Lời Đức Chúa Trời chỉ ra phương hướng cho cuộc đời tôi

26/11/2024

Bởi Kelsey, Thái Lan

Từ nhỏ tôi đã luôn đạt điểm tốt ở trường và thường tham gia các cuộc thi văn nghệ. Có thể nói rằng con đường học vấn của tôi khá suôn sẻ. Cả nhà tôi đều hi vọng rằng tôi sẽ trở nên xuất chúng và làm rạng danh gia đình. Mọi người thường nói: “Người có tri thức thì được tôn trọng, đánh giá cao, và chỉ có họ mới có chỗ đứng trong xã hội. Người thiếu tri thức và học vấn thì bị xem thường và sẽ không ngẩng cao đầu được”. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bố mẹ, và cứ thế, “Nên người xuất chúng, rạng danh tiên tổ” trở thành mục tiêu mà tôi theo đuổi. Để đạt mục tiêu này, Tôi thường học từ sáng đến tối và luôn miệt mài ngay cả khi bản thân cảm thấy mệt mỏi. Lúc rảnh rỗi tôi thường lên mạng để học thêm. Tôi không bao giờ đến lớp trễ hay bỏ tiết, và luôn tập trung nghe giảng. Sau giờ học, thay vì đi chơi như bạn bè thì tôi thường ở nhà làm bài tập. Tôi luôn là một trong những học sinh nộp bài sau cùng, để kiểm tra kỹ đáp án trước khi nộp. Vì miệt mài học tập, tôi thường không ăn uống đúng giờ, cũng không tập thể dục và tôi thường ngủ không đủ giấc. Nhờ sự kiên trì và nỗ lực, tôi đã thi đậu vào ngôi trường trong mơ của mình: Đại học Chiang Mai. Khi cha mẹ, bạn bè và thầy cô biết tin, họ đều nhìn tôi với ánh mắt tán thành và ghen tị. Tôi đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng mình đang bắt đầu bước vào một cuộc sống tuyệt vời và vượt trội, rằng nhiều công ty sẽ chào đón tôi khi tôi tốt nghiệp và tôi chắc chắn rằng sẽ thành danh, trở nên kiệt xuất. Nhưng không ngờ, mẹ tôi lại bị chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối. Các bác sĩ nói rằng mẹ còn rất ít thời gian. Lời bác sĩ nói tựa như sét đánh ngang tai, khiến tôi bàng hoàng, choáng váng, cảm giác mọi dự định của tôi đều tan thành mây khói. Tôi đã rất nỗ lực học tập để trở nên xuất chúng trong tương lai, để một ngày phụng dưỡng mẹ và khiến mẹ tự hào. Nhưng mẹ lại bị ung thư trước khi tôi kịp tốt nghiệp. Tôi đã cảm thấy vô cùng đau khổ. Tôi muốn về nhà để chăm sóc mẹ, nhưng tôi cũng nghĩ đến công sức đã bỏ ra để thi đại học, rằng phải có thành quả gì đó để chứng minh cho nỗ lực đã bỏ ra suốt nhiều năm. Nếu tôi nghỉ học để chăm sóc cho mẹ, thì nghĩa là mọi nỗ lực của bản thân sẽ trở nên vô ít sao? Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và không biết phải làm như thế nào. Có một lần, mẹ gọi điện cho tôi và nói rằng: “Mẹ không nghĩ sẽ sống được cho đến lúc con tốt nghiệp, nhưng vì tương lai của mình, con phải tốt nghiệp và có một cuộc sống thật tốt, được vậy thì mẹ sẽ yên tâm nhắm mắt”. Được mẹ thuyết phục, tôi đã không về nhà để chăm sóc bà, mà tiếp tục việc học. Một thời gian sau, mẹ tôi mất. Tôi đã trăn trở với những ký ức về mẹ, và chỉ có thể nghĩ đến kỳ vọng mà mẹ dành cho tôi trước lúc mất. Tôi quyết tâm học và trở nên kiệt xuất để hoàn thành kỳ vọng của mẹ.

Lúc đầu tôi thích nghi được với cuộc sống ở đại học, nhưng sau đó tôi nhận thấy rằng cuộc sống ở đây khá tẻ nhạt, nó không giống như những gì mà tôi đã tưởng tượng. Ngược lại, trong lớp học thì lại đầy sự tranh đua. Các sinh viên cũng dùng hoàn cảnh gia đình làm tiêu chí để lập hội nhóm bạn bè, còn thường trêu chọc và chế nhạo nhau. Một số giảng viên thậm chí hùa theo những bạn có điểm cao hoặc gia cảnh tốt để trêu chọc những bạn bị điểm thấp hoặc có gia cảnh khó khăn. Khiến những sinh viên vốn đã mặc cảm càng trở nên mặc cảm hơn, và một số bạn thậm chí phải chuyển ngành hoặc nghỉ học. Tôi hoàn toàn căm ghét môi trường này, nhưng để trở nên xuất chúng, tôi kiên trì học tập để đạt điểm cao. Bằng nỗ lực bản thân, tôi đã đạt điểm cao và kết quả tốt trong việc học và cả công việc chuyên môn. Các bạn khóa sau đều ngưỡng mộ tôi, và xem tôi như một tấm gương để phấn đấu học tập. Tôi đã đạt được danh lợi mà bản thân hằng mong muốn, nhưng lòng tôi lại cảm thấy trống rỗng, và tôi dần trở nên chán ghét lối sống này. Tôi không hiểu tại sao có người lại muốn sống như vậy. Tôi đã nghĩ rằng mình có thể nhờ việc học mà trở nên xuất chúng, đạt được hạnh phúc và có cuộc sống mà tôi muốn. Vậy tại sao càng mưu cầu cuộc sống này thì tôi càng cảm thấy trống rỗng và khổ sở? Có lúc tôi nghĩ rằng: Phải chăng con người sinh ra chỉ để bươn chải, trải nghiệm cảm giác thành đạt, và rồi chết đi? Lúc chết ta không mang theo được gì, cũng chẳng có gì để chứng minh công sức bản thân, vậy chẳng phải tất cả đều vô nghĩa sao? Chẳng lẽ không có lối sống nào khác ý nghĩa hơn sao?

Một hôm, tôi thấy một bài viết trên Facebook về ý nghĩa đích thực của sự sống. Sau khi thích và bình luận trên bài viết này, tôi được một người kết bạn và chúng tôi bắt đầu trò chuyện về đức tin, lúc đó tôi mới biết anh ấy là Cơ Đốc nhân. Anh ấy rao giảng cho tôi về phúc âm công tác cứu rỗi thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi đọc lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng và nhận ra nhiều lẽ thật mà bản thân chưa từng nghe qua, như cội nguồn của sự sống con người, gốc rễ của khổ đau nhân loại, và những quỷ kế Sa-tan dùng để làm bại hoại con người, vân vân. Lời Ngài đã thỏa mãn cơn khát của tôi về lẽ thật sự sống. Tôi chưa từng nghe đến những lẽ thật này ở trường. Sau đó, tôi tình cờ thấy được đoạn lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng trên Facebook: “Từ khi loài người nghĩ ra khoa học xã hội, tâm trí của con người đã trở nên bị chiếm lĩnh bởi khoa học và kiến thức. Khoa học và kiến thức từ đó đã trở thành những công cụ để cai trị nhân loại, không còn đủ chỗ cho con người thờ phượng Đức Chúa Trời, và không còn những điều kiện thuận lợi cho việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Vị trí của Đức Chúa Trời ngày càng giảm sút trong lòng con người. Không có Đức Chúa Trời trong lòng, thế giới nội tâm của con người thật tăm tối, vô vọng và trống rỗng. Rồi sau đó, nhiều nhà khoa học xã hội, sử gia, và chính trị gia đã đứng ra phát biểu các lý thuyết về khoa học xã hội, lý thuyết về sự tiến hóa của loài người, và các lý thuyết khác trái với lẽ thật rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người, để lấp đầy trái tim và trí óc nhân loại. Và theo cách này, những người tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên mọi thứ đã trở nên ngày càng ít hơn, và những người tin vào thuyết tiến hóa đã trở nên ngày càng đông đảo hơn. Ngày càng có nhiều người xem những bản ghi chép về công tác của Đức Chúa Trời và những lời của Ngài trong thời đại Cựu Ước như thần thoại và truyền thuyết. Trong lòng họ, mọi người trở nên thờ ơ với sự tôn nghiêm và vĩ đại của Đức Chúa Trời, thờ ơ với tín điều rằng Đức Chúa Trời tồn tại và nắm quyền tể trị vạn vật. Sự tồn vong của nhân loại cùng vận mệnh của các quốc gia và các dân tộc không còn quan trọng đối với họ nữa, và con người sống trong một thế giới trống rỗng chỉ quan tâm đến ăn, uống và theo đuổi khoái lạc. …(Phụ lục 2: Đức Chúa Trời tể trị số phận của cả nhân loại, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc những lời này của Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng, bởi vì lòng người đã bị khoa học và tri thức chiếm lĩnh, không còn chỗ cho Đức Chúa Trời, con người ngày càng trở nên trống rỗng. Vì vậy họ muốn tìm kiếm xem mục đích cuộc sống là gì, cuộc sống có giá trị và ý nghĩa gì, nhưng càng dùng khoa học và tri thức để tìm kiếm, thì càng khó có được câu trả lời đích thực, mà chỉ có được cảm giác an ủi tạm thời, bởi vì khoa học và tri thức không phải là lẽ thật, không thể đem đến sự cung ứng đích thực. Trước đây, tôi luôn tin rằng càng có tri thức thì con người càng có cái nhìn sâu rộng về cuộc sống và càng nhìn thấu mọi điều, và bởi vì những người trí thức thì được xem trọng, nên họ sống một cuộc sống đầy giá trị và càng hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng sau khi học rất nhiều tri thức, tôi vẫn không biết mục đích cuộc sống là gì, con người đến từ đâu, có đích đến thế nào, và tôi vẫn chưa đạt được hạnh phúc mà mình mong muốn. Ngay cả khi tôi đạt điểm cao nhất, xếp hạng nhất trong lớp và được mọi người ngưỡng mộ, trong lòng tôi vẫn thấy trống rổng và đau khổ, và những khó khăn tôi phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết. Tôi đã thấy cách mà những sinh viên khác lấp đầy khoảng trống này như đi mua sắm, hát karaoke, đi bar và tham dự những buổi ca nhạc của các ca sĩ nổi tiếng. Ban đầu, tôi cũng thấy vui khi cùng họ chạy theo những trào lưu này, nhưng sau đó tôi càng cảm thấy trống rỗng hơn. Chỉ sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời thì tôi mới nhận thấy rằng tâm linh con người trống rỗng là vì họ xa rời Đức Chúa Trời và không có chỗ cho Ngài trong lòng. Khoa học và tri thức khiến con người chối bỏ rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra loài người. Không những họ không biết hoặc không công nhận rằng con người đến từ Đức Chúa Trời, họ còn kết luận rằng lời và công tác của Đức Chúa Trời chỉ là truyền thuyết hoặc thần thoại. Vì vậy, trong lòng con người không còn Đức Chúa Trời và họ ngày càng cách xa Ngài. Họ không biết đến Đức Chúa Trời, trong lòng cũng không có chỗ cho Ngài và lời Ngài, vậy thì sao không cảm thấy trống rỗng cho được? Sự sống của tôi đến từ Đức Chúa Trời. Mọi việc xảy ra trong đời tôi đều do Đức Chúa Trời sắp đặt. Là loài thọ tạo, tôi phải đi theo và thờ phượng Đức Chúa Trời để có được vận mệnh tốt hơn. Từ đó, tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời và bản thân cảm thấy mình đã được về nhà. Về sau, khi đã tham gia các buổi nhóm họp được một thời gian, tôi cảm thấy mãn nguyện về mặt tâm linh, lại còn phấn chấn, vui vẻ và bình an hơn.

Một lần sau buổi họp nhóm, tôi vẫn muốn đọc thêm lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, nên tôi vào website PHÚC ÂM VỀ SỰ HIỆN XUỐNG CỦA VƯƠNG QUỐC để tìm đọc lời của Đức Chúa Trời. Ở website, tôi tìm thấy hai đoạn mô tả cách Sa-tan làm bại hoại con người: “Khi một người bị sa lầy trong vòng danh lợi, thì họ không còn tìm kiếm những gì tươi sáng, những gì chính nghĩa, hoặc những gì đẹp đẽ và tốt lành. Đó là vì sức lôi cuốn mà danh vọng và lợi lộc có đối với con người mà nói là quá lớn; chúng trở thành những thứ để con người theo đuổi suốt đời và thậm chí cho đến mãi mãi mà không có hồi kết thúc. Chẳng lẽ điều này không đúng sao? Một vài người sẽ nói rằng học hỏi kiến thức không gì khác hơn là đọc sách hoặc học một vài thứ mà họ chưa biết để không bị tụt hậu so với thời đại hoặc bị thế giới bỏ lại phía sau. Học hỏi kiến thức chỉ để họ có thể kiếm ăn hàng ngày, cho tương lai của chính họ, hoặc chu cấp những nhu cầu cơ bản. Có ai chịu học tập chăm chỉ cả thập kỷ chỉ bởi những nhu cầu cơ bản, chỉ để giải quyết vấn đề lương thực không? Không, không ai như thế. Vậy thì tại sao con người phải chịu đựng những gian khổ đó trong suốt những năm qua? Chính vì danh và lợi. Danh vọng và lợi lộc đang chờ đợi họ ở đằng xa, vẫy tay ra hiệu cho họ, và họ tin rằng chỉ qua sự siêng năng, khó khăn và phấn đấu thì họ mới có thể đi theo con đường sẽ dẫn dắt họ đạt được danh lợi. Một người như thế phải chịu đựng những gian khổ này vì con đường tương lai của chính mình, vì sự hưởng thụ trong tương lai và để có được cuộc sống tốt hơn(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). “Sa-tan sử dụng danh vọng và lợi lộc để khống chế suy nghĩ của con người, cho đến khi tất cả những gì con người có thể nghĩ đến chỉ là danh và lợi. Họ đấu tranh vì danh lợi, chịu đựng khó khăn gian khổ vì danh lợi, chịu đựng sự sỉ nhục vì danh lợi, hy sinh mọi thứ họ có vì danh lợi, và họ sẽ đưa ra bất kỳ phán đoán hoặc quyết định nào cũng vì danh lợi. Bằng cách này, Sa-tan đã trói con người bằng những xiềng xích vô hình, và họ không có sức mạnh cũng như không có can đảm để vứt bỏ chúng. Họ vô tình mang những xiềng xích này và nặng nhọc lê bước về phía trước với rất nhiều khó khăn. Vì danh lợi, nhân loại tránh xa Đức Chúa Trời và phản bội Đức Chúa Trời và ngày càng trở nên tà ác. Do đó, bằng cách này, hết thế hệ này đến thế hệ khác bị hủy diệt giữa vòng danh lợi của Sa-tan. Bây giờ hãy nhìn vào những hành động của Sa-tan, chẳng phải các động cơ nham hiểm của nó hoàn toàn đáng ghét sao? Có thể ngày hôm nay các ngươi vẫn chưa thể nhìn thấu các động cơ nham hiểm của Sa-tan bởi vì các ngươi nghĩ rằng con người không thể sống mà không có danh vọng và lợi lộc. Ngươi nghĩ rằng nếu con người để danh lợi lại phía sau, thì họ sẽ không còn có thể nhìn thấy con đường phía trước, không còn có thể nhìn thấy mục tiêu của mình, rằng tương lai của họ sẽ trở nên đen tối, mờ mịt và ảm đạm(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ việc đọc những lời này của Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng con người đã bị trói buộc bởi việc mưu cầu danh lợi. Họ tin rằng mưu cầu danh lợi là động lực và mục tiêu đời người. Họ không biết rằng đây là con đường sai lầm và họ cũng không có can đảm hoặc khả năng thoát khỏi nó. Tôi từng nghĩ mục tiêu cuộc sống của mình là phải trở nên xuất chúng và rạng danh tiên tổ, tin rằng những ai đạt được mục tiêu này là người thành công trong cuộc sống. Tư tưởng này đã thấm nhuần trong tôi từ lúc còn ở trường. Để đạt mục tiêu này, tôi đã vùi đầu học tập suốt nhiều năm, nhồi nhét kiến thức và theo đuổi một tấm bằng danh giá, để một ngày nào đó sẽ tìm được công việc tốt, lương cao và có cuộc sống thoải mái hơn. Tôi đặc biệt chịu ảnh hưởng từ một câu mà mẹ tôi hay nói: “Có khổ luyện mới dẫn đầu được”. Tôi từng tin rằng muốn xuất chúng và dẫn đầu, tôi phải nỗ lực và khổ luyện, rằng mọi khó khăn rồi sẽ đều xứng đáng. Trong quá trình theo đuổi danh lợi, tôi không quan tâm đến thế giới bên ngoài, mà chỉ chú tâm học, và ngay cả khi mẹ bệnh nặng, tôi cũng không xin nghỉ học để chăm sóc mẹ, lo rằng làm vậy sẽ ảnh hưởng việc học. Tôi đã bỏ hơn mười năm theo đuổi danh lợi, và chưa một lần nghĩ rằng làm vậy có thật sự xứng đáng hay không. Dù được bạn bè xung quanh ngưỡng mộ và xem trọng, tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại, tôi càng trở nên ích kỷ, kiêu ngạo và xem thường người khác. Tôi đặc biệt xem thường những người chỉ biết bươn chải kiếm sống qua ngày. Ngoài mặt, tôi không biểu lộ thái độ đó, nhưng trong lòng thì lại xem thường họ. Tôi nhận ra rằng bản thân đã đi sai đường và tốn quá nhiều thời gian. Cuối cùng, tôi đã không đạt được cuộc sống hạnh phúc và có giá trị như mình luôn tưởng tượng. Từ sự mặc khải của Đức Chúa Trời tôi nhận ra rằng: Sa-tan dùng danh lợi để dụ dỗ và làm bại hoại con người. Việc theo đuổi danh lợi khiến cuộc sống của tôi đau khổ, đến cuối cùng chỉ còn lại sự trống rỗng. Phải chăng tôi đã rơi vào quỷ kế của Sa-tan? Tôi biết bản thân đã đi sai đường và không nên mưu cầu danh lợi hay địa vị. Tôi nên đi theo Đức Chúa Trời và chọn con đường mưu cầu lẽ thật. Nhưng rồi tôi lại nghĩ về công sức đã bỏ ra suốt bao năm qua. Hiện tại, tôi còn sắp tốt nghiệp và sẽ có được tấm bằng danh giá, được xã hội tôn trọng. Sau này, khi đi làm, tôi có thể nói rằng mình đã tốt nghiệp từ trường đại học đó và có thể ngẩng cao đầu. Tôi không đủ đức tin để thôi học, hơn nữa còn muốn học Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Một lần, lúc đang thực hiện bổn phận, một người chị em hỏi tôi trong tương lai sẽ làm gì. Tôi trả lời: “Em muốn học Thạc sĩ, rồi Tiến sĩ nhưng em cũng chưa chắc nữa. Nếu học lên thạc sĩ thì em sẽ mất thêm thời gian làm nghiên cứu và sẽ không có nhiều thời gian thực hiện bổn phận. Em đang tìm kiếm xem liệu có nên học cao hơn nữa hay không”. Người chị em đó đọc cho tôi nghe hai đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Phi-e-rơ được sinh ra trong một gia đình nông dân Do Thái bình thường, cha mẹ làm nghề nông để nuôi sống cả gia đình. Phi-e-rơ là con cả trong gia đình, ông có bốn em trai và em gái. Tất nhiên, đây không phải là phần chính mà chúng ta muốn nói, Phi-e-rơ mới là nhân vật trung tâm của chúng ta. Khi ông lên năm tuổi, cha mẹ ông bắt đầu dạy ông học chữ đọc sách. Vào thời điểm đó, kiến thức của người Do Thái khá uyên bác – các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại đều rất tiến bộ. Dưới sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đó, cha mẹ của Phi-e-rơ cũng đều được giáo dục ở trình độ cao. Tuy họ là người nông thôn, nhưng kiến thức khá phong phú, tương đương với sinh viên đại học phổ thông ngày nay. Sống trong điều kiện xã hội tuyệt vời như vậy, rõ ràng là điều may mắn với Phi-e-rơ. Ông thông minh lanh lợi, dễ tiếp nhận những điều mới. Sau khi tới trường, với những bài đã học, ông đều có thể học một biết mười mà dường như chẳng hề tốn công sức. Cha mẹ ông tự hào vì có một người con trai thông minh lanh lợi như vậy, vì vậy họ đã dành hết tất cả tâm huyết để cho ông đi học, hy vọng rằng ông có thể xuất sắc hơn người, có được một chức vụ chính thức trong xã hội bấy giờ. Trong sự không hay không biết, Phi-e-rơ có hứng thú với Đức Chúa Trời, vì vậy khi học trung học năm mười bốn tuổi, ông đã chán ghét chương trình giảng dạy về ‘Văn hóa Hy Lạp cổ đại’ mà mình đang học, đặc biệt là rất ghét những nhân vật hư cấu trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Kể từ đó, Phi-e-rơ, người vừa bước vào thời thanh xuân, bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời, bắt đầu tiếp xúc với xã hội. Ông không báo đáp công sức của cha mẹ bằng lương tâm vì ông thấy rõ ‘con người đang sống trong một không gian tự lừa dối mình, tất cả đều sống trong cuộc đời vô nghĩa, hủy hoại cả cuộc đời của bản thân để tranh giành công danh lợi lộc’. Lý do ông thấy điều này có liên quan lớn đến môi trường xã hội mà ông đang sống. Kiến thức của con người càng nhiều, mối quan hệ giữa người với người càng phức tạp, và thế giới nội tâm của con người càng phức tạp, thì vì thế mà không gian con người đang sống càng trống rỗng. Trong tình cảnh này, Phi-e-rơ bắt đầu đi khắp mọi nơi trong thời gian rảnh rỗi. Trong số những người mà ông đã đến thăm, những người theo tôn giáo chiếm đa số. Dường như trong thâm tâm, ông có cảm giác mơ hồ rằng những điều khó hiểu trong thế giới con người có thể được làm sáng tỏ trong thế giới tôn giáo, vì vậy, ông thường lui tới một nhà nguyện cách nhà không xa để tham dự các buổi nhóm thờ phượng. Cha mẹ ông không hề hay biết về việc này. Sau đó, Phi-e-rơ, người luôn có phẩm hạnh và học vấn xuất sắc, bắt đầu ghét đi học. Dưới sự giám sát của cha mẹ, ông miễn cưỡng học hết trung học. Ông bơi từ biển kiến thức vào bờ, hít một hơi thật sâu và từ đó trở đi, không ai giáo dục và hạn chế ông nữa(Diễn giải những mầu nhiệm của “lời Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ” – Về cuộc đời của Phi-e-rơ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Cả đời của Phi-e-rơ đều sống bằng nghề câu cá và việc giảng đạo. Trong những năm cuối đời, ông đã viết hai thư tín và viết một vài bức thư cho hội thánh Phi-la-đen-phi thời bấy giờ, mọi người lúc đó đã rất cảm động. Ông không bao giờ dùng vốn tự có của mình để dạy bảo người khác, mà cho con người nguồn cung cấp sự sống phù hợp. Trong suốt cuộc đời, ông không bao giờ quên những lời dạy của Jêsus – ông luôn được truyền cảm hứng. Khi đi theo Jêsus, ông đã quyết tâm phải lấy cái chết để báo đáp tình yêu của Chúa, phải luôn luôn noi gương Jêsus trong mọi việc, Jêsus cũng đã hứa với ông điều này. Vì thế năm ông 53 tuổi (hơn 20 năm rời xa Jêsus), Jêsus đã xuất hiện trước ông để hoàn thành tâm nguyện của ông. Trong bảy năm sau đó, Phi-e-rơ sống để hiểu rõ chính mình. Một ngày cuối của bảy năm này, ông đã bị đóng đinh ngược trên thập giá, theo đó kết thúc cuộc đời phi thường của mình(Diễn giải những mầu nhiệm của “lời Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ” – Về cuộc đời của Phi-e-rơ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi nghe hai đoạn lời này, tôi thấy tình trạng của bản thân hiện tại rất giống như lúc Phi-e-rơ chán nản với tri thức trống rỗng mà ông học được ở trường, ông biết rằng trong tri thức không có sự sống, trường học và xã hội thì đầy xung đột, vì vậy ông đã rời bỏ việc học, bắt đầu cuộc sống mưu cầu lẽ thật và sự sống. Tôi thấy Phi-e-rơ đã có quyết tâm từ bỏ nhà trường và xã hội, không quan tâm đến việc người khác sẽ phán xét ông như thế nào, cũng không bị ràng buộc bởi cảm xúc của mình, mà chỉ với quyết tâm, niềm tin và không bị ảnh hưởng bởi những trào lưu lúc đó, ông đã đủ can đảm để buông bỏ lối sống cũ mà rất nhiều người theo đuổi, để mưu cầu những điều tích cực. Thật đáng kinh ngạc khi Phi-e-rơ có thể đưa ra quyết định như vậy ở thời đại đó, vì đều này cần một đức tin mãnh liệt. Lời Đức Chúa Trời đã khiến tôi vô cùng xúc động, bề ngoài thì Phi-e-rơ không nhận được chút danh tiếng hay lợi ích nào, nhưng ông lại đạt được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra rằng việc Phi-e-rơ mưu cầu lẽ thật, thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, thực hành theo lời Đức Chúa Trời, sống thể hiện ra thực tế lẽ thật, biết Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài là những yếu tố của một cuộc sống đầy ý nghĩa và giá trị. Nghĩ lại về nỗ lực chăm chỉ học tập của bản thân, sau khi tốt nghiệp trung học, tôi vào đại học và bây giờ đang cân nhắc học Thạc sĩ, phải chăng tôi luôn đặt mục tiêu cao hơn chỉ để được xuất chúng và hơn người? Đây có phải là điều đáng để mưu cầu không? Tôi nghĩ đến việc mẹ tôi đã nỗ lực học tập từ nhỏ để xuất chúng và dẫn đầu, chăm chỉ làm việc suốt sự nghiệp của mình, và cuối cùng vươn lên dẫn đầu ở tuổi ba mươi, thoát khỏi sự nghèo khó lúc nhỏ, có được đời sống vật chất tốt hơn, đạt được danh lợi và sự tôn trọng của người khác, nhìn bề ngoài thì mẹ có vẻ là một người đáng ngưỡng mộ, nhưng cuối cùng, bà lại bị ung thư và qua đời. Danh lợi không cứu được mẹ khỏi bệnh tật, tôi nhận thấy việc mưu cầu danh lợi không hề có chút giá trị hay ý nghĩa nào.

Sau đó, tôi đọc được hai đoạn lời của Đức Chúa Trời, giúp tôi hiểu rõ hơn con đường mà mình nên chọn. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi là một loài thọ tạo – ngươi dĩ nhiên nên thờ phượng Đức Chúa Trời và theo đuổi một cuộc đời có ý nghĩa. Nếu ngươi không thờ phượng Đức Chúa Trời mà sống trong xác thịt ô uế của ngươi, thì ngươi chẳng phải chỉ là một con thú đội lốt người sao? Vì ngươi là một con người, ngươi nên dâng mình cho Đức Chúa Trời và chịu đựng mọi đau khổ! Ngươi nên vui vẻ và vững vàng chấp nhận những đau khổ nhỏ mà ngươi phải chịu hôm nay và sống một cuộc đời có ý nghĩa, như Gióp và Phi-e-rơ. Ở thế giới này, con người mặc quần áo ma quỷ, ăn thức ăn của ma quỷ, làm việc và phục dịch dưới sự khống chế của ma quỷ, trở nên hoàn toàn bị giày xéo trong sự bẩn thỉu của ma quỷ. Nếu ngươi không nắm bắt được ý nghĩa của cuộc đời hay đạt được con đường thật, thì sống một đời như vậy có ý nghĩa gì? Các ngươi là những người theo đuổi con đường đúng đắn, những người tìm kiếm sự tiến bộ. Các ngươi là những người vươn lên trong nước của con rồng lớn sắc đỏ, những người mà Đức Chúa Trời gọi là công chính. Đó chẳng phải là cuộc đời có ý nghĩa nhất sao?(Sự thực hành (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Những người trẻ không nên thiếu lý tưởng, chí khí và khí chất mạnh mẽ hướng về phía trước; họ không nên ngã lòng về tiền đồ của mình, và họ cũng không nên mất hy vọng trong cuộc sống hay sự tin tưởng vào tương lai; họ nên có nghị lực để tiếp tục theo con đường của lẽ thật mà họ giờ đã chọn – để thực hiện mong muốn dâng cả cuộc đời mình cho Ta. Họ không nên thiếu vắng lẽ thật, họ cũng không nên che giấu thói đạo đức giả và sự bất nghĩa – họ nên đứng vững trong lập trường đúng đắn. Họ không nên bảo sao nghe vậy, mà nên có tinh thần dám dâng hiến và phấn đấu vì chính nghĩa và lẽ thật. Những người trẻ nên có lòng dũng cảm để không chịu thua sự áp bức bởi những thế lực của bóng tối và chuyển hóa ý nghĩa sự tồn tại của họ. Những người trẻ không nên phó mặc mình cho nghịch cảnh, mà nên cởi mở và thẳng thắn, với tinh thần tha thứ cho các anh chị em. Dĩ nhiên, đây là những yêu cầu của Ta với mọi người, và lời khuyên của Ta với mọi người. Nhưng còn hơn thế nữa, đây là những lời vỗ về của Ta đối với tất cả những người trẻ. Các ngươi nên thực hành theo lời Ta. Đặc biệt, những người trẻ không nên thiếu ý chí phân biệt lý lẽ và tìm kiếm chính nghĩa cùng lẽ thật. Các ngươi nên theo đuổi tất cả mọi thứ đẹp đẽ và tốt lành, và các ngươi nên đạt được thực tế của tất cả những điều tích cực. Các ngươi nên có trách nhiệm đối với cuộc đời của mình, và các ngươi không được coi nhẹ nó. Con người đến với thế gian và hiếm khi gặp được Ta, và cũng hiếm khi có cơ hội tìm kiếm và đạt được lẽ thật. Tại sao các ngươi không lưu giữ thời gian tươi đẹp này làm con đường đúng để đi theo trong đời này?(Những lời cho người trẻ và người già, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi hiểu biết mới về cuộc sống, con người không nên sống để mưu cầu danh lợi, mà nên thờ phượng Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật và dâng mình cho Đức Chúa Trời, vậy thì cuộc sống mới có giá trị và ý nghĩa. Là loài thọ tạo, cho dù đạt được danh lợi và được người khác xem trọng, nhưng nếu chúng ta không thờ phượng Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận như loài thọ tạo, thì chúng ta sống thật vô ích. Mặc dù ban đầu tôi nói rằng mình sẵn lòng đi theo và dâng mình cho Đức Chúa Trời, nhưng tôi lại không thực hiện được điều đó, mà vẫn mưu cầu sự an nhàn xác thịt, mưu cầu tiền đồ và sự xem trọng từ người khác, tôi vẫn chưa hiểu được ý nghĩa và giá trị thực sự của đời người. Nghĩ lại thì, chính nhờ phúc lành và ân điển của Đức Chúa Trời mà tôi được sinh ra ở thời kỳ sau rốt, và được tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời ở độ tuổi rất trẻ. Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho tôi được lớn lên trong môi trường thuận lợi, có thể học nhiều thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Hoa, cho phép tôi đọc được lời Đức Chúa Trời, và dùng sở trường của mình để thực hiện bổn phận, độ tuổi, lý lịch và khả năng ngôn ngữ của tôi đều rất phù hợp để mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận. Nếu tôi chỉ chú tâm mưu cầu danh lợi và địa vị, đạt được danh lợi và địa vị nhưng lại mất đi cơ hội đi theo Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, thì những thành quả kia còn có ý nghĩa gì chứ? Trên thế giới này không gì có thể sánh bằng việc đạt được lẽ thật. Cuộc sống được người đời ca tụng không thể sánh bằng cuộc sống được Đấng Tạo Hóa ngợi khen, chỉ có cuộc sống được Đức Chúa Trời ngợi khen mới có giá trị và ý nghĩa. Nhận ra đều này, tôi đã có được quyết tâm mưu cầu lẽ thật, thuận phục và thỏa mãn Đức Chúa Trời, tôi cũng sẵn lòng rời bỏ đại học để dâng mình cho Đức Chúa Trời. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời và thưa rằng: “Con phải thoát khỏi cuộc sống khô khan, tẻ nhạt này, con phải mưu cầu lẽ thật, đi theo Đức Chúa Trời và bước trên con đường đúng đắn”. Sau đó, tôi gọi điện cho cố vấn học tập của mình, nói rằng tôi muốn thôi học, và nhờ thầy ấy ký xác nhận đơn xin thôi học. Thế nhưng, chẳng những thầy ấy không đồng ý, mà còn nói: “Em chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp, nghỉ ngang bây giờ thì chẳng phải quá uổng phí sao? Em cũng hiểu rõ là mức lương cử nhân đại học cao hơn hẳn so với những người không tốt nghiệp đại học. Không có bằng cử nhân, em sẽ khó tìm được việc làm, người khác sẽ thay đổi cách nhìn về em. Nếu đang gặp vấn đề, em có thể bảo lưu một năm rồi học tiếp khi mọi chuyện đã được giải quyết, đó không phải là lựa chọn tốt hơn sao?”. Sau khi nghe lời khuyên của thầy, tôi cảm thấy hơi do dự. Tôi nghĩ có lẽ nên bảo lưu như thầy khuyên rồi sau này học tiếp, như vậy tôi có thể tốt nghiệp, có bằng cấp, về sau sẽ tìm được việc làm tốt và được người ta nể trọng. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng đây có thể là quỷ kế của Sa-tan, Sa-tan không muốn tôi đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, nên nó dùng danh lợi để cám dỗ tôi, tôi nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời: “Khi Đức Chúa Trời làm công tác, quan tâm đến một người, và dò xét người này, và khi Ngài ưu ái cũng như khen ngợi người này, Sa-tan cũng theo sát sao phía sau, cố gắng mê hoặc người đó và tàn hại họ. Nếu Đức Chúa Trời muốn thu phục người này, Sa-tan sẽ làm mọi thứ trong khả năng của nó để cản trở Đức Chúa Trời, dùng mọi thủ đoạn tà ác khác nhau để cám dỗ, làm nhiễu loạn và phá hoại công tác của Đức Chúa Trời, hầu để đạt được mục đích ngầm của nó. Mục đích này là gì? Nó không muốn Đức Chúa Trời thu phục được bất cứ ai; nó muốn đoạt lấy những người mà Ngài muốn thu phục, để sở hữu họ, kiểm soát họ, chưởng quản họ để họ thờ phượng nó, hầu để họ nhập bọn với nó trong việc hành ác, và chống đối Đức Chúa Trời(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất IV, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Nếu tôi nghỉ học để đi theo Đức Chúa Trời, tôi sẽ có thêm thời gian để mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận của mình, nhưng thầy hướng dẫn lại nói những điều kia để cám dỗ tôi, bề ngoài, dường như thầy ấy có vẻ quan tâm tôi, nhưng thực chất đây là quỷ kế của Sa-tan. Sa-tan muốn cám dỗ tôi tiếp tục mưu cầu danh lợi và địa vị, và trở nên lún sâu vào vòng xoáy mưu cầu danh lợi, tôi không thể rơi vào quỷ kế của Sa-tan. Nhận ra đều này, tôi trả lời thầy ấy rằng: “Em hiểu ý của thầy, nhưng hiện tại em càng hiểu rõ hơn về tâm ý cấp thiết của Đức Chúa Trời, em đã suy nghĩ kỹ càng về việc lựa chọn con đường đức tin này, và em đã quyết định rồi, em sẽ hiến dâng đời mình cho đức tin, đi theo Đức Chúa Trời, dâng mình cho Ngài, và sẽ không theo đuổi việc học nữa. Em đã quyết định nghỉ học, em mong là thầy có thể hiểu”. Thấy tôi đã quyết chí, thầy hướng dẫn không cố gắng thuyết phục tôi nữa, và ký vào đơn xin thôi học của tôi.

Sau khi nghỉ học, tôi đã có thêm thời gian và năng lượng để thực hiện bổn phận, trở nên tập trung và tĩnh lặng hơn trước Đức Chúa Trời, tôi cũng có thêm thời gian để suy nghĩ về lời của Đức Chúa Trời, thông công lẽ thật với các anh chị em và thực hiện bổn phận của mình, tôi cảm thấy bản thân trở nên gần gũi với Đức Chúa Trời hơn. Đến bây giờ đã gần một năm rưỡi, trong lúc thực hiện bổn phận của mình, tôi đã bộc lộ tâm tính bại hoại, nhưng qua đó, tôi học được cách phối hợp hài hòa với người khác, khi gặp vấn đề, tôi cũng không bị kìm hãm mà sẽ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Tôi đã thu hoạch được rất nhiều trong suốt một năm qua, nếu như chờ thêm một năm để bắt đầu thực hiện bổn phận, thì tôi có thể đã bỏ mất nhiều cơ hội để đạt được lẽ thật, đó có thể là thiệt thòi lớn đối với tôi. Tôi cũng nhận ra rằng các thảm họa thế giới ngày càng trở nên trầm trọng, Ukraine và Nga đang có chiến tranh, các xung đột lớn dần xuất hiện khắp thế giới, đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn, động đất, sóng thần cũng ngày càng xuất hiện thường xuyên. Tôi nghĩ, khi những thảm họa xảy ra, dù tôi có được bằng cấp, đạt được danh lợi và sự tôn trọng, thì tất cả cũng đều vô nghĩa nếu không có được sự sống. Như Đức Chúa Jêsus đã phán: “Nếu ai được cả thiên hạ, mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì?(Lu-ca 9:25). Tôi phải tin vào Đức Chúa Trời và toàn tâm toàn ý đi theo Ngài, như vậy mới có thể đạt được lẽ thật và sự sống, đây là điều quý giá nhất trên thế gian, và là phúc lành lớn lao nhất! Quyết định nghỉ học để đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo là quyết định tuyệt vời nhất trong đời tôi! Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt của Ngài!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Phát hiện sự ngụy trá của mình

Bởi Tiểu Sảnh, Hồng Kông Năm ngoái, em chăm tưới cho tín hữu mới ở hội thánh. Em vừa phải chọn một số người có thể bồi dưỡng được vừa phải...

Chọn lựa đau lòng

Bởi Trần Mẫn, Tây Ban Nha Tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào năm 1999, và không lâu sau đã bắt đầu phục...

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger