Trải nghiệm chia sẻ phúc âm
Tôi đã bắt đầu chia sẻ phúc âm sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Tôi thầm quyết tâm rằng mình sẽ thực hiện bổn phận thật tốt dù có gặp khó khăn gì đi nữa để chiên của Đức Chúa Trời có thể nghe được tiếng Ngài và đến trước Ngài.
Tháng Hai năm 2018, tôi đã gặp Mel ở Philippines trên mạng. Lúc đó cậu ấy đang học ở trường dòng. Mới đầu chúng tôi đã nói rất nhiều về những điều như các trinh nữ khôn ngoan và khờ dại, việc được cất lên là gì, vân vân. Khi nói về việc ai có thể vào vương quốc, tôi đã hỏi Mel rằng: “Em có nghĩ tất cả những người tin vào Chúa cuối cùng đều sẽ được vào thiên quốc không?” Cậu ấy tự hào nói: “Tất nhiên rồi. Trong Ê-phê-sô 2:8-9, Phaolô đã nói: ‘Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Ðức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình’. Chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin và sẽ được cứu rỗi nếu kiên trì đến cùng. Khi Chúa đến, Ngài sẽ đưa chúng ta vào thẳng vương quốc. Nếu chúng ta có bất kỳ nghi ngờ gì về việc đó, tức là phủ nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus và thiếu đức tin”. Sau khi nghe cậu ấy nói thế, tôi hỏi: “Em nói chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin và được cứu rỗi bởi ân điển, nên chúng ta có thể vào vương quốc. Điều đó có cơ sở kinh thánh nào không? Đức Chúa Jêsus có nói vậy không? Đức Thánh Linh có nói vậy không? Kinh Thánh có đề cập đến việc được xưng công bình và cứu rỗi bởi đức tin, nhưng không nói những điều đó sẽ đưa chúng ta vào vương quốc. Nói vậy là không có cơ sở gì cả. Chẳng phải đó chỉ là quan niệm của con người sao?”
Mel sững sờ và khẽ lẩm bẩm: “Được xưng công bình bởi đức tin không có nghĩa là vào được vương quốc sao?” Sau đó tôi đã gửi cho cậu ấy những câu Kinh Thánh này: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Ma-thi-ơ 7:21). “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu” (Ma-thi-ơ 18:3). “Trong miệng chúng chẳng có lời nói dối nào hết, cũng không có dấu vết gì” (Khải Huyền 14:5). “Các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh” (Lê-vi 11:45). Rồi tôi nói: “Lời Chúa đã phán rất rõ ràng về điều kiện để được vào vương quốc. Chúa rất thánh khiết, và Ngài yêu cầu chúng ta phải thanh sạch, trung thực, và vô tội như những đứa trẻ, loại bỏ sự bại hoại để được làm tinh sạch và trở thành người tuân phục Đức Chúa Trời, làm theo ý muốn của Ngài. Chỉ như vậy mới đủ điều kiện vào vương quốc. Và chúng ta đã đáp ứng được các yêu cầu đó chưa? Em có dám nói rằng mình không bao giờ nói dối không? Em có dám nói mình đã hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi và đã được làm tinh sạch chứ?” Mel im lặng không nói gì. Tôi tiếp tục thông công: “Nếu chúng ta thú tội và ăn năn với Chúa, chúng ta sẽ được xưng công bình bởi đức tin và được cứu rỗi bởi ân điển; điều đó là đúng. Nhưng được xưng công bình bởi đức tin và được cứu rỗi bởi ân điển thực sự nghĩa là gì? Chúng ta đều biết rằng trong Thời đại Luật pháp Đức Chúa Trời đã dẫn dắt đời sống của con người bằng cách dùng Moses để ban hành luật pháp và các điều răn, nhưng đến cuối thời đại đó, không ai có thể, tuân giữ luật pháp. Mọi người đều ngày càng phạm nhiều tội lỗi. Ai cũng có nguy cơ bị kết án và xử tử theo pháp luật. Đây là bối cảnh dẫn đến việc Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và bị đóng đinh làm của lễ chuộc tội cho con người và giải cứu con người khỏi pháp luật. Sau đó, chỉ cần con người chấp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng cứu thế của họ, rồi thú tội và ăn năn thì tội lỗi của họ sẽ được tha thứ và họ sẽ không bị kết án vì không tuân giữ luật pháp nữa. Điều đó có nghĩa là Chúa không còn xem chúng ta như các tội nhân, chúng ta có thể được xưng công bình nhờ sự cứu chuộc của Chúa, và đủ điều kiện để cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời cũng như tận hưởng ân điển, an bình và niềm vui mà Chúa ban. Đó là lý do việc được xưng công bình bởi đức tin và cứu rỗi bởi ân điển nghĩa là tội lỗi của chúng ta được tha thứ nhờ đức tin và chúng ta không bị pháp luật kết án nữa. Nhưng vậy không có nghĩa là chúng ta đã thoát khỏi tội lỗi và được tinh sạch, rằng ta đã thực sự công chính, hay xứng đáng được vào vương quốc”.
Mel ngạc nhiên đáp: “Vậy là được xưng công bình bởi đức tin chỉ có nghĩa là tội lỗi của chúng ta được tha thứ và Chúa sẽ không xem chúng ta là các tội nhân nữa, chứ không phải chúng ta đã nên công chính và có thể vào vương quốc. Mục sư của chúng tôi chưa từng nói về điều này”. Sau đó tôi đọc cho cậu ấy nghe những đoạn lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Vào thời điểm đó, công tác của Jêsus là công tác cứu chuộc cả nhân loại. Tội lỗi của tất cả những ai tin vào Ngài đã được tha thứ; miễn là ngươi tin vào Ngài, Ngài sẽ cứu chuộc ngươi; nếu ngươi tin vào Ngài, ngươi không còn tội lỗi nữa, ngươi đã được giải thoát khỏi tội lỗi của mình. Điều này là ý nghĩa của việc được cứu, và được xưng công chính bởi đức tin. Tuy nhiên, trong những người tin, vẫn còn có sự dấy loạn và chống đối Đức Chúa Trời, và điều đó vẫn phải bị loại bỏ từ từ. Sự cứu rỗi không có nghĩa là con người đã được Jêsus hoàn toàn thu phục, mà có nghĩa là con người không còn tội lỗi nữa, họ đã được tha tội: Miễn là ngươi tin, thì ngươi sẽ không bao giờ còn tội lỗi nữa” (Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Mặc dù con người có thể đã được cứu chuộc và được tha tội, nhưng điều đó chỉ có thể được xem là Đức Chúa Trời không nhớ đến những vi phạm của con người và không đối đãi với con người theo những vi phạm của họ. Tuy nhiên, khi con người, những kẻ sống trong thân thể xác thịt, chưa được giải thoát khỏi tội lỗi, thì họ chỉ có thể tiếp tục phạm tội, không ngừng bộc lộ tâm tính Sa-tan bại hoại của mình. Đây là cuộc sống mà con người đang sống, một chu kỳ vô tận của việc phạm tội và được tha thứ. Phần lớn nhân loại phạm tội vào ban ngày chỉ để xưng tội vào ban đêm. Theo cách này, cho dù của lễ chuộc tội có tác dụng đời đời đối với con người, nó cũng sẽ không thể cứu được con người khỏi tội lỗi. Chỉ một nửa công tác cứu rỗi đã được hoàn tất, vì con người vẫn còn có một tâm tính bại hoại. … Không dễ để con người trở nên nhận thức được tội lỗi của mình; họ không có cách nào nhận ra bản tính đã thâm căn cố đế của chính mình, và họ phải dựa vào sự phán xét bằng lời để đạt được kết quả này. Chỉ như vậy thì con người mới có thể dần dần được thay đổi từ thời điểm này trở đi” (Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ngươi chỉ biết rằng Jêsus sẽ ngự xuống trong thời kỳ sau rốt, nhưng chính xác Ngài sẽ ngự xuống như thế nào? Một tội nhân như các ngươi, người vừa mới được cứu chuộc, và chưa được thay đổi hoặc được Đức Chúa Trời hoàn thiện, ngươi có thể hợp lòng Đức Chúa Trời sao? Đối với ngươi, ngươi vẫn còn bản ngã cũ của mình, đúng là ngươi đã được Jêsus cứu rỗi, và ngươi không bị xem là một tội nhân nhờ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng điều này không chứng minh rằng ngươi vô tội và không ô uế. Làm sao ngươi có thể nên thánh nếu ngươi chưa được thay đổi? Bên trong, ngươi bị bủa vây bởi sự bất khiết, ích kỷ và hèn hạ, nhưng ngươi vẫn muốn được ngự xuống với Jêsus – ngươi chẳng thể may mắn vậy được! Ngươi đã bỏ qua một bước trong niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời: Ngươi chỉ đơn thuần đã được cứu chuộc, nhưng ngươi vẫn chưa được thay đổi. Để ngươi hợp lòng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời phải đích thân thực hiện công tác thay đổi và làm cho ngươi thanh sạch; nếu không thì ngươi, kẻ chỉ được cứu chuộc, sẽ không có khả năng đạt được sự nên thánh. Theo cách này, ngươi sẽ không đủ tư cách để dự phần trong những phước lành của Đức Chúa Trời, vì ngươi đã bỏ qua một bước trong công tác quản lý con người của Đức Chúa Trời, là bước then chốt để thay đổi và hoàn thiện. Và vì vậy, ngươi, một tội nhân vừa được cứu chuộc, không có khả năng trực tiếp thừa hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời” (Xét về danh xưng và thân phận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã thông công thế này: “Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã thực hiện bước công tác cứu chuộc dựa trên nhu cầu của nhân loại. Ngài đã bày tỏ con đường ăn năn để mọi người có thể thú tội và ăn năn dựa trên hiểu biết của họ về tội lỗi, tìm kiếm tình yêu của Chúa, trở thành muối và ánh sáng, thương người như thể thương thân, vân vân. Việc mọi người học được những hành vi tốt chính là kết quả của công tác cứu chuộc. Khi được Đức Chúa Jêsus cứu chuộc, tội lỗi của chúng ta được tha thứ và Ngài không xem chúng ta là các tội nhân nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đã thoát khỏi tội lỗi hay được làm cho tinh sạch. vì bản tính tội lỗi của chúng ta vẫn còn đó, và chúng ta sẽ luôn bộc lộ các tâm tính bại hoại của mình, chẳng hạn như kiêu ngạo, lươn lẹo, dối trá, xấu xa và hung ác. Ví dụ, nếu chúng ta có ân tứ, điểm mạnh, hoặc có chút tố chất, chúng ta sẽ nghĩ rằng mình rất tuyệt Chúng ta sẽ kiêu căng và xem thường người khác. Khi chúng ta hy sinh hay chịu chút khổ đau trong công tác, chúng ta liền thể hiện ra và phô trương bản thân để người khác ngưỡng mộ mình. Khi thấy ai đó tốt hơn mình, chúng ta có thể sẽ ganh tỵ, thù ghét họ. Khi đụng đến lợi ích của mình, chúng ta có thể nói dối và lừa gạt. Khi đối mặt với khó khăn, thử luyện, tai họa, bệnh tật hay những chuyện không may xảy ra với gia đình, đôi lúc chúng ta hiểu nhầm và trách móc Đức Chúa Trời, hoặc thậm chí phủ nhận và phản bội Ngài. Tất cả những điều này đều cho thấy rằng chúng ta vẫn bị tội lỗi kìm kẹp, vẫn phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời. Hai ngàn năm qua, mọi người đã sống trong vòng luẩn quẩn phạm tội và thú tội. Không ai thoát khỏi được nó cả. Đây là bằng chứng rõ ràng. Nếu so sánh bản thân với những điều Chúa đòi hỏi, chẳng hạn như không nói dối, không phạm tội và được làm tinh sạch, còn lâu ta mới được như vậy. Chúng ta không thể tôn vinh hay làm chứng cho Đức Chúa Trời. Làm sao những người như chúng ta vào được vương quốc chứ? Đức Chúa Jêsus phán: ‘Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi. Vả, tôi mọi không ở luôn trong nhà, mà con thì ở đó luôn’ (Giăng 8:34-35). Vì vậy, nếu muốn được tinh sạch và vào được vương quốc, chúng ta cần Đức Chúa Trời tái lâm vào thời kỳ sau rốt, công tác để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, giải quyết các tâm tính Sa-tan và nhổ bỏ tận gốc tội lỗi cũng như sự chống đối Đức Chúa Trời của chúng ta”.
Sau mối thông công này, Mel nói giờ thì cậu ấy đã hiểu, rằng Đức Chúa Jêsus chỉ thực hiện công tác cứu chuộc và kể cả đã được xưng công bình bởi đức tin, chúng ta vẫn có thể phạm tội cũng như vẫn bị tội lỗi kìm kẹp, nên thật sự không thể vào vương quốc. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ một chút, cậu ấy hỏi: “Nhưng chị nói Chúa đang thực hiện một bước công tác cứu rỗi nữa vào thời kỳ sau rốt. Vậy thì khác nào phủ nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus. Tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ nhờ đức tin, nên ngay cả khi chúng ta không công chính, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là hoàn hảo rồi. Việc hoàn thành công tác của Đức Chúa Jêsus đã giải quyết việc đó, nên không còn sự cứu rỗi nào nữa. Chúng ta không thể lại được cứu rỗi khi đã được cứu rỗi rồi. Nếu vậy chẳng phải sự cứu rỗi của Chúa là vô ích sao? Chị à, có vẻ chị chỉ đang có những mối nghi ngờ vì không có lòng tin vào sự cứu rỗi của Chúa”.
Nghe cậu ấy nói vậy, tôi nghĩ: “Mel tuy còn khá trẻ, nhưng lại có một số quan niệm mạnh mẽ. Cậu ấy đồng ý rằng việc xưng công bình bởi đức tin không có nghĩa là được vào vương quốc, nhưng lại không tiếp nhận công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt”. Tôi đã cầu nguyện Đức Chúa Trời, để xin Ngài dẫn dắt. Sau khi cầu nguyện xong, tôi nói với Mel: “Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện một bước công tác nữa trong thời kỳ sau rốt. Trong 2 Cô-rinh-tô 1:10 có nói: ‘Ấy chính Ngài đã cứu chúng tôi khỏi sự chết lớn dường ấy, và sẽ cứu chúng tôi; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ cứu chúng tôi nữa’. Trong Hê-bơ-rơ 9:28 cũng nói: ‘Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài’. Trong 1 Phi-e-rơ 1:5 có nói: ‘Là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Ðức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt!’ Và Giăng 12:47-48 nói: ‘Lại nếu kẻ nào nghe lời ta mà không vâng giữ ấy chẳng phải ta xét đoán kẻ đó; vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng’. Trong 1 Phi-e-rơ 4:17 cũng nói: ‘Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời’. Những câu Kinh Thánh này đề cập việc: ‘Ngài sẽ cứu chúng tôi nữa’, ‘và Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai cho kẻ chờ đợi Ngài’, ‘để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt’, và ‘thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời’. Tất cả đều có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ thực hiện một bước công tác nữa vào thời kỳ sau rốt, không phải để cứu chuộc tội lỗi của con người, mà để phán xét, làm tinh sạch và cứu rỗi triệt để chúng ta. Công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus đã xóa bỏ tội lỗi của chúng ta và trong thời kỳ sau rốt Đức Chúa Trời sẽ thực hiện công tác phán xét để giải quyết bản tính tội lỗi của chúng ta một lần và mãi mãi, để hoàn toàn giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và làm tinh sạch chúng ta”.
Sau đó Mel ngạc nhiên nói: “Vậy hóa ra Đức Chúa Trời đang thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch trong thời kỳ sau rốt và sẽ có một bước cứu rỗi nữa. Vậy, Đức Chúa Trời thực hiện công tác phán xét này như thế nào?”
Tôi thông công với cậu ấy thế này: “Hê-bơ-rơ 4:12 có nói: ‘Vì lời của Ðức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng’”. Sau đó tôi đọc cho cậu ấy nghe một số lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt dùng nhiều lẽ thật khác nhau để dạy dỗ con người, để phơi bày bản chất của con người, và để mổ xẻ những lời nói và hành động của con người. Những lời này bao gồm nhiều phương diện của lẽ thật, chẳng hạn như bổn phận của con người, con người nên vâng lời Đức Chúa Trời như thế nào, con người nên trung thành với Đức Chúa Trời ra sao, con người phải sống trọn nhân tính bình thường, cũng như sự khôn ngoan và tâm tính của Đức Chúa Trời như thế nào, v.v. Tất cả những lời này đều nhắm vào bản chất của con người và tâm tính bại hoại của họ. Cụ thể, những lời vạch trần cách con người hắt hủi Đức Chúa Trời, được phán ra liên quan đến việc con người là hiện thân của Sa-tan và là một thế lực thù địch chống lại Đức Chúa Trời như thế nào. Trong quá trình thực hiện công tác phán xét của mình, Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản làm rõ bản tính của con người bằng một vài lời; Ngài phơi bày, xử lý và tỉa sửa qua thời gian dài. Tất cả những phương pháp phơi bày, xử lý và tỉa sửa khác nhau này không thể được thay thế bằng những lời thông thường, mà phải bằng lẽ thật con người tuyệt đối không bao giờ có. Chỉ có những phương pháp như thế này mới có thể được gọi là sự phán xét; chỉ thông qua kiểu phán xét này thì con người mới có thể bị khuất phục và hoàn toàn bị thuyết phục về Đức Chúa Trời, và hơn nữa mới có được kiến thức thực sự về Đức Chúa Trời” (Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Công tác Đức Chúa Trời thực hiện trong thời đại này chủ yếu là ban phát lời cho đời sống của con người, vạch trần bản tính, thực chất của con người, và tâm tính bại hoại của họ, cũng như loại bỏ những quan niệm tôn giáo, tư tưởng phong kiến, và tư tưởng lỗi thời; những kiến thức và văn hóa của con người phải được làm cho thanh sạch thông qua việc bị lời Đức Chúa Trời phơi bày. Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời sử dụng lời, không phải những dấu lạ và kỳ công, để làm cho con người hoàn thiện. Đức Chúa Trời dùng lời của mình để phơi bày con người, để phán xét con người, để hành phạt con người và để làm cho con người hoàn thiện, hầu cho trong lời Đức Chúa Trời con người bắt đầu thấy được sự khôn ngoan và đáng mến của Đức Chúa Trời cũng như bắt đầu hiểu được tâm tính của Đức Chúa Trời, và hầu cho qua lời Đức Chúa Trời, con người thấy được những việc làm của Đức Chúa Trời” (Biết về công tác ngày nay của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc xong, tôi lại tiếp tục thông công: “Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Jêsus tái lâm, Đức Chúa Trời Toàn Năng, đã trở nên xác thịt và giáng trần, Ngài dùng lẽ thật để thực hiện công tác phán xét. Ngài bày tỏ mọi lẽ thật để làm tinh sạch và cứu rỗi triệt để nhân loại, vạch trần và mổ xẻ các tâm tính Sa-tan của con người, phơi bày các quan niệm và hiểu biết sai lầm của chúng ta về Đức Chúa Trời, cũng như các triết lý, chất độc và các quan điểm Sa-tan bên trong chúng ta. Bằng cách này chúng ta có thể hiểu được mọi lẽ thật, biết được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, thực chất thánh khiết và đẹp đẽ của Ngài, sự khôn ngoan và toàn năng của Ngài. Lời Đức Chúa Trời phơi bày sự bại hoại mà chúng ta chưa từng nhận thấy trước đây, và chúng ta có thể đạt được hiểu biết về cả Đức Chúa Trời lẫn bản thân nhờ những điều được phơi bày trong lời Ngài. Sau đó tâm tính bại hoại của chúng ta sẽ dần được làm tinh sạch và thay đổi. Em thấy đó, một khi đã đọc nhiều lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, hiểu được chút lẽ thật, có được chút nhận định về các quan niệm về việc xưng công bình nhờ đức tin và sự cứu rỗi nhờ ân điển, chúng ta mới hiểu rằng muốn vào vương quốc mặc dù bản thân vẫn còn nhơ bẩn và bại hoại là rất kiêu ngạo và vô lý. Thế thì chúng ta phải bắt đầu thực sự ăn năn với Đức Chúa Trời, điều này nghĩa là ta phải bắt đầu tiếp nhận sự phán xét trong công tác của Ngài”.
Sau khi nghe xong, Mel cười và nói: “Em thực sự đang cảm thấy bị Đức Chúa Trời phán xét rồi. Nghĩ lại những năm tin vào Đức Chúa Jêsus, em cứ tưởng được xưng công bình bởi đức tin và được cứu rỗi bởi ân điển nghĩa là sẽ được vào vương quốc và không nghi ngờ gì về điều đó cả. Giờ em mới hiểu đức tin của em được xây dựng dựa trên các quan niệm và tưởng tượng của mình. Nó cũng không hề phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời”.
Tôi nói: “Đúng vậy. Nếu không nhờ lời Đức Chúa Trời Toàn Năng phơi bày tất cả những điều này, Không ai trong chúng ta có thể hiểu được cả”. Sau đó, tôi đã đọc cho cậu ấy một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Tại sao công tác chinh phục là giai đoạn cuối cùng? Chẳng phải đó chính là để làm rõ dạng kết cục mà mỗi hạng người sẽ gặp phải sao? Chẳng phải đó là để cho phép mọi người, trong quá trình của công tác chinh phục bằng hình phạt và sự phán xét, thể hiện bản chất thật của họ, rồi sau đó được phân theo loại hay sao? Thay vì nói rằng đây là sự chinh phục loài người, có lẽ tốt hơn nên nói rằng đây là việc chỉ ra dạng kết cục nào sẽ có cho mỗi hạng người. Điều này liên quan đến việc phán xét tội lỗi của con người và rồi phơi bày những hạng người khác nhau, qua đó quyết định xem họ là tà hay chính. Sau công tác chinh phục sẽ đến công tác thưởng thiện phạt ác. Những người hoàn toàn vâng phục – nghĩa là những người được chinh phục triệt để – sẽ được đưa vào bước tiếp theo là loan truyền công tác của Đức Chúa Trời cho toàn vũ trụ; những kẻ không được chinh phục sẽ bị đưa vào bóng tối và sẽ gặp tai họa. Như vậy, con người sẽ được phân theo loại, những kẻ hành ác sẽ được phân vào nhóm ác, chẳng bao giờ có được ánh mặt trời nữa, còn những người công chính sẽ được phân vào nhóm thiện, được nhận lãnh sự sáng và sống đời đời trong sự sáng” (Sự thật bên trong công tác chinh phục (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi bảo cậu ấy: “Bằng cách bị phán xét và vạch trần nhờ lời Đức Chúa Trời, những tâm tính bại hoại của con người sẽ được làm tinh sạch và họ sẽ thực sự công chính. Họ có thể được bảo vệ cũng như sống sót qua các đại họa và vào vương quốc của Ngài. Nhưng những ai chỉ nghĩ về ân điển và việc được cứu rỗi trong khi lại chối bỏ công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt sẽ bị Đức Chúa Trời vạch trần và loại bỏ. Họ sẽ phải khóc lóc khi tai họa đến. Điều này ứng nghiệm lời tiên tri trong Khải Huyền 22:11: ‘Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa; kẻ nào công bình, cứ làm điều công bình nữa; kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!’ Đó là cách những người công chính được tách khỏi những kẻ bất chính, và sau đó Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu thưởng thiện phạt ác, xử lý mọi người tùy theo điều họ đã làm”.
Mel mừng rỡ đáp lại: “Vậy là công tác phán xét trong thời kỳ sau rốt không chỉ là làm tinh sạch con người, mà còn vạch trần những loại người khác nhau. Công tác của Đức Chúa Trời quả thật rất khôn ngoan! Điều mục sư của bọn em luôn giảng, về sự công bình nhờ đức tin và sự cứu rỗi nhờ ân điển là không đúng. Em chưa từng nhận định được điều này. Em chỉ bám vào những quan niệm đó, nghĩ rằng sự cứu rỗi của Chúa đã hoàn thành và không còn sự cứu rỗi nữa, rằng chúng ta có thể vào vương quốc với sự công bình nhờ đức tin và cứu rỗi nhờ ân điển đó. Nghĩ lại em thấy xấu hổ quá. Em tạ ơn sự khoan dung của Chúa, vì đã cho em nghe được điều này. Em đang sẵn lòng tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt”.
Tôi đã rất xúc động khi thấy cậu ấy muốn tiếp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Nhưng tôi cũng rất ngạc nhiên khi gặp lại cậu ấy vài ngày sau đó. Cậu ấy nói đã đến nhà mục sư vào cuối tuần đó và chia sẻ mối thông công của tôi với ông. Mục sư của ông nói tôi đã sai, rằng sự xưng công bình bởi đức tin và sự cứu rỗi bởi ân điển là đúng, và không cần phải bị Đức Chúa Trời phán xét vào thời kỳ sau rốt nữa. Ông ta cũng bảo Mel cắt đứt liên lạc với tôi. Tôi có thể thấy cậu ấy đang rất thất vọng khi nói như vậy và có vẻ cậu ấy không còn chắc chắn về việc tiếp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Tôi đã nhanh chóng cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi làm chứng cho cậu ấy. Sau đó tôi liền nghĩ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Khi làm chứng cho Đức Chúa Trời, các ngươi nên chủ yếu nói nhiều hơn về cách Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt mọi người, những thử luyện nào Ngài sử dụng để tinh luyện mọi người và thay đổi tâm tính của họ. Các ngươi cũng nên nói về việc sự hư hoại đã được bộc lộ bao nhiêu trong trải nghiệm của các ngươi, các ngươi đã chịu đựng bao nhiêu và các ngươi cuối cùng đã được Đức Chúa Trời chinh phục như thế nào; nói về kiến thức thực sự về công việc của Đức Chúa Trời mà các ngươi có được là bao nhiêu, và các ngươi nên làm chứng cho Đức Chúa Trời và đền đáp tình yêu của Ngài như thế nào. Các ngươi nên đưa thực chất vào loại ngôn ngữ này, trong khi diễn đạt nó một cách đơn giản. Đừng nói về những lý thuyết trống rỗng. Hãy nói thực tế hơn; nói từ tấm lòng. Đây là cách ngươi nên trải nghiệm. Đừng trang bị cho mình những lý thuyết trống rỗng có vẻ sâu sắc cố để phô trương; làm như vậy khiến ngươi trông khá kiêu ngạo và phi lý. Ngươi nên nói nhiều hơn về những điều có thật từ trải nghiệm thực tế của ngươi mà chân thật và từ tấm lòng; điều này có lợi nhất cho người khác, và phù hợp nhất để họ thấy” (“Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đúng vậy. Làm chứng không phải là cứ kể cho mọi người về công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Mà mấu chốt chính là dùng trải nghiệm của chính chúng ta để làm chứng rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời thật sự có thể làm tinh sạch và cứu rỗi con người. Tôi đã trải nghiệm sự phán xét của Đức Chúa Trời, vậy tại sao tôi lại không kể cho cậu ấy nghe trải nghiệm cá nhân của mình chứ? Suy nghĩ này làm tôi bình tâm và chỉ cho tôi cách giải quyết.
Tôi đã nói với Mel rằng: “Đức Chúa Trời thực hiện một bước phán xét nữa trong thời kỳ sau rốt. Chúa sẽ tái lâm và thực hiện công tác phán xét, đó là sự thật không ai có thể phủ nhận được. Sau khi bị Sa-tan làm cho bại hoại, bản tính chúng ta không còn yêu lẽ thật và thực sự không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Một số người có thể kiềm chế bản thân, hoặc ăn chay và cầu nguyện, nhưng không ai có thể hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Như người ta thường nói: ‘Non sông dễ đổi, bản tính khó dời’. Nếu không tiếp nhận sự phán xét và làm tinh sạch của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, bản tính Sa-tan của chúng ta sẽ mãi tồn tại bên trong mình và có thể khiến chúng ta tỏ lộ các tâm tính Sa-tan bất cứ lúc nào hoặc thậm chí khiến chúng ta chống đối, phản nghịch Đức Chúa Trời. Ví dụ như tôi chẳng hạn. Tôi từng là một người rất ngạo mạn. Tôi có chút tố chất, đã làm nhiều việc và hy sinh để phụng sự Chúa. Tôi luôn cảm thấy như thể mình là người mang lại niềm vui cho Đức Chúa Trời. Nhưng khi nghe được lời chứng rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm và đang thực hiện công tác phán xét vào thời kỳ sau rốt, tôi đã từ chối tiếp nhận. Tôi tưởng chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin và được cứu rỗi bởi ân điển rồi. Nên lúc đó, tôi chỉ nói mà thậm chí chẳng thèm suy nghĩ. ‘Không thể nào. Đức Chúa Trời sẽ không thực hiện công tác nào nữa. Chúng ta không cần tiếp nhận công tác phán xét của Ngài’. Sau đó, các anh chị em cứ liên tục chia sẻ mối thông công về lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng và cuối cùng quan niệm của tôi đã thay đổi. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, một ngày nọ, trong khi thực hành việc thờ phượng, tôi đã đọc một số đoạn lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng khiến tôi thực sự cảm thấy xấu hổ. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: ‘Đừng nghĩ rằng ngươi là một thần đồng bẩm sinh, chỉ hơi thấp hơn các tầng trời nhưng cao hơn đất rất nhiều. Ngươi không thông minh hơn bất kỳ ai khác chút nào – và, thậm chí có thể nói rằng thật sự đáng nể phục khi ngươi ngớ ngẩn hơn bất kỳ người nào có lý trí trên đất, bởi ngươi nghĩ quá cao về bản thân mình, và chưa bao giờ có cảm giác thua kém, như thể ngươi có thể nhìn thấu những hành động của Ta đến tận chi tiết nhỏ nhất. Trên thực tế, ngươi là kẻ về cơ bản thiếu lý trí, bởi ngươi không biết Ta định làm gì, và ngươi càng không biết Ta đang làm gì lúc này. Và vì vậy, Ta phán rằng ngươi thậm chí không bằng một lão nông làm đồng, một nhà nông không có chút nhận thức nào dù là mờ nhạt nhất về cuộc sống con người và trông cậy hoàn toàn vào những phúc lành của Trời khi canh tác đất’ (Những ai không học hỏi và vẫn không biết gì: Chẳng phải họ là thú vật sao? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). ‘Hãy buông bỏ những quan điểm của các ngươi về “điều không thể”! Người ta càng tin rằng điều gì đó là không thể, thì điều đó càng có khả năng xảy ra, bởi vì sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời còn cao hơn cả các tầng trời, tư tưởng của Đức Chúa Trời vượt trội hơn tư tưởng của con người, và công tác của Đức Chúa Trời vượt quá tầm suy nghĩ và quan niệm của con người. Điều gì càng không thể, thì càng có thể tìm thấy lẽ thật trong đó. Điều gì càng nằm ngoài những quan niệm và trí tưởng tượng của con người, thì lại càng hàm chứa ý muốn của Đức Chúa Trời’ (Phụ lục 1: Sự xuất hiện của Đức Chúa Trời đã mở ra một thời đại mới, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). ‘Nếu các ngươi mong muốn chứng kiến sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, mong muốn đi theo dấu chân của Ngài, thì trước tiên các ngươi phải dẹp bỏ những quan niệm của riêng mình. Ngươi không được đòi hỏi Đức Chúa Trời phải làm điều này hay điều kia, ngươi càng không nên đặt Ngài trong những ranh giới của chính ngươi và giới hạn Ngài trong những quan niệm của riêng ngươi. Thay vào đó, các ngươi nên tự đòi hỏi mình phải làm thế nào để tìm kiếm dấu chân của Đức Chúa Trời, phải làm thế nào để các ngươi chấp nhận sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, và phải làm thế nào để các ngươi quy phục công tác mới của Đức Chúa Trời: Đây là điều con người nên làm. Vì con người không phải là lẽ thật, và không được sở hữu lẽ thật, thế nên họ nên tìm kiếm, chấp nhận và vâng phục’ (Phụ lục 1: Sự xuất hiện của Đức Chúa Trời đã mở ra một thời đại mới, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời)”.
Sau đó tôi bảo cậu ấy: “Đọc lời Đức Chúa Trời khiến tôi cảm động sâu sắc. Tôi thấy mình ngạo mạn như thế nào. Khi công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt tìm đến tôi, tôi đã không tìm kiếm hay tìm hiểu và cũng không sốt sắng đọc lời Đức Chúa Trời để xem liệu đó có phải là tiếng Ngài không. Tôi chỉ ngạo mạn nói rằng Đức Chúa Trời sẽ không thực hiện công tác nữa như thể tôi đã hiểu rõ công tác của Đức Chúa Trời vậy. Tôi chỉ là một người bị Sa-tan làm cho bại hoại. Làm sao tôi có thể hiểu được công tác của Đức Chúa Trời chứ? Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và mọi công tác Ngài thực hiện đều phù hợp với kế hoạch quản lý của Ngài. Như thể Ngài sẽ phải tìm kiếm sự chấp thuận của tôi cho công tác của mình, sao cho phù hợp với các quan niệm của tôi! Việc tôi khẳng định ‘Không thể nào’ chính là giới hạn Đức Chúa Trời, và điều đó cũng cho thấy rằng tôi đang chống đối và lên án Đức Chúa Trời. Kiểu đó cũng giống như người Pha-ri-si, họ luôn chờ đợi đấng Mê-si đến, nhưng khi Đức Chúa Jêsus xuất hiện và công tác, họ đã không biết Ngài. Họ đã phán xét và lên án Ngài dựa trên quan niệm của mình thậm chí còn đóng đinh Ngài lên thập giá. Cuối cùng họ đã xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và bị Ngài trừng phạt. Hành vi của tôi chẳng khác gì những người Pha-ri-si chống đối Đức Chúa Jêsus! Nhận ra điều đó, tôi cũng đã hiểu rằng việc tận hưởng ân điển của Chúa và làm một số việc tốt không thể thay thế cho sự thay đổi tâm tính. Nếu không bị Đức Chúa Trời phán xét và làm tinh sạch sự ngạo mạn của tôi sẽ bộc phát ngay khi tôi gặp chuyện không may, thậm chí đến mức mất hết cả lý trí. Tôi tưởng mình đang bảo vệ con đường thật và hết lòng với Đức Chúa Trời, ngờ đâu tôi lại đang chống đối và lên án Ngài. Tôi đã hoàn toàn thiếu nhận thức. Thật đáng sợ. Tôi đã đạt được một số hiểu biết về tâm tính ngạo mạn của mình nhờ sự phán xét trong lời Đức Chúa Trời và khi sắp bộc lộ sự ngạo mạn của mình, tôi liền đọc những lời về sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời và phản tỉnh bản thân. Chẳng bao lâu sau, tôi đã trở thành một người khiêm nhường và đã phục hồi được chút lương tâm cũng như lý trí bẩm sinh của mình. Tôi đã có thể tìm kiếm lẽ thật khi gặp những chuyện không hay thay vì tùy tiện đánh giá và giới hạn sự việc, hoặc cố giữ lấy quan điểm của mình. Tôi cũng tôn kính Đức Chúa Trời hơn và dần dà trở nên giống con người hơn. Tôi bắt đầu nhận thức rõ được rằng sự phán xét và hình phạt nghĩa là sự thay đổi và làm tinh sạch dần dần, và đây chính là quá trình thay đổi tâm tính Sa-tan của chúng ta thông qua lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời rất nghiêm khắc và xuyên thấu tâm can mhưng đó là tình yêu lớn hơn, thậm chí sâu sắc hơn mà Ngài dành cho nhân loại. Như người ta thường nói: ‘Thuốc đắng dã tật’. Việc Đức Chúa Trời phán xét và vạch trần chúng ta như vậy, là để tâm tính bại hoại của chúng ta thay đổi tốt hơn. Ngài làm vậy cũng vì yêu thương chúng ta rất nhiều. Khi hiểu ra tất cả mọi chuyện, tôi đã sẵn lòng tiếp nhận nhiều sự trừng phạt và hình phạt hơn từ lời Đức Chúa Trời và loại bỏ tính kiêu căng của mình càng sớm càng tốt, để sống trọn hình tượng con người. Tôi cũng đã nhận thức được rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt chính xác là điều chúng ta cần trong cuộc sống và chỉ có loại phán xét này mới có thể cứu rỗi được chúng ta khỏi tội lỗi. Sự phán xét và hình phạt quả thực là sự cứu rỗi của Ngài dành cho chúng ta, và tình yêu đó còn lớn hơn ân điển hay của lễ chuộc tội”.
Sau khi nghe mối thông công của tôi, Mel hạnh phúc nói: “Nhiều năm tin vào Đức Chúa Jêsus em chưa từng nghe thành viên của Hội thánh nào nói về sự bại hoại của họ. Họ chỉ thể hiện mình giỏi giang như thế nào. Mọi người đều thực hành lòng khoan dung với nhau ngoài mặt, nhưng khi dính đến những lợi ích cá nhân, tình yêu thương đó sẽ biến mất. Bây giờ thì em đã hiểu, đó là vì tâm tính Sa-tan của chúng ta, và nếu không trải nghiệm sự phán xét và làm tinh sạch trong lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu rõ bản thân hay lắng nghe lời của Đức Chúa Trời, và quy phục Ngài. Chúng ta cũng sẽ không thể thật lòng thương người như thể thương thân. Sự phán xét và hình phạt quả thực là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho nhân loại, và đây là điều chúng ta cần. Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng đích thực là lẽ thật. Em sẽ không nghe lời người khác nữa. Em sẽ chỉ tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng và tiếp nhận lời Ngài!” Sau đó, cậu ấy đã đổi tên nhóm trò chuyện của chúng tôi thành “Đây là gia đình thực sự của tôi”. Chàng trai đó đã bật khóc và nói: “En đã tìm thấy Đức Chúa Trời; Em đã tìm thấy gia đình mình. Bất kỳ ở đâu có thể đọc được lời Đức Chúa Trời đều là gia đình của em”. Tôi đã thực sự xúc động, sau khi nghe cậu ấy nói như vậy.
Trải nghiệm về việc chia sẻ phúc âm với Mel giúp tôi nhận thức sâu sắc được rằng nếu không hiểu lẽ thật mọi người có thể bị đủ loại quan niệm tôn giáo và ngụy biện chi phối và hạn chế. Chúng ta cần phải dựa vào Đức Chúa Trời, đọc lời Ngài cho họ và thông công về lẽ thật, dùng sự hiểu biết thực tế của mình từ việc trải nghiệm công tác của Ngài để làm chứng cho sự cứu rỗi của Ngài. Mọi người cần hiểu lẽ thật và phát triển khả năng nhận định về quan niệm của họ để thực sự đến trước mặt Đức Chúa Trời. Tôi cũng đã hiểu công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời khó khăn như thế nào. Tôi muốn được làm việc bên Ngài và đưa được thêm nhiều người có đức tin thực sự đến trước mặt Đức Chúa Trời, để làm Ngài khuây khỏa.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?