Đằng sau Nỗi sợ Thổ lộ

29/05/2022

Bởi Diệp Hân Thảo, Myanmar

Tháng 3 năm 2020, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt, và sớm được thực hiện bổn phận. Không lâu sau, tôi được bầu làm chấp sự Phúc Âm. Tôi rất vui vì chuyện này và nghĩ, “Các anh chị em thực hiện bổn phận lâu hơn nhưng mình vẫn được chọn. Có vẻ đối với các anh chị em, mình là người có tố chất, biết mưu cầu lẽ thật. Mình phải thực hiện bổn phận thật tốt để họ thấy đã không chọn sai người”. Sau đó, tôi tích cực theo sát công tác của các anh chị em. Thấy họ ở trong tình trạng xấu, tôi liền tìm lời Đức Chúa Trời để thông công, khi có trải nghiệm Phúc Âm hay, tôi liền chia sẻ với họ. Sau một thời gian, một số anh chị em bị động trong bổn phận bây giờ đã trở nên chủ động hơn, tôi cảm thấy mình thực sự có năng lực trong công tác này. Nếu lãnh đạo mà biết chuyện, họ chắc chắn sẽ nói tôi giỏi việc này và bồi dưỡng tôi. Nghĩ vậy, tôi rất phấn khích và có thêm động lực trong bổn phận. Khi công tác Phúc Âm hiệu quả, tôi gửi tin mừng cho cả nhóm, mong tất cả anh chị em thấy được kết quả tốt trong bổn phận của tôi. Tôi còn nhiều lần phô trương với các anh chị em. Khi theo dõi công tác của họ, đầu tiên tôi hỏi họ có vấn đề hay khó khăn gì không, rồi tôi cố ý nói, “Ngoài giải quyết khó khăn của anh chị, tôi còn phải theo dõi công tác của nhiều anh chị em khác. Ngày nào cũng bận rộn, và tôi đi ngủ rất khuya”. Nghe tôi nói vậy, một số anh chị em nói, “Dạo này chúng tôi không có khó khăn gì cả. Chị à, cảm ơn chị vì đã làm việc vất vả”. Nghe họ nói như thế, trong lòng tôi rất vui sướng, cảm thấy chắc họ nghĩ tôi gánh vác trong bổn phận, sẵn lòng trả giá, và là một người có trách nhiệm.

Một hôm, có anh tới gặp tôi thổ lộ và thông công về tình trạng của mình. Anh ấy nói, “Tôi luôn cố làm mọi người coi trọng trong bổn phận. Khi theo dõi hiệu quả bổn phận của người khác, tôi luôn nói với tư cách trưởng nhóm và luôn phô trương khi nói chuyện…”. Tôi thoáng chột dạ khi nghe nói như thế. Chẳng phải tôi cũng thế sao? Khi theo dõi công tác của các anh chị em, tôi luôn muốn người khác biết rằng tôi không còn là tín hữu bình thường nữa, mà là một chấp sự. Thỉnh thoảng tôi lại cố ý nói rằng mình có nhiều công tác phải theo dõi và bận đến nỗi đi ngủ rất khuya. Tôi muốn người khác thấy tôi gánh vác và có tinh thần trách nhiệm trong bổn phận. Tôi cũng muốn phô trương để người khác coi trọng tôi. Tôi muốn thổ lộ và thông công với anh ấy để cùng tìm giải pháp cho tình trạng này, nhưng rồi tôi nghĩ, “Giờ mình là chấp sự Phúc Âm. Nếu thổ lộ về sự bại hoại của mình, liệu anh ấy có thấy mình quá bại hoại và ưu tiên địa vị không? Liệu anh ấy có đánh giá xấu về mình không? Vậy thì hình ảnh đẹp mình đã xây dựng sẽ tiêu tan”. Nghĩ vậy, tôi quyết định không thổ lộ, nên tôi mở lời an ủi anh ấy, “Không sao, tôi cũng bại hoại mà”. Rồi nói mấy lời để thông công với anh ấy, chỉ vậy thôi.

Một lần khác, một nhóm tôi phụ trách bầu ra trưởng nhóm, và tôi nghĩ, “Vì có trưởng nhóm phụ trách công tác rồi, mình không cần phải theo dõi nữa”. Nên tôi không lắng nghe kỹ trong lúc thảo luận công tác. Ở những buổi họp của họ, tôi chỉ nghe cho có lệ. Cứ như thế, một tháng trôi qua trong nháy mắt, và hiệu quả công tác của nhóm đó giảm sút đáng kể. Ở một buổi họp, các anh chị em đều phản tỉnh thái độ của mình với bổn phận dựa vào lời Đức Chúa Trời, cũng như thổ lộ để vạch trần sự bại hoại của họ. Tôi biết mình vô trách nhiệm và lơ là khi giám sát công tác của họ, khiến công tác kém hiệu quả, nhưng tôi không đủ dũng khí để thông công về việc đó. Trong lòng họ, tôi là người siêng năng và có trách nhiệm trong bổn phận, mọi người đều nghĩ tốt về tôi. Tôi lo rằng sau khi thổ lộ, các anh chị em sẽ có nghĩ xấu về tôi. Họ sẽ nghĩ tôi lơ là và vô trách nhiệm trong bổn phận. Khi lãnh đạo biết, họ sẽ có đánh giá không tốt về tôi, và sẽ tước bổn phận của tôi. Thế thì sẽ bị bẽ mặt lắm. Lúc này, lãnh đạo hỏi tôi có muốn thông công không, mà tôi cứ thấy mâu thuẫn trong lòng. Tôi muốn thông công, nhưng sợ địa vị và hình ảnh bị hủy hoại nếu nói ra, nhưng nếu không nói, sẽ là giấu diếm và giở trò. Tôi phải làm sao đây? Tôi rất lo lắng. Cuối cùng, tôi nghĩ, “Thôi bỏ đi, lần này mình sẽ không thông công. Ít ra cũng qua được lúc này đã”. Sau buổi họp, tôi cảm thấy rất buồn và tội lỗi, như thể có gánh nặng vô cùng lớn đè lên tôi. Nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời để tìm kiếm. Tại sao tôi lại sợ thổ lộ về sự bại hoại của mình? Tại sao tôi luôn ngụy trang bản thân, luôn ưu tiên và địa vị và hình ảnh của mình?

Tôi đã đọc hai đoạn lời Đức Chúa Trời và hiểu được đôi chút về bản thân. Lời Đức Chúa Trời phán: “Là tâm tính gì vậy khi người ta luôn tạo một vỏ bọc, luôn che đậy bản thân mình, luôn vờ vịt để những người khác đánh giá cao về họ, và không thể nhìn ra những lỗi lầm hay thiếu sót của họ, khi họ luôn cố gắng thể hiện mặt tốt nhất của mình với mọi người? Đây là sự kiêu ngạo, giả tạo, giả hình, nó là tâm tính của Sa-tan, nó là điều gì đó tà ác. Hãy xem các thành viên của chế độ Sa-tan: dù họ có đấu đá, thù hận hay giết chóc đằng sau hậu trường nhiều như thế nào thì cũng không ai được phép báo cáo hoặc phơi bày điều này. Hơn nữa, họ làm mọi thứ có thể để che đậy nó. Trước công chúng, họ làm hết mình để che đậy bản thân, nói rằng họ yêu mọi người biết bao, họ vĩ đại, vinh quang và đúng đắn biết bao. Đây là bản tính của Sa-tan. Đặc điểm nổi bật của khía cạnh này trong bản tính Sa-tan là thủ đoạn và lừa dối. Và mục đích của sự thủ đoạn và lừa dối này là gì? Để lừa bịp mọi người, ngăn không cho họ nhìn thấy bản chất và chân tướng của nó, và do đó đạt được mục đích là củng cố sự thống trị của nó. Những người bình thường có thể không có được quyền lực và địa vị như vậy, nhưng họ cũng muốn làm cho những người khác có nhận xét tốt về họ, và để mọi người đánh giá cao về họ, và cho họ một địa vị cao trong lòng mọi người. Một tâm tính bại hoại là như vậy(“Những nguyên tắc một người nên cư xử” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Để là một người trung thực, trước tiên, ngươi phải giãi bày lòng mình để mọi người có thể nhìn vào nó, nhìn thấy tất cả những gì ngươi đang suy nghĩ, và thoáng thấy bộ mặt thật của ngươi; ngươi không được cố ngụy trang hay ngụy tạo bản thân để trông tốt đẹp. Chỉ khi đó mọi người mới tin tưởng ngươi và xem ngươi là trung thực. Đây là thực hành cơ bản nhất, và là điều kiện tiên quyết của việc được nên một người trung thực. Ngươi cứ mãi giả vờ, cứ mãi làm ra vẻ thánh thiện, đức hạnh, vĩ đại và làm ra vẻ có phẩm chất đạo đức cao thượng. Ngươi không để mọi người thấy sự bại hoại của ngươi và những khiếm khuyết của ngươi. Ngươi thể hiện một hình ảnh sai lệch cho mọi người, để họ tin rằng ngươi là người đứng đắn, vĩ đại, hy sinh bản thân, công bằng và vị tha. Chẳng phải đây là sự giả dối và lừa dối sao? Đừng đội lốt ngụy trang, và đừng ngụy tạo chính mình; thay vào đó, hãy bộc lộ bản thân và giãi bày tấm lòng mình cho người khác thấy. Nếu ngươi có thể giãi bày tấm lòng cho người khác thấy, và giãi bày tất cả những suy nghĩ và dự định của mình – cả tích cực lẫn tiêu cực – thì chẳng phải là ngươi đang trung thực hay sao? Nếu ngươi có thể bộc lộ bản thân cho người khác thấy, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ thấy ngươi và nói: ‘Ngươi đã bộc lộ bản thân cho người khác thấy, và vì thế, ngươi chắc chắn cũng trung thực trước Ta’. Nếu ngươi chỉ bộc lộ bản thân trước Đức Chúa Trời khi khuất mắt người khác, và luôn giả vờ vĩ đại và đạo đức hoặc công bằng và vị tha khi ở cùng họ, thì Đức Chúa Trời sẽ nghĩ gì và nói gì? Ngài sẽ nói: ‘Ngươi đích thực là giả dối; toàn đạo đức giả và nhỏ nhen; và ngươi không phải là một người trung thực’. Đức Chúa Trời sẽ kết tội ngươi như vậy(“Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy trong lòng đau nhói. Lời Đức Chúa Trời vạch trần chính xác tình trạng của tôi. Từ khi được bầu làm chấp sự Phúc Âm, tôi cảm thấy mình có tố chất tốt hơn và vóc giạc lớn hơn các anh chị em bình thường, nên tôi luôn muốn mọi người thấy mặt tốt của mình. Tôi che đậy sự bại hoại và thiếu sót của mình để người khác không biết. Bổn phận có chút hiệu quả là tôi muốn phô trương. Tôi quá háo hức gửi tin mừng cho nhóm vì tôi muốn các anh chị em, lãnh đạo, và các đồng sự thấy được. Tôi cũng cố ý nói cho người khác biết tôi phụ trách theo dõi nhiều công tác và rất bận rộn để họ biết tôi có trách nhiệm trong bổn phận. Tôi đã che đậy và ngụy trang bản thân để xây dựng một hình ảnh bản thân tích cực, có trách nhiệm, biết mưu cầu lẽ thật. Mục đích của tôi là để khiến các anh chị em coi trọng. Nhưng thực ra tôi không hề như thế. Tôi cũng bại hoại – Tôi phô trương trong bổn phận, lơ là, và không thực hiện công tác thực tế. Nhưng tôi không bao giờ thổ lộ về sự bại hoại của mình, vì tôi sợ các anh chị em sẽ biết tôi ham muốn địa vị và vô trách nhiệm, như thế sẽ phá hỏng hình ảnh đẹp của tôi trong lòng họ. Khi phản tỉnh, tôi cảm thấy ghê tởm bản thân mình. Tôi giả vờ hòa thuận với người khác và ngụy trang bản thân để khiến họ coi trọng tôi. Đây là tâm tính Sa-tan kiêu ngạo và ngụy trá mà Đức Chúa Trời căm ghét. Trước khi trở thành chấp sự Phúc Âm, tôi thường nghe các anh chị em nói, “Ai cũng mang trong mình tâm tính Sa-tan bại hoại, ai cũng coi trọng địa vị. Chúng ta có thể làm mọi việc để đạt được và duy trì địa vị”. Lúc đó, tôi nghĩ, “Nếu sau này có địa vị, chắc chắn mình sẽ không bất chấp để duy trì nó”. Nhưng thực tế và lời Đức Chúa Trời đã vạch trần tôi. Tôi thấy để duy trì hình ảnh và địa vị, tôi đã ngụy trang và che đậy bản thân trong mọi chuyện, và tôi đặc biệt kiêu ngạo và ngụy trá. Đến lúc đó tôi mới thấy trước đây tôi tin mình không mưu cầu địa vị là vì tôi chưa bị vạch trần thôi. Tôi cũng là một người bị Sa-tan làm bại hoại, và trong tôi đầy tâm tính Sa-tan. Rồi tôi nhớ rằng Đức Chúa Trời thích người trung thực, người có thể thực hành lẽ thật và tự tỏ lộ. Nhưng tôi đã ngụy trang bản thân và không thực hành lẽ thật, lúc nào cũng cảm thấy bất an. Tôi quyết tâm làm một người trung thực và thổ lộ về sự bại hoại của mình với mọi người.

Mấy hôm sau, ở một buổi họp đồng sự, tôi muốn đứng lên thổ lộ với các anh chị em về việc tôi ngụy trang bản thân, ngụy trá, và không thực hiện công tác thực tế, tôi muốn làm người trung thực, cởi mở. Nhưng khi định thông công thì tôi lại do dự. Tôi nghĩ bụng, “Nếu mình phân tích và phơi bày bản thân, các anh chị em sẽ nghĩ gì đây? Hình ảnh đẹp mình tốn bao công sức xây dựng sẽ tiêu tan sao? Nếu các anh chị em coi thường mình vì việc này, sẽ vô cùng bẽ mặt. Tốt hơn nên chờ thêm chút nữa để các anh chị em khác thông công trước”. Nhưng khi nghĩ như vậy, tôi thấy rất khó chịu. Tôi đã không muốn thổ lộ, vậy chẳng phải vẫn đang giả vờ và muốn duy trì địa vị sao? Lòng tôi đấu tranh dữ dội. Nếu nói ra, người khác sẽ coi thường tôi. Nếu không nói, tôi sẽ thấy tội lỗi. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thực hành lẽ thật. Ngay lúc này, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Các ngươi có biết ai thực sự là người Pha-ri-si không? Có bất kỳ người Pha-ri-si nào xung quanh các ngươi không? Tại sao những người này bị gọi là ‘người Pha-ri-si’? Định nghĩa về một người Pha-ri-si là gì? Một ‘người Pha-ri-si’ được mô tả như thế nào? Họ là những người giả hình, hoàn toàn giả tạo, và ra vẻ trong mọi việc họ làm. Họ diễn trò gì? Họ giả vờ là tốt, tử tế, và tích cực. Họ có thật sự như vậy không? Tuyệt đối không. Vì rằng họ là những kẻ giả hình, mọi thứ được biểu hiện và tỏ lộ nơi họ đều là giả; tất cả đều là giả vờ – đó không phải là bộ mặt thật của họ. Bộ mặt thật của họ ẩn ở đâu? Nó ẩn sâu trong lòng họ, những người khác không bao giờ thấy được. Mọi thứ bề ngoài chỉ là đóng kịch, tất cả đều là giả tạo. Nếu con người không theo đuổi lẽ thật, thì họ không thể thật sự thực hành và cảm nghiệm lời Đức Chúa Trời, và không thể thật sự hiểu lẽ thật. Một số người chỉ chăm chú vào việc hiểu và học vẹt giáo lý, bắt chước bất kỳ ai rao giảng các bài thuyết giáo cao trọng nhất, kết quả là chỉ trong vài năm họ đã có thể thuộc lòng nhiều lời giáo lý còn cao trọng hơn thế, và họ được nhiều người tôn sùng và ngưỡng mộ, sau đó họ bắt đầu ngụy trang bản thân, và rất để ý đến điều họ nói và làm, thể hiện bản thân họ cực kỳ sùng đạo và thuộc linh. Người ta dùng cái gọi là lý thuyết thuộc linh này để ngụy trang bản thân. Dù họ đi đâu, những điều họ nói đến, những điều họ kể, và hành vi bên ngoài của họ đều trông đúng đắn và hay ho đối với những người khác; tất cả đều hợp với những ý niệm và thị hiếu của con người. Đối với mọi người, người này có vẻ rất mộ đạo và khiêm nhường, nhưng thật ra đó là giả tạo; họ có vẻ bao dung, nhẫn nhịn và yêu thương, nhưng thật ra đó là giả dối; họ nói họ yêu Đức Chúa Trời, nhưng đó thực ra là diễn kịch. Mọi người nghĩ người này thánh khiết, nhưng thực ra họ giả mạo. Có thể tìm được một người thật sự thánh khiết ở đâu? Sự thánh khiết của con người toàn là giả. Tất cả chỉ là diễn kịch, là giả vờ. Ở bề ngoài, họ có vẻ trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng họ thật sự đang diễn cho người khác xem. Khi không ai nhìn, họ không có chút trung thành nào, và mọi việc họ làm đều chiếu lệ. Nhìn bề ngoài, họ dâng mình cho Đức Chúa Trời và đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp. Nhưng họ bí mật làm gì? Họ tự tung tự tác, trục lợi từ hội thánh và ăn cắp các của lễ một cách bí mật. Mọi thứ họ tỏ lộ ra bên ngoài – toàn bộ hành vi của họ – đều là giả. Người Pha-ri-si giả hình nghĩa là như vậy. Những người ‘Pha-ri-si’ – những người này từ đâu đến? Có phải họ dấy lên giữa những người ngoại đạo không? Không, tất cả họ dấy lên từ các tín đồ. Tại sao các tín đồ này lại thay đổi cách như thế? Có thể nào lời Đức Chúa Trời đã làm cho họ như thế? Rõ ràng là không phải như vậy. Nguyên nhân là gì? Đó là bởi con đường mà họ đã đi. Họ chỉ sử dụng lời Đức Chúa Trời như một công cụ để rao giảng và kiếm lợi từ hội thánh. Họ trang bị tâm trí và miệng lưỡi của mình bằng lời Đức Chúa Trời, tỏ ra mình là thánh khiết và sau đó sử dụng điều này như vốn liếng để đạt được mục đích thu lợi từ hội thánh. Họ đơn thuần thuyết giáo học thuyết, nhưng lại không bao giờ đưa lẽ thật vào thực hành. Những người tiếp tục thuyết giáo những lời lẽ và học thuyết cho dù không bao giờ theo con đường của Đức Chúa Trời là loại người gì? Đây là những người Pha-ri-si giả hình. Chút hành vi được cho là tốt ấy và những cách hay ho để thể hiện bản thân mình, và những gì họ đã từ bỏ và phó dâng chút đỉnh, đều hoàn toàn là gượng gạo; tất cả chúng chỉ là những diễn xuất mà họ tỏ ra. Chúng hoàn toàn là giả; tất cả những hành động đó đều là giả vờ. Trong lòng những người này không có chút tôn kính đối với Đức Chúa Trời, họ thậm chí cũng không có bất kỳ đức tin thật nào nơi Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa, họ thuộc những người ngoại đạo. Nếu con người không theo đuổi lẽ thật, thì họ sẽ bước đi con đường dạng này, và họ sẽ trở thành những người Pha-ri-si. Chẳng phải điều đó khủng khiếp sao? Những người Pha-ri-si tụ tập ở đâu? Đó là nơi chợ búa. Trong mắt Đức Chúa Trời, đó là tôn giáo; nó không phải là hội thánh của Đức Chúa Trời, cũng không phải là nơi Ngài được thờ phượng. Do đó, nếu con người không theo đuổi lẽ thật, thì cho dù họ có thấm nhuần bao nhiêu lời lẽ và học thuyết hời hợt về những lời phán của Đức Chúa Trời thì cũng chẳng ích gì(“Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong đời sống” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi rất sợ hãi, và trong lòng run rẩy. Để người khác đề cao mình, tôi ngụy trang bản thân trong mọi chuyện, để mọi người thấy mặt tốt của tôi. Tôi không nhắc đến thiếu sót của mình, cũng không thổ lộ về chúng. Tôi luôn tạo ấn tượng giả và lừa dối các anh chị em. Chẳng phải tôi giống những người Pha-ri-si sao? Những người Pha-ri-si giảng giải thánh kinh trong hội đường mỗi ngày và thường đứng ở ngã tư mà cầu nguyện. Mọi người đều nghĩ họ yêu kính Đức Chúa Trời và ngoan đạo, coi trọng và sùng bái họ. Nhưng họ không hề kính sợ Đức Chúa Trời, không đặt Đức Chúa Trời trên tất cả, không tuân giữ những điều răn của Ngài. Nhất là khi Đức Chúa Jêsus xuất hiện và công tác, họ biết lời Đức Chúa Jêsus có thẩm quyền và quyền năng, nhưng để giữ địa vị và sinh kế, họ điên cuồng phỉ báng, chống đối và lên án công tác của Đức Chúa Trời. Những việc tốt bề ngoài của họ đều là giả tạo, họ dùng chúng để ngụy trang và giấu diếm bản thân, dù bề ngoài sùng đạo, nhưng thực chất của họ là quỷ quyệt và căm ghét lẽ thật. Tôi nhớ Đức Chúa Jêsus đã rủa sả những người Pha-ri-si, “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy. Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình, nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi(Ma-thi-ơ 23:27-28). Rồi tôi nghĩ đến mình. Chẳng phải tôi giống như thế sao? Từ khi trở thành chấp sự Phúc Âm, bề ngoài tôi dậy sớm, thức khuya và tích cực trong bổn phận, nhưng đây đều là ảo ảnh, trình diễn cho người khác thấy. Tôi tích cực thực hiện bổn phận để người khác biết họ không chọn sai người. Khi bổn phận có hiệu quả và giải quyết được tình trạng của các anh chị em, tôi lập tức gửi tin nhắn vào nhóm hoặc kể với các anh chị em, vì tôi muốn lãnh đạo và người khác thấy tôi có năng lực và trách nhiệm trong bổn phận. Tôi thực hiện bổn phận với động cơ và mục đích cá nhân. Tôi chỉ muốn người khác đề cao mình. Tôi biết rõ rằng mình không thực hiện công tác thực tế nào, mà cứ thường xuyên phô trương và mưu cầu địa vị, và tôi không đề cập hay nói về sự bại hoại của mình. Đức Chúa Trời đã cho tôi nhiều cơ hội để thổ lộ, nhưng lần này đến lần khác, tôi đều không thực hành lẽ thật, chọn cách dối trá, ngụy trang, và giấu diếm để lừa gạt mọi người, khiến các anh chị em lầm tưởng tôi như một người mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận một cách có trách nhiệm. Tôi thấy mình như những người Pha-ri-si giả hình, tôi đưa mọi người tới trước mình. Đây là mê hoặc và lấy lòng họ, tôi đang đi vào con đường chống đối Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã rủa sả những người Pha-ri-si. Nếu không ăn năn, tôi sẽ có kết cục như những người Pha-ri-si.

Sau đó, tôi nhớ tới một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh, bất kể nó là vấn đề gì và tuyệt nhiên không được tự ngụy tạo hoặc mang bộ mặt giả dối đối với người khác. Những thiếu sót của ngươi, những khiếm khuyết của ngươi, những lỗi lầm của ngươi, những tâm tính bại hoại của ngươi – hãy hoàn toàn cởi mở về chúng và thông công về chúng. Đừng giữ chúng trong mình. Học cách cởi mở bản thân là bước đầu tiên hướng đến việc bước vào sự sống, và đó là trở ngại đầu tiên, là điều khó vượt qua nhất. Một khi ngươi đã vượt qua nó, thì việc bước vào lẽ thật sẽ dễ dàng. Việc thực hiện bước này biểu thị điều gì? Nó có nghĩa là ngươi đang mở lòng mình và phơi bày hết thảy những gì ngươi có, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực; phơi bày bản thân để người khác và Đức Chúa Trời nhìn thấy; không giấu giếm Đức Chúa Trời điều gì, không che đậy điều gì, không ngụy tạo, không gian dối và mưu mẹo, cũng như cởi mở và trung thực với người khác. Theo cách này, ngươi sống trong sự sáng, và không chỉ Đức Chúa Trời sẽ dò xét ngươi mà những người khác cũng sẽ có thể thấy rằng ngươi hành động có nguyên tắc và với một mức độ minh bạch. Ngươi không cần phải sử dụng bất kỳ phương pháp nào để bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và địa vị của mình, cũng như không cần phải che đậy hay ngụy trang cho những sai lầm của mình. Ngươi không cần phải bỏ ra những nỗ lực vô ích này. Nếu ngươi có thể buông bỏ những điều này, ngươi sẽ rất thư thái, ngươi sẽ sống mà không bị gông cùm hoặc đau đớn, và ngươi sẽ sống hoàn toàn trong sự sáng. Học cách cởi mở khi thông công là bước đầu tiên để bước vào sự sống. Tiếp theo, ngươi cần học cách phân tích những suy nghĩ và hành động của mình để xem điều nào sai và điều nào Đức Chúa Trời không thích, và ngươi cần thay đổi chúng ngay lập tức và điều chỉnh chúng. Mục đích của việc điều chỉnh chúng là gì? Đó là chấp nhận và đón nhận lẽ thật, đồng thời loại bỏ những thứ bên trong ngươi mà thuộc về Sa-tan và thay thế chúng bằng lẽ thật. Trước đây, ngươi đã làm mọi việc theo tâm tính quỷ quyệt của mình, tâm tính điêu ngoa và giả dối; ngươi đã cảm thấy rằng mình không thể làm được gì nếu không nói dối. Bây giờ khi ngươi hiểu lẽ thật và khinh miệt cách làm việc của Sa-tan, ngươi không còn hành động theo cách đó nữa, ngươi hành động với tâm thái trung thực, tâm thái tinh sạch và vâng phục. Nếu ngươi không kiềm chế, nếu ngươi không tỏ vẻ, không giả vờ, không che đậy, nếu ngươi bộc lộ bản thân mình với các anh chị em, không che giấu những ý tưởng và suy nghĩ sâu xa nhất của mình, mà thay vào đó là để cho người khác nhìn thấy thái độ trung thực của ngươi, thì lẽ thật sẽ dần dần bén rễ trong ngươi, nó sẽ đơm hoa kết trái, nó sẽ mang lại kết quả, từng chút một. Nếu lòng ngươi ngày càng trung thực, và ngày càng hướng về Đức Chúa Trời, và nếu ngươi biết bảo vệ quyền lợi của nhà Đức Chúa Trời khi ngươi thực hiện bổn phận của mình, và lương tâm của ngươi cắn rứt khi ngươi không bảo vệ được những lợi ích này, thì đây là bằng chứng cho thấy lẽ thật đã ảnh hưởng đến ngươi, và đã trở thành sự sống của ngươi(“Chỉ những ai thực hành lẽ thật mới là người kính sợ Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời tôi hiểu rằng không ngụy trang bản thân hay tạo ấn tượng giả, có thể vạch trần sự bại hoại và thiếu sót của mình, thể hiện con người thật nhất của mình, để các chị em nhìn rõ nội tâm của mình, là những gì cần thiết để làm một người trung thực. Tôi nhớ việc mình đã luôn ngụy trang và giấu diếm bản thân để khiến người khác đề cao mình, và trong các buổi họp tôi không dám thổ lộ về sự bại hoại của mình. Tôi là một người giả dối, kẻ mà Đức Chúa Trời căm ghét và ghê tởm, sống theo cách này rất mệt mỏi và đau khổ. Nhận ra điều này, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời! Con ngụy trang bản thân trong mọi việc để được coi trọng và sùng bái. Con biết việc này khiến Ngài ghê tởm. Bây giờ con ghê tởm chính bản thân mình. Lạy Đức Chúa Trời, con muốn thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Xin hãy dẫn dắt con!”. Cầu nguyện xong, tôi thông công về việc mình không thực hiện công tác thực tế và tỏ lộ việc tôi đã ngụy trang và lừa dối. Thông công xong, gánh nặng trong lòng được gỡ bỏ, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm. Các anh chị em không coi thường tôi, lãnh đạo cũng không xử lý tôi; ngược lại, họ kiên nhẫn thông công và chỉ cho tôi cách thực hiện công tác thực tế. Tôi nhận ra nhờ thực hành lẽ thật và làm người trung thực, tôi cảm thấy rất bình an. Dù vấn đề và thiếu sót của tôi bị phơi bày, nhưng nhờ các anh chị em thông công và giúp đỡ, tôi đã có thể thay đổi cách sống kịp thời và thực hiện bổn phận tốt hơn, một việc rất hữu ích cho tôi.

Sau đó, tôi chủ tâm thổ lộ và thông công với các anh chị em, phơi bày tâm tính bại hoại, và ngừng ngụy trang bản thân. Một lần, có một anh gửi tin nhắn cho tôi nói, “Chị là một chấp sự Phúc Âm. Sao chị không đến và thông công với các đối tượng Phúc Âm khi chúng tôi rao giảng Phúc Âm? Hình như chị phải làm thế đấy”. Đọc tin nhắn tôi rất tức giận. Tôi nghĩ, “Anh chỉ là một trưởng nhóm. Lấy quyền gì mà ra lệnh cho tôi? Cứ như anh đang chất vấn tôi vậy. Anh còn không thèm hỏi tôi bận hay rảnh”. Nên tôi trả lời, “Công tác Phúc Âm không chỉ dựa vào mình tôi. Mọi người đều phải hợp tác để thực hiện”. Sau đó, tôi thấy hơi có lỗi, vì tôi cảm thấy mình quá kiêu ngạo. Anh ấy quan tâm công tác chung, và nói ra sự thật. Lẽ ra tôi nên tiếp thu. Không những cự tuyệt, tôi còn trả lời anh ấy trong tức giận. Đây chẳng phải vô lý sao? Việc tôi làm cũng sẽ khiến anh ấy thấy tổn thương và bị kìm hãm. Tôi muốn thổ lộ với anh ấy và thừa nhận vấn đề của mình, nhưng tôi lại không thể buông bỏ hình ảnh của mình. Trước đây anh ấy có ấn tượng tốt về tôi. Nếu bây giờ tôi thổ lộ, anh ấy có coi thường tôi không? Nghĩ vậy, tôi nhận ra mình lại muốn ngụy trang bản thân để duy trì địa vị và hình ảnh. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thực hành lẽ thật và từ bỏ bản thân. Sau đó, tôi thổ lộ về sự bại hoại của mình với anh ấy. Anh ấy nói mình có tâm tính kiêu ngạo và không quan tâm cảm giác của tôi khi nói, và anh ấy muốn thay đổi. Với sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời, chúng tôi phản tỉnh về bản thân, thực hành làm người trung thực khiến tôi thấy vô cùng thanh thản.

Qua trải nghiệm của mình, tôi nhận ra lời Đức Chúa Trời quả nhiên có thể làm tinh sạch và cứu rỗi con người. Không có sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, tôi sẽ luôn ngụy trang và giấu diếm bản thân, không thể thực sự hiểu sự bại hoại và thiếu sót của mình, và tôi sẽ không thể thay đổi. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt và cứu rỗi của Ngài, vì đã cho tôi cảm giác thanh thản và nhẹ nhõm khi thực hành lẽ thật và làm người trung thực.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Bài học từ Sự chỉ trích

Bởi Tống Vũ, Hà Lan Vào tháng Năm vừa qua, một chị đã báo cáo với tôi rằng chị Lục đã bảo chị ấy có ít nhất ba lãnh đạo hội thánh là các...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger