện tốt bổn phận, tôi cảm thấy rất khó chịu – tôi không muốn chấp nhận điều đó. Khi người giám sát theo dõi công việc của tôi và hỏi tôi tại sao tôi lại không tìm hiểu về những người tiếp nhận Phúc Âm tiềm năng, tôi cảm thấy bất bình. Tại sao chị ấy luôn nói tôi đang không làm tròn bổn phận? Chẳng lẽ chị ấy không biết về những khó khăn của tôi, công việc của tôi mệt mỏi thế nào sao? Tôi cảm giác họ không hiểu cho khó khăn của tôi. Tôi muốn họ nói gì đó kiểu như: “Công việc của anh rất mệt mỏi, nên nếu anh không làm tròn bổn phận thì cũng không sao”.

Khi người giám sát thấy tôi không có chút thay đổi nào, chị ấy đã xử lý tôi thế này: “Người anh em, anh là một lãnh đạo, nên anh cần hoàn thành trách nhiệm của mình. Nhưng dạo gần đây, anh đã thực hiện bổn phận cẩu thả và không đạt được gì cả. Nếu cứ thế này, anh sẽ không thể giữ được chức vụ này đâu. Ngoài ra, đâu phải là anh không quen với bổn phận này. Anh hoàn toàn có thể làm tốt. Tại sao anh lại có kiểu thái độ này với bổn phận chứ?”. Tôi thực sự rất tức giận khi chị ấy nói vậy với tôi, nên tôi cúp máy luôn. Tôi cảm thấy chị ấy đang đòi hỏi quá nhiều ở tôi và tôi không muốn nghe chị ấy nói nữa. Sau đó, khi tôi nói chuyện với lãnh đạo và bảo chị ấy tôi không muốn làm bổn phận đó nữa, rằng tôi đã cố hết sức và họ đã yêu cầu ở tôi quá nhiều. Chị ấy đã lắng nghe tôi, rồi thông công với tôi về ý muốn của Đức Chúa Trời, nói rằng tôi nên dùng tình cảnh này để phản tỉnh và rút ra bài học, kể cả khi có một bổn phận khác, nếu tôi không tìm kiếm lẽ thật, thì các vấn đề của tôi sẽ không được giải quyết. Sau khi thông công, chị ấy thấy rằng dựa trên hoàn cảnh hiện tại của tôi, tôi không thể làm tròn bổn phận được, nên chị ấy tạm thời cách chức tôi để tôi có thể tự kiểm điểm.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời rất hữu ích cho tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Dù kẻ địch lại Đấng Christ trải nghiệm chút đau khổ nào hay trả cái giá nào trong hội thánh, họ cũng không cảm thấy đó là một phần công việc của họ, là bổn phận một loài thọ tạo phải thực hiện, mà coi đó là sự đóng góp của họ, là điều Đức Chúa Trời phải ghi nhớ. Họ nghĩ rằng nếu Đức Chúa Trời ghi nhớ sự đóng góp của họ, thì Ngài nên ngay lập tức ban những phước lành, lời hứa và ân huệ vật chất đặc biệt cho họ, đồng thời cho phép họ có những lợi thế nhất định và nhận được những lợi ích đặc biệt. Chỉ khi đó, kẻ địch lại Đấng Christ mới thỏa lòng. Sự hiểu biết về bổn phận của kẻ địch lại Đấng Christ là thế nào? Họ không cảm thấy bổn phận là nghĩa vụ các loài thọ tạo phải đảm nhận, cũng không phải là trách nhiệm mà những ai đi theo Đức Chúa Trời phải hoàn thành. Thay vào đó, họ cảm thấy việc thực hiện bổn phận là một con bài mặc cả trong cuộc đổi chác với Đức Chúa Trời, là điều có thể đổi lấy những phần thưởng của Ngài, và là một cách để thỏa mãn những tham vọng, ham muốn riêng của họ và nhận được phước lành cho đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời. Họ nghĩ rằng việc có ân điển và sự ban phước của Đức Chúa Trời phải là điều kiện tiên quyết để thực hiện bổn phận của họ và rằng nó cho con người đức tin thật nơi Đức Chúa Trời, rằng con người chỉ có thể yên tâm thực hiện bổn phận nếu Đức Chúa Trời đảm bảo họ không phải lo lắng gì. Họ cũng nghĩ rằng Đức Chúa Trời nên cung cấp mọi sự thuận tiện và ưu đãi cho những người thực hiện bổn phận, và mọi người nên được hưởng tất cả các lợi ích nhà Đức Chúa Trời cung cấp trong quá trình thực hiện bổn phận. Đây là những gì người ta nên nhận được – đó là cách nghĩ trong thâm tâm của kẻ địch lại Đấng Christ. Những cách suy nghĩ này chính là quan điểm và châm ngôn của kẻ địch lại Đấng Christ, và chúng thể hiện thái độ của họ đối với bổn phận. Cho dù nhà Đức Chúa Trời có thông công như thế nào về lẽ thật về việc thực hiện bổn phận, thì những điều kẻ địch lại Đấng Christ nuôi giữ trong lòng cũng không bao giờ thay đổi. Họ sẽ mãi mãi giữ quan điểm của mình đối với việc thực hiện bổn phận. Do đó, sự thừa nhận và hiểu biết về bổn phận của một kẻ địch lại Đấng Christ chắc chắn trái ngược với các nguyên tắc của lẽ thật, và quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ cũng giống như quan điểm của người ngoại đạo; thực sự, họ là những kẻ chẳng tin. Họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và không tin rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, là con đường thật. Họ tin rằng chỉ có danh vọng, tài sản và địa vị là thật, rằng tất cả những gì họ mưu cầu và tận hưởng chỉ có thể đạt được thông qua sự nỗ lực, đấu tranh của con người và thông qua cái giá họ trả. Thế thì khác gì với quan điểm ‘Con người phải tạo ra hạnh phúc bằng chính đôi tay mình’? Không có gì khác cả. Họ không tin rằng con người cuối cùng sẽ đạt được lẽ thật và sự sống bằng cách dâng mình vì Đức Chúa Trời và trả giá để làm tròn bổn phận của mình. Họ cũng không tin rằng những người thực hiện thỏa đáng bổn phận của mình theo yêu cầu của Đức Chúa Trời có thể nhận được sự ngợi khen và phước lành của Đấng Tạo Hóa. Điều này cho thấy họ không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời với loài người hoặc những phước lành của Đức Chúa Trời. Họ không tin vào sự thật về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời trên tất thảy, vì vậy họ không sở hữu đức tin thật. Họ chỉ tin rằng: ‘Tôi làm bổn phận của mình, vì vậy tôi nên được hưởng sự biệt đãi từ nhà Đức Chúa Trời và những phước lành vật chất. Nhà Đức Chúa Trời nên cung cấp cho tôi mọi đặc ân và quyền lợi vật chất. Điều đó mới thực tế’. Đó là tư duy và quan điểm của những kẻ địch lại Đấng Christ(“Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nổi bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 4)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Cho dù họ có bị thử luyện thế nào, lòng trung thành của những người có Đức Chúa Trời trong lòng mình vẫn không thay đổi; nhưng đối với những ai không có Đức Chúa Trời trong lòng mình, một khi công tác của Đức Chúa Trời không thuận lợi cho xác thịt của họ, thì họ thay đổi quan điểm của mình về Đức Chúa Trời, và thậm chí còn rời xa Đức Chúa Trời. Đó là những người sẽ không đứng vững vào lúc cuối cùng, những người chỉ tìm kiếm các phước lành của Đức Chúa Trời và không có mong muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời và dành trọn bản thân cho Ngài. Tất cả những kẻ hèn hạ như thế đều sẽ bị trục xuất khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, và chúng không xứng đáng với bất kỳ sự cảm thông nào. Những người vô nhân tính không có khả năng thực sự yêu mến Đức Chúa Trời. Khi tình cảnh an toàn và bảo đảm, hoặc có thể làm lợi, thì họ hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng một khi những gì họ mong muốn bị tổn hại hoặc cuối cùng bị bác bỏ, họ nổi loạn ngay lập tức. Thậm chí chỉ trong một đêm, họ có thể đi từ một người tươi cười, ‘tốt bụng’ đến một tên sát nhân xấu xí và tàn bạo, bất thình lình đối xử với ân nhân của mình ngày hôm qua như là kẻ thù không đội trời chung, mà chẳng có lí do chính đáng gì. Nếu những con quỷ này không bị đuổi ra, những con quỷ này mà sẽ giết hại không chớp mắt, thì chẳng phải chúng sẽ là nguồn gốc của nguy hiểm tiềm ẩn sao?(Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn có được ân điển và phước lành từ Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận, và họ sẽ chỉ thực hiện bổn phận nếu có thể bảo đảm được hưởng lợi từ nó. Tôi nhận ra mình có thái độ đối với bổn phận giống hệt họ. Lúc đầu, tôi đã nỗ lực hết mình, và động lực đó tùy thuộc vào việc được ban phước. Tôi đã làm việc chăm chỉ cho Đức Chúa Trời vì các anh chị em đã giúp đỡ tài chính cho tôi. Điều đó đã tạo động lực cho tôi. Nhưng khi họ không giúp tôi nữa và tôi cần phải làm việc và chịu gian khó, tôi cảm thấy mình không đạt được gì từ bổn phận, nên việc tôi chịu khổ chẳng có giá trị gì. Tôi đầy phàn nàn đối Đức Chúa Trời và xếp xó bổn phận của mình. Tôi thậm chí còn nghĩ đến việc quay lại đi học để giúp tôi tìm được một công việc tử tế sau này. Tôi là kẻ cực kỳ thực dụng, chỉ muốn được bù đắp cho bổn phận của mình, toàn đòi hỏi đổi chác. Tôi thật ích kỷ và tà ác! Tôi ngẫm thấy mình đã bị những tư tưởng như “Người không vì mình trời tru đất diệt” kiểm soát. Tôi nghĩ dù có làm gì đi nữa thì nó cũng phải mang lại lợi ích cho tôi, nếu không thì tôi sẽ không quan tâm đến nó. Kiểu lý luận và suy nghĩ đó đã thâm căn cố đế trong tôi. Sau khi trở thành một tín hữu, tôi sẵn sàng bỏ học và bỏ nhà đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, nhưng việc đó đã bị vấy bẩn bởi kiểu động cơ bất khiết đó. Tôi đã hy vọng Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ và ban phước cho tôi nhiều hơn. Tôi thật quá ích kỷ. Tâm tính của tôi thực sự giống hệt một kẻ địch lại Đấng Christ – thực sự tà ác. Rồi tôi nhận ra: “Người không vì mình, trời tru đất diệt” là tư duy Sa-tan làm con người bại hoại và khắc sâu vào họ. Tôi đã sống như vậy, thực sự ích kỷ và đáng khinh, không có lương tâm và lý trí, không thể làm tròn bổn phận, không hiểu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tôi sợ rằng vì mình không thực hiện bổn phận nên sẽ bị gạt sang một bên, tôi không thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tôi thực sự rất khổ sở. Nghĩ đến thái độ của mình đối với Đức Chúa Trời và bổn phận, lòng tôi đầy ân hận. Các anh chị em đã giúp tôi và đã cảnh báo tôi rất nhiều, nhưng tôi lại quá cứng nhắc và dấy loạn, không hướng về phía Đức Chúa Trời. Tôi cũng trở nên thành kiến với họ, và thậm chí còn buông bỏ sự ủy thác của tôi và phản bội Đức Chúa Trời. Tôi thật quá dấy loạn. Việc tôi đánh mất bổn phận chính là sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy sẵn sàng chấp nhận điều đó, quy phục, cầu nguyện và ăn năn.

Sau đó, lãnh đạo đã gửi cho tôi một số lời Đức Chúa Trời mà chúng đã giúp tôi hiểu được công tác và ý muốn của Ngài. “Trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời không phải là để tận hưởng ân điển, mà thay vào đó là chịu khổ vì tình yêu của ngươi dành cho Ngài. Vì ngươi được hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, ngươi cũng phải hưởng lấy hình phạt của Ngài; ngươi phải trải nghiệm tất cả những điều này. Ngươi có thể trải nghiệm sự khai sáng của Đức Chúa Trời trong ngươi, và ngươi cũng có thể trải nghiệm cách Ngài xử lý ngươi và phán xét ngươi. Bằng cách này, trải nghiệm của ngươi sẽ toàn diện. Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác phán xét và hình phạt của Ngài trên ngươi. Lời Đức Chúa Trời đã xử lý ngươi, nhưng không chỉ có vậy, nó còn khai sáng và soi sáng cho ngươi. Khi ngươi tiêu cực và yếu đuối, Đức Chúa Trời lo lắng cho ngươi. Hết thảy công tác này là để cho ngươi biết rằng mọi thứ về con người đều nằm trong những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Ngươi có thể nghĩ rằng tin vào Đức Chúa Trời là chịu khổ, hoặc làm đủ thứ việc cho Ngài; ngươi có thể nghĩ rằng mục đích của việc tin vào Đức Chúa Trời là để cho xác thịt ngươi có thể được bình an, hoặc để cho mọi thứ trong cuộc đời ngươi diễn ra suôn sẻ, hoặc để cho ngươi có thể được thoải mái và thanh thản trong mọi việc. Tuy nhiên, không điều nào trong số này là mục đích mà mọi người nên gán cho niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tin vì những mục đích này, thì quan điểm của ngươi là không đúng, và đơn giản là ngươi không thể được hoàn thiện. Những hành động của Đức Chúa Trời, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan của Ngài, lời Ngài, cùng sự kỳ diệu và không thể dò lường của Ngài là tất cả những điều mọi người nên hiểu. Sau khi đã có được sự hiểu biết này rồi, ngươi nên dùng nó để rũ bỏ khỏi lòng mình tất cả những yêu cầu, hy vọng, và quan niệm cá nhân. Chỉ bằng cách loại bỏ những điều này thì ngươi mới có thể đáp ứng được những điều kiện Đức Chúa Trời đòi hỏi, và chỉ bằng cách làm điều này, ngươi mới có thể có được sự sống và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Mục đích tin vào Đức Chúa Trời là để làm thỏa lòng Ngài và để sống bày tỏ ra tâm tính mà Ngài đòi hỏi, hầu cho những hành động và sự vinh hiển của Ngài có thể được thể hiện qua nhóm người không xứng đáng này. Đây là quan điểm đúng đắn đối với việc tin vào Đức Chúa Trời, và đây cũng là mục tiêu ngươi nên tìm kiếm(Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Các ngươi phải chịu đựng gian khổ vì lẽ thật, các ngươi phải dâng hiến bản thân cho lẽ thật, các ngươi phải nhịn nhục vì lẽ thật, và để có thêm càng nhiều lẽ thật, các ngươi càng phải chịu khổ nhiều hơn. Đây chính là những gì các ngươi nên làm. Các ngươi đừng vứt bỏ lẽ thật chỉ để có cuộc sống gia đình bình yên, và các ngươi không được mất đi phẩm giá và sự liêm chính trong cuộc sống của mình vì sự hưởng thụ chốc lát. Các ngươi nên theo đuổi tất cả những gì đẹp đẽ và tốt lành, và nên theo đuổi con đường sống có ý nghĩa hơn. Nếu các ngươi sống một cuộc đời tầm thường như vậy và không theo đuổi bất cứ mục tiêu nào, chẳng phải các ngươi đang lãng phí cuộc đời mình sao? Các ngươi có được gì từ việc sống như vậy? Các ngươi nên từ bỏ tất cả những sự hưởng thụ xác thịt để có được một lẽ thật, và đừng nên vứt bỏ tất cả lẽ thật chỉ vì một chút hưởng thụ. Những người như vậy không có sự liêm chính hay nhân phẩm; chẳng có ý nghĩa gì cho sự tồn tại của họ!(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu đức tin thực sự là gì. Đức tin thực sự là để làm Đức Chúa Trời hài lòng, để theo đuổi sự cứu rỗi, và sống một cuộc sống của con người thực sự. Nó không chỉ là tận hưởng ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Mục đích của Đức Chúa Trời trong công tác của Ngài ngày nay là loại bỏ sự bất khiết trong đức tin của con người để làm tinh sạch và thay đổi tâm tính bại hoại của họ để chúng ta có thể đạt được sự vâng phục và tình yêu chân chính dành cho Đức Chúa Trời. Mọi người đều thích bất kỳ kiểu ân điển hay phước lành nào từ Đức Chúa Trời, và không thích phải chịu khổ, tìm kiếm lẽ thật. Đức Chúa Trời sắp đặt những tình huống không phù hợp với quan niệm của con người để chúng ta có thể buông bỏ ham muốn an nhàn, và thực sự đi theo Đức Chúa Trời. Nhưng trong đức tin, tôi luôn muốn tận hưởng ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Tôi không sẵn lòng chịu khổ vì mưu cầu lẽ thật và vâng lời Đức Chúa Trời. Kiểu quan điểm đó về đức tin giống hệt của những người theo đạo – đó là lợi dụng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ghê tởm loại đức tin của tôi. Tôi đã nghĩ đến một số anh chị em vừa làm việc vừa thực hiện bổn phận, nhưng họ lại luôn làm tốt trong bổn phận của mình. Vậy tại sao tôi lại không thể? Đó là vì tôi có một ham muốn phước lành quá lớn, quá tham lam sự an nhàn. Tôi chỉ có thể làm tròn bổn phận khi có một cuộc sống dễ dàng. Khi gặp khó khăn, tôi không sẵn lòng nỗ lực hết mình. Tôi không có chút lương tâm hay lý trí nào. Tôi chẳng khác gì những người ngoại đạo chỉ làm việc vì tiền. Khi được trả công, tôi sẵn lòng nỗ lực hết mình, nhưng ngược lại, tôi trở nên bất lương và chỉ làm đối phó. Tôi muốn làm qua loa để mọi người thấy tôi đang thực hiện bổn phận, thế thôi. Tôi thật quá đê tiện và tà ác! Nghĩ vậy, tôi thấy khinh miệt bản thân. Không phải là người khác đòi hỏi ở tôi quá nhiều, mà là tôi đã quan tâm quá nhiều đến xác thịt, đến việc được ban phước. Tôi đã không có quyết tâm hy sinh và chịu khổ vì Đức Chúa Trời. Tôi cũng hối tiếc vì có kiểu thái độ đổi chác đó trong đức tin. Nếu Đức Chúa Trời không cứu rỗi tôi, thì đó chính là sự công chính của Ngài, vì tôi quá bại hoại.

Có lần trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã khiến tôi rất xúc động. “Mặc dù Đức Chúa Trời sử dụng những phương pháp khác nhau để thức tỉnh tấm lòng của con người, thì vẫn còn một chặng đường dài để đi trước khi việc này có thể hoàn thành. Ta không muốn thấy bất kỳ ai cảm thấy dường như Đức Chúa Trời đã bỏ họ lại trong giá lạnh, rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ họ hoặc quay lưng lại với họ. Tất cả những gì Ta muốn thấy là mọi người đang trên đường để theo đuổi lẽ thật và cố gắng hiểu về Đức Chúa Trời, mạnh dạn tiến lên với quyết tâm không hề lay chuyển, không có bất kỳ nỗi lo âu hoặc gánh nặng nào. Dù cho ngươi đã phạm sai lầm gì, dù cho ngươi đã đi lạc bao xa hay ngươi đã phạm tội nghiêm trọng thế nào, đừng để những điều nàytrở thành gánh nặng hoặc hành lý quá tải trên con đường theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Cứ tiếp tục tiến lên. Vào mọi lúc, Đức Chúa Trời luôn giữ sự cứu rỗi con người trong lòng Ngài; điều này không bao giờ thay đổi. Đây là phần quý giá nhất trong thực chất của Đức Chúa Trời(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời không vạch trần tôi để loại bỏ hay gạt bỏ tôi, mà là để tôi có thể thấy được sự bại hoại của mình và sự mưu cầu phước lành đã làm ô uế đức tin của tôi như thế nào, để tôi có thể tử bỏ bản thân và theo đuổi lẽ thật, và cuối cùng đạt được sự thay đổi tâm tính. Tôi không thể yếu đuối và tiêu cực vì sự bại hoại của mình, mà phải tìm kiếm lẽ thật và giải quyết tâm tính bại hoại này. Tôi đã rất xúc động và cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã bị Sa-tan làm bại hoại quá trầm trọng. Ngài đã không bỏ rơi con, mà đã sắp đặt một tình huống để con hiểu được bản thân. Đây là sự cứu rỗi của Ngài dành cho con. Con muốn thay đổi tâm tính bại hoại của mình, thực hành lẽ thật để làm Ngài hài lòng và làm tròn bổn phận”.

Sau đó một thời gian, tôi vẫn chưa có một bổn phận nào để làm. Thấy người khác dốc hết tâm huyết vào bổn phận, tôi thực sự đã ghen tị với họ và thậm chí còn hối hận nhiều hơn vì đã không coi trọng việc Đức Chúa Trời đã cho tôi cơ hội đó, rằng tôi đã không trân quý nó. Rồi một buổi tối nọ, tôi đã nhận được một tin nhắn từ lãnh đạo, nói rằng “Người anh em, anh có thể lên mạng ngay bây giờ để giúp một người chia sẻ Phúc Âm được không? Anh ấy đang gặp chút khó khăn”. Tôi đã lên mạng để giúp anh ấy ngay khi thấy tin nhắn của chị ấy. Sau đó, lãnh đạo bảo tôi rằng tôi có thể bắt đầu thực hiện bổn phận lại. Tôi đã rất hạnh phúc và vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Khi đi làm về, tuy rất mệt, nhưng tôi cảm thấy bổn phận của mình rất quan trọng, vì vậy tôi không nên nhượng bộ xác thịt và phải quan tâm đến sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Tôi sẽ phản bội xác thịt và thực hiện bổn phận. Tôi nhớ một ngày nọ, khi tôi vừa hoàn thành bổn phận thì lãnh đạo liên lạc với tôi, muốn tôi tổ chức một cuộc họp. Nghe thấy vậy, tôi nghĩ: Mình mệt quá rồi. Chẳng nhẽ không để đến mai được sao? Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra mình lại đang bị nhu cầu xác thịt kiểm soát. Tôi đã cầu nguyện, từ bỏ bản thân và bảo với lãnh đạo là tôi sẽ làm. Tôi đã mệt rã rời sau khi làm xong bổn phận, nhưng tôi cảm thấy bình yên và thanh thản. Sau một thời gian, tôi ngày càng có kết quả tốt hơn trong bổn phận và hội thánh đã giao cho tôi đào tạo người khác. Giờ đây, tôi không còn viện cớ để được an nhàn xác thịt nữa, và nếu có gì đó quan trọng để làm, thì bữa đó tôi sẽ không đi làm mà ở nhà để thực hiện bổn phận. Tôi cảm thấy đây là một cách làm việc tuyệt vời. Việc trải qua loại tình huống này đã cho tôi chút hiểu biết về tâm tính bại hoại của mình và tôi đã thay đổi quan điểm sai trái đối với việc mưu cầu phước lành trong đức tin của tôi. Đây hoàn toàn là nhờ sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tình cảm làm lu mờ phán đoán

Bởi Chu Minh, Trung Quốc Tuệ Quyên à, Anh đã nhận được thư của em. Trong thư em nói hai đứa con mình đã bị thanh trừ khỏi hội thánh. Lúc...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger