Tại sao chúng ta lại không nói hết những gì mình biết khi chỉ dạy người khác?

30/03/2023

Bởi Tô Đông, Ý

Tháng Bảy năm 2021, tôi đang làm sản xuất video trong hội thánh. Tôi biết đây là một bổn phận rất quan trọng, nên mỗi ngày đã dành rất nhiều thời gian để xem hướng dẫn và tìm kiếm thông tin. Tôi đã cẩn thận lắng nghe bất cứ khi nào người khác thảo luận về một kỹ năng kỹ thuật, sau đó sẽ phân tích và nghiên cứu nó chi tiết, rồi thực sự dùng nó. Tôi cũng tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời khi gặp khó khăn. Sau một thời gian dò dẫm, kỹ năng kỹ thuật của tôi đã cải thiện kha khá. Tôi đã nghĩ ra một số cách sản xuất mới lạ và làm việc hiệu quả hơn. Mọi người đều rất nể trọng tôi và sẽ hỏi tôi về các vấn đề kỹ thuật. Tôi thực sự cảm thấy tự hào vì mình đã làm được. Tôi cảm thấy mọi nỗ lực của mình đã không vô ích, rằng cuối cùng tôi đã thấy được thành quả.

Thấy tôi làm tốt việc sản xuất video, người giám sát đã bảo tôi chia sẻ kỹ năng kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của mình với các anh chị em khác. Vài người trong đó thậm chí còn đặc biệt yêu cầu được nghe tôi nói. Tôi cảm thấy mình thực sự đã làm được. Nhưng tôi bắt đầu lo lắng khi nghĩ đến việc chia sẻ chìa khóa thành công của mình. Nếu tiết lộ thực chất của những kỹ năng này và mọi người đều biết, thì cuối cùng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn trong công việc của họ. Rồi còn ai sẽ đến nhờ tôi giúp đỡ nữa đây? Họ có còn nể trọng tôi không? Tôi không nên nói hết tất cả cho họ. Vì vậy, tôi đã giải thích một số điều, nhưng giữ lại cho mình một ít. Tôi biết làm vậy là không đúng, nhưng tôi sẽ không nói, vì lợi ích của chính mình. Sau đó, một người chị em đã nói với tôi: “Những video được làm dựa theo hướng dẫn của chị tốt hơn trước kia nhiều, nhưng hiệu quả của chúng tôi vẫn chưa cao. Còn điều gì chị chưa chỉ dạy chúng tôi không?” Tôi thờ ơ trả lời: “Tôi cũng làm vậy mà. Có lẽ chị cần thực hành thêm để làm cho hiệu quả hơn”. Chị ấy không nói gì nữa. Lúc đó, tôi cảm thấy hơi tồi tệ và nhận ra làm vậy là đang lừa dối, nhưng khi nghĩ đến việc mình đang làm việc hiệu quả trong công tác hơn so với người khác, chút cảm giác tội lỗi của tôi đã không còn.

Khi làm tổng kết hằng tháng, tôi là người sản xuất được nhiều video nhất với chất lượng tốt nhất. Tôi đã rất hài lòng với bản thân khi thấy những con số đó, và cảm thấy vui rằng mình đã quyết định không dạy cho người khác toàn bộ kỹ năng của mình. Nếu thế thì chắc mình đã không có được những con số tốt nhất đó. Đúng lúc tôi đang cảm thấy rất tự mãn, thì người giám sát phát hiện tôi đã không chia sẻ mọi kỹ năng của mình với người khác và xử lý tôi: “Chị thật ích kỷ! Chị không nghĩ cho công tác của hội thánh, mà chỉ nghĩ cho năng xuất của bản thân. Chị chỉ muốn phô trương thôi. Tự mình chị làm thì có thể được bao nhiêu chứ? Nếu mọi người biết những kỹ năng này, chúng ta có thể cải thiện tiến độ công việc chung”. Tôi biết điều đó sẽ làm lợi cho công tác của hội thánh, nhưng khi nghĩ đến việc ai cũng làm việc giỏi hơn và không còn ngưỡng mộ tôi nữa, tôi lại thấy rất mâu thuẫn. Tôi đã cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời! Gần đây con không khỏi hành động dối trá để đạt được tư lợi. Con không muốn sống trong sự bại hoại này nữa. Xin Ngài dẫn dắt con hiểu được vấn đề của mình và gạt bỏ tâm tính bại hoại này”.

Sau đó, trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Người ngoại đạo có một dạng tâm tính bại hoại cụ thể. Khi dạy cho người khác một chút kiến thức chuyên môn hay một kỹ năng, họ nghĩ: ‘Một khi mà trò đã biết mọi điều mà thầy biết thì thầy sẽ mất kế sinh nhai. Nếu mình dạy hết mọi điều mình biết cho người khác thì sẽ không còn ai nể phục hay ngưỡng mộ mình nữa và mình sẽ mất hết vị thế của một người thầy. Vậy thì không được. Mình không thể dạy họ mọi điều mình biết, mình phải giữ lại điều gì đó. Mình sẽ chỉ dạy họ tám mươi phần trăm điều mình biết và giữ phần còn lại để phòng hờ; đây là cách duy nhất để chứng tỏ kỹ năng của mình trội hơn những người khác’. Đây là loại tâm tính gì? Đó là sự giả dối. Khi dạy cho người khác, hỗ trợ họ, hoặc chia sẻ với họ điều ngươi học được, ngươi nên có thái độ gì? (Chúng con nên nỗ lực hết sức và không giữ lại điều gì.) … Nếu ngươi đóng góp trọn vẹn ân tứ và chuyên môn của mình, chúng sẽ có lợi cho tất cả những người thực hiện bổn phận cũng như là cho công tác của hội thánh. Đừng nghĩ rằng nói cho mọi người những điều cơ bản nhất là ổn hay là ngươi không giấu kiến thức; thế là không được. Ngươi chỉ dạy một vài lý thuyết hay những điều mà mọi người có thể hiểu theo nghĩa đen, nhưng tinh túy và những điểm cốt lõi thì vượt quá tầm hiểu biết của một người mới. Ngươi chỉ đưa ra tổng quan mà không giải thích hay đi vào chi tiết, trong khi đó vẫn tự nghĩ: ‘Ừm, dù sao thì, tôi cũng đã nói với anh/ chị rồi, và tôi không cố ý giữ lại điều gì cả. Nếu anh/ chị không hiểu thì đó là vì tố chất anh/ chị quá kém, nên đừng trách tôi. Giờ chúng ta phải chờ xem Đức Chúa Trời dẫn dắt anh chị thế nào’. Suy tính như vậy ẩn chứa sự giả dối, không phải sao? Đó chẳng phải là ích kỷ và đê hèn sao? Tại sao ngươi không thể dạy mọi người mọi thứ trong lòng mình và mọi điều ngươi hiểu? Thay vào đó, tại sao ngươi lại giấu kiến thức? Đây là vấn đề trong những ý đồ và tâm tính của ngươi. … Thật là mệt mỏi cho những ai không tìm kiếm lẽ thật và sống theo tâm tính Sa-tan như những người ngoại đạo. Giữa những người ngoại đạo có đầy rẫy sự cạnh tranh. Nắm vững tinh túy của một kỹ năng hay một chuyên môn không phải là vấn đề đơn giản, và một khi có ai khác tìm ra và tự mình nắm vững nó thì sinh kế của người ta sẽ gặp rủi ro. Để bảo vệ sinh kế đó, người ta buộc phải hành xử theo lối này. Họ phải cẩn trọng mọi lúc – điều mà họ nắm vững là loại tiền tệ quý giá nhất của họ. Đó là sinh kế của họ, vốn liếng của họ, huyết mạch của họ, và họ không được để bất kỳ ai khác nhúng tay vào. Nhưng ngươi tin vào Đức Chúa Trời – nếu ngươi nghĩ theo cách này và hành xử theo cách này trong nhà Đức Chúa Trời, thì ngươi chẳng khác gì một người ngoại đạo(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc đoạn lời này tôi có cảm giác Đức Chúa Trời đang trực tiếp phán xét và vạch trần tôi. Tôi thấy rằng sau nhiều năm đức tin, tâm tính sống của tôi đã không hề thay đổi. Tôi giống hệt một kẻ ngoại đạo, sống theo những quy tắc Sa-tan để sinh tồn, chẳng hạn như “Người không vì mình trời tru đất diệt” và “Khi trò thạo nghề thì thầy mất việc”. Khi có chút kỹ năng hoặc kỹ thuật đặc biệt, tôi muốn giữ cho riêng mình. Tôi sẽ không đồng ý dạy mọi thứ cho người khác dễ dàng như thế và có nguy cơ đánh mất vị thế cũng như sinh kế của mình. Trong suốt thời gian đó, Khi có nhiều kỹ năng kỹ thuật hơn người khác và làm bổn phận hiệu quả hơn, tôi khá tự mãn và thích được nể trọng. Người giám sát đã yêu cầu tôi chỉ dạy người khác, nhưng tôi lại không nói với họ mọi thứ để có thể giữ được vị thế của mình. Tôi sợ người khác sẽ vượt qua tôi nếu họ biết hết mọi thứ, rồi sẽ không còn ai ngưỡng mộ tôi nữa. Thậm chí khi một số người đến hỏi riêng tôi, tôi cũng che giấu sự thật, không hói hết với họ. Tôi đã thực hành triết lý Sa-tan “Khi trò thạo nghề thì thầy mất việc”. Vì danh tiếng và địa vị, tôi đã không thành thật và gian dối, sợ nếu người khác hoàn toàn thành thạo kỹ năng của mình, tôi sẽ không có cơ hội thể hiện nữa. Tôi đã không hề quan tâm đến công tác của hội thánh, và không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đã xem những kỹ năng này giống như công cụ cá nhân riêng để duy trì danh tiếng và địa vị. Tôi thật quá ích kỷ, hèn hạ và thiếu nhân tính! Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng đưa lẽ thật vào thực hành và phản bội xác thịt. Tôi đã nhớ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Hầu hết mọi người khi lần đầu tiên được giới thiệu với một số khía cạnh kiến thức chuyên môn cụ thể, họ chỉ có thể hiểu được theo nghĩa đen; cần phải có thời gian thực hành trước khi có thể nắm bắt được những điểm chính và tinh túy của nó. Nếu ngươi đã nắm vững những điểm chính và bản chất này, ngươi nên nói thẳng với mọi người; đừng bắt họ phải đi lối vòng vèo như vậy và mất quá nhiều thời gian để mò mẫm. Đây là trách nhiệm của ngươi; đây là điều ngươi nên làm. Chỉ khi ngươi nói với họ điều ngươi tin là những điểm chính yếu và bản chất thì ngươi mới không giấu diếm điều gì, và chỉ khi đó ngươi mới không là kẻ ích kỷ(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi một con đường thực hành: Tôi nên chia sẻ mọi kỹ thuật và kiến thức liên quan đến công việc của chúng tôi với các anh chị em, để không ai phải lãng phí thời gian đi vòng vo. Sau đó họ có thể có nhiều cảm hứng hơn dựa trên nền tảng đó và tiếp tục làm tốt bổn phận hơn. Điều đó sẽ mang lại lợi ích cho công tác của hội thánh. Hơn nữa, tôi đã có một số kỹ năng chuyên môn và khá thành công trong bổn phận của mình không phải vì tôi thông minh hơn hay nỗ lực hơn người khác, mà vì ân điển của Đức Chúa Trời, Ngài đã ban cho tôi nguồn cảm hứng này. Tôi không thể chỉ nghĩ cho bản thân, mà phải làm tròn trách nhiệm và chia sẻ mọi hiểu biết của mình với người khác. Thế thì toàn bộ công tác của chúng ta sẽ được cải thiện. Và vì thế, tôi đã dạy hết mọi kỹ năng chuyên môn mình biết cho các anh chị em, và tự nguyện nói với họ mỗi khi khám phá ra một kỹ thuật hay. Sau một thời gian, năng suất của chúng tôi tăng vọt, và một số người trong chúng tôi, dựa trên kỹ năng của tôi, đã nghĩ ra nhiều cái mới.

Một tháng sau, vì thay đổi nhân sự, người giám sát đã nhờ trưởng nhóm Colin tiếp quản một nhóm mới và cho tôi đảm trách vai trò của anh ấy. Tôi đã vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời và muốn làm tốt công việc đó. Vì các anh chị em trong nhóm của Colin đều chưa biết gì về việc chỉnh sửa video và không có kinh nghiệm, nên anh ấy đã cử một số người có tố chất tốt đến chỗ chúng tôi để học hỏi. Họ đều học khá nhanh, và chẳng bao lâu sau họ đã thành thạo các kỹ năng và làm tốt bổn phận hơn. Tôi cảm thấy hơi khó chịu. Họ đến học một số kỹ năng và chúng tôi chia sẻ mọi thứ với họ. Nếu cứ như thế và năng suất của nhóm họ tiếp tục được cải thiện, thì nhóm tôi có thể sẽ bị họ vượt mặt. Để duy trì năng suất cao của nhóm chúng tôi, tôi đã loại những người đã đến học khỏi nhóm trực tuyến. Tôi cũng bắt đầu nghiên cứu các kỹ thuật và kỹ năng sản xuất của các hội thánh khác. Tôi nghĩ họ đã biết hết các kỹ năng mà chúng tôi đã biết trước kia, nên nếu chúng tôi học thêm một số kỹ năng mới và không nói với họ, thì họ sẽ không thể giỏi hơn chúng tôi được. Nhưng nào ngờ, sau khi tôi loại họ ra khỏi nhóm, không những năng xuất của nhóm chúng tôi không tăng, mà thực tế là còn giảm. Các thành viên trong nhóm đã gặp phải nhiều vấn đề và tình trạng tiêu cực hơn, bản thân tôi cũng thấy bối rối. Tôi không có ý tưởng nào để làm video và không thể giải quyết vấn đề của nhóm. Tôi nhận ra rằng nếu mình không thảy đổi trạng thái, thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của nhóm. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, trong bổn phận của mình gần đây, dù có cố gắng thế nào, con cũng bị mất phương hướng. Xin Ngài hãy khai sáng, dẫn dắt con biết mình và thoát khỏi khó khăn này”.

Một ngày nọ khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Khi con người sống trong tình trạng sai lầm và không cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm lẽ thật, Đức Thánh Linh sẽ từ bỏ họ, và Đức Chúa Trời sẽ không hiện diện. Làm sao những kẻ không tìm kiếm lẽ thật lại có thể sở hữu được công tác của Đức Thánh Linh được? Đức Chúa Trời ghê tởm họ, Ngài giấu mặt với họ và Đức Thánh Linh cũng ẩn giấu với họ. Khi Đức Chúa Trời không còn làm công tác, ngươi có thể làm gì tùy thích. Một khi Ngài đã gạt ngươi sang một bên, chẳng phải ngươi đã tiêu đời sao? Ngươi sẽ chẳng làm được gì. Tại sao những người ngoại đạo lại gặp khó khăn khi làm mọi việc? Chẳng phải là mỗi người bọn họ đều che giấu suy nghĩ riêng của mình sao? Họ che giấu suy nghĩ riêng của mình và không thể hoàn thành được bất cứ điều gì – mọi việc đều cực kỳ chật vật, ngay cả những vấn đề đơn giản nhất. Đây là cuộc sống dưới sự thống trị của Sa-tan. Nếu các ngươi làm như những người ngoại đạo, thế thì các ngươi có khác gì với bọn họ chứ? Không hề có gì khác biệt giữa các ngươi và bọn họ. Nếu quyền lực bị những người sống theo tâm tính Sa-tan nắm giữ, nếu nó bị những người không sở hữu lẽ thật nắm giữ, thế thì chẳng phải thực tế là Sa-tan là kẻ nắm quyền sao? Nếu hành động của một người về căn bản là trái với lẽ thật thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ dừng lại và Đức Chúa Trời giao họ cho Sa-tan. Một khi ở trong tay Sa-tan, mọi dạng thức xấu xa – chẳng hạn như đố kỵ và tranh chấp – sẽ xuất hiện giữa mọi người. Những hiện tượng này làm sáng tỏ điều gì? Rằng công tác của Đức Thánh Linh đã dừng lại, Ngài đã lìa bỏ, và Đức Chúa Trời không còn làm công tác. Không có công tác của Đức Chúa Trời, những câu chữ giáo điều đơn thuần mà con người hiểu được có ích lợi gì? Chúng chẳng có ích lợi gì cả. Không có công tác của Đức Thánh Linh, bên trong con người trống rỗng – họ không thể hiểu thấu được điều gì. Họ giống như người chết, đến lúc đó, họ sẽ chết lặng. Mọi nguồn cảm hứng, sự khôn ngoan, trí thông minh, sự sáng suốt và khai sáng trong nhân loại đều đến từ Đức Chúa Trời; tất cả đều là công tác của Đức Chúa Trời(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi có thể cảm thấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời trong lời Ngài. Đức Chúa Trời có thái độ khác nhau đối với mọi người, tùy thuộc vào hành vi của họ. Nếu một người có động cơ đúng đắn trong bổn phận, tìm kiếm lẽ thật, và đoàn kết với nhau để bảo vệ công tác của hội thánh, thì họ sẽ có được công tác của Đức Thánh Linh. Nhưng nếu họ không thực hành lẽ thật và sống trong tâm tính Sa-tan, Đức Chúa Trời sẽ ghê tởm mà bỏ rơi họ. Tôi nghĩ đến các anh chị em từ nhóm khác đã cố học hỏi nhóm chúng tôi. Tôi thấy họ học hỏi khá nhanh và làm việc hiệu quả hơn chúng tôi, nên tôi đã ghanh tỵ. Tôi đã loại họ ra khỏi nhóm để có thể vượt qua họ, không để họ tiếp tục tham gia các buổi đào tạo của chúng tôi. Thế thì chúng tôi sẽ không bị tụt lại phía sau. Tôi đã hành động giống hệt một người ngoại đạo – tất cả đều là vì tư lợi. Tôi luôn sợ người khác sẽ giỏi hơn mình, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và địa vị của tôi. Tôi đã không hề bảo vệ công tác của hội thánh – tôi đã cực kỳ ích kỷ và đáng khinh. Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Không có công tác của Đức Chúa Trời, những câu chữ giáo điều đơn thuần mà con người hiểu được có ích lợi gì? Chúng chẳng có ích lợi gì cả. Không có công tác của Đức Thánh Linh, bên trong con người trống rỗng – họ không thể hiểu thấu được điều gì. Họ giống như người chết, đến lúc đó, họ sẽ chết lặng”. Khi bắt đầu công việc đó, tôi muốn học được kỹ năng và làm tròn bổn phận. Tôi đã cầu nguyện và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp vấn đề, tôi đã học hỏi rất nhanh và chưa từng cảm thấy mệt mỏi. Nhưng vì tôi đã bắt đầu sống trong tình trạng cạnh tranh, không tìm kiếm lẽ thật và luôn hành động bằng sự bại hoại, nên Đức Chúa Trời đã ghê tởm và bỏ rơi tôi. Tôi đã thiếu phương hướng và mục đích trong bổn phận và cảm thấy mình làm gì cũng không hiệu quả. Tôi nhận ra, khi Đức Chúa Trời không làm việc trên tôi, thì chút kiến thức chuyên môn ít ỏi tôi có được đã trở nên vô dụng. Đây là hậu quả của việc không có động cơ đúng đắn trong bổn phận, luôn bảo vệ tư lợi và không thực hành lẽ thật.

Rồi tôi nghĩ về một đoạn lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ vì họ chỉ quan tâm đến tư lợi, chứ không nghĩ cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Bất kể họ làm công việc gì, loại người là kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ chỉ cân nhắc xem lợi ích của bản thân có bị ảnh hưởng hay không, chỉ nghĩ về chút việc nhỏ trước mắt và có lợi cho họ. Đối với họ, công việc chính của hội thánh chỉ là điều họ làm khi rảnh rỗi. Họ không hề coi trọng nó. Họ đơn thuần làm một cách chiếu lệ, chỉ làm những gì họ thích làm, và chỉ làm công việc duy trì địa vị và quyền lực của riêng mình. Trong mắt họ, bất kỳ công việc nào do nhà Đức Chúa Trời sắp xếp, công việc truyền bá Phúc Âm, và lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn đều không quan trọng. Dù người khác gặp khó khăn gì trong công việc, đã phát hiện ra và báo cáo vấn đề gì với họ, lời nói của họ chân thành đến mức nào, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cũng không để ý đến, họ không nhúng tay vào, cứ như thể điều này không liên quan gì đến họ. Họ hoàn toàn thờ ơ với các sự vụ của hội thánh, cho dù những việc này trọng đại như thế nào. Ngay cả khi vấn đề đang ở ngay trước mắt, họ cũng chỉ giải quyết một cách chiếu lệ. Chỉ khi nào họ được Bề trên trực tiếp xử lý và ra lệnh giải quyết một vấn đề thì họ mới miễn cưỡng làm chút việc thực sự và trình cho Bề trên xem thứ gì đó; ngay sau đó, họ sẽ tiếp tục công việc riêng của mình. Đối với công tác của hội thánh, đối với những việc quan trọng ở phạm vi rộng hơn, họ không quan tâm, họ không nhớ tới. Họ thậm chí phớt lờ những vấn đề mà họ phát hiện ra, và họ đưa ra những câu trả lời chiếu lệ hoặc sử dụng lời nói của họ để gạt phăng ngươi đi khi được hỏi về vấn đề, chỉ giải quyết chúng một cách hết sức miễn cưỡng. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ và thấp hèn, có phải không? Hơn nữa, bất kể những kẻ địch lại Đấng Christ đang thực hiện bổn phận gì thì tất cả những gì họ nghĩ đến là liệu điều đó có nâng cao lý lịch của họ hay không; miễn sao nó nâng cao danh tiếng của họ thì họ sẽ vắt óc học và thực hiện; tất cả những gì họ quan tâm là liệu nó có làm họ khác biệt hay không. Bất kể họ làm gì hay nghĩ gì, họ chỉ quan tâm đến danh tiếng và địa vị của chính họ. Không cần biết họ đang thực hiện bổn phận gì, họ chỉ cạnh tranh xem ai cao hơn hay thấp hơn, ai thắng ai thua, ai có danh tiếng nhiều hơn. Họ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu người ngưỡng mộ họ, bao nhiêu người vâng phục họ, và có bao nhiêu người theo họ. Họ không bao giờ thông công lẽ thật hay giải quyết các vấn đề thực sự. Họ không bao giờ cân nhắc cách làm việc phù hợp với nguyên tắc khi thực hiện bổn phận của một người, liệu họ có trung thành, có hoàn thành trách nhiệm của mình, có bị lệch lạc hay không, hay có bất kỳ vấn đề nào tồn tại không, họ cũng không hề suy nghĩ đến những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, và ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Họ không để ý một chút nào đến tất cả những điều này. Họ chỉ cặm cụi và làm việc vì địa vị và uy tín, để thỏa mãn những tham vọng và mong muốn của chính họ. Chẳng phải đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê hèn sao? Điều này vạch trần rằng lòng họ đầy những tham vọng, mong muốn và những đòi hỏi vô nghĩa của riêng họ như thế nào; mọi thứ họ làm đều bị chi phối bởi những tham vọng và mong muốn của họ. Bất kể họ làm gì thì động lực và xuất phát điểm cũng là những tham vọng, mong muốn và những đòi hỏi vô nghĩa của chính họ. Đây là biểu hiện nguyên hình của sự ích kỷ và đê hèn(Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất tâm tính họ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời mặc khải rằng những kẻ địch lại Đấng Christ chỉ làm việc vì danh tiếng và địa vị mà không nghĩ cho công tác của hội thánh. Sự sắp xếp của hội thánh và vấn đề mà người khác gặp phải trong bổn phận chẳng liên quan gì đến họ. Họ nhắm mắt làm ngơ những khó khăn mà các anh chị em đang đối mặt, Họ thật ích kỷ và thấp hèn, thiếu nhân tính. Tôi nhìn vào hành vi của những kẻ địch lại Đấng Christ và suy nghĩ về việc bề ngoài mình đã chịu khổ và hy sinh như thế nào, nỗ lực hết mình để học kỹ năng vì bổn phận ra sao, nhưng tôi đâu có quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đã xem bổn phận như một công cụ để đạt được địa vị và danh tiếng tốt. Mối bận tâm duy nhất của tôi là liệu tôi có có địa vị trong đám đông này không, và liệu người khác có ngưỡng mộ, đánh giá cao tôi không. Tôi chưa từng nghĩ về những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi hay mình nên làm thế nào để Ngài thỏa lòng. Khi tôi có được chút thành công trong bổn phận và mọi người đến xin tôi tư vấn, thì khao khát danh tiếng và địa vị của tôi đã hoàn toàn được thỏa mãn. Khi chia sẻ kiến thức chuyên môn với người khác, tôi đã không thành thật, gian dối và giữ lại một vài điều mình biết. Tôi đã không chia sẻ hết mọi kỹ năng của mình và loại bỏ những người đã đến học hỏi nhóm chúng tôi để họ không thể học thêm từ chúng tôi nữa, vì tôi sợ họ sẽ trở nên giỏi giang và cướp mất hào quang của tôi. Nhưng chúng ta làm video là để truyền bá lời Đức Chúa Trời, vì vậy lẽ ra tôi nên làm việc cùng người khác để làm tròn bổn phận của chúng tôi, để có thêm nhiều người khao khát sự xuất hiện của Đức Chúa Trời có thể đến trước Ngài sớm hơn, mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi. Nhưng vì muốn duy trì danh tiếng và địa vị, tôi đã không sẵn lòng chia sẻ kỹ năng của mình với người khác. Tôi xem tài liệu học tập của mình và kỹ năng chuyên môn như tài sản riêng của bản thân để tận hưởng một mình. Tôi chỉ muốn phô trương và thỏa mãn tham vọng điên cuồng của mình là được người khác ngưỡng mộ. Tôi không hề quan tâm đến công tác của hội thánh hay ý muốn của Đức Chúa Trời. Hành vi của tôi có khác gì một kẻ địch lại Đấng Christ chứ? Đây có vẻ là một tình trạng hết sức nguy hiểm, vì vậy tôi đã thầm cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời! Con không muốn tiếp tục phớt lờ lương tâm và chỉ nghĩ đến tư lợi nữa. Con thực lòng muốn ăn năn, chỉ dạy mọi người những kỹ năng mà mình biết, và để làm tròn bổn phận của mình”.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu người ta không hiểu lẽ thật, thì không có gì khó từ bỏ cho bằng lợi ích của riêng họ. Đó là bởi vì các triết lý sống của họ là ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’ và ‘Người chết vì tiền, chim chết vì miếng ăn’. Rõ ràng họ chỉ sống vì lợi ích của riêng mình. Người ta nghĩ rằng không có lợi ích của riêng họ – nếu họ mất đi lợi ích – thì họ không thể tồn tại, như thể việc sinh tồn của họ không thể tách rời khỏi những lợi ích của bản thân, cho nên hầu hết mọi người đều không thấy gì ngoài lợi ích của bản thân. Họ coi trọng chúng trọng hơn bất cứ thứ gì khác, họ chỉ sống vì lợi ích của riêng họ, và bắt họ từ bỏ lợi ích của họ cũng giống như yêu cầu họ từ bỏ cuộc sống của chính họ. Vậy nên làm gì trong những trường hợp như vậy? Họ phải chấp nhận lẽ thật. Chỉ khi hiểu được lẽ thật, người ta mới có thể nhìn thấu thực chất của lợi ích của chính mình; chỉ khi đó, họ mới có thể học cách buông bỏ, từ bỏ và có thể chịu được nỗi đau phải buông bỏ những gì họ quá đỗi yêu thích. Và khi ngươi có thể làm như vậy và từ bỏ lợi ích của riêng mình, ngươi sẽ cảm thấy thoải mái hơn và bình an hơn trong lòng, và khi làm như vậy, ngươi sẽ chiến thắng xác thịt. Nếu ngươi cứ bám lấy lợi ích của mình và không chấp nhận lẽ thật chút nào – nếu trong lòng mình, ngươi nói: ‘Có gì sai khi tìm kiếm lợi ích của riêng mình và không chịu bất kỳ tổn thất nào chứ? Đức Chúa Trời đã không trừng phạt tôi, và mọi người có thể làm gì tôi chứ?’ – vậy thì sẽ không ai làm gì ngươi. Nhưng nếu đây là đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì cuối cùng ngươi sẽ không đạt được lẽ thật và sự sống, điều này là một tổn thất cực lớn cho ngươi: ngươi không thể được cứu rỗi. Có sự hối tiếc nào dữ dội hơn thế không? Đây là điều cuối cùng sẽ đến từ việc theo đuổi lợi ích của riêng ngươi. Nếu người ta chỉ theo đuổi địa vị và danh lợi – nếu họ chỉ theo đuổi lợi ích của riêng mình – thì họ sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật và sự sống, và cuối cùng họ sẽ là người chịu tổn thất. Đức Chúa Trời cứu rỗi những ai theo đuổi lẽ thật. Nếu ngươi không chấp nhận lẽ thật, nếu ngươi không có khả năng phản tỉnh và nhận biết bản chất bại hoại của chính mình, thì ngươi sẽ không thực sự hối cải, và sẽ không có lối vào sự sống. Chấp nhận lẽ thật và hiểu bản thân là con đường dẫn đến sự trưởng thành trong đời sống của ngươi và dẫn đến sự cứu rỗi, đó là cơ hội để ngươi đến trước Đức Chúa Trời để chấp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời và chấp nhận sự phán xét, hình phạt của Đức Chúa Trời, đạt được sự sống và lẽ thật. Nếu ngươi từ bỏ việc theo đuổi lẽ thật chỉ để theo đuổi địa vị, thanh thế và lợi ích của riêng ngươi, thì điều này cũng tương tự như ngươi từ bỏ cơ hội nhận được sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời và đạt được sự cứu rỗi. Ngươi chọn địa vị, danh lợi và lợi ích của riêng mình, nhưng điều mà ngươi từ bỏ là lẽ thật, và điều mà ngươi mất là sự sống và cơ hội được cứu rỗi. Cái nào có ý nghĩa nhiều hơn? Nếu ngươi chọn lợi ích của riêng ngươi và từ bỏ lẽ thật, chẳng phải ngươi ngu ngốc sao? Nói trắng ra, đây là tham cái lợi nhỏ mà để mất cái lợi lớn. Danh lợi, địa vị, tiền bạc và lợi ích đều là tạm bợ, chúng đều là những thứ phù du, trong khi lẽ thật và sự sống là vĩnh cửu và bất biến. Nếu người ta giải quyết tâm tính bại hoại, thứ khiến họ phải theo đuổi địa vị và thanh thế, thì họ có hy vọng đạt được sự cứu rỗi(Biết tâm tính của một người là nền tảng để thay đổi nó, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra nếu cứ luôn bám vào tư lợi và hoàn toàn phớt lờ việc thực hành lẽ thật, Thì tôi sẽ là người phải chịu thiệt, chứ không phải người khác. Tôi sẽ đánh mất cơ hội đạt được lẽ thật, biến mình thành kẻ cực kỳ ngu ngốc. Trước kia, tôi đã sống theo các triết lý Sa-tan. Tôi tin rằng “Khi trò thạo nghề thì thầy mất việc”, nghĩ rằng nếu dạy người khác những gì mình biết thì tôi sẽ chịu thiệt. Nếu họ học hỏi nhanh, và cuối cùng là đạt kết quả tốt hơn tôi, thì tôi sẽ không có địa vị đặc biệt gì trong số mọi người. Chỉ khi đó tôi mới thấy đó là lối ngụy biện Sa-tan và là cách dối trá để tiếp cận sự việc. Sống như vậy chỉ có thể khiến tôi ngày càng ích kỷ, lọc lừa và thiếu nhân tính. Cuối cùng tôi sẽ bị Đức Chúa Trời vạch trần và gạt bỏ. Tôi phải gạt tư lợi sang một bên và chỉ dạy người khác những gì mình biết. Chỉ có như vậy mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời và sẽ làm tròn trách nhiệm của mình. Đó là cách để cảm thấy trong lòng thanh thản. Ngoài ra, khi các anh chị em có những ý tưởng mới dựa trên những gì tôi đã dạy họ, việc đó có thể nâng giá trị kỹ năng của tôi lên một bậc. Chuyện này chẳng có gì là thiệt hại cả. Tôi không muốn tiếp tục sống ích kỷ như vậy nữa, và hễ có được kỹ năng hay phương pháp nào tốt, tôi đều vui vẻ nói với mọi người.

Một ngày nọ, một người chị em đã hỏi tôi cách cải thiện để công việc hiệu quả. Tôi chợt nghĩ nếu mình chia sẻ các phượng pháp của nhóm mình với chị ấy và nhóm chị ấy làm tốt hơn, thì trông nhóm chúng tôi có vẻ dở hơn. Vậy thì mọi người sẽ nghĩ gì về tôi đây? Đúng lúc đó tôi lại nhớ đến lời Đức Chúa Trời: “Ngươi phải có thể làm tròn trách nhiệm của mình, thi hành nghĩa vụ và bổn phận của mình, gạt bỏ những tham muốn ích kỷ của mình, gạt bỏ những ý định và động cơ của riêng mình, cân nhắc đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và đặt lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, công tác của hội thánh cũng như bổn phận ngươi nên thực hiện lên trên hết. Sau khi trải nghiệm những điều này một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy đây là cách hành xử tốt, chính là sống quang minh lỗi lạc, không làm kẻ tiểu nhân bỉ ổi, là sống quang minh chính đại, không làm kẻ vô tích sự, bẩn thỉu, đáng khinh. Ngươi sẽ cảm thấy rằng đây là cách một người nên sống và hành động. Dần dần, ham muốn thỏa mãn lợi ích của bản thân trong lòng ngươi sẽ giảm đi(Chỉ có thể có được sự tự do và giải thoát bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Người chị em đó đã đến hỏi tôi cách để cải thiện hiệu quả công việc vì chị ấy nghĩ cho công tác của hội thánh. Tôi phải thôi nghĩ đến danh tiếng và địa vị mà quan tâm đến lợi ích của hội thánh, buông bỏ ham muốn và động cơ ích kỷ của bản thân mà giúp đỡ người khác. Vì vậy, tôi đã nói mọi thứ mình biết cho chị ấy. Khi làm như vậy, tôi cảm thấy rất thanh thản. Trước sự ngạc nhiên của tôi, chị ấy cũng đã cho tôi một số tài liệu học thuật hay ho, và nó đã giúp tôi cải thiện kỹ năng của mình. Tôi đã xúc động đến nỗi không biết phải nói gì. Tôi chỉ biết liên tục thầm cảm tạ Đức Chúa Trời. Việc học cách buông bỏ lợi ích cá nhân từng chút một cho phép tôi nếm trải vị ngọt của việc thực hành lẽ thật. Sau đó, tôi đã gửi toàn bộ tài liệu học thuật và kỹ năng cũng như kỹ thuật hữu dụng mà mình thu thập được cho người khác tham khảo.

Trải nghiệm này cho tôi thấy mình đã bị Sa-tan làm cho bại hoại trầm trọng thế nào. Tôi làm gì cũng nghĩ đến lợi ích cá nhân trước và không nghĩ cho công tác của hội thánh. Tôi đã thể hiện tâm tính giống hệt một kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng Đức Chúa Trời đã không đối xử với tôi theo những vi phạm của tôi. Ngài đã sắp đặt hết tình huống này đến tình huống khác để làm tinh sạch và chuyển hóa tôi. Đây là tình yêu của Đức Chúa Trời. Tôi cũng đã trải nghiệm được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Khi tôi đi sai đường, Đức Chúa Trời đã không để tôi thấy mặt Ngài và tôi làm gì cũng đi vào ngõ cụt. Khi tôi thực hành lời Đức Chúa Trời, sửa đổi động cơ, bảo vệ công tác của hội thánh, và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người, thì người khác đã bắt đầu trao đổi kỹ năng và kỹ thuật của họ, và công tác làm video của nhóm chúng tôi đã được cải thiện. Tôi đã thực sự cảm nghiệm được sự thanh thản đến từ việc hành động theo lời Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ đến tư lợi khi đối mặt với các vấn đề, nhưng tôi biết dựa vào Đức Chúa Trời và từ bỏ bản thân. Tạ ơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Phát hiện sự ngụy trá của mình

Bởi Tiểu Sảnh, Hồng Kông Năm ngoái, em chăm tưới cho tín hữu mới ở hội thánh. Em vừa phải chọn một số người có thể bồi dưỡng được vừa phải...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger