Điều gì ẩn sau sự mặc cảm tự ti?

20/10/2024

Bởi Hai Lun, Trung Quốc

Khi mới làm lãnh đạo, tôi và chị Trần Hiểu làm việc cùng nhau. Thấy Trần Hiểu có tố chất tốt và làm việc rất quyết đoán, còn tôi thì không biết ăn nói, tính cách lại bảo sao nghe vậy, kiến thức về nghiệp vụ cũng chỉ nửa vời, căn bản không làm được gì cả, nên tôi đã rất tự ti, cảm thấy bản thân không thích hợp làm lãnh đạo. Khi thấy Trần Hiểu thông công và xử lý đủ loại vấn đề rất thông thạo, còn tôi thì chỉ biết vụng về ngồi một bên, lòng tôi càng thêm chắc chắn rằng mình không đủ giỏi, tâm trạng cũng càng ngày càng chán nản. Trạng thái như thế kéo dài nhiều tháng. Sau đó, tôi lại tiếp tục giữ chức lãnh đạo hội thánh, lần này là làm việc với Lý Tuyết. Nhìn thấy Lý Tuyết không những xinh đẹp, có khí chất, mà làm việc còn lão luyện, vừa nhìn là biết cô ấy là một nữ cường trong công việc. Còn nhìn lại bản thân tôi, nói chuyện thì thiếu tự tin, không có chút quyết đoán nào, lúc có nhiều người hoặc gặp những người không thân thiết còn dễ bị luống cuống nữa, hoàn toàn không có dáng vẻ của một lãnh đạo. Trong lòng tôi không khỏi cảm thấy chán nản. Mỗi lần họp nhóm về, Lý Tuyết đều sẽ trình bày rất dõng dạc rằng cô ấy đã thăm hỏi về tình trạng của các anh chị em ra sao, kết hợp thế nào với lời Đức Chúa Trời để thông công giải quyết vấn đề, và các anh chị em xem trọng cô ấy thế nào. Cô ấy kể lại mà mặt mày tươi như hoa. Mặc dù tôi nhìn ra được rằng Lý Tuyết có hơi tự đề cao bản thân, nhưng rồi tôi lại nghĩ cô ấy vừa có tố chất tốt, vừa có năng lực làm việc, có thể giải quyết vấn đề, thì bộc lộ một chút bại hoại cũng không phải vấn đề lớn. Tôi không bằng cô ấy, tôi không có sự quyết đoán như vậy. Rồi khi đối mặt với khó khăn, tôi lại rụt rè, do dự, luôn nghĩ rằng bản thân không có năng lực, không dám thông công. Dần dần, tình trạng của tôi ngày càng tệ đi. Tôi càng thêm khẳng định rằng tố chất bản thân kém cỏi, không có thực tế lẽ thật, và không thích hợp làm lãnh đạo. Tôi cứ sống trong cảm xúc chán nản đó làm bổn phận thì qua loa chiếu lệ, làm cho có. Bởi vì liên tục không tìm kiếm lẽ thật và không thể thoát khỏi tình trạng tiêu cực, không bao lâu sau tôi bị cách chức. Một năm sau đó, các anh chị em lại một lần nữa chọn tôi làm lãnh đạo. Tôi làm việc với chị Ngô Phàm và nhanh chóng nhận ra chị ấy có tố chất tốt, có năng lực làm việc. Mỗi khi cùng nhau làm việc, về cơ bản cô ấy luôn là người chủ trì. Đặc biệt là có một lần, chúng tôi cùng tổ chức một buổi họp nhóm, Ngô Phàm đảm nhiệm phần lớn vai trò thông công, các anh chị em cũng nhiệt tình tham gia thông công với nhau. Tôi cũng muốn thông công, nhưng lại cảm thấy bản thân thông công không giỏi, thôi thì đừng tự làm mất mặt. Kết quả là tôi chẳng nói gì. Sau khi họp nhóm xong, tôi cảm thấy rất chán nản và cảm thấy bản thân không đủ giỏi để làm lãnh đạo. Tôi chỉ muốn làm một số công tác sự vụ chung, đem sức lực phục vụ là được rồi, chẳng muốn tiếp tục làm lãnh đạo.

Một ngày nọ, tôi kể cho các chị em nghe về tình trạng của bản thân. Một người chị em nhắc nhở tôi rằng trạng thái này mà không kịp thời giải quyết thì rất nguy hiểm, và tôi cần phải phản tỉnh cho tốt. Đến lúc đó tôi mới có chút ý thức: “Sao mình lại chán nản như thế? Làm sao mà một chút ý chí cố gắng cải thiện cũng không có?”. Trong những ngày kế tiếp, tôi không ngừng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi nhận biết tình trạng của bản thân và thoát khỏi cảm xúc chán nản. Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Có một số người khi còn nhỏ có ngoại hình bình thường, ăn nói vụng về, không nhanh trí cho lắm, khiến người trong gia đình và môi trường xã hội có những đánh giá không tốt về họ, nói những câu như: ‘Đứa trẻ này đần độn, chậm chạp và ăn nói vụng về. Nhìn con nhà người ta mà xem, chúng khéo mồm đến mức có thể sai khiến được người ta. Trong khi đứa trẻ này suốt ngày chỉ bĩu môi. Gặp người ta, nó không biết phải nói gì, làm gì sai cũng không biết giải thích hay biện minh cho bản thân và không thể làm mọi người vui. Đứa trẻ này là một đứa ngốc’. Cha mẹ nói thế, họ hàng và bạn bè nói thế, và giáo viên của họ cũng nói thế. Môi trường này tạo ra một áp lực vô hình nhất định đối với những cá nhân như vậy. Khi trải qua những môi trường này, họ vô tình phát triển một kiểu tâm lý nhất định. Là kiểu tâm lý gì? Họ nghĩ rằng họ không ưa nhìn, không được dễ mến cho lắm và người khác chẳng bao giờ vui khi gặp họ. Họ cho rằng mình học không giỏi, chậm chạp, luôn thấy xấu hổ khi mở miệng nói trước mặt người khác. Họ quá xấu hổ đến nỗi không nói được lời cảm ơn khi người ta cho họ thứ gì đó, họ tự nghĩ: ‘Tại sao mình luôn bị líu lưỡi như vậy chứ? Tại sao người khác lại ăn nói trôi chảy như vậy? Mình thật là ngu ngốc!’. Trong tiềm thức, họ cho rằng mình vô giá trị, nhưng vẫn không muốn thừa nhận mình vô giá trị, ngu ngốc như vậy. Trong thâm tâm họ luôn tự hỏi: ‘Mình có thực sự ngu ngốc như vậy không? Mình có thực sự khó ưa như vậy không?’. Cha mẹ không thích họ, anh chị em, giáo viên hay bạn học của họ cũng vậy. Và thỉnh thoảng người nhà, họ hàng, bạn bè nói về họ rằng: ‘Nó lùn, mắt mũi thì nhỏ, nhìn như vậy thì lớn lên sẽ không thành đạt được’. Thế là, khi nhìn vào gương, họ thấy mắt của họ thực sự nhỏ. Trong hoàn cảnh này, sự phản kháng, bất mãn, không muốn và không chấp nhận trong thâm tâm họ dần dần chuyển sang sự chấp nhận và thừa nhận những thiếu sót, khiếm khuyết và vấn đề của bản thân. Dù họ có thể chấp nhận thực tế này, nhưng thâm tâm họ vẫn nảy sinh một cảm xúc dai dẳng. Cảm xúc này được gọi là gì? Đó là mặc cảm tự ti. Những người cảm thấy tự ti không biết điểm mạnh của mình là gì. Họ chỉ nghĩ rằng họ không dễ mến, luôn cảm thấy ngu ngốc và không biết cách giải quyết mọi việc. Nói tóm lại, họ cảm thấy mình không thể làm được gì, không cuốn hút, không thông minh và phản ứng chậm chạp. Họ không nổi bật so với những người khác và không đạt điểm cao trong học tập. Sau khi lớn lên trong một môi trường như vậy, tư duy tự ti này dần chiếm lĩnh lòng họ. Nó trở thành một loại cảm xúc dai dẳng quấn lấy lòng ngươi, lấp đầy tâm trí ngươi. Cho dù ngươi đã trưởng thành, đã bước ra đời, đã kết hôn và có sự nghiệp, và bất kể địa vị xã hội của ngươi như thế nào đi nữa, thì cảm giác tự ti đã được gieo vào môi trường ngươi lớn lên này là điều không thể loại bỏ được. Ngay cả sau khi ngươi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời và gia nhập hội thánh, ngươi vẫn nghĩ rằng mình có ngoại hình trung bình, tố chất trí tuệ kém cỏi, không có tài ăn nói và không thể làm được gì. Ngươi nghĩ: ‘Mình sẽ chỉ làm những gì mình có thể. Mình không cần mưu cầu làm lãnh đạo, không cần mưu cầu những lẽ thật cao sâu, làm người kém quan trọng nhất là được rồi và cứ để người khác đối xử với mình tùy ý họ’. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ và các lãnh đạo giả xuất hiện, ngươi cảm thấy không thể phân định hay vạch trần họ, thấy ngươi không có khả năng để làm điều đó. Ngươi cảm thấy rằng miễn là bản thân mình không phải là lãnh đạo giả hay kẻ địch lại Đấng Christ là tốt rồi, miễn là ngươi không gây nhiễu loạn và gián đoạn thì ổn cả, và chỉ cần ngươi có thể đứng vững ở vị trí của mình là được rồi. Trong thâm tâm, ngươi cảm thấy rằng mình không đủ giỏi và không giỏi như những người khác, rằng những người khác có lẽ là những đối tượng được cứu rỗi, còn ngươi cùng lắm chỉ là một kẻ phục vụ, thế nên ngươi cảm thấy mình không đủ khả năng để mưu cầu lẽ thật. Cho dù ngươi có thể hiểu được bao nhiêu lẽ thật, thì ngươi vẫn cảm thấy rằng, vì Đức Chúa Trời đã tiền định cho ngươi có được kiểu tố chất như vậy và ngoại hình như vậy, thì có lẽ Ngài đã tiền định cho ngươi chỉ là một kẻ phục vụ và ngươi không liên quan gì đến việc mưu cầu lẽ thật, đến việc trở thành lãnh đạo, trở thành người phụ trách hay được cứu rỗi; thay vào đó, ngươi cam lòng trở thành người tầm thường nhất(Cách mưu cầu lẽ thật (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Nghiền ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình đang bị trói buộc trong cảm xúc tự ti. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn nghĩ rằng mình có ngoại hình bình thường, không giỏi ăn nói, tính cách lại bảo sao nghe vậy, thường cảm thấy chán nản và bị ức chế và tâm lý rất tự ti. Tôi nhớ hồi trước lúc còn công tác ở đơn vị, những đồng nghiệp quanh tôi rất giỏi ăn nói, lại biết nói ngọt, quản lý nhân viên cũng rất quyết đoán và được cấp trên vô cùng coi trọng. Còn tôi thì lại không khéo ăn khéo nói, không thể duy trì mối quan hệ tốt với các phòng ban khác, khi làm việc cũng thiếu quyết đoán. Có khi dây chuyền sản xuất gặp vấn đề, người khác sẽ dùng mối quan hệ của họ, nói vài câu dễ nghe là giải quyết được vấn đề, còn tôi thì không mở miệng ra được, vấn đề cũng không giải quyết được, chỉ biết nhốt mình trong nhà vệ sinh khóc thầm. Sau khi tin Đức Chúa Trời, nhìn thấy những anh chị em có học vấn cao hơn tôi, tố chất tốt, và làm việc quyết đoán, tôi vô cùng ganh tị. Tôi thấy mình không bằng người khác, tâm lý bị kìm kẹp ghê gớm. Kết quả là tôi rất hay tiêu cực, chùn bước, trốn tránh, và rất tự ti. Đây là tình trạng khi tôi làm việc cùng Trần Hiểu và Lý Tuyết, bởi vì họ biết ăn nói, tố chất tốt, và có năng lực làm việc, tôi cảm thấy rất tự ti trước họ. Thậm chí khi thấy Lý Tuyết tự đề cao bản thân, tôi không hề nghĩ rằng đó là vấn đề, còn cho rằng đó là thái độ quyết đoán trong công việc của cô ấy. Liên tục sống trong cảm xúc tự ti, tình trạng của tôi ngày càng tồi tệ, vì hiệu quả làm bổn phận không tốt, tôi đã bị cách chức. Tuy lần này tôi lại được các anh chị em chọn làm lãnh đạo hội thánh, nhưng sâu thẳm bên trong tôi vẫn rất tự ti, vì cảm thấy bản thân có tố chất kém cỏi, làm gì cũng không ra hồn, chắc chắn chỉ có thể làm kẻ phục vụ và sẽ không thể được cứu rỗi. Tôi nhận ra rằng bản thân đã bị cảm xúc tự ti trói buộc quá sâu sắc. Tôi nghĩ đến Đức Chúa Trời đã nhập thể và chịu đựng hết thảy thống khổ để cứu rỗi nhân loại, không ngừng bày tỏ lẽ thật, chăm tưới, và cung cấp cho nhân loại để càng nhiều người nhận được ơn cứu rỗi của Ngài, được cứu rỗi và tiếp tục sống sót. Nếu con người để lỡ cơ hội này, họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với đại họa sắp tới và sự trừng phạt muôn đời. Tôi đã không hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, vẫn cứ chìm sâu trong sự tiêu cực, hiểu lầm, và cam chịu rằng bản thân sẽ không được cứu rỗi. Tôi thậm chí còn không muốn cố gắng mưu cầu lẽ thật nữa. Tôi đã phản nghịch đến mức làm Đức Chúa Trời đau lòng. Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy rất tội lỗi và mắc nợ Ngài. Tôi không thể lại tiếp tục chán nản như vậy nữa, nên đã cầu nguyện với Ngài: “Lạy Đức Chúa Trời! Con sẵn sàng ăn năn với Ngài. Xin Ngài dẫn dắt để con có thể thoát ra khỏi cảm xúc tự ti tiêu cực này”.

Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Cuối cùng, có một điều Ta muốn nói với các ngươi: đừng để một cảm giác nhỏ nhặt hoặc một cảm xúc đơn giản, tầm thường nào đó quấn lấy ngươi trong suốt phần đời còn lại của ngươi đến nỗi nó ảnh hưởng đến việc ngươi đạt được ơn cứu rỗi và hủy hoại hy vọng được cứu rỗi của ngươi, có hiểu không? (Thưa, hiểu.) Cảm xúc này của ngươi không chỉ tiêu cực, mà nói chính xác hơn, nó thực sự chống lại Đức Chúa Trời và lẽ thật. Ngươi có thể nghĩ rằng đây là một cảm xúc trong nhân tính bình thường, nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, đây không chỉ là một vấn đề cảm xúc đơn giản, mà là một phương thức chống đối Đức Chúa Trời. Đó là một phương thức đặc trưng bởi những cảm xúc tiêu cực mà con người dùng để chống đối Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Vì vậy, Ta hy vọng ngươi, với tiền đề là mong muốn mưu cầu lẽ thật, hãy dò xét kỹ lưỡng bản thân để xem liệu mình có đang bám giữ những cảm xúc tiêu cực này và ngoan cố, ngu dại chống đối Đức Chúa Trời và cạnh tranh với Ngài hay không. Nếu thông qua việc xem xét, ngươi tìm ra câu trả lời, nếu ngươi đã nhận ra và đạt được nhận thức rõ ràng, thì Ta yêu cầu ngươi trước hết hãy buông bỏ những cảm xúc này. Đừng trân quý hay bám giữ chúng, vì chúng sẽ hủy hoại ngươi, chúng sẽ hủy hoại đích đến của ngươi, và chúng sẽ hủy hoại cơ hội và hy vọng của ngươi trong việc mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi(Cách mưu cầu lẽ thật (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời, lòng tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cảm xúc tiêu cực có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đến vậy. Thông qua sự mổ xẻ của lời Đức Chúa Trời, tôi mới nhận ra rằng thực chất của việc sống trong cảm xúc tiêu cực là đang đối đầu với Ngài và lẽ thật. Nếu không giải quyết vấn đề này, thì tôi sẽ tự hủy đi cơ hội được cứu rỗi. Tôi phản tỉnh lại những năm tháng sống trong cảm xúc tự ti của mình: Chỉ cần gặp phải một người anh chị em nào đó tài giỏi hơn, hoặc có tố chất tốt hơn, có năng lực làm việc hơn tôi, là tôi lại thấy tự ti và chán nản, bất mãn và chống lại hiện thực, không sẵn lòng đối mặt với tình cảnh này, nhưng lại không làm gì được. Tôi chẳng buồn nghĩ đến việc học hỏi từ điểm mạnh của người khác hay làm thế nào để hợp tác với họ và làm tốt bổn phận của mình. Thay vào đó, tôi lại đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì Ngài không cho tôi tố chất, ân tứ và sự quyết đoán. Tôi liên tục sống trong trạng thái tiêu cực, âm thầm đối đầu với Ngài, thậm chí có đôi khi tôi còn không muốn làm bổn phận nữa. Trong nhiều năm tin Đức Chúa Trời, tôi đã bị trói buộc sâu sắc bởi cảm giác tự ti và thường xuyên rơi vào trạng thái chán nản và thụ động. Tôi không có đủ ý chí để mưu cầu lẽ thật, chỉ cần bỏ ra chút công sức rồi thụ động làm theo là tôi đã thấy hài lòng. Chính vì thế, mặc dù trong bao năm qua tin Đức Chúa Trời, tôi luôn làm bổn phận và có nhiều cơ hội để rèn luyện, nhưng sự tiến bộ trong sự sống vẫn rất ít, vẫn cứ nghèo nàn và đáng thương như thế. Công tác Đức Chúa Trời sắp kết thúc rồi mà tôi lại bỏ lỡ quá nhiều cơ hội đạt được lẽ thật, và sự sống của tôi đã phải chịu nhiều tổn thất. Nếu không xoay chuyển tình trạng của mình, tôi sẽ hủy hoại mọi cơ hội được cứu rỗi. Vì vậy, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nhằm cố gắng tìm hiểu xem tâm tính bại hoại nào ẩn sau sự mặc cảm tự ti của tôi.

Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Hầu hết mọi người đều sẽ giở thói khôn lỏi, sẽ không tìm kiếm lẽ thật. Người ta rất xem trọng lợi ích, thể diện của mình và vị trí hoặc tầm quan trọng của bản thân trong lòng người khác. Đó là thứ duy nhất mà người ta yêu quý. Người ta nắm chặt lấy những thứ này và coi chúng như mạng sống của chính mình. Và cách họ được Đức Chúa Trời nhìn nhận hoặc đối xử như thế nào chỉ có tầm quan trọng thứ yếu; trong lúc này, họ phớt lờ điều đó; trong lúc này, họ chỉ suy nghĩ xem họ có phải là sếp của nhóm hay không, liệu người khác có nể phục họ và liệu lời nói của họ có trọng lượng hay không. Mối quan tâm đầu tiên của họ là chiếm giữ vị trí đó. Khi ở trong một nhóm, hầu như tất cả mọi người đều tìm kiếm loại vị trí này, loại cơ hội này. Khi họ tài cao, tất nhiên họ muốn trở thành người quan trọng nhất; nếu họ có khả năng bình thường, họ vẫn muốn giữ vị trí cao hơn trong nhóm; và nếu họ giữ vị trí thấp trong nhóm, có tố chất và năng lực bình thường, họ cũng sẽ muốn người khác xem trọng mình, không thể để người khác coi thường mình. Thể diện và tôn nghiêm của những người này là trận địa tối hậu của họ: họ nhất định phải giữ vững cho bằng được. Họ có thể không có nhân cách, và không được Đức Chúa Trời chấp thuận hay đồng ý, nhưng trong một nhóm, họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội dùng mánh khóe vì thể diện, địa vị và sự xem trọng của những người khác – đó là tâm tính Sa-tan. Nhưng mọi người đều không ý thức được điều này. Họ cho rằng họ phải bám vào chút thể diện này cho đến tận cùng. Họ không biết được rằng chỉ khi những thứ viển vông và hời hợt này bị loại bỏ hoàn toàn và gạt sang một bên thì họ mới trở thành một con người đích thực. Nếu một người bảo vệ những thứ đáng lẽ phải vứt bỏ này như sự sống của họ, thì họ sẽ đánh mất sự sống của mình. Họ không biết lợi hại gì. Và vì vậy, khi họ hành động, họ luôn chừa lại gì đó, luôn cố gắng bảo vệ thể diện và địa vị của chính mình, họ đặt những điều này lên hàng đầu, vì bản thân mà nói năng, ngụy biện. Vì bản thân mà làm đủ mọi việc. Có chuyện gì vẻ vang rạng rỡ là họ luôn lao tới, để mọi người biết rằng họ có phần. Thực ra chuyện đó không liên quan gì đến họ, nhưng họ không bao giờ muốn bị bỏ lại phía sau, luôn sợ người khác coi thường mình, luôn sợ người khác nói rằng họ chẳng là gì, việc gì cũng làm không được, tài cán gì cũng không có. Chẳng phải tất cả những điều này là do tâm tính Sa-tan chi phối sao? Khi ngươi có thể buông bỏ những thứ như thể diện và địa vị, ngươi sẽ thoải mái và tự do hơn nhiều; ngươi sẽ đặt chân lên con đường làm người trung thực. Nhưng đối với nhiều người, điều này không dễ đạt được(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng bản thân cảm thấy tự ti không phải vì tố chất kém cỏi, không giỏi ăn nói, hay ngoại hình bình thường, mà đúng hơn là vì Sa-tan đã tẩy não tôi bằng một số quan điểm sai lầm về điều mà tôi mưu cầu. Tôi đã quá coi trọng thể diện và địa vị. Tôi đã bị hun đúc bởi những chất độc của Sa-tan như “Người vươn lên cao, nước chảy xuống thấp”, “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện” và “Người chết để tên, chim đi để tiếng”. Không gì quan trọng với tôi hơn thể diện, địa vị và sự tôn trọng của người khác. Tôi nghĩ rằng chỉ khi đạt được những điều này thì sống mới có ý nghĩa và có giá trị. Hồi trước, khi còn đi làm, thấy các đồng nghiệp lanh lợi, giỏi ăn nói, khéo ứng xử, và được cấp trên công nhận cũng như đánh giá cao, thì tôi rất ngưỡng mộ, cũng muốn được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao như vậy. Nhưng tôi chỉ có ngoại hình bình thường, lại còn không biết ăn nói, cũng không giỏi xây dựng các mối quan hệ, tôi thấy rất tự ti. Gặp khó khăn cũng không dám nói với đồng nghiệp, chỉ biết khóc thầm trong nhà vệ sinh. Tôi sợ nếu người khác biết được, họ sẽ càng coi thường và chê bai tôi. Giai đoạn đó tôi đã sống rất đau khổ. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn tiếp tục sống theo quan điểm của những người ngoại đạo, luôn nghĩ rằng để làm lãnh đạo hoặc người phụ trách, cần phải có phong thái của một nhà lãnh đạo, nói chuyện quả quyết, có khí phách, biết sắp xếp mọi thứ và có năng lực làm việc tốt, như thế thì dù đi đâu, họ cũng đều được tôn trọng, có thể tự khẳng định mình và được đánh giá cao. Khi nhìn thấy các anh chị em cộng sự giỏi hơn mình, ăn nói quyết đoán và có năng lực làm việc, tôi liền nghĩ bản thân thật tệ ở mọi mặt. Bởi vì tôi không đạt được sự tôn trọng và công nhận của người khác, lòng khao khát danh tiếng và địa vị cũng không được thỏa mãn, tôi không còn muốn làm lãnh đạo nữa và chỉ muốn tránh xa môi trường đó rồi gia nhập một nhóm người khác. Như thế thì sẽ không phải để lộ nhược điểm và sự vô dụng của mình nữa và sẽ không bị người khác coi thường. Khi phản tỉnh điều này, tôi nhận ra rằng chất độc của Sa-tan đã ăn sâu vào trong lòng mình, tôi đã theo đuổi danh dự, địa vị, muốn được người khác tôn trọng và ngưỡng mộ. Tôi đã xem đây là những điều tích cực. Một khi những dục vọng của bản thân không được thỏa mãn, tôi liền không còn tâm trạng làm bổn phận nữa, trở nên tiêu cực, đối đầu, không thể thuận phục sự tể trị và sự an bài của Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình đã bị Satan làm cho bại hoại quá sâu sắc, ham muốn danh tiếng và địa vị của tôi quá mạnh mẽ. Nếu còn tiếp tục như thế, thì chỉ có thể bị Đức Chúa Trời ghê tởm và loại bỏ. Tôi không muốn tiếp tục đi theo con đường sai trái này nữa và sẵn lòng ăn năn với Đức Chúa Trời, làm bổn phận của mình tới nơi tới chốn theo yêu cầu của Ngài, thuận phục sự tể trị và an bài của Ngài.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời: “Khi cảm giác tự ti đã ăn sâu vào lòng ngươi, chúng không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến ngươi mà còn nắm vai trò chủ đạo trong quan điểm của ngươi về con người và sự việc cũng như cách hành xử và hành động. Vậy thì những người bị cảm giác tự ti chi phối sẽ nhìn nhận con người và sự việc như thế nào? Họ coi người khác giỏi hơn mình, và họ cũng xem những kẻ địch lại Đấng Christ giỏi hơn mình. Mặc dù những kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính xấu xa và có nhân tính kém cỏi, nhưng họ vẫn coi đó như những người để noi theo và là hình mẫu để học hỏi. Họ thậm chí còn tự nhủ: ‘Hãy nhìn xem, mặc dù họ có tâm tính xấu và nhân tính tà ác, nhưng họ có ân tứ và có năng lực trong công tác hơn mình. Họ có thể thoải mái thể hiện khả năng trước mặt người khác và nói trước rất nhiều người mà không hề đỏ mặt hay tim đập nhanh. Họ thực sự can đảm. Mình không thể đọ lại với họ. Đơn giản là mình không đủ can đảm’. Điều gì đã gây ra điều này? Phải nói rằng một phần nguyên nhân là do cảm giác tự ti của ngươi đã ảnh hưởng đến sự phán đoán của ngươi về thực chất của mọi người, cũng như góc độ và lập trường của ngươi khi nhìn nhận người khác. Chẳng phải thế sao? (Thưa, phải.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng cảm xúc tự ti có thể ảnh hưởng đến cách ta nhìn nhận con người và sự việc. Phản tỉnh lại lúc bản thân sống trong cảm xúc tự ti, tôi nhận ra mình chỉ tập trung vào ân tứ bên ngoài của con người, tố chất của họ, và họ có nói năng, làm việc quyết đoán hay không. Tôi biến chúng thành tiêu chuẩn đánh giá tố chất con người, vậy mà tôi lại không chú ý đến việc phân định nhân tính, thực chất và con đường mà họ đi. Nhớ lại lúc cùng làm việc với Lý Tuyết, tôi chỉ thấy chị ấy hoạt ngôn, nói chuyện và làm việc quyết đoán, nhưng lại không chú trọng phân định hành vi của chị ấy. Tôi còn tưởng rằng chị ấy có vốn liếng hơn tôi, nên việc chị ấy đề cao bản thân cũng là bình thường. Tôi thật sự quá hồ đồ!

Sau đó, tôi bắt đầu suy ngẫm: tôi cứ luôn cho rằng những người biết ăn nói, có ân tứ, nói chuyện quyết đoán và có năng lực làm việc là người có tố chất tốt, nhưng đánh giá tố chất con người như vậy liệu có đúng không? Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Làm cách nào để chúng ta đánh giá tố chất của con người? Cách làm phù hợp là nhìn vào thái độ của họ đối với lẽ thật và liệu họ có thể lĩnh hội lẽ thật hay không. Có những người có thể học một số chuyên ngành rất nhanh, nhưng khi nghe lẽ thật lại mơ hồ và ngủ gật. Trong lòng, họ trở nên hồ đồ, nghe không vào, nghe không hiểu – đây chính là tố chất kém. Có những người, khi ngươi bảo họ có tố chất kém, thì họ không đồng ý. Họ cho rằng mình có trình độ văn hóa và tri thức cao thì nghĩa là có tố chất tốt. Văn hóa cao có đại diện cho tố chất cao không? Không. Nên đánh giá tố chất của con người như thế nào? Nên đánh giá dựa trên trình độ lĩnh hội lời Đức Chúa Trời và lẽ thật của họ. Đây là cách chuẩn xác nhất. Có những người giỏi ăn nói, nhanh trí và đặc biệt giỏi giao tiếp – nhưng khi nghe giảng đạo, thì có nghe thế nào cũng không hiểu, và khi đọc lời Đức Chúa Trời, thì có đọc thế nào cũng không hiểu. Khi nói về chứng ngôn trải nghiệm của mình, họ luôn nói câu chữ và đạo lý, lộ ra mình chỉ là dạng nghiệp dư và cho người khác cảm giác họ không có hiểu biết thuộc linh. Đó là người có tố chất kém. Vậy những người như thế có đủ năng lực để làm việc cho nhà Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Tại sao? (Thưa, bởi vì họ không có các nguyên tắc lẽ thật.) Đúng vậy, đó là điều đến đây các ngươi nên hiểu được(Hiểu lẽ thật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện bổn phận của một người cho đúng, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng chúng ta không nên đánh giá tố chất của con người dựa trên việc họ có học vấn thế nào, ân tứ bên ngoài của họ ra sao, đầu óc của họ linh hoạt đến mức nào, hay họ hoạt ngôn ra sao, mà nên dựa trên việc liệu họ có thể lĩnh hội chính xác lời Đức Chúa Trời hay không hay có thể lĩnh hội thực tế trong lời Đức Chúa Trời được không. Cũng có nghĩa là họ có thể hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời thông qua lời Ngài, nhận biết tâm tính bại hoại và thực chất tâm tính của mình thông qua lời Đức Chúa Trời hay không. Tôi nghĩ đến Lý Tuyết, dù chị ấy có ân tứ, biết ăn nói, làm việc quyết đoán, nhưng lại không thể nói ra được sự biết mình thực sự, hay bất kỳ lời chứng trải nghiệm nào về lời Đức Chúa Trời. Các anh chị em đã nhiều lần chỉ ra vấn đề tự đề cao và khoe khoang bản thân của chị ấy. Nhưng dù đã thừa nhận bản thân mình đúng là có vấn đề này, chị ấy lại không bao giờ nhận ra bản chất và hậu quả nghiêm trọng của việc quá đề cao bản thân. Trong lúc thực hiện bổn phận, chị ấy liên tục tự đề cao bản thân và thậm chí còn hạ thấp người khác, đến tận lúc bị cách chức, chị ấy vẫn không hề phản tỉnh hay biết mình. Từ đó, tôi thấy được rằng Lý Tuyết có ân tứ nhưng không phải là người có tố chất tốt. Tôi liên tưởng đến cách Đức Chúa Trời mổ xẻ Phao-lô. Mặc dù Phao-lô có ân tứ, đã viết rất nhiều thư, và rao truyền phúc âm đến rất nhiều người, nhưng ông không lĩnh hội được lẽ thật và cuối cùng không thể nhận ra bản chất Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời của mình. Vì vậy, Phao-lô không phải là người có tố chất tốt. Sau khi hiểu ra những điều này, lòng tôi cảm thấy sáng tỏ hơn một chút. Tôi nhận ra rằng bản thân đã không hiểu lẽ thật và luôn nghĩ rằng có học vấn, biết ăn nói, làm việc quyết đoán là có tố chất tốt. Ngược lại, thiếu những điều này thì là tố chất kém. Vì thế, tôi thường quy định bản thân là một người có tố chất kém cỏi, không đủ năng lực làm lãnh đạo hoặc người làm công. Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng tố chất tốt hay không, chủ yếu là nên xem năng lực lĩnh hội lời Đức Chúa Trời của một người như thế nào, có thể hiểu được lẽ thật, và có nguyên tắc khi thực hiện bổn phận hay không. Dựa theo lời Đức Chúa Trời để nhìn nhận con người và sự việc mới là chính xác nhất.

Sau đó, tôi đọc được hai đoạn nữa trong lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Vậy làm sao ngươi có thể đánh giá và biết chính xác về bản thân mình, đồng thời thoát khỏi cảm giác tự ti? Ngươi nên lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở để đạt được hiểu biết về bản thân mình, tìm hiểu nhân tính, tố chất và tài năng của mình như thế nào, và mình có điểm mạnh gì. Ví dụ, giả sử trước đây ngươi thích hát và hát rất hay, nhưng có người cứ chê bai ngươi, coi thường ngươi, nói ngươi không phân biệt được nốt nhạc và hát lạc điệu, nên giờ ngươi cảm thấy mình hát không hay và không còn dám hát trước mặt người khác. Bởi vì những người trần tục, hồ đồ và tầm thường đó đã đưa ra những đánh giá và phán xét không chính xác về ngươi, nên hạn chế những quyền mà nhân tính ngươi xứng đáng được hưởng, và đè nén tài năng của ngươi. Kết quả là, ngươi thậm chí không dám hát một bài hát, và ngươi chỉ đủ can đảm để thoải mái và hát thật to khi không có ai xung quanh hoặc khi chỉ có một mình. Bởi vì ngươi thường cảm thấy bị kìm nén khủng khiếp, nên khi không ở một mình thì ngươi không dám hát một bài hát nào; ngươi chỉ dám hát khi ở một mình, tận hưởng khoảng thời gian khi có thể hát to, hát rõ, và đó là khoảng thời gian tự do, tuyệt vời biết bao! Chẳng phải thế sao? Vì những tổn hại mà người ta đã gây ra cho ngươi, ngươi không biết hoặc không thể thấy rõ những gì ngươi thực sự có thể làm, những gì ngươi giỏi và những gì ngươi không giỏi. Trong tình huống này, ngươi phải đánh giá đúng và đo lường chính xác bản thân theo lời Đức Chúa Trời. Ngươi nên xác định những gì mình đã học được, điểm mạnh của mình nằm ở đâu, và bước ra làm bất cứ điều gì ngươi có thể làm; còn những việc ngươi không làm được, những thiếu sót và khuyết điểm của mình thì ngươi nên tự phản tỉnh để biết, đồng thời cũng nên đánh giá chính xác và biết tố chất của mình như thế nào, tốt hay xấu. Nếu ngươi không thể hiểu hay có hiểu biết rõ ràng về các vấn đề của chính mình, thì hãy nhờ những người có hiểu biết quanh mình đánh giá ngươi. Cho dù những gì họ nói có chính xác hay không, thì ít nhất nó cũng cho ngươi thông tin để tham khảo và cân nhắc, đồng thời giúp ngươi có đánh giá hoặc nhận định cơ bản về bản thân mình. Sau đó, ngươi có thể giải quyết vấn đề về thực chất của những cảm xúc tiêu cực như tự ti, và dần dần thoát khỏi chúng. Những cảm giác tự ti như vậy rất dễ giải quyết nếu người ta có thể phân định được nó, tỉnh thức về nó và tìm kiếm lẽ thật(Cách mưu cầu lẽ thật (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). “Điều Đức Chúa Trời hy vọng thấy được không phải là ngươi vứt bỏ sự mưu cầu đối với lẽ thật, không phải là thái độ vò đã mẻ lại còn sứt, mà là sau khi hiểu tất cả chân tướng này, ngươi có thể vững vàng hơn, yên tâm mạnh dạn mà mưu cầu lẽ thật, và nhận thức rõ ràng Đức Chúa Trời là Đấng công chính. Chỉ cần khi đi đến cuối con đường này, ngươi đạt đến tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời cho ngươi, đi trên con đường được cứu rỗi, thì Đức Chúa Trời sẽ không vứt bỏ ngươi(Chỉ bằng cách giải quyết những quan niệm của mình thì mới có thể tiến vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời (2), Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi tìm thấy một con đường để giải quyết cảm xúc tự ti trong tôi. Đó chính là nhìn nhận mọi sự theo lời Đức Chúa Trời, nhận biết ưu nhược điểm của bản thân một cách chính xác, những gì bản thân làm được thì phải cố hết sức mà làm, đồng thời tiếp cận đúng đắn cũng như tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những điều mà mình nhìn không thấu hay làm không được. Tôi hồi tưởng lại lúc mới làm lãnh đạo và người phụ trách: Lúc đầu, tôi có thể làm một vài công tác thực tế nhờ việc để tâm hợp tác, nhưng sau đó lại bị cách chức vì quá tiêu cực, chểnh mảng, và đạt kết quả kém khi làm bổn phận do cứ mãi sống theo tâm tính bại hoại của mình. Tố chất kém chắc chắn không phải lý do duy nhất khiến tôi bị cách chức. Hơn nữa, các anh chị em xung quanh đều nói rằng tôi có tố chất trung bình chứ không tính là kém. Nếu chăm chỉ phối hợp cùng các anh chị em khác khi làm bổn phận, tôi vẫn có thể làm được chút ít gì đó. Sau khi nhận ra điều này, tôi đã có được thái độ đúng đắn đối với bản thân. Mặc dù tố chất của tôi không tốt lắm, và có một số vấn đề tôi không nắm rõ nguyên tắc, nhưng tôi có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các anh chị em để bù đắp cho những thiếu sót của mình, đồng thời nỗ lực nâng cao tố chất bản thân. Bằng cách này, tôi sẽ tiến bộ được đôi chút. Nhận thức được những điều này, tôi tìm được một con đường thực hành và cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Tôi không muốn bị trói buộc bởi cảm xúc tự ti nữa và sẵn sàng làm bổn phận cho tốt cũng như tập trung vào thực hành lẽ thật để thỏa mãn Đức Chúa Trời.

Sau đó, có một lần, tôi tham dự một buổi họp nhóm nhỏ với một người chị em tên Tiểu Diệp phụ trách công tác văn tự. Tiểu Diệp có thể truyền đạt tâm ý của Đức Chúa Trời thông qua việc thông công lời Ngài và kết hợp trải nghiệm cá nhân mà thông công, rất hữu ích cho mọi người. Các anh chị em nghe xong đều gật đầu và ghi chép lại. Nhìn thấy cảnh đó, cảm giác tự ti lại lần nữa len lỏi trong tôi. Tôi cho rằng Tiểu Diệp giỏi hơn tôi và thích hợp làm lãnh đạo hơn tôi. Tuy nhiên, ngay khi cảm xúc tự ti này xuất hiện, tôi nhớ lại đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Ngươi nên xác định những gì mình đã học được, điểm mạnh của mình nằm ở đâu, và bước ra làm bất cứ điều gì ngươi có thể làm; còn những việc ngươi không làm được, những thiếu sót và khuyết điểm của mình thì ngươi nên tự phản tỉnh để biết, đồng thời cũng nên đánh giá chính xác và biết tố chất của mình như thế nào, tốt hay xấu(Cách mưu cầu lẽ thật (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Thật vậy, mỗi người có tố chất và thế mạnh khác nhau, đây là sự an bài và tể trị của Đức Chúa Trời. Dù tôi có tố chất thế nào, tôi vẫn phải luôn tận lực thực hiện trách nhiệm và bổn phận của mình. Mặc dù tôi không có tố chất tốt như người khác và khả năng biểu đạt cũng không giỏi lắm, nhưng chỉ cần tôi có chút hiểu biết và trải nghiệm đối với lời Đức Chúa Trời, thì tôi nên xác định đúng ý định, thông công tất cả những gì bản thân lĩnh hội và hiểu biết được để làm hết trách nhiệm của mình. Đây là những gì tôi phải làm được. Nhận ra được điều đó, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều, không còn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tự ti nữa, và sẵn sàng thực hành theo lời Đức Chúa Trời, hiểu bao nhiêu thì thông công bấy nhiêu, làm hết trách nhiệm của mình. Sau đó, tôi thông công những gì bản thân lĩnh hội và hiểu được từ lời Đức Chúa Trời. Thấy được bản thân có thể mang lại chút lợi ích và sự giúp đỡ cho các anh chị em, trong lòng tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời! Tôi có được những thu hoạch và thay đổi này đều là nhờ lời Ngài khai sáng và dẫn dắt.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Sự ăn năn của một kẻ giả hình

Bởi Tâm Duệ, Hàn QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Phụng sự Đức Chúa Trời không phải là nhiệm vụ đơn giản. Những người có tâm tính bại...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger