Hợp tác hài hòa chính là chìa khóa trong bổn phận

24/07/2022

Bởi Kính Hạo, Hoa Kỳ

Mùa hè năm 2020, tôi và chị Vương cùng chỉnh màu cho các video. Tôi là trưởng nhóm và là người giao việc, vì thế, tôi đã sắp xếp cho chị Vương xử lý các MV, còn tôi thì lo phần phim ảnh. Tôi nghĩ mình có thể tự xử lý việc chỉnh màu cho các bộ phim vì trước kia tôi đã tự mình hoàn thành vài bộ rồi. Mặc dù chị Vương cũng từng chỉnh màu cho phim, nhưng tôi đã thực hành nhiều hơn chị ấy, vì vậy tôi cảm thấy chị ấy không cần dính vào. Hơn nữa, nếu tôi làm một mình, thì công trạng sẽ thuộc về tôi, việc này sẽ làm nổi bật năng lực của tôi hơn và khiến các anh chị em nể trọng tôi. Sau đó, lượng tồn đọng những cảnh chưa chỉnh màu khiến khối lượng công việc của tôi khá nhiều. Ngày nào tôi cũng làm thêm giờ, cố làm cho kịp những cảnh quay còn dang dở. Thỉnh thoảng tôi thấy chị Vương ngủ sớm trong khi tôi vẫn còn phải thức khuya làm việc, sáng thì tôi phải dậy sớm hơn chị Vương, và cảm thấy rất mệt. Nhưng tôi không muốn để chị Vương chia sẻ gánh nặng với mình. Tôi nghĩ, một khi chị ấy tham gia vào, thì sẽ có hai cái tên người chỉnh màu dưới phần danh đề chạy ở cuối phim. Chỗ đó từng chỉ có mỗi tên tôi, nhưng nếu tôi thêm chị Vương vào, Các anh chị em chắc chắn sẽ nghĩ năng lực làm việc của tôi kém cỏi, vậy thì sẽ mất mặt lắm. Đôi lúc tôi nghĩ, nếu để chị Vương giúp, mọi việc sẽ nhanh hơn, tôi sẽ không quá bận, và kết quả sẽ tốt hơn nếu tôi làm một mình. Nhưng khi nghĩ đến chuyện chia sẻ công trạng với chị ấy, tôi thấy không hài lòng. Và vì vậy, cứ thế, tôi không bao giờ để chị Vương tham gia chỉnh màu cho phim. Lúc đó, tôi đã không biết tự kiểm điểm cho đến một ngày, có một người chị em nói với tôi chị Vương không gánh vác gì trong bổn phận và bảo tôi thông công với chị ấy. Đột nhiên tôi nghĩ: “Việc chị Vương không mang gánh nặng có liên quan gì đến mình không nhỉ? Ngày nào mình cũng bận rộn, và mình biết chị ấy có thời gian, nhưng đã không giao việc chỉnh sửa màu phim cho chị ấy, nên chị ấy mới không có gì để làm”. Tôi mơ hồ nhận ra làm như vậy là không đúng, và nếu tôi tự chỉnh màu cho phim một mình, thì cuối cùng tôi sẽ làm trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng rồi tôi nghĩ mình có thể xử lý việc đó nếu làm thêm giờ một chút, vì vậy tôi cứ để như thế. Mặc dù nhận ra ý định của mình là sai, nhưng tôi vẫn không thể buông bỏ được, điều đó khiến tôi rất đau lòng, vì thế tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi từ bỏ những ý định sai lầm.

Một hôm, khi tĩnh nguyện, tôi xem một đoạn phim đọc lời Đức Chúa Trời: “Mặc dù các lãnh đạo và người làm công có các cộng sự, và mọi người thực hiện bất kỳ bổn phận nào cũng đều có một cộng sự, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ tin rằng họ có tố chất tốt và giỏi hơn những người bình thường, vì vậy những người bình thường không xứng đáng là cộng sự của họ, và tất cả đều thua kém họ. Đây là lý do tại sao những kẻ địch lại Đấng Christ thích là người ra quyết định và không thích thảo luận mọi sự với bất kỳ ai khác. Họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ khiến họ trông ngu ngốc và kém cỏi. Đây là loại quan điểm gì? Đây là loại tâm tính gì vậy? Đây có phải là một tâm tính kiêu ngạo? Họ nghĩ rằng hợp tác và thảo luận các sự việc với những người khác, tìm kiếm câu trả lời từ họ và đặt câu hỏi cho họ, là không có phẩm cách và làm mất giá trị, là sự sỉ nhục lòng tự tôn của họ. Và vì vậy, để bảo vệ lòng tự tôn của mình, họ không cho phép có sự minh bạch trong bất cứ điều gì họ làm, cũng như không nói cho người khác biết về điều đó, càng không thảo luận với người khác. Họ nghĩ rằng thảo luận với người khác là thể hiện bản thân mình kém cỏi; rằng luôn xin ý kiến của người khác có nghĩa là họ ngu ngốc và không có khả năng tự mình suy nghĩ; rằng làm việc với những người khác để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề nào đó là điều làm cho họ có vẻ vô dụng. Chẳng phải đây là tâm lý kiêu ngạo và ngớ ngẩn của họ sao? Chẳng phải đây là tâm tính bại hoại của họ sao? Sự kiêu ngạo và tự nên công chính trong họ quá rõ ràng; họ đã mất toàn bộ lý trí bình thường của con người, và đầu óc họ không ổn lắm. Họ luôn nghĩ mình có khả năng, có thể tự mình hoàn thành công việc, và không cần phối hợp với người khác. Vì họ có những tâm tính bại hoại như vậy nên họ không thể đạt được sự hợp tác hài hòa. Họ tin rằng làm việc với người khác là làm giảm bớt và phân tán quyền lực của họ, rằng khi chia sẻ công việc với người khác, quyền lực của chính họ bị giảm đi và họ không thể tự mình quyết định mọi thứ, nghĩa là họ thiếu thực lực và điều này là một tổn thất to lớn đối với họ. Và vì vậy, bất kể điều gì xảy ra với họ, nếu họ tin rằng họ hiểu và biết cách xử lý, họ sẽ không thảo luận với bất kỳ ai khác, họ sẽ muốn giữ quyền kiểm soát nó. Họ sẽ thà mắc sai lầm còn hơn là để người khác biết, họ sẽ thà làm sai còn hơn là chia sẻ quyền lực với người khác, và họ thà bị sa thải còn hơn là để người khác can thiệp vào công việc của họ. Đây là một kẻ địch lại Đấng Christ. Họ thà làm tổn hại đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thà đánh cược lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, còn hơn chia sẻ quyền lực của mình với bất kỳ ai khác. Họ nghĩ rằng khi đang thực hiện một mảng công việc nào đó hoặc đang xử lý vấn đề nào đó, miễn sao họ hiểu một số học thuyết và có khả năng tự làm thì họ không cần cộng tác với bất cứ ai khác; họ nghĩ nên một mình thực hiện và hoàn thành công việc và rằng chỉ điều này mới khiến họ có năng lực. Quan điểm này có đúng không? Họ không biết rằng nếu họ vi phạm các nguyên tắc, thì họ không hoàn thành bổn phận của mình, vì vậy họ không thể hoàn thành sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và chỉ đơn thuần làm công việc phục vụ. Thay vì tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật khi thực hiện bổn phận, họ thực thi quyền lực theo suy nghĩ và ý định của mình, khoe khoang, và phô trương bản thân. Bất kể cộng sự của họ là ai hay họ làm việc gì, họ cũng không bao giờ muốn thảo luận về mọi sự, họ luôn muốn tự mình hành động, và họ luôn muốn có tiếng nói quyết định sau cùng. Rõ ràng là họ đang đùa bỡn với quyền lực và sử dụng quyền lực để làm mọi việc. Những kẻ địch lại Đấng Christ đều yêu thích quyền lực, và khi có địa vị, họ muốn có nhiều quyền lực hơn. Khi sở hữu quyền lực, những kẻ địch lại Đấng Christ có thể khoe khoang, phô trương bản thân và nổi bật giữa đám đông. Vì vậy, những kẻ địch lại Đấng Christ bám trụ lấy quyền lực và địa vị, và sẽ mãi mãi không bao giờ từ bỏ nó(“Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng Những kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính rất kiêu ngạo và không hợp tác với bất kỳ ai. Họ nghĩ nếu chia sẻ công việc với người khác, họ sẽ tỏ ra kém cỏi, quyền lực sẽ bị phân tán, và họ sẽ không được người khác ngưỡng mộ nữa. Vì thế, họ thà để lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại còn hơn là chia sẻ công việc với người khác. Tôi đã suy ngẫm và nhận ra mình cũng y như vậy. Tôi không muốn chị Vương tham gia vào việc chỉnh màu cho phim vì sợ việc đó sẽ khiến tôi trông kém cỏi và làm hỏng hình ảnh của tôi, nên tôi đã tự việc một mình. Kết quả là, tôi đã kiệt sức và công tác bị trì hoãn. Tôi thực sự đã quá ngạo mạn và vô lý. Dù trong nhà Đức Chúa Trời có công việc gì, không ai có thể làm một mình. Mọi người đều cần có cộng sự và sự giúp đỡ, và các anh chị em cần đồng lòng hợp tác với nhau để hoàn thành công tác, vì không ai hoàn hảo cả. Dù họ có tố chất cao như thế nào, hay ân tứ và tài năng là gì, mọi người đều có thiếu sót và khuyết điểm, và chúng ta cần buông bỏ bản thân, hợp tác với các cộng sự để thực hiện tốt bổn phận và hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi đã ngạo mạn và ra vẻ ta đây. Tôi đã quá tham vọng trong bổn phận, muốn mọi công trạng, và muốn người khác ngưỡng mộ mình, vì thế, tôi không cộng tác với ai cả. Tôi thà làm trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời còn hơn là cho phép người khác tham gia hay can thiệt vào công việc của mình. Thực hiện bổn phận theo cách này không phải là đang tích lũy việc tốt, mà là tôi đang làm việc ác. Khi nhận ra điều đó, tôi cảm thấy rất buồn, nên đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con thấy mình quá ngạo mạn, chẳng có chút nhân tính và lý trí nào. Con muốn ăn năn. Xin Ngài hãy dẫn dắt con biết mình”.

Một ngày nọ, khi đang tìm những phần lời Đức Chúa Trời liên quan đến tình trạng của mình, tôi đã tìm ra đoạn lời này: “Người ta phải làm gì để làm tròn bổn phận của mình? Người ta phải thực hiện nó toàn tâm toàn lực của họ. Sử dụng toàn tâm toàn lực có nghĩa là dành mọi suy nghĩ của mình để thực hiện bổn phận và không để những thứ khác làm mình bận rộn, sau đó sử dụng năng lượng mà mình có, phát huy toàn bộ sức mạnh của mình, và mang tố chất, ân tứ, thế mạnh, và những điều mình đã hiểu vào việc thực hiện nhiệm vụ. Nếu ngươi có thể hiểu, có thể lĩnh hội và có ý tưởng hay, ngươi phải truyền đạt với những người khác về điều đó. Hợp tác trong sự hài hòa nghĩa là như vậy. Đây là cách ngươi sẽ làm tròn bổn phận của mình, cách ngươi sẽ thực hiện bổn phận thỏa đáng. Nếu ngươi luôn muốn gánh vác toàn bộ gánh nặng và tự mình đảm đương mọi việc, làm bản thân mình nổi bật chứ không phải những người khác, thì ngươi có đang thực hiện bổn phận của mình không? Điều ngươi đang làm được gọi là chuyên quyền; đó là sự phô diễn. Đó là hành vi Sa-tan, không phải là sự thực hiện bổn phận. Dù thế mạnh, ân tứ hay tài năng đặc biệt của một người có thế nào, không ai có thể tự mình đảm đương hết mọi công việc; họ phải học cách hợp tác hài hòa nếu muốn làm tốt công tác của hội thánh. Đó là lý do tại sao sự hợp tác hài hòa là một nguyên tắc của việc thực hiện bổn phận của một người. Miễn là ngươi dốc toàn tâm, toàn lực và tất cả sự trung thành của mình, và cống hiến tất cả những gì ngươi có thể làm, thì ngươi đang làm tròn bổn phận của mình. Nếu ngươi có một suy nghĩ hoặc ý tưởng, hãy nói với người khác; đừng giữ nó lại hoặc giấu nó đi – nhưng cũng đừng quên để ý đến ý kiến của người khác. Ý tưởng của bất kỳ ai, nếu đúng, thì đều phải được chấp nhận và tuân theo. Làm điều này, ngươi sẽ đạt được sự hợp tác hài hòa. Thực hiện bổn phận của mình một cách trung thành nghĩa là như vậy. Khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi không được tự mình đảm đương mọi việc, cũng không được làm bán mạng, hay trở thành ‘bông hoa nở duy nhất’ hoặc người hoạt động độc lập; đúng hơn, ngươi phải học cách hợp tác hài hòa với những người khác và làm tất cả những gì ngươi có thể để hoàn thành trách nhiệm của mình, để phát huy hết năng lượng của mình. Thực hiện bổn phận của ngươi có nghĩa là như vậy. Thực hiện bổn phận của ngươi là sử dụng tất cả quyền hành và sự sáng mà ngươi có để đạt được kết quả. Thế là đủ. Đừng luôn cố khoe khoang, luôn nói những điều cao siêu, và đừng đối lập với người khác. Hãy tập trung hơn vào việc lắng nghe đề xuất của người khác và khám phá những thế mạnh của họ. Bằng cách này, việc hợp tác hài hòa trở nên dễ dàng. Nếu ngươi luôn cố gắng thể hiện và muốn mọi thứ theo ý mình, thì ngươi đang không hợp tác hài hòa. Ngươi đang làm gì? Ngươi đang gây ra sự nhiễu loạn và phá ngầm người khác. Gây ra sự nhiễu loạn và phá ngầm người khác là đóng vai Sa-tan; đó không phải là sự thực hiện bổn phận. Nếu ngươi luôn làm những điều gây nhiễu loạn và phá ngầm người khác, thì dù ngươi có bỏ ra bao nhiêu nỗ lực hay tận tụy đến đâu, Đức Chúa Trời cũng sẽ không nhớ đến(“Muốn thực hiện bổn phận một cách đúng đắn đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi suy ngẫm về lời Ngài, tôi cảm thấy xấu hổ. Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày tình trạng của tôi. Để phô trương và khẳng định mình, và để được nể trọng, tôi muốn tự mình đảm nhận việc chỉnh màu phim, mà không để cho chị Vương tham gia. Tôi cảm thấy vì mình từng một mình chỉnh màu cho mỗi bộ phim, nên nếu chị ấy dính vào thì sẽ cướp mất công trạng của tôi. Nếu vậy thì sẽ không có ai ngưỡng mộ tôi và tôi sẽ không có gì để phô trương cả. Tôi nghĩ cứ thế thì mình sẽ gặp bất lợi. Mặc dù tôi biết khối lượng công việc chỉnh màu phim rất nặng, và tôi sẽ gây trì hoãn công tác nếu làm một mình, nếu chị ấy tham gia, công tác sẽ được làm nhanh hơn và kết quả sẽ tốt hơn, và mặc dù tôi biết hầu hết công tác trong nhóm đều là do tôi làm, người chị em của tôi thường nhàn rỗi không có gì làm, và tình trạng của chị ấy cũng bị ảnh hưởng, nhưng tôi vẫn không để chị ấy chia sẻ gánh nặng với mình. Tôi muốn tự làm công việc chỉnh màu cho tất cả các bộ phim vừa là để có đóng góp quan trọng, vừa là để chứng minh tôi có kỹ thuật tốt và kỹ năng chuyên môn. Tôi nhận ra lúc nào mình cũng chỉ nghĩ đến thể diện và địa vị. Tôi đã không hề quan tâm đến công tác của nhà Đức Chúa Trời cũng như cảm xúc của người chị em của tôi. Tôi thực sự không có lương tâm hay nhân tính! Bề ngoài thì ngày nào tôi cũng dậy sớm và làm việc chăm chỉ, như thể tôi có thể gánh vác trọng trách, chịu khổ và trả giá, nhưng thực ra, tôi đang nỗ lực vì bản thân và thỏa mãn tham vọng, khao khát của mình. Tôi không hề thực hiện bổn phận như một loài thọ tạo. Tôi đang làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời dưới cái cớ thực hiện bổn phận, và phạm phải việc ác. Và tôi đã đi trên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ.

Sau đó, tôi đã đọc được thêm hai đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời. “Khi Đức Chúa Trời yêu cầu rằng con người làm tròn bổn phận của họ, Ngài không bảo họ hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định, hay đạt được bất kỳ nỗ lực vĩ đại nào, cũng không cần thực hiện bất kỳ việc vĩ đại nào. Điều Đức Chúa Trời muốn là con người có thể làm tất cả những gì có thể theo một cách thực tế, và sống theo lời Ngài. Đức Chúa Trời không cần ngươi vĩ đại hay đáng kính, Ngài cũng không cần ngươi mang đến bất kỳ điều thần diệu nào, Ngài cũng không muốn thấy bất kỳ sự ngạc nhiên thú vị nào nơi ngươi. Ngài không cần những thứ ấy. Tất cả những gì Đức Chúa Trời cần là để ngươi kiên định thực hành theo lời Ngài. Khi ngươi lắng nghe lời Đức Chúa Trời, làm những gì ngươi đã hiểu được, thực hiện những gì ngươi đã ngộ ra, ghi nhớ những gì ngươi đã nhìn thấy, thì khi ấy, khi đến đúng thời điểm thực hành, hãy thực hành như lời Đức Chúa Trời, để lời Đức Chúa Trời có thể trở thành sự sống của ngươi, những sự thực tế của ngươi, và những gì ngươi sống bày tỏ ra. Như thế, Đức Chúa Trời sẽ hài lòng. Ngươi luôn tìm kiếm sự vĩ đại, cao quý, và địa vị; ngươi luôn tìm kiếm sự tán tụng. Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào khi Ngài nhìn thấy điều này? Ngài ghê tởm nó, và không muốn nhìn đến nó. Ngươi càng theo đuổi những thứ như sự vĩ đại, sự cao quý, và việc vượt trội người khác, đặc biệt, nổi trội, và đáng chú ý, Đức Chúa Trời càng thấy ngươi đáng kinh tởm. Nếu ngươi không phản tỉnh về bản thân mình và ăn năn thì Đức Chúa Trời sẽ khinh miệt ngươi và từ bỏ ngươi. Hãy chắc chắn đừng là kẻ khiến Đức Chúa Trời thấy kinh tởm; hãy là người mà Đức Chúa Trời yêu thương. Như vậy, làm sao để người ta có thể đạt được tình yêu của Đức Chúa Trời? Bằng cách đón nhận lẽ thật theo cách vâng phục, đứng ở vị trí của một loài thọ tạo, hành động theo lời Đức Chúa Trời một cách thực tế, thực hiện bổn phận một cách đúng đắn, cố gắng làm một người trung thực, và sống thể hiện ra hình tượng giống một con người. Như thế là đủ, Đức Chúa Trời sẽ thỏa mãn. Người ta phải chắc chắn không bám lấy tham vọng hay ấp ủ những giấc mơ vẩn vơ, không tìm kiếm sự nổi tiếng, lợi lộc và địa vị hay nổi bật giữa đám đông. Hơn nữa, họ không được cố gắng là một người vĩ đại hay siêu nhân, người cao hơn giữa mọi người và khiến những người khác thờ phượng họ. Đó là ham muốn của nhân tính bại hoại, và là con đường của Sa-tan đi; Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người như thế. Nếu người ta không ngừng theo đuổi danh, lợi, địa vị mà không chịu ăn năn, thì họ vô phương cứu chữa, và chỉ có một kết cục cho họ: bị bỏ ra(“Muốn thực hiện bổn phận một cách đúng đắn đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Tiêu chuẩn đánh giá những việc làm của một người là tốt hay xấu là gì? Nó phụ thuộc vào việc liệu họ, trong những suy nghĩ, bày tỏ và hành động của họ, có chứng ngôn về việc đưa lẽ thật vào thực hành và về việc sống thể hiện ra thực tế của lẽ thật hay không. Nếu ngươi không có hiện thực này hoặc không sống thể hiện ra điều này, thì không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi là một kẻ hành ác. Làm thế nào để Đức Chúa Trời nhìn thấy những kẻ hành ác? Những tâm tư suy nghĩ cũng như những hành động bên ngoài của ngươi không làm chứng cho Đức Chúa Trời, hay chúng cũng không khiến Sa-tan phải xấu hổ hoặc đánh bại nó; thay vào đó, chúng làm Đức Chúa Trời xấu hổ, và chứa đầy tỳ vết khiến Đức Chúa Trời phải xấu hổ. Ngươi đang không làm chứng cho Đức Chúa Trời, không dâng mình cho Đức Chúa Trời, ngươi cũng đang không làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với Đức Chúa Trời; thay vào đó, ngươi đang hành động vì lợi ích của chính mình. ‘Vì lợi ích của chính mình’ có nghĩa là gì? Chính xác thì, nó có nghĩa là vì lợi ích của Sa-tan. Do đó, cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phán: ‘Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!’. Trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi chưa làm được những việc tốt lành, mà thay vào đó, hành vi của ngươi đã trở nên xấu xa. Điều đó sẽ không nhận được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời – điều đó sẽ bị lên án. Một người có niềm tin như vậy nơi Đức Chúa Trời thì sẽ cố để đạt được điều gì? Liệu có phải một niềm tin như thế sẽ chẳng còn gì vào sau hết không?(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ý muốn của Ngài. Thực tế, những yêu cầu của Đức Chúa Trời với con người rất đơn giản. Đức Chúa Trời không cần con người làm những việc lớn lao hay kinh thiên động địa, và cũng không yêu cầu chúng ta phải là người xuất chúng hay vĩ đại. Đức Chúa Trời chỉ muốn chúng ta đứng vào vị trí của một loài thọ tạo, mưu cầu lẽ thật một cách bình dị, thực hiện bổn phận tốt nhất có thể, và sống theo lời Đức Chúa Trời. Tôi cũng nhận ra việc Đức Chúa Trời đánh giá chúng ta có đủ điều kiện thực hiện bổn phận hay không không dựa trên việc chúng ta đạt được bao nhiêu hay đóng góp nhiều bao nhiêu, mà là liệu xuất phát điểm và động cơ làm việc của chúng ta có đang quan tâm đến ý muốn của Ngài, và chúng ta có nỗ lực hết mình hay không. Chỉ khi có động cơ đúng đắn và đi con đường đúng đắn, chúng ta mới có thể có lời chứng trong bổn phận. Khi mọi người thực hiện bổn phận chỉ để thỏa mãn tham vọng và ước muốn của bản thân, dù họ có nỗ lực thế nào hay đóng góp nhiều ra sao, thì cuối cùng họ cũng sẽ bị Đức Chúa Trời khinh ghét và loại bỏ. Tôi nhận ra mình đã luôn muốn giành hết công trạng trong bổn phận. Tâm tính kiêu ngạo khiến tôi muốn làm hết mọi việc và không hợp tác với cộng sự của mình. Tôi làm việc chăm chỉ và kiệt sức để khiến người khác nghĩ tốt về mình. Mọi nỗ lực của tôi không phải là để làm Đức Chúa Trời hài lòng, mà là để thỏa mãn ước muốn và tham vọng cá nhân. Dù tôi bận rộn, chịu nhiều khổ cực, đạt được chút thành tích, được người khác ngưỡng mộ và chấp thuận, nhưng điều quan trọng ở đây là gì? Không có điều gì trong số này nghĩa là tôi đủ tư cách thực hiện bổn phận và có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, vì đi sai đường, hành động bằng những tâm tính Sa-tan, làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ và vứt bỏ. Tôi cũng nghĩ việc hợp tác với chị Vương sẽ bù đắp cho những thiếu sót của tôi trong bổn phận. Chị ấy tập trung vào việc học hỏi, sẵn sàng tìm tòi, và kỹ năng của chị ấy đã tiến bộ nhanh chóng, nhưng tôi thì không, và hầu hết tôi đều dựa vào kinh nghiệm của mình. Mặc dù tôi đã thực hiện bổn phận này lâu rồi nhưng kỹ năng của tôi vẫn không được cải thiện nhiều. Hơn nữa, suy nghĩ và thẩm mỹ của một người luôn bị giới hạn và không hoàn hảo. Những người tự biết mình có thể buông bỏ bản thân trong bổn phận, và sẵn sàng hợp tác với người khác để thực hiện tốt bổn phận. Đây là lý trí chúng ta nên có và là cách chúng ta nên thực hành. Vậy mà tôi lại kiêu ngạo, tự nên công chính và ham muốn địa vị. Tôi không muốn buông bỏ tư lợi và hợp tác với chị ấy. Những thứ này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả công việc. Nếu tôi hợp tác với chị ấy sớm hơn, và chúng tôi cùng giúp đỡ nhau, thì kết quả và tiến độ công việc chắc hẳn đã tốt hơn rất nhiều. Càng nghĩ, tôi càng thấy mình quá ngạo mạn, không có nhân tính, và tôi càng căm ghét bản thân cũng như hối tiếc về hành động của mình. Tôi không muốn thực hiện bổn phận với những ý định này. Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con luôn có tham vọng khi thực hiện bổn phận, làm việc vì danh lợi và địa vị. Con không muốn mưu cầu như vậy nữa. Con muốn ăn năn, buông bỏ những ý định sai lầm và hợp tác hài hòa với người chị em của con để thực hiện tốt bổn phận”.

Trong khi tĩnh nguyện vào sáng hôm sau, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Những ai có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành có thể chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời khi làm mọi việc. Khi ngươi chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, lòng ngươi được chỉnh đốn. Nếu ngươi chỉ từng làm mọi việc để cho người khác thấy, luôn muốn nhận được sự khen ngợi và ngưỡng mộ của người khác, nhưng ngươi lại không chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời có còn ở trong lòng ngươi không? Những người như thế không có lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Đừng có lúc nào cũng làm mọi việc vì cớ ngươi, và đừng có lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, và đừng nghĩ đến sự kiêu hãnh, danh tiếng hay địa vị của riêng ngươi.Trước hết, ngươi phải nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và bắt đầu bằng việc suy ngẫm xem liệu ngươi có bất khiết trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm, và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Hãy nghĩ về chúng thường xuyên và tìm hiểu chúng, và ngươi sẽ dễ dàng thi hành bổn phận của mình hơn. Nếu ngươi có tố chất kém, nếu kinh nghiệm của ngươi còn ít ỏi, hoặc nếu ngươi không thành thạo công việc chuyên môn của mình, thì trong công việc có thể mắc phải một số sai sót hoặc thiếu sót, và kết quả có thể không được tốt lắm – nhưng ngươi cũng đã nỗ lực hết mình. Trong mọi việc ngươi làm, ngươi không đáp ứng những ham muốn ích kỷ hay những sự ưu tiên của riêng mình. Thay vào đó, ngươi luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi có thể không làm tròn bổn phận của mình, nhưng lòng ngươi đã được sửa chữa; nếu, trên hết, ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong bổn phận của mình, thì bổn phận của ngươi sẽ đạt tiêu chuẩn và ngươi sẽ có thể bước vào sự thực tế của lẽ thật(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi ngẫm lại lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra một con đường thực hành. Để thực hiện bổn phận, ta phải buông bỏ tư lợi và quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Bất kể hình ảnh hay địa vị của ta có phải chịu tổn hại thế nào, điều quan trọng là bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời và hoàn thành bổn phận. Sau khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi đã có động lực để thực hành lẽ thật. Tôi không còn quan tâm ở phần danh đề có bao nhiêu cái tên nữa, và không quan tâm cuối cùng mọi người sẽ nghĩ gì về mình nữa. Tôi chỉ nghĩ đến cách thực hiện tốt bổn phận và làm Đức Chúa Trời hài lòng. Vì thế, tôi đã giao nhiệm vụ chỉnh màu phim cho chị Vương và chị ấy đã đồng ý ngay. Không lâu sau, tình trạng của chị Vương đã thay đổi, chị ấy không còn nhàn rỗi như trước nữa, và chúng tôi đã làm hết chỗ công việc tồn đọng. Sau chuyện này, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm. Tôi cũng thực sự nhận ra việc thực hành lẽ thật và hợp tác hài hòa trong bổn phận tốt như thế nào.

Một thời gian sau, khi việc chỉnh màu cho phim kết thúc, chúng tôi chỉnh màu cho cả kịch sân khấu và MV. Lúc đó, tôi bất giác nghĩ: “Nếu đảm nhận việc chỉnh màu cho kịch sân khấu, mình sẽ không phải chia công với ai cả. Và kịch sân khấu thì dễ làm hơn phim ảnh nhiều. Với năng lực của mình, mình có thể làm một mình, không cần chị Vương dính vào. Trông mình sẽ thật kém cỏi nếu để một vở kịch mà phải cần đến hai người mới chỉnh màu được. Tất cả các anh chị em sẽ cười nhạo mình”. Nghĩ vậy, tôi muốn đẩy việc chỉnh mảu MV sang cho chị Vương và tự mình xử lý kịch sân khấu. Ngay lúc đó, tôi nhận ra ý định của mình là sai. Tôi vẫn đang hành động để phục vụ cho lợi ích riêng của mình. Tôi đã nhớ đến lời Đức Chúa Trời: “Nếu, trong lòng ngươi, ngươi vẫn còn bám lấy địa vị và uy tín, vẫn còn bận tâm đến việc khoe khoang và kiếm được sự ngưỡng mộ của người khác, thì ngươi không phải là người theo đuổi lẽ thật, và ngươi bước đi con đường sai lạc; điều ngươi theo đuổi không phải là lẽ thật, cũng không phải là sự sống, mà là những thứ ngươi yêu thích, đó là địa vị và uy tín – trong trường hợp đó, không việc gì ngươi làm là có liên quan đến lẽ thật, tất cả sẽ bị coi là hành ác và làm công việc phục vụ(“Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật mới có thể sở hữu nhân tính bình thường” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi thức tỉnh. Tôi luôn vô tình làm những chuyện ích kỷ. Tôi thực sự là kẻ nhỏ mọn và tư lợi. Tôi hận mình vì quá bại hoại, muốn từ bỏ những ý định sai lầm của mình và thực hành lẽ thật. Vì thế, tôi đã yêu cầu chị Vương tham gia chỉnh màu kịch sân khấu với tôi. Kể từ đó, khi đến lúc giao việc, tôi luôn hỏi ý kiến và xin chị Vương tư vấn, và khi muốn ôm đồm hết mọi việc để một mình lãnh công, tôi đã có ý thức từ bỏ bản thân, căn cứ vào nhu cầu của bổn phận, và giao việc cho chị Vương. Thực hành như vậy, tôi cảm thấy bình an và thanh thản.

Trải nghiệm này khiến tôi nhận ra tham vọng ngông cuồng và tâm tính Sa-tan của mình. Nó cũng giúp tôi nhận ra sự hợp tác hài hòa là chìa khóa để thực hiện tốt bổn phận. Đơn giản là không thể làm tốt bổn phận một mình được. Chỉ có hợp tác hài hòa chúng ta mới có thể có được phước lành của Đức Chúa Trời và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger