Đừng để sự ghen tị ấn át

16/09/2022

Bởi Lý Phương, Trung Quốc

Tôi phục vụ với tư cách là lãnh đạo hội thánh vào mùa hè năm 2017. Để đáp ứng nhu cầu công việc, lãnh đạo cấp trên đã sắp xếp để chị Dương và chị Vương làm việc với tôi, và chị ấy bảo tôi giúp đỡ họ. Sau một thời gian, tôi thấy hai người chị em này có gánh nặng đối với bổn phận của họ và tiến bộ nhanh. Tôi đã không cần lo một số chuyện vì hai chị ấy có thể thảo luận và xử lý chúng. Lúc đầu tôi rất vui về chuyện đó, nhưng sau một thời gian, tôi bắt đầu cảm thấy không hài lòng. Tôi là lãnh đạo, nên các vấn đề lớn nhỏ trong hội thánh thực sự nên được thảo luận với tôi trước. Nhưng giờ họ đã sắp xếp một số chuyện mà không nói với tôi. Họ không còn coi trọng tôi nữa! Nếu cứ như vậy, tôi sẽ chỉ là lãnh đạo trên danh nghĩa mà thôi.

Trong một cuộc họp nọ, một giám sát viên đã nhắc đến hai người chị em làm việc với tôi. Chị ấy nói: “Họ thực sự mang gánh nặng trong bổn phận. Trước kia, chúng ta luôn thiếu những người chăm tưới, nhưng từ khi họ đến, đã có những sự điều chỉnh nhanh chóng và cả nhóm làm việc khá hiệu quả”. Miệng thì tôi nói Tạ ơn Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Tôi cảm thấy nóng mặt. Rốt cuộc thì có vẻ người khác nghĩ về họ nhiều hơn tôi. Tôi đã là lãnh đạo được vài năm, nhưng với họ thì chỉ mới vài ngày. Họ có giỏi hơn tôi không? Tôi không muốn chấp nhận điều đó. Sau đó, tôi không nghe bất kỳ điều gì người giám sát nói nữa. Sau cuộc họp, tôi lê bước về nhà. Tối đó nằm trên giường, tôi cứ trằn trọc không ngủ được. Hễ cứ nghĩ đến những gì chị giám sát nói là tôi lại cảm thấy rất buồn. Sau bao năm làm lãnh đạo, tôi vẫn không sánh bằng mấy người chị em mới chỉ bắt đầu đào tạo đó. Lỡ như lãnh đạo cấp trên biết thì chị ấy sẽ nghĩ gì về tôi đây? Chị ấy có nói tôi kém cỏi và không phù hợp làm lãnh đạo không? Những người khác từng nể trọng tôi, nhưng giờ họ lại nghĩ mấy chị em đó giỏi hơn. Liệu sau đó họ sẽ ủng hộ hai người này thay vì ủng hộ tôi không? Tôi cảm thấy chị Dương và chị Vương đã cướp mất hào quang của tôi, và lòng tôi đầy ghen tị, oán giận họ. Lúc đó, đầu óc tôi cứ quay cuồng và tôi sợ vị trí của mình sẽ không được bảo đảm. Tôi lặng lẽ khích lệ bản thân rằng tôi phải làm cho tốt và cố hoàn thành tốt mọi dự án của chúng tôi để mọi người thấy tôi không hề thua kém họ. Sau đó, ngày nào tôi cũng thức khuya dậy sớm. Tôi sẽ giành làm trước bất cứ công việc quan trọng nào và nhanh chóng giải quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh, sợ mấy chị em của tôi sẽ làm trước mất. Đôi lúc tôi thậm chí còn hy vọng họ sẽ làm rối tung mọi chuyện và bị mất mặt. Một ngày nọ khi đang kiểm tra sách của hội thánh, chúng tôi phát hiện số lượng sách gửi đi và nhận về không nhất quán. Chính họ đã lo việc phân phối và nhận sách. Thấy họ rất lo lắng tìm hiểu lý do, tôi không những không giúp họ mà còn hả hê với chuyện xui rủi của họ. Tôi nghĩ: “Tôi cứ tưởng hai người giỏi lắm, giờ thì hai người sẽ làm gì đây?”. Tôi nói với giọng trách móc: “Sách của hội thánh có vấn đề là chuyện lớn đấy”. Họ cảm thấy rất căng thẳng khi nghe tôi nói vậy và điều đó đã ảnh hưởng đến trạng thái của họ. Tôi mừng thầm trong lòng: “Để xem liệu lãnh đạo có nghĩ họ giỏi hơn mình sau khi phạm một sai lầm lớn như thế không! Nếu họ cứ mãi trong trạng thái tiêu cực, mình sẽ không cần lo bị đe dọa địa vị nữa”. Lúc đó, tôi cảm thấy hơi tội lỗi và nhận ra mình đã đi quá giới hạn, nhưng tôi không thực sự suy ngẫm về chuyện đó.

Sau đó, vì một số lý do, bổn phận của chị Vương đã bị đổi, còn lại tôi và chị Dương làm việc với nhau. Một ngày nọ khi đang thảo luận công việc, tôi để ý thấy lãnh đạo cấp trên luôn hỏi ý kiến của chị Dương trong khi tôi ngồi một bên cảm thấy rất mất mặt. Tôi đoán lãnh đạo có thể nghĩ chị ấy trẻ hơn và có tố chất hơn, nên muốn đào tạo chị ấy. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy rất khó chịu. Trước kia, lãnh đạo luôn thảo luận mọi việc với tôi, nhưng giờ chị ấy lại coi trọng chị Dương. Chẳng phải điều đó khiến chị ấy có vẻ giỏi hơn tôi sao? Lòng ghen tị của tôi lại nổi lên. Trong suốt thời gian đó, hễ thấy sai lầm trong công việc của chị ấy là tôi lại la mắng chị ấy và thỉnh thoảng còn ghẻ lạnh chị ấy. Và trong mọi cuộc họp, tôi sẽ khẳng định mình chính là người chủ trì để tôi có thể giải quyết vấn đề của mọi người, không cho chị ấy cơ hội để thông công. Tình trạng của chị ấy ngày càng xấu đi và chị ấy không còn mang gánh nặng đối với công tác của hội thánh nữa. Đã có một số việc không được xử lý kịp thời khiến công tác của hội thánh bị tổn hại. Lúc đó, tôi cảm thấy hơi tội lỗi. Tôi thấy mình liên quan rất nhiều đến tình trạng tiêu cực của chị ấy, nhưng lại không kiểm điểm bản thân. Tôi đã không có chút hiểu biết nào về tình trạng của mình cho đến khi sự sửa dạy của Đức Chúa Trời giáng xuống tôi.

Một ngày nọ, tôi đột nhiên cảm thấy mình bị bệnh và sốt, rồi tiến triển thành ho. Tôi tưởng bệnh hen suyễn của mình lại tái phát, nhưng một người chị em đã cảnh báo tôi rằng: “Gần đây tôi thấy chị là người duy nhất thông công trong các cuộc họp. Chị Dương lại chẳng được nói câu nào. Chị nên thực sự kiểm điểm bản thân đi. Cứ như vậy sẽ rất nguy hiểm!”. Tôi không những không chấp nhập, mà còn tìm mọi cách để biện hộ cho mình: “Chị không biết chị ấy rồi, chị ấy không giỏi ăn nói lắm. Nếu tôi không thông công thì đôi lúc cuộc họp chẳng có ai nói cả”. Chị ấy đã không nói gì nữa. Sau đó, tôi ho ngày càng nặng hơn và không thuốc nào trị nổi. Dù có muốn đến mấy thì tôi cũng không thể thông công trong các cuộc họp được. Tôi đã đi bác sĩ khám. Bác sĩ nói tôi bị giãn phế quản và bệnh lao, ông cũng nói đây là những bệnh rất nguy hiểm, phải mất nhiều năm uống thuốc mới kiểm soát được. Tôi ngồi đó nghe mà thấy sốc, cảm giác vô cùng khổ sở. Trước kia tôi từng bị lao và rất khó chữa. Tôi không biết sao mình có thể bị tái lại, và lại bị nặng như thế. Vì bệnh lao dễ lây nên tôi không thể tiếp xúc với các anh chị em. Điều đó nghĩa là tôi sẽ không thể thực hiện bổn phận. Tôi đã thực hiện bổn phận trong suốt những năm theo đạo, thậm chí còn bỏ cả gia đình, công việc để dâng mình. Đặc biệt là lúc đó, công việc rất bận và lúc nào tôi cũng là người đi đầu. Tại sao tôi lại bị một căn bệnh nặng đến thế? Ý muốn của Đức Chúa Trời là gì? Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy tôi tệ, và cứ trốn trong chăn mà khóc. Có lần, tôi đã khóc lóc cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con đau khổ quá. Con không biết làm sao để vượt qua chuyện này. Xin hãy khai sáng cho con hiểu ý muốn của Ngài để con có thể rút ra bài học từ căn bệnh này”.

Một ngày nọ, trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Thường thì, khi ngươi bị bủa bệnh nặng hoặc một bệnh lạ nào đó tấn công, và nó khiến ngươi vô cùng đau đớn, thì những điều này không phải ngẫu nhiên xảy ra; cho dù ngươi bị bệnh hay khỏe mạnh, thì ý muốn của Đức Chúa Trời đều đứng sau mọi sự(“Trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, đạt được lẽ thật là điều quan trọng nhất” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Ngẫm lại lời Ngài, tôi nhận ra Đức Chúa Trời không dưng mà để tôi bị bệnh như thế, mà chắc chắn điều đó có chứa ý muốn của Ngài. Tôi phải nghiêm túc tự kiểm điểm. Tôi đã cầu nguyện và tìm kiếm hết lần này đến lần khác. Trong khi kiểm điểm, tôi đột nhiên nhận ra việc tôi thường xuyên ghen tị với chị Dương, sống trong tình trạng tranh danh đoạt lợi mà không thay đổi đã khiến chị ấy cảm thấy bị kìm kẹp và làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Tôi cảm thấy tội lỗi và đầy ân hận. Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Nhân loại thật tàn độc! Sự đồng lõa và cấu kết, sự tranh thủ và giành giật lẫn nhau, sự tranh cướp danh lợi và tiền tài, sự tàn sát lẫn nhau – khi nào mới kết thúc được? Bất kể hàng trăm ngàn lời Đức Chúa Trời đã phán, không ai tỉnh ngộ được cả. Con người hành động vì lợi ích của gia đình họ, con cái họ, vì sự nghiệp, triển vọng tương lai, địa vị, hư vinh, và tiền bạc của họ, để có được cơm ăn, áo mặc, và xác thịt. Thế nhưng có một ai hành động thật sự vì lợi ích của Đức Chúa Trời không? Ngay cả trong số những người hành động vì lợi ích của Đức Chúa Trời, chỉ rất ít người biết đến Đức Chúa Trời. Bao nhiêu người không hành động vì lợi ích riêng của mình? Bao nhiêu người không áp bức hay thải loại những người khác để bảo vệ địa vị của mình?(Kẻ dữ ắt sẽ bị trừng phạt, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Có một số người luôn sợ rằng những người khác giỏi hơn họ và cao hơn họ, rằng người khác sẽ được quý trọng trong khi họ thì lại bị thờ ơ. Điều này dẫn họ đến công kích và loại trừ những người khác. Đây không phải là một trường hợp ghen tị với những người có khả năng hơn họ sao? Hành vi như vậy chẳng phải là ích kỷ và đê tiện hay sao? Đây là loại tâm tính gì? Thật là hiểm độc! Chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân, chỉ thỏa mãn những tham muốn của bản thân, không quan tâm đến người khác, hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời – những người như thế này có tâm tính xấu và Đức Chúa Trời không có tình yêu với họ(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời thực sự khiến tôi thấm thía. Ngài đang phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Vì thấy hai người chị em đó làm bổn phận giỏi và học hỏi nhanh, họ xử lý được mọi việc mà không thảo luận với tôi, nên tôi thấy không thoải mái và nghĩ họ coi thường mình. Khi người giám sát đó khen ngợi họ vì họ làm bổn phận hiệu quả, tôi thậm chí còn cảm thấy họ là mối đe dọa cho địa vị của tôi và muốn cướp mất hào quang của tôi. Để chứng minh tôi giỏi hơn họ và giữ được địa vị của mình, tôi giành hết phần thông công và giải quyết vấn để của người khác trong các cuộc họp, không cho họ cơ hội được chia sẻ mối thông công. Khi có chỗ không rõ trong khi cân đối số sách, thay vì giúp họ tìm lý do, tôi lại cười trên nỗi đau của họ và phê bình ác ý, khiến họ bị áp lực và sống trong tiêu cực. Tôi thật là hiểm ác. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy tội lỗi, ân hận, và khóc lóc cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài đã nâng đỡ, cho con làm bổn phận. Con không những làm không tốt để đền đáp tình yêu của Ngài, mà còn ghen tị với khả năng của người khác, tranh đoạt danh lợi. Hành vi của con khiến Ngài chán ghét, ghê tởm. Đức Chúa Trời ơi, con muốn ăn năn và thay đổi”. Tôi đã được được những lời này của Đức Chúa Trời: “Khi đối mặt với một vấn đề, một số người tìm kiếm câu trả lời từ người khác, nhưng khi người kia nói theo lẽ thật thì họ lại không tiếp nhận, họ không thể vâng phục và trong lòng họ nghĩ: ‘Bình thường mình tốt hơn anh ta. Nếu mình nghe theo đề nghị của anh ta lần này, chẳng phải sẽ trông như anh ta vượt trội hơn mình sao? Không, mình không thể nghe theo anh ta về vấn đề này. Mình sẽ cứ làm theo cách của mình’. Sau đó, họ tìm một lý do và một cái cớ để hạ bệ quan điểm của người kia. Là dạng tâm tính gì khi một người nhìn thấy ai đó giỏi hơn họ và họ cố gắng hạ bệ người đó, tung tin đồn về người đó hoặc sử dụng những phương tiện đê hèn để bôi nhọ và phá ngầm danh tiếng của người đó – thậm chí là chà đạp người đó – để bảo vệ vị trí của chính họ trong tâm trí mọi người? Đây không chỉ là sự kiêu ngạo và tự phụ, mà còn là tâm tính của Sa-tan, là một tâm tính độc hại. Việc người này có thể tấn công và cô lập những người giỏi hơn và mạnh hơn họ là thật quỷ quyệt và tà ác. Và việc họ sẽ không từ bất cứ việc gì để hạ bệ người khác cho thấy rằng có đậm chất ma quỷ trong họ! Sống theo tâm tính của Sa-tan, họ có thể coi thường mọi người, cố vu khống và gây khó khăn cho người ta. Chẳng phải đây là hành ác sao? Và sống như vậy, họ vẫn nghĩ rằng họ ổn, rằng họ là một người tốt – ấy thế mà khi họ thấy ai đó mạnh hơn mình, họ có thể làm khó người đó, chà đạp người đó. Vấn đề ở đây là gì? Những người có khả năng thực hiện những hành động tà ác như thế chẳng phải là vô lương tâm và cố ý sao? Những người như vậy chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, họ chỉ coi trọng cảm xúc của riêng mình, tất cả những gì họ muốn là đạt được những mong muốn, tham vọng và mục tiêu của riêng họ. Họ không quan tâm đến việc họ gây ra bao nhiêu thiệt hại cho công tác của hội thánh, và họ thà hy sinh lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để bảo vệ địa vị của họ trong tâm trí mọi người và danh tiếng của riêng họ. Chẳng phải những người như thế này kiêu ngạo và tự nên công chính, ích kỷ và đê hèn sao? Những người như vậy không chỉ kiêu ngạo và tự nên công chính, họ còn cực kỳ ích kỷ và đê hèn. Họ hoàn toàn không lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Những người như vậy có kính sợ Đức Chúa Trời chút nào không? Họ không có chút kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao họ hành động một cách bừa bãi và làm bất cứ điều gì họ muốn, không chút cảm giác tội lỗi, không hề bối rối, không hề e sợ hay lo lắng, và không cân nhắc đến hậu quả. Đây là điều họ thường làm, và cách họ đã luôn cư xử. Bản chất của hành vi như thế là gì? Nói một cách nhẹ nhàng, những người như vậy quá đố kỵ và có tham muốn quá mãnh liệt về danh vọng và địa vị cá nhân; họ quá giả dối và gian trá. Nói một cách gay gắt hơn, bản chất của vấn đề là lòng dạ của những người như vậy không hề kính sợ Đức Chúa Trời dù chỉ một chút. Họ không kính sợ Đức Chúa Trời, họ tin bản thân họ là quan trọng nhất, và họ xem mọi khía cạnh của bản thân họ là cao hơn Đức Chúa Trời và cao hơn lẽ thật. Trong lòng họ, Đức Chúa Trời không đáng đề cập và tầm thường, và Đức Chúa Trời không hề có bất kỳ địa vị nào trong lòng họ. Những người không có chỗ cho Đức Chúa Trời trong lòng họ, và những người không tôn kính Đức Chúa Trời, có thể đưa lẽ thật vào thực hành không? Tuyệt đối không. Như vậy, khi họ thường xuyên đi loanh quanh khiến mình bận rộn một cách vui vẻ và dốc nhiều sức lực, thì họ đang làm gì? Những người như thế thậm chí tuyên bố đã từ bỏ mọi thứ để dâng cho Đức Chúa Trời và đã chịu đựng rất nhiều, nhưng thật ra, động cơ, nguyên tắc, và mục tiêu của tất cả những hành động của họ là vì lợi ích của địa vị và uy tín của riêng họ, của việc bảo vệ tất cả những lợi ích của họ. Các ngươi có nói rằng dạng người này là khủng khiếp hay không? Người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng lại không kính sợ Đức Chúa Trời là dạng người gì? Chẳng phải họ kiêu ngạo sao? Chẳng phải họ là Sa-tan sao? Và những thứ gì không tôn kính Đức Chúa Trời nhất? Không kể động vật, thì đó là những kẻ đồi bại và những kẻ địch lại Đấng Christ, những kẻ cùng loại với ma quỷ và Sa-tan. Họ không hề tiếp nhận lẽ thật; họ không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Họ có khả năng làm bất kỳ điều tà ác nào; họ là kẻ thù của Đức Chúa Trời, và là kẻ thù của những người được Ngài chọn(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời tôi có cảm giác như Ngài đang đối mặt với tôi, phán xét tôi. Tôi nghĩ rằng, là một lãnh đạo có thâm niêm, mình nên giỏi hơn người khác, ở cấp cao hơn, nên tôi đã ghen tị và loại trừ bất cứ ai giỏi hơn mình. Tôi biết hai người chị em này có tố chất, mang gánh nặng với bổn phận, và họ đã đạt được thành quả. Điều đó tốt cho công tác của hội thánh và cho lối vào sự sống của các anh chị em. Nhưng tôi không hề quan tâm đến chuyện đó, mà chỉ quan tâm đến tên tuổi và địa vị của mình. Tôi đã thầm tranh đấu với họ, tìm kiếm lỗi lầm và sơ xuất trong công việc của họ, làm họ đau khổ, mất mặt, khiến họ rơi vào tình trạng tồi tệ và không còn mang gánh nặng trong bổn phận nữa. Công tác của hội thánh cũng đã bị tổn hại. Để duy trì địa vị, tôi ghen tị với những người có tài hơn và khiến các chị em có thể làm công tác thực tế buồn phiền. Việc đó đã làm gián đoạn công tác của hội thánh và gây hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Tôi chẳng có chút nhân tính nào và đã tỏ lộ một tâm tính Sa-tan. Sa-tan không thể chịu được việc thấy người khác làm tốt, mà muốn thấy họ chán nản và phản bội Đức Chúa Trời. Tôi đã hành động chẳng khác gì tay sai của Sa-tan, hành ác và chống lại Đức Chúa Trời. Là một lãnh đạo hội thánh, tôi nên quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và đào luyện thêm nhiều nhân tài cho hội thánh. Ấy vậy mà, tôi không những không đào luyện nhân tài, mà còn ghen tị và áp bức họ. Đó mà là thực hiện bổn phận gì chứ? Tôi chỉ đang hành ác và chống lại Đức Chúa Trời mà thôi! Tôi thực sự căm ghét bản thân – cảm giác như mình thậm chí chẳng phải là con người và không đáng được sống.

Một ngày nọ, tôi đã mở lòng với một người chị em và thông công về sự ghen tị của mình. Chị ấy nghe tôi nói, rồi chia sẻ với tôi ví dụ về sự ghen tị của Sau-lơ với Đa-vít. Chị ấy nói: “Khi Sau-lơ thấy Đức Chúa Trời dùng Đa-vít để thắng các cuộc chiến và dân Y-sơ-ra-ên đều ủng hộ ông, Sau-lơ đã ghen tị với Đa-vít và đuổi theo để giết ông. Cuối cùng, Sau-lơ đã chọc giận Đức Chúa Trời và bị Đức Chúa Trời tiêu diệt”. Nghe vậy tôi thấy rùng mình. Tôi đã nghĩ đến tất cả những hành vi gần đây của mình. Thấy hai người chị em đó đạt được thành quả trong bổn phận, tôi đã ghen tị với họ và lúc nào cũng kìm hãm họ. Đó không phải là không hòa hợp với mọi người, mà là chống lại Đức Chúa Trời. Chẳng phải làm vậy là giống hệt Sau-lơ sao? Nghĩ đến đây tôi thấy hơi sợ, và nhận ra chính sự sửa dạy kịp thời của Đức Chúa Trời đã ngăn tôi đi vào con đường tà ác. Nếu cứ tiếp tục như thế, hậu quả sẽ thật khôn lường. Sau đó, tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại chuyện này. Tại sao, dù biết rất rõ Đức Chúa Trời không thích sự ghen tị, nhưng tôi lại vẫn cứ loại bỏ người khác? Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất về bản chất của một kẻ địch lại Đấng Christ là họ giống như những kẻ chuyên quyền đang điều hành chế độ độc tài của riêng mình: Họ không nghe ai, họ coi thường mọi người, và bất kể điểm mạnh của mọi người, hoặc những gì mọi người nói và làm, hoặc những hiểu biết và ý kiến mà những người đó có, họ không để ý đến; cứ như thể không ai đủ tư cách để làm việc với họ, hoặc tham gia vào bất cứ điều gì họ làm. Đó là kiểu tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Một số người nói đây là nhân cách thấp kém – làm sao có thể chỉ là nhân cách thấp kém bình thường chứ? Đây hoàn toàn là tâm tính Sa-tan; dạng tâm tính này vô cùng hung dữ. Tại sao Ta lại nói rằng tâm tính của họ là vô cùng hung dữ? Những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và của hội thánh là hoàn toàn của riêng họ, là tài sản cá nhân nên được họ quản lý hoàn toàn, không ai can thiệp vào. Điều duy nhất họ nghĩ đến khi làm công tác của hội thánh là lợi ích của chính họ, địa vị chính họ và hình ảnh của chính họ. Họ không cho phép bất cứ ai làm tổn hại đến lợi ích của họ, càng không cho phép bất kỳ người nào có tố chất và có khả năng nói về kinh nghiệm và chứng ngôn của người đó để đe dọa địa vị và uy tín của họ. … Khi ai đó trông khác biệt nhờ một chút công việc, hoặc khi ai đó có thể nói về những kinh nghiệm và lời chứng thật để mang lại lợi ích, khai trí, và hỗ trợ những người được chọn, và nhận được rất nhiều lời khen từ mọi người, thì lòng đố kỵ và căm ghét sẽ tăng lên trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ, họ cố gắng cô lập và phá ngầm những người đó. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, họ không cho phép những người đó thực hiện bất kỳ công việc nào, để ngăn những người đó đe dọa đến địa vị của họ. … Những kẻ địch lại Đấng Christ thầm nghĩ rằng: ‘Không đời nào tôi chấp nhận chuyện này. Bạn muốn có một vai trò trong quyền của tôi, muốn cạnh tranh với tôi. Điều đó là không thể, thậm chí đừng nghĩ về điều đó. Bạn có khả năng hơn tôi, ăn nói lưu loát hơn tôi, học thức hơn tôi, và nổi tiếng hơn tôi. Bạn muốn tôi làm việc cùng với bạn ư? Tôi sẽ làm gì nếu bạn cướp mất hào quang của tôi?’. Có phải họ đang quan tâm đến quyền lợi của nhà Đức Chúa Trời không? Không. Họ đang nghĩ về điều gì? Họ chỉ nghĩ cách giữ vững địa vị của riêng mình. Mặc dù họ biết bản thân mình không có khả năng làm công việc thực, nhưng họ không bồi dưỡng hoặc đề bạt những người có tố chất tốt, là những người mưu cầu lẽ thật; những người duy nhất họ đề bạt là những người tâng bốc họ, những người có xu hướng tôn thờ người khác, những người khen ngợi và ngưỡng mộ họ trong lòng, những người ngon ngọt, những người không có sự hiểu biết về lẽ thật và không có khả năng phân định(“Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời vạch trần rằng những kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn không quan tâm đến công tác của nhà Đức Chúa Trời và muốn nắm toàn bộ quyền lực. Họ kiểm soát hội thánh và sẽ không để bất kỳ ai can dự vào. Họ loại trừ và áp bức bất cứ ai đe dọa địa vị của họ, cố che đậy thế mạnh và ưu điểm của người khác. Tôi đã hành động hệt như một kẻ địch lại Đấng Christ. Để củng cố địa vị, tôi muốn chỉ mỗi mình mình có quyền và là người duy nhất đưa ra quyết định trong hội thánh, đề cao việc “Một núi không thể có hai hổ”, và “Trên trời dưới đất, ta là bá chủ”. Tôi sẽ không để ai vượt qua mình. Tôi đã đối xử với những chị em đó như đối thủ cạnh tranh, chộp lấy cơ hội để đả kích họ, hả hê với lỗi lầm của họ. Tôi có tâm tính thật xấu xa và đã đi trên con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu tôi không ăn năn và thay đổi, chẳng phải tôi cũng sẽ có kết cục như họ sao? Lúc đó tôi nhận ra rằng nếu không có sự sửa dạy của Đức Chúa Trời, sự phán xét và mặc khải của lời Đức Chúa Trời, thì tôi sẽ không bao giờ thấy được bản chất hành động của mình nghiêm trọng như thế nào. Có một khoảng thời gian, tôi cảm thấy cực kỳ ân hận và tội lỗi, và thực sự căm ghét bản thân. Tôi hối hận vì trước kia đã không trân quý cơ hội được thực hiện bổn phận, và cảm thấy mình nặng nợ Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi đã đọc thêm lời Đức Chúa Trời. “Làm người lãnh đạo hội thánh không phải là chỉ học cách sử dụng lẽ thật để giải quyết vấn đề, mà còn phải học cách phát hiện và bồi dưỡng người tài, những người mà ngươi tuyệt đối không được kìm hãm hay ghen tị. Thực hành theo cách này có lợi cho công tác của hội thánh. Nếu ngươi có thể bồi dưỡng một vài người theo đuổi lẽ thật để hợp tác tốt với ngươi trong mọi việc ngươi làm, và cuối cùng, tất cả các ngươi đều có các chứng ngôn thực nghiệm, thì ngươi sẽ là một nhà lãnh đạo đủ tư cách. Nếu ngươi trở nên có thể hành động trong mọi sự theo các nguyên tắc, thì khi đó ngươi sẽ sống trọn lòng trung thành của mình. … Nếu ngươi thực sự có thể quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ có thể đối xử công bằng với người khác. Nếu ngươi giới thiệu một người tốt và để họ trải qua đào tạo và thực hiện một bổn phận, bởi đó thêm một người tài vào nhà Đức Chúa Trời, thì chẳng phải như vậy công việc của ngươi sẽ dễ thực hiện hơn sao? Như vậy chẳng phải ngươi sẽ sống trọn lòng trung thành của mình trong bổn phận này sao? Đây là một việc lành trước Đức Chúa Trời; đó là lương tâm và ý thức tối thiểu mà một người lãnh đạo nên sở hữu(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng các lãnh đạo và người làm công phải tập trung khám phá và đào tạo nhân tài. Việc đàn áp và ghen tị với họ vì tư lợi khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Nghĩ đến sự ân hận sau việc hợp tác trước kia với hai chị em đó, tôi quyết định rằng sau này dù có làm việc với ai, tôi cũng sẽ đặt lợi ích của nhà Đức Chúa Trời lên hàng đầu và phát hiện ra nhân tài nào là lập tức tiến cử ngay, làm tròn trách nhiệm với sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho tôi. Trong một cuộc họp sau đó, tôi đã phơi bày và mổ xẻ sự bại hoại của mình với mọi người, và liên tục nhắc nhở bản thân rằng khi làm việc với người khác thì không được làm bất kỳ việc gì gây cản trở công tác của hội thánh. Sau một thời gian, sức khỏe của tôi đã cải thiện và tôi bắt đầu làm sản xuất video trong hội thánh.

Không lâu sau, hội thánh đã sắp xếp tôi đào tạo cho một người chị em khác một số kỹ năng. Chị ấy có tố chất tốt và học hỏi rất nhanh. Tôi nghĩ: “Nếu chị ấy giỏi việc này, chị ấy có thế chỗ của mình không? Lãnh đạo có coi thường mình nếu chị ấy thấy mình học hỏi chậm hơn người chị em này không?”. Nghĩ vậy, tôi không muốn dốc hết tâm huyết đào tạo chị ấy. Rồi tôi nhận ra mình lại không ở trong trạng thái đúng đắn, nên đã vội cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời trông chừng lòng tôi. Tôi đã nhớ đến điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Trước tiên, ngươi nên xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, xem xét công tác của hội thánh và đặt những điều này lên trên hết; chỉ sau đó ngươi mới có thể nghĩ về sự ổn định về tình trạng của ngươi hoặc cách người khác nhìn nhận ngươi(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nghĩ vậy, tôi đã buông bỏ suy nghĩ sai trái của mình và cố hết sức để đào tạo chị ấy, và chỉ vài ngày sau chị ấy đã có thể tự mình thực hiện bổn phận. Làm việc cùng nhau, hiệu quả trong bổn phận của chúng ta cũng được cải thiện. Cá nhân tôi đã cảm nghiệm được rằng việc hợp tác hòa thuận sẽ mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái và an tâm. Điều đó mang phước lành của Đức Chúa Trời. Tôi đạt được sự thay đổi này hoàn toàn là nhờ công tác của Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger