Hậu quả của tham hưởng an nhàn

28/01/2022

Bởi Lăng Sương, Tây Ban Nha

Bổn phận của tôi trong hội thánh là tạo những hiệu ứng đặc biệt. Trong quá trình sản xuất, những lúc tôi gặp phải những dự án khó, hiệu ứng trong mỗi khung hình phải được thử nghiệm và chỉnh sửa nhiều lần, nên cũng gặp rất nhiều thất bại. Tôi nhận thấy dự án của các anh chị em khác lại tương đối đơn giản, và họ hoàn thành nhiều dự án hơn, nên nghĩ rằng: “Những dự án của mình có yêu cầu kỹ thuật cao, mình phải đầu tư thời gian suy nghĩ, tìm tài liệu và nghiên cứu, chu kỳ chế tác lại khá dài. Nếu mấy dự án của mình đơn giản hơn, thì sẽ không vất vả đến thế. Mình chỉ cần nắm những phương pháp và kĩ năng đơn giản, và chu kỳ chế tác cũng sẽ ngắn hơn, như vậy dự án sẽ ít gặp vấn đề hơn”. Sau đó, trong bổn phận của mình, tôi kiểm tra trước xem dự án nào khó, dự án nào dễ rồi mới quyết định nhận cái nào. Có lần tôi chọn một dự án dễ để làm, rồi đẩy mấy dự án phức tạp sang cho các anh chị em. Khi các anh chị em đồng ý không chút do dự, trong lòng tôi thấy có chút day dứt: “Chẳng phải mình đang chùn bước trước khó khăn sao?”. Nhưng rồi tôi nghĩ, “Những dự án khó làm mất quá nhiều thời gian và công sức của mình, chúng tốn quá nhiều chất xám, nên tốt nhất cứ chọn mấy dự án dễ mà làm”. Sau đó, tôi thấy có chỗ cần cải thiện trong một dự án hiệu ứng đặc biệt của mình, nhưng tôi chẳng muốn bỏ công sửa lại, tôi cũng thấy các anh chị em không nhận ra vấn đề, nên tôi chẳng không sửa lại, cứ thế mà bỏ qua. Những lúc gặp phải vấn đề gì đó, tôi chỉ nghĩ một chút rồi mang ngay đi hỏi các anh chị em. Tôi thấy làm thế giải quyết vấn đề rất nhanh và giúp tôi đỡ mệt, nên đó là cách dễ dàng để làm xong việc. Nhưng khi làm vậy, tôi có chút cảm giác tự trách mình. Một số vấn đề thực ra rất đơn giản, và chỉ cần bỏ chút công sức là giải quyết được rồi, đi hỏi các anh chị em sẽ làm gián đoạn bổn phận của họ, nhưng tôi không hề kiểm điểm hay cố gắng tự nhận thức. Vậy nên cách thực hiện bổn phận láu cá này trở thành bình thường với tôi.

Sau đó, tôi chuyển sang bổn phận sản xuất video. Ngoài làm video, tôi còn phải dẫn dắt các anh chị em nghiên cứu và nâng cao kĩ năng chuyên môn của mọi người, nên tôi phải làm nhiều hơn bình thường. Không những phải nắm vững kĩ năng chuyên môn, tôi còn phải tìm tài tiệu và soạn bài dựa trên những gì các anh chị em cần. Cảm giác đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và mệt mỏi. Tôi nghĩ: “Bổn phận trước kia của mình đỡ hơn. Không có quá nhiều gánh nặng và áp lực. Mình chỉ cần hoàn thành dự án là xong. Giờ mình có quá nhiều việc, và nhiều thứ phải lo hơn”. Chỉ nghĩ tới thôi đã khiến tôi đau đầu rồi. Sau đó, tôi nghĩ cách làm sao để tiết kiệm thời gian và tránh khỏi bị mệt mỏi. Tôi quyết định gửi cho các anh chị em giáo trình hướng dẫn tạo hiệu ứng đặc biệt. Như thế các anh chị em có thể nghiên cứu chúng còn tôi thì không cần tốn thời gian tìm tài liệu. Nghĩ kĩ thì tôi thấy không còn cách nào hay hơn cách này. Sau một thời gian, các anh chị em nói giáo trình không giải quyết được vấn đề của họ. Lúc đó, tôi cảm thấy hơi có lỗi, nên không còn cách nào khác, đành tìm tài liệu để dạy mọi người theo cách dễ hiểu, và tôi nghĩ: “Mình đã soạn bài cho mọi người, việc của mình thế là xong”. Không lâu sau, trưởng nhóm của chúng tôi nói: “Vừa rồi các anh chị em nói những vấn đề kỹ thuật đang khiến việc sản xuất video trở nên kém hiệu quả và thường xuyên phải làm lại, khiến tiến độ bị chậm trễ”. Nghe nói thế, tôi không hề kiểm điểm hay cố gắng nhận thức bản thân, lại còn cảm thấy bổn phận này không chỉ yêu cầu phải chịu đau khổ và trả giá, mà cần phải có trách nhiệm khi có chuyện xảy ra, nên tôi càng không muốn thực hiện bổn phận này. Một hôm, lãnh đạo đến gặp tôi vạch trần tôi vì đã làm việc tắc trách và xảo quyệt trong bổn phận, chị ấy xử lý tôi, nói rằng nếu mọi việc không thay đổi, tôi sẽ bị tước bổn phận. Nghe lãnh đạo nói thế, dù tôi đã thừa nhận mình tắc trách trong bổn phận, nhưng tôi không ăn năn chút nào. Khi nghĩ tới những khó khăn và vấn đề gặp phải trong bổn phận sau này, tôi không còn muốn thực hiện bổn phận này nữa. Tôi muốn đổi sang bổn phận khác dễ hơn. Hôm sau, tôi tới gặp lãnh đạo và nói: “Tôi không đủ khả năng thực hiện bổn phận này. Tôi muốn đổi sang bổn phận khác”. Chị ấy xử lý tôi khi nghe tôi nói thế, “Chị không thực hiện được bổn phận này thật chứ? Chị đã thực sự cố gắng chưa? Chị né việc khó, chỉ toàn làm việc qua loa và xảo quyệt, chị có nhân tính xấu. Qua những hành vi đó, chị thực sự không phải người thích hợp cho bổn phận này”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi bỗng thấy trong lòng hụt hẫng. Trở về phòng thu, tôi thấy các chị em khác đang bận thực hiện bổn phận, còn tôi thì bị cách chức và bị tước mất bổn phận, nên tôi vô cùng buồn bã. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ bị tước bổn phận. Lúc đó, trong lòng tôi còn tự biện hộ, “Mình không muốn bổn phận này, lẽ ra mình phải được giao bổn phận khác. Tại sao lại hủy bỏ tư cách thực hiện bổn phận của mình chứ?”. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, “Đức Chúa Trời tể trị vạn vật. Việc mình bị tước bổn phận là sự hiện diện của tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Mình cần phải vâng phục và kiểm điểm bản thân”. Những ngày sau đó, cảnh lãnh đạo tước bổn phận cứ hiện ra trong đầu tôi như một bộ phim. Nhớ tới những gì lãnh đạo nói, tôi cảm thấy rất khổ sở, nhất là khi lãnh đạo nói tôi có nhân tính xấu. Tôi không biết làm cách nào để kiểm điểm hay tự biết mình, bèn cầu nguyện Đức Chúa Trời trong đau đớn để xin Ngài dẫn dắt tôi tự biết mình.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, “Xử lý mọi thứ một cách quá khiếm nhã và vô trách nhiệm, đó chẳng phải là một điều gì đó trong tâm tính bại hoại sao? Đó là điều gì? Đó là tính đáng khinh bỉ; trong mọi vấn đề, họ đều nói ‘có vẻ đúng vậy’ và ‘gần như vậy’; đó là một thái độ ‘có thể’, ‘có lẽ’ và ‘chín phần mười’; họ làm mọi việc một cách chiếu lệ, hài lòng với việc làm ở mức tối thiểu, và hài lòng với việc làm qua quýt hết mức có thể; họ thấy không có lý gì phải xem xét mọi việc một cách nghiêm túc hoặc phấn đấu để được chuẩn xác, và họ càng thấy không lý gì phải theo đuổi các nguyên tắc. Đây chẳng phải là điều gì đó trong một tâm tính bại hoại sao? Đó có phải là biểu hiện của một nhân tính bình thường không? Gọi nó là kiêu ngạo cũng đúng, và gọi nó là phóng đãng cũng hoàn toàn phù hợp – nhưng để lột tả nó một cách trọn vẹn, thì cụm từ thích hợp duy nhất sẽ là ‘tính đáng khinh bỉ’. Thứ tính đáng khinh bỉ như thế hiện hữu trong nhân tính của đa số mọi người; trong mọi chuyện, họ muốn làm ít nhất có thể, nhìn xem họ có thể trốn tránh được việc gì, và luôn luôn có hơi hám của sự giả dối trong mọi việc họ làm. Họ lừa dối người khác khi họ có thể, làm cẩu thả khi họ có thể, và ghét dành nhiều thời gian hoặc suy nghĩ để xem xét một vấn đề. Họ thầm nghĩ: ‘Miễn là mình có thể tránh bị vạch trần, không gây rắc rối gì, và mình không bị yêu cầu giải trình, thì mình có thể làm qua loa việc này. Hoàn thành tốt một công việc là điều phiền toái hơn là điều đáng làm’. Những người như thế không học điều gì đến nơi đến chốn, và họ không chuyên tâm trong việc học tập của mình. Họ chỉ muốn nắm khái quát của một chủ đề rồi tự cho mình là thành thạo về chủ đề đó, và sau đó dựa vào điều này để làm cho qua chuyện. Đây chẳng phải là một thái độ của mọi người đối với mọi việc sao? Nó có phải là một thái độ tốt không? Kiểu thái độ mà những người như thế áp dụng đối với mọi người, sự vật và sự việc, gói trong vài từ là ‘làm cho qua chuyện’, và tính đáng khinh bỉ như thế tồn tại trong hết thảy loài người bại hoại. Những người có tính đáng khinh bỉ trong nhân tính của họ áp dụng quan điểm ‘làm qua loa’ cho bất cứ việc gì họ làm. Điều này có cho phép họ làm bất cứ điều gì một cách đúng đắn không? Không. Vậy họ có thể làm xong được bất cứ việc gì không? Càng khó có khả năng hơn nữa”. “Làm thế nào người ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa những người cao quý và những người hèn hạ? Chỉ cần nhìn vào thái độ và cung cách của họ trong việc đối xử với mọi người, sự vật và sự việc – hãy xem cách họ hành động, cách họ xử lý mọi việc và cách họ cư xử khi vấn đề nảy sinh. Những người có khí chất, phẩm giá là những người tỉ mỉ, nghiêm túc và siêng năng trong những hành động của mình, và họ sẵn lòng hy sinh. Những người không có chí khí và phẩm giá là những người hời hợt và bất cẩn trong những hành động của mình, luôn luôn có mánh khóe, luôn luôn chỉ muốn làm cho qua chuyện. Họ không học được kỹ năng nào cho thành thạo, và dù có học bao lâu, thì họ vẫn bị rối bởi sự thiếu hiểu biết trong những vấn đề về kỹ năng hoặc chuyên môn. Nếu ngươi không buộc họ phải trả lời, thì mọi thứ đều có vẻ ổn, nhưng ngay sau khi ngươi buộc họ thì họ hoảng sợ – vã mồ hôi trán và họ không có câu trả lời. Đó là những người có khí chất thấp(“Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời xuyên thấu tâm can tôi, nhất là những lời sau, “Họ lừa dối người khác khi họ có thể, làm cẩu thả khi họ có thể”, “không có chí khí và phẩm giá”, và “khí chất thấp”. Từng lời một vạch trần thái độ của tôi đối với bổn phận và nhân tính của tôi. Tôi nhận ra đây chính là cách mà tôi đã thực hiện bổn phận. Tôi làm việc qua loa tắc trách, và chỉ làm vừa đủ mức đạt tiêu chuẩn. Tôi luôn nghĩ đến lợi ích xác thịt trong mọi việc, tìm cách để tránh phải chịu khổ, không hề chịu nghĩ cách để thực hiện tốt bổn phận. Vì chút an nhàn xác thịt, tránh phải chịu đau khổ và trả giá, mà tôi luôn chọn thực hiện các dự án dễ hơn khi tạo những hiệu ứng đặc biệt. Trong quá trình sản xuất video, kể cả khi tôi thấy rõ vấn đề, thấy chỗ cần cải thiện, nhưng chỉ cần không ai thấy, thì tôi cứ để mặc chúng như vậy. Trong bổn phận sản xuất video, tôi cần phải nắm những kĩ năng chuyên môn và dẫn dắt các anh chị em học được chúng. Tôi cảm thấy bổn phận này quá áp lực, khiến tôi khổ sở quá, chỉ nghĩ đến thôi cũng đã đủ mệt rồi, nên vì chút an nhàn xác thịt, tôi đã giở trò xảo quyệt để bắt các anh chị em phải tự học, nên kĩ năng của họ không tiến bộ nổi, khiến bổn phận của họ kém hiệu quả, và làm chậm tiến độ công tác. Trong bổn phận, việc gì tôi cũng giở trò giả dối, chưa hề nghĩ đến công tác của nhà Đức Chúa Trời hay làm cách nào để thực hiện tốt bổn phận. Tôi không có chút nhân tính nào! Tôi thực sự ích kỷ, hèn hạ và có nhân cách thấp kém. Khi kiểm điểm những điều này, tôi cảm thấy hết sức hối hận và tội lỗi.

Sau đó, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời, “Bề ngoài, một số người dường như không có bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng suốt thời gian họ thực hiện bổn phận. Họ không làm điều gì quá tà ác; họ không gây những sự phá vỡ hay nhiễu loạn, hoặc bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Trong khi thực hiện bổn phận của mình, họ không có bất kỳ sai sót hay vấn đề nghiêm trọng nào về nguyên tắc, ấy thế mà, trong vài năm ngắn ngủi, họ bị phơi bày mà không hay biết, rằng không hề chấp nhận lẽ thật, rằng là một trong những người không tin. Tại sao lại như vậy? Những người khác không thể nhìn thấy một vấn đề, nhưng Đức Chúa Trời khảo xét kỹ nội tâm sâu thẳm của những người này, và Ngài nhìn thấy vấn đề. Họ luôn chiếu lệ và không ăn năn về điều này. Khi thời gian trôi qua, họ tự nhiên bị phơi bày. Vẫn không ăn năn nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mặc dù thực hiện bổn phận xuyên suốt nhưng họ đã luôn có thái độ sai lạc, thái độ bất cẩn và chiếu lệ, thái độ thiếu nghiêm túc, và họ không bao giờ chu đáo, càng không tận tâm. Họ có thể bỏ ra một chút nỗ lực, nhưng họ chỉ đang làm chiếu lệ. Họ không cống hiến hết mình, và những vi phạm của họ không có hồi kết. Từ sự cao trọng của Đức Chúa Trời, họ chưa bao giờ ăn năn; họ luôn chiếu lệ, và chưa bao giờ có bất kỳ sự thay đổi nào nơi họ – nghĩa là, họ không buông bỏ cái ác và ăn năn với Ngài. Đức Chúa Trời không thấy ở họ một thái độ ăn năn, và Ngài không thấy một sự hoán cải trong thái độ của họ. Họ cố chấp trong việc nhìn nhận bổn phận của mình và sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời với một thái độ và phương pháp như vậy. Xuyên suốt, không có gì thay đổi trong tâm tính ngoan cố, không khoan nhượng này, và hơn thế nữa, họ chưa bao giờ cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, chưa bao giờ cảm thấy rằng sự bất cẩn và chiếu lệ của họ là một sự vi phạm, là hành ác. Trong lòng họ, không có sự mắc nợ, không có tội lỗi, không có sự tự trách, càng không có sự tự lên án. Và khi thời gian trôi qua đã lâu, Đức Chúa Trời thấy rằng người này là vô phương cứu chữa. Bất kể Đức Chúa Trời nói gì, và cho dù họ nghe bao nhiêu bài giảng hay họ hiểu được bao nhiêu lẽ thật, lòng họ cũng không bị cảm thúc và thái độ của họ không thay đổi hay xoay chuyển. Đức Chúa Trời phán: ‘Không có hy vọng gì cho người này. Không điều gì Ta phán chạm đến lòng họ, và không điều gì Ta phán xoay chuyển được họ. Không có cách nào thay đổi họ. Người này không thích hợp để thực hiện bổn phận của họ, và họ không thích hợp để dâng sự phục vụ trong nhà Ta’. Tại sao Đức Chúa Trời phán điều này? Đó là bởi vì khi họ thực hiện bổn phận và làm việc, cho dù có nhẫn nại và kiên nhẫn với họ đến đâu thì cũng không có tác dụng và không thể khiến họ thay đổi. Nó không thể khiến họ làm tốt bổn phận của mình, nó không thể cho phép họ dấn thân vào con đường thật sự theo đuổi lẽ thật. Người này là vô phương cứu chữa. Khi Đức Chúa Trời xác định một người là vô phương cứu chữa, liệu Ngài sẽ vẫn giữ chặt người này không? Ngài sẽ không. Đức Chúa Trời sẽ để họ đi(“Cách giải quyết vấn đề bất cẩn và làm chiếu lệ khi thực hiện bổn phận” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Việc ngươi nghĩ thế nào về sự ủy thác của Đức Chúa Trời là một vấn đề rất nghiêm trọng! Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho mình, thì ngươi không phù hợp để sống trong sự hiện diện của Ngài và phải bị trừng phạt. Trời định và đất thừa nhận rằng con người phải hoàn thành bất kỳ sự ủy thác nào Đức Chúa Trời giao phó cho họ; đây là trách nhiệm cao nhất của họ, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi không coi trọng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang phản bội Ngài theo cách trầm trọng nhất; trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa(“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi đọc đi đọc lại lời Đức Chúa Trời, nhận ra rằng trước kia, dù cho bề ngoài tôi có vẻ vẫn thực hiện bổn phận, nhưng trong lòng tôi đang phản bội Đức Chúa Trời. Trong bổn phận, tôi chỉ nghĩ đến lợi ích xác thịt và tránh né việc chịu khổ, tôi làm việc tắc trách bằng đủ mưu mô xảo quyệt. Kể cả khi có thể làm tốt hơn, tôi cũng không làm, vì tôi cảm thấy dù làm không tốt lắm thì ít nhất cũng xong việc, và như thế là đủ rồi. Tôi không bao giờ để tâm đến vấn đề tắc trách của mình, và không bao giờ kiểm điểm hay cố gắng tự nhận thức. Sau đó, lãnh đạo đã vạch trần và cảnh cáo tôi, đó là Đức Chúa Trời đang cho tôi cơ hội ăn năn, nhưng tôi không hề có chút ăn năn, mà vẫn còn nghĩ đến lợi ích xác thịt. Cứ nghĩ rằng bổn phận của mình cần phải làm việc vất vả và trả giá, là tôi lại không muốn bổn phận đó nữa. Tại sao tôi lại vô cảm và cố chấp như vậy chứ? Đức Chúa Trời đã cho tôi hết cơ hội này đến cơ hội khác để ăn năn và thay đổi, đó là lòng thương xót của Đức Chúa Trời dành cho tôi, còn tôi chỉ nghĩ đến lợi ích xác thịt, không tìm kiếm lẽ thật hay kiểm điểm bản thân, mà cứ tiếp tục cố chấp chống đối Đức Chúa Trời. Tôi thật quá phản nghịch! Bổn phận của tôi là phận sự và trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao phó, lẽ ra tôi nên cố hết sức để thực hiện nó. Nhưng không những tôi không thực hiện tốt bổn phận, mà lại còn tắc trách để lừa gạt Đức Chúa Trời, thậm chí thoái thác bổn phận. Vậy chẳng phải là phản bội Đức Chúa Trời sao? Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm, và Đức Chúa Trời ghê tởm những gì tôi đã làm. Việc tôi bị tước bổn phận cho thấy sự công chính của Đức Chúa Trời. Nhận ra việc này, tôi cảm thấy có chút hoảng sợ. Tôi cũng ân hận vì đã làm những việc khiến Đức Chúa Trời đau lòng. Tôi không thể cứ tắc trách thế này mãi. Tôi phải ăn năn và thay đổi.

Sau đó, tôi đã truyền bá Phúc Âm với các anh chị em. Vì tôi không biết nguyên tắc và không giỏi nói chuyện với mọi người, nên cảm thấy bổn phận rất khó khăn, và tôi không muốn làm việc vất vả hay trả giá nữa. Nhưng nghĩ đến thái độ trước đó của mình với bổn phận, tôi nhận ra tôi có thể rao giảng Phúc Âm là lòng thương xót lớn lao mà Đức Chúa Trời dành cho tôi. Tôi không nên trốn tránh khi gặp phải vấn đề như trước đây. Nhận ra điều đó, tôi cảm thấy tích cực hơn một chút.

Sau đó, tôi kiểm điểm bản thân, và tự hỏi tại sao tôi lại muốn chùn bước khi gặp vấn đề trong bổn phận. Bản tính nào khống chế tôi khi việc đó xảy ra? Sau đó, tôi đã xem một đoạn video đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Hôm nay ngươi không tin những lời Ta phán, và ngươi không chú ý đến chúng; khi tới ngày công tác này lan truyền đi, và ngươi nhìn ra toàn bộ sự việc, ngươi sẽ hối tiếc, và khi đó ngươi sẽ chết lặng. Có phước lành nhưng ngươi không biết hưởng, có lẽ thật nhưng ngươi không kiếm tìm. Chẳng phải ngươi coi rẻ bản thân sao? Hôm nay, mặc dù bước tiếp theo trong công tác của Đức Chúa Trời vẫn chưa bắt đầu, nhưng chẳng có thêm những yêu cầu dành cho ngươi và những gì ngươi phải sống thể hiện ra. Có quá nhiều công tác và quá nhiều lẽ thật; chúng không đáng để ngươi biết ư? Hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời không thể đánh thức tâm hồn ngươi ư? Hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời không thể khiến ngươi ghét bản thân ư? Ngươi có hài lòng sống dưới ảnh hưởng của Sa-tan, với sự bình yên, vui vẻ, và một chút an nhàn xác thịt không? Chẳng phải ngươi là hạng người thấp kém nhất trong tất cả sao? Chẳng có ai ngu ngốc hơn những người đã nhìn thấy sự cứu rỗi nhưng không theo đuổi để có được điều đó; đây là những người đã chìm đắm trong xác thịt và yêu mến Sa-tan. Ngươi hi vọng rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không mang lại bất kỳ thử luyện, phiền não, hay một chút khó khăn nào. Ngươi luôn tìm kiếm những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu mến xác thịt thay vì kiếm tìm lẽ thật đều là súc vật? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi? Có bao nhiêu lời đã được phán dạy trong các ngươi? Chỉ một chút công việc đã được thực hiện trong số các ngươi? Ta đã cung cấp trong các ngươi bao nhiêu rồi? Thế vì cớ gì ngươi vẫn chưa có được điều đó? Ngươi có gì để phàn nàn? Chẳng phải là ngươi chẳng có được gì bởi lẽ ngươi quá yêu xác thịt? Và chẳng phải vì suy nghĩ của ngươi quá ngông cuồng? Chẳng phải vì ngươi quá ngu ngốc? Nếu ngươi không thể có được các phước lành này, ngươi có thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì không cứu rỗi ngươi không? Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời con người thực sự, nhưng ngươi không theo đuổi. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không tìm kiếm cuộc sống con người, chúng không tìm kiếm việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có mặt mũi nào mà nhìn Đức Chúa Trời? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được trao con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự theo đuổi của riêng ngươi(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từng câu hỏi của Đức Chúa Trời làm tôi rất đau lòng, như thể Đức Chúa Trời đang trực tiếp hỏi tôi, và tôi cảm thấy mình nợ Ngài quá nhiều. Tôi nghĩ tới việc Đức Chúa Trời nhập thể đã bày tỏ nhiều lẽ thật để chăm tưới và cung ứng cho chúng ta, để chúng ta đạt được lẽ thật, loại bỏ tâm tính bại hoại, và có cơ hội được cứu rỗi. Đây là phước lành vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Người khôn ngoan thực sự sẽ trân trọng cơ hội mà công tác của Đức Chúa Trời mang đến, và dành thời gian để mưu cầu lẽ thật, thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính sống khi thực hiện bổn phận, cuối cùng hiểu ra lẽ thật và được Đức Chúa Trời cứu rỗi hoàn toàn. Còn người mù quáng và ngu muội thì ham mê sự tham hưởng xác thịt và tạm bợ, và họ không nỗ lực để mưu cầu lẽ thật. Họ chỉ làm chiếu lệ và không nỗ lực trong bổn phận, bất kể họ có tin bao lâu cũng không bao giờ hiểu được lẽ thật, không bao giờ đạt được sự thay đổi trong tâm tính sống, và cuối cùng bị Đức Chúa Trời loại bỏ. Tôi nghĩ về bản thân mình. Chẳng phải tôi chính là loại người ngu muội này sao? Những triết lý Sa-tan như “Sống như cái máy”, “Lười cũng có cái tốt của lười” là những nguyên tắc tôi bám theo đó mà sống. Mỗi ngày trôi qua tôi đều sống như cũ, làm việc cho qua ngày, và tìm kiếm sự an nhàn xác thịt. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng không mưu cầu lẽ thật hay chú tâm thay đổi tâm tính và xem bổn phận của tôi có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không. Sự tham hưởng xác thịt của tôi quan trọng hơn ý muốn của Đức Chúa Trời, nên bất cứ khi nào bổn phận yêu cầu phải chịu đau khổ hay trả giá, tôi lại tắc trách và giờ trò dối trá, khiến cho bổn phận của tôi không đạt kết quả và làm chậm trễ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Cho dù như thế, tôi vẫn không cảm thấy hối hận hay tội lỗi. Ham muốn an nhàn khiến tôi sa đọa, không có chí cầu tiến và thiếu suy nghĩ. Chẳng phải tôi đang thành phế nhân sao? Tôi nào có khác gì súc sinh đâu? Cuối cùng tôi đã thấy những chất độc Sa-tan này chính là những lời dối trá mà Sa-tan dùng để làm bại hoại mọi người. Chúng khiến mọi người tham cầu sự an nhàn, không có chí cầu tiến, trở nên sa đọa, và cuối cùng chết trong sự ngu muội. Tôi chỉ biết tự trách mình vì đã đánh mất bổn phận. Tôi đã quá lười nhác, nhân cách của tôi quá hèn mọn, không xứng đáng với sự tin tưởng của mọi người, khiến cho các anh chị em chán ghét và Đức Chúa Trời ghê tởm. Trước kia, tôi thấy những bổn phận có yêu cầu cao và nhiều việc phải làm đồng nghĩa với việc phải chịu khổ. Nhưng đâu phải vì bổn phận mà tôi chịu đau khổ. Rõ ràng, bản tính của tôi quá lười nhác và ích kỷ, và tôi quá quan tâm đến xác thịt. Dù chúng ta phải chịu đau khổ và trả giá khi gặp khó khăn trong bổn phận, đây là những việc mà chúng ta chịu đựng được, vì Đức Chúa Trời không hề giao gánh quá sức cho ta. Ngài dùng những khó khăn này để vạch trần tâm tính bại hoại và khuyết điểm của tôi, để tôi có thể tự nhận thức, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, và thay đổi tâm tính bại hoại của mình. Đồng thời, Đức Chúa Trời mong tôi biết dựa cậy nơi Ngài khi gặp phải những khó khăn, và có đức tin chân thành. Trước kia, tôi quá ngu muội, mù quáng và không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đã đánh mất nhiều cơ hội để đạt được lẽ thật và được Đức Chúa Trời hoàn thiện, tôi đã phí phạm quãng thời gian tuyệt vời này. Dù tôi đã có sự an nhàn xác thịt, không phải chịu đau khổ hay trả giá nhiều, nhưng tôi không có được lẽ thật, tâm tính bại hoại của tôi không được hóa giải, tôi chẳng tích lũy được việc tốt nào trong bổn phận, làm chậm trễ công tác của nhà Đức Chúa Trời, và khiến Ngài ghê tởm. Nếu tôi tiếp tục sống theo cách mê muội như thế, rốt cuộc, tôi sẽ hoàn toàn đánh mất sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Lúc đó, tôi cảm thấy chán ghét và ghê tởm bản thân mình, tôi không muốn sống như loài súc sinh nữa.

Một hôm, trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Sự theo đuổi của ngày hôm nay hoàn toàn là để đặt nền tảng cho công tác trong tương lai, hầu cho ngươi có thể được Đức Chúa Trời sử dụng và có thể làm chứng cho Ngài. Nếu ngươi lấy điều này làm mục tiêu theo đuổi của mình, ngươi sẽ có thể có được sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Ngươi càng đặt mục tiêu theo đuổi của mình cao bao nhiêu, ngươi sẽ càng có thể được hoàn thiện nhiều bấy nhiêu. Ngươi càng theo đuổi lẽ thật bao nhiêu, Đức Thánh Linh sẽ càng hoạt động nhiều bấy nhiêu. Năng lượng ngươi đặt vào việc theo đuổi của mình càng lớn bao nhiêu, ngươi sẽ càng đạt được nhiều bấy nhiêu. Đức Thánh Linh hoàn thiện con người theo trạng thái bên trong của họ. Một số người nói rằng họ không muốn được Đức Chúa Trời sử dụng hoặc được Ngài làm cho hoàn thiện, và rằng họ chỉ muốn xác thịt của mình vẫn an toàn và không phải chịu bất kỳ tai họa nào. Một số người không muốn bước vào vương quốc nhưng lại sẵn sàng rơi xuống vực sâu không đáy. Trong trường hợp đó, Đức Chúa Trời cũng sẽ chấp thuận điều ước đó của ngươi. Bất kỳ điều gì ngươi theo đuổi, Đức Chúa Trời sẽ khiến nó xảy đến. Vậy thì ngươi đang theo đuổi điều gì hiện nay? Có phải để được hoàn thiện không? Có phải những hành động và hành vi hiện tại của ngươi là để được Đức Chúa Trời hoàn thiện và được Ngài thu phục không? Ngươi phải liên tục tự lượng bản thân mình theo cách này trong đời sống hàng ngày. Nếu ngươi hoàn toàn chuyên tâm vào việc theo đuổi một mục tiêu duy nhất, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ hoàn thiện ngươi. Đây là con đường của Đức Thánh Linh. Con đường mà Đức Thánh Linh hướng dẫn con người đạt được nhờ sự theo đuổi của họ. Ngươi càng khao khát được Đức Chúa Trời hoàn thiện và thu phục bao nhiêu, Đức Thánh Linh sẽ càng hoạt động bên trong ngươi nhiều bấy nhiêu. Ngươi càng không tìm kiếm, ngươi càng tiêu cực và thoái lui bao nhiêu, thì ngươi càng tước mất những cơ hội hoạt động của Đức Thánh Linh bấy nhiêu; theo thời gian, Đức Thánh Linh sẽ bỏ rơi ngươi. Ngươi có mong muốn được Đức Chúa Trời hoàn thiện không? Ngươi có mong muốn được Đức Chúa Trời thu phục không? Ngươi có mong muốn được Đức Chúa Trời sử dụng không? Các ngươi nên theo đuổi mọi việc làm để được Đức Chúa Trời hoàn thiện, thu phục và sử dụng, hầu cho vũ trụ và vạn vật đều thấy được những hành động của Đức Chúa Trời biểu hiện trong các ngươi. Các ngươi là chủ nhân giữa muôn vật, và giữa mọi thứ hiện có, các ngươi sẽ để Đức Chúa Trời tận hưởng chứng ngôn và vinh hiển qua các ngươi – đây là bằng chứng cho thấy rằng các ngươi là những người được phước nhất trong mọi thế hệ!(Những người đã có tâm tính thay đổi là những người đã bước vào hiện thực của lời Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Các ngươi phải chịu đựng gian khổ vì lẽ thật, các ngươi phải dâng hiến bản thân cho lẽ thật, các ngươi phải nhịn nhục vì lẽ thật, và để có thêm càng nhiều lẽ thật, các ngươi càng phải chịu khổ nhiều hơn. Đây chính là những gì các ngươi nên làm. Các ngươi đừng vứt bỏ lẽ thật chỉ để có cuộc sống gia đình bình yên, và các ngươi không được mất đi phẩm giá và sự liêm chính trong cuộc sống của mình vì sự hưởng thụ chốc lát. Các ngươi nên theo đuổi tất cả những gì đẹp đẽ và tốt lành, và nên theo đuổi con đường sống có ý nghĩa hơn. Nếu các ngươi sống một cuộc đời tầm thường như vậy và không theo đuổi bất cứ mục tiêu nào, chẳng phải các ngươi đang lãng phí cuộc đời mình sao? Các ngươi có được gì từ việc sống như vậy? Các ngươi nên từ bỏ tất cả những sự hưởng thụ xác thịt để có được một lẽ thật, và đừng nên vứt bỏ tất cả lẽ thật chỉ vì một chút hưởng thụ. Những người như vậy không có sự liêm chính hay nhân phẩm; chẳng có ý nghĩa gì cho sự tồn tại của họ!(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời tôi hiểu rằng: Để đạt được lẽ thật trong bổn phận, chúng ta cần phản bội xác thịt và thực hành lẽ thật, như thế cuối cùng mới được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Đây là cách sống ý nghĩa và đáng quý nhất. Nếu chúng ta từ bỏ lẽ thật vì chút an nhàn xác thịt nhất thời, chúng ta sẽ sống không có phẩm giá, đánh mất công tác của Đức Thánh Linh, cuối cùng bị Đức Chúa Trời loại bỏ và đánh mất cơ hội được cứu rỗi. Tôi cũng biết rằng để giải quyết vấn đề ham muốn sự an nhàn xác thịt, chúng ta phải có lòng mưu cầu lẽ thật, thường xuyên kiểm điểm bản thân khi có chuyện xảy ra, nỗ lực hết sức mình để thực hiện bổn phận, và khi gặp phải khó khăn, có thể cự tuyệt xác thịt, từ bỏ bản thân, và bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Đây là cách để nhận được sự hướng dẫn và công tác của Đức Thánh Linh. Nhận ra những điều này, lòng tôi cảm thấy sáng tỏ, tôi thề sẽ phản bội xác thịt và nỗ lực hết sức mình trong bổn phận.

Sau đó, tôi suy nghĩ thật kĩ cách để rao giảng Phúc Âm thật tốt. Nếu nguyên tắc nào tôi không hiểu rõ, tôi sẽ tìm kiếm với các anh chị em, và tôi dành thời gian nghiên cứu cùng mọi người. Về sau, khi rao giảng Phúc Âm cần phải làm nhiều việc hơn, tôi không cảm thấy đấy là vấn đề nữa. Thay vào đó tôi cảm thấy chúng là những việc mà tôi phải làm và là trách nhiệm của tôi. Dù bận rộn mỗi ngày nhưng tôi cảm thấy rất sung sức.

Thật bất ngờ, một hôm lãnh đạo đến gặp tôi và bảo tôi quay trở lại tiếp tục thực hiện bổn phận hiệu ứng đặc biệt. Nghe tin đó tôi rất phấn khích. Tôi không biết nói gì hơn ngoài cảm tạ Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại trước kia mình đã bận tâm đến xác thịt, và tắc trách trong bổn phận như thế nào, và cảm thấy cực kỳ mắc nợ Đức Chúa Trời. Tôi không thể bù đắp cho những sai lầm trước kia, nên chỉ có thể đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời trong bổn phận hiện tại. Về sau, khi gặp phải khó khăn trong bổn phận, tôi chủ tâm cầu nguyện Đức Chúa Trời và nghĩ cách để giải quyết chúng. Có một lần, một trong những dự án hiệu ứng đặc biệt của tôi không đạt kết quả tốt, trưởng nhóm và người phụ trách không biết làm cách nào để sửa cả. Tôi cũng gặp khó khăn và không biết bắt đầu sửa từ đâu. Tôi nghĩ, “Nếu mình cứ tiếp tục sửa, sẽ mất rất nhiều thời gian để làm, lại không biết có làm đúng không nữa, nên cứ để người khác làm thì hay hơn”. Tôi nhận ra mình lại đang thấy khó mà tránh, bèn vội vàng cầu nguyện Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại lời Đức Chúa Trời, “Khi một bổn phận ở trước ngươi, và nó được giao phó cho ngươi, đừng nghĩ làm thế nào để tránh gặp khó khăn; nếu có điều gì khó khăn, trước tiên đừng gạt nó sang một bên và phớt lờ nó. Ngươi phải trực tiếp đối mặt với nó. Ngươi phải luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời ở cùng ngươi, rằng với Đức Chúa Trời, không có gì là khó. Ngươi phải có đức tin này(“Cách giải quyết vấn đề bất cẩn và làm chiếu lệ khi thực hiện bổn phận” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Bất kể gặp phải vấn đề hay khó khăn thế nào trong bổn phận, chúng ta nên dựa cậy nơi Đức Chúa Trời để tìm cách giải quyết. Chúng ta không nên thấy khó mà tránh hay chùn bước trong bổn phận vì chút đau khổ xác thịt. Như thế là phản bội và bất trung với Đức Chúa Trời. Nhận ra điều này, tôi tự hứa rằng lần này tôi sẽ dựa cậy nơi Đức Chúa Trời, phản bội xác thịt và cố gắng sửa cho bằng được. Tôi cố bình tâm và sửa đi sửa lại, cuối cùng đã sửa được chỗ cần sửa. Sau khi xem lại, mọi người cảm thấy ổn và không có ý kiến gì. Sau khi thực hành như vậy, trong lòng tôi thấy yên bình và thoải mái. Tôi cảm thấy việc trả giá trong bổn phận thực sự là phước lành Đức Chúa Trời ban cho. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Xiềng xích

Bởi Lý Mặc, Trung Quốc Năm 2004, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, và chẳng bao lâu sau, tôi đã bị...

Ích kỷ là đê hèn

By Yang Shuo, ChinaĐầu năm 2021, chị Trương Diệc Thần và tôi đã cùng nhau hỗ trợ một hội thánh mới thành lập. Chị Diệc Thần mới theo đạo và...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger