Bệnh tật mang tới phước lành

18/01/2021

Bởi Tiếu Lan, Trung Quốc

Năm 2014, Đảng Cộng sản bắt đầu bôi nhọ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng bằng vụ án Chiêu Viễn ngày 28 tháng 5 và ráo riết bắt bớ các anh chị em. Hầu hết các lãnh đạo hội thánh trong vùng đều bị bắt và một số các anh chị em mới tin thì sống trong sợ hãi và tiêu cực. Ngay lúc khó khăn đó thì tôi được thăng chức chịu trách nhiệm về công tác của một vài hội thánh. Tôi tự nhủ trong lòng rằng làm lãnh đạo trong thời điểm khó khăn này là trách nhiệm lớn lao, và tôi không thể phụ lòng Đức Chúa Trời. Thế là tôi lăn xả thực hiện bổn phận, đối mặt với nguy cơ bị bắt bất cứ lúc nào. Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời sẽ chấp thuận việc tôi bảo vệ công tác của hội thánh trong giai đoạn hiểm nguy đấy và chắc chắn tôi xứng được Ngài cứu rỗi và vào vương quốc của Ngài. Ai ngờ đâu, vào lúc đó, bỗng dưng tôi lâm cơn bạo bệnh.

Một tối tháng 10 năm 2014, khi đang ăn tối, bỗng dưng tôi làm rơi bát cơm xuống sàn. Tôi cứ nghĩ đấy chỉ là do bất cẩn thôi, nên tôi vội nhặt lên và với tay lấy khăn giấy lau tay lúc này tôi mới nhận ra rằng mình không kiểm soát được tay và không thể lấy khăn giấy được. Chẳng mấy chốc tôi mất hết cảm giác ở tay và chân và tôi cứ ngồi ở trên ghế, hoàn toàn không cử động được. Gia đình vội vã đo huyết áp cho tôi, khi đó đã hơn 200. Tôi uống một ít thuốc hạ huyết áp nhưng không có tác dụng. Tôi rất hoang mang, và tự hỏi sao có thể như thế được. Tôi không biết liệu có bị gì nghiêm trọng không. Nhưng rồi tôi nghĩ lại rằng mình đã dốc sức rất nhiều khi thực hiện bổn phận trong suốt ngần ấy năm đức tin, nên chắc sẽ nhận được ân điển của Đức Chúa Trời và không thể bị gì nghiêm trọng được. Ngay cả nếu có bị bệnh, thì chắc chắn Ngài sẽ bảo vệ và chữa lành cho tôi. Nghĩ như thế rồi, tôi cảm thấy được bình tâm hơn nhiều. Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi chầm chậm cố cử động chân tay và thấy phía bên phải mọi chuyện có vẻ bình thường, nhưng chân trái và tay trái thì còn tê, chẳng cảm nhận được gì. Tôi căng thẳng ngay lập tức: Tại sao lại không khỏe hơn cả người? Liệu có bị liệt nửa người không? Nếu thế thì sẽ không có cách nào để tôi thực hiện bổn phận nữa. Tôi tự hỏi nếu mình trở nên vô dụng và bị loại bỏ, thì khi đó tôi có cơ hội được cứu rỗi không? Nhưng rồi tôi nghĩ chuyện hôm trước quá nghiêm trọng nên hồi phục được một nửa qua đêm hẳn đã là phước lành của Đức Chúa Trời. Nếu Ngài đã chữa cho tôi, thì sớm muộn gì tôi cũng bình phục. Tôi cảm thấy Ngài che chở tôi và không cần phải lo nghĩ nhiều.

Sáng hôm đó tôi có đi khám, và sau khi chụp CT, bác sĩ nói với tôi với vẻ mặt nghiêm trọng: “Chị bị xuất huyết não phải, lượng xuất huyết khoảng 10 ml. Nếu chỗ xuất huyết cao hơn một chút thì đã ảnh hưởng đúng vùng ngôn ngữ, chị sẽ không thể nói chuyện, và còn có thể phải sống thực vật nữa. Nhìn sự việc tối qua thì chị thực sự rất may mắn là còn sống tới giờ. Chị cần được điều trị ngay lập tức”. Bác sĩ cũng nói họ sẽ truyền dịch và điều trị theo cách thận trọng. Nếu không làm tan được cục máu đông trong não tôi thì họ sẽ phải phẫu thuật sọ não. Khi nghe đến xuất huyết não, đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện cơn bệnh đó lại có thể nghiêm trọng đến vậy. Tôi còn chưa đầy 50 tuổi mà, nên nếu phẫu thuật không thành công và tôi vẫn bị liệt nửa người, hoặc liệt toàn thân, sống như thế sẽ khủng khiếp sao đây? Phẫu thuật sọ não rất rủi ro nữa, thậm chí còn có thể mất mạng. Khi đó liệu tôi có thể được cứu rỗi và vào vương quốc của Ngài không? Tôi đã hiến dâng trọn vẹn suốt nhiều năm tin Ngài, nên không hiểu tại sao mình lại lâm bệnh nặng như thế. Tại sao Đức Chúa Trời không bảo vệ tôi? Càng nghĩ tôi càng buồn đến nỗi không ăn trưa nổi. Khoảng ngày thứ năm tôi nằm viện, một bà cụ ở giường bên cạnh đột nhiên trở nặng và phải chuyển viện. Thấy cảnh đấy khiến tôi lại bồn chồn lo lắng. Tôi với bà cụ nhập viện cùng ngày và bà cụ còn đi qua đi lại, mà giờ thì họ đẩy bà đi trên xe. Như thể lâm bệnh này khó nói trước sống chết, và tôi tự hỏi liệu mình có thể đột ngột chuyển nặng hơn không.

Ngay cả sau gần một tuần trong viện, tôi vẫn không có cảm giác gì ở chân trái. Tôi nghĩ: “Tại sao Đức Chúa Trời không chăm sóc mình? Ngay lúc quan trọng này mà mình không thể làm được bất kỳ bổn phận gì, thế liệu mình có mất cơ hội được cứu rỗi không?” Nghĩ đến chuyện đó, tâm can tôi bỗng thấy ớn lạnh và tôi òa lên khóc nức nở. Tôi đã làm việc chăm chỉ suốt chín năm tin Đức Chúa Trời, chưa bao giờ để bất cứ điều gì cản trở mình. Tôi không bao giờ ngại đảm đương khó khăn hay vấn đề nào nảy sinh trong hội thánh, và không lui bước dù có thật sự đối mặt với nguy cơ bị bắt. Tôi luôn tiếp tục thực hiện bổn phận. Trong những năm làm lãnh đạo, tôi đã phải chịu khổ và trăn trở suy tư nhiều hơn các anh chị em khác. Tôi nghĩ rằng khi tôi cống hiến như thế, mưu cầu như thế, Ngài nên ban phước cho tôi. Sao tôi lại có thể bị bệnh quá nặng đột ngột thế được? Là vì Đức Chúa Trời không còn quan tâm đến tôi nữa sao? Nếu không khỏe hơn và không thể làm bổn phận, liệu tôi còn có thể được cứu rỗi không? Nếu không thì tất cả những năm hy sinh và vất vả đó đều chỉ là luống công vô ích sao? Tôi cảm thấy nếu biết thế này, tôi đã không cống hiến nhiều vậy. Tôi càng cảm thấy đau khổ hơn, thậm chí còn không muốn cầu nguyện hay suy ngẫm lời Đức Chúa Trời nữa. Tôi cảm thấy rất khó chịu, mà không hay biết rằng mình đã đưa tay truyền dịch xuống dưới đầu, làm bật kim tiêm khiến tay tôi sưng vù lên. Thấy bàn tay mình sưng vù khiến tôi rất khổ sở. Tôi nghĩ đến các anh chị em ở ngoài kia đang tràn đầy nhiệt huyết, chia sẻ Phúc Âm và làm bổn phận, còn tôi thì chỉ nằm ở bệnh viện, hoàn toàn không thể làm được bổn phận gì. Chẳng phải là tôi hoàn toàn vô dụng sao? Và với việc giờ là lúc rao truyền Phúc Âm của vương quốc, tất cả những người khác đều có thể thực hiện bổn phận và làm việc lành trong khi tôi thì lại có thể bị loại bỏ. Tôi cảm thấy rốt cuộc mình sẽ chẳng được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tối đó, tôi trằn trọc trên giường mãi không cách nào ngủ được. Trong lòng ngập tràn đau đớn khổ sở, tôi đến trước Đức Chúa Trời khóc lóc và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, giờ con thực sự đau khổ. Con biết Ngài để chuyện này xảy đến với con và con không được hiểu lầm Ngài. Xin hãy dẫn dắt để con hiểu được ý muốn của Ngài, để con có thể vâng phục sự tể trị và an bài của Ngài”.

Khi ở trong bệnh viện, có một chị đã gửi máy nghe MP5 cho tôi, và khi mọi người ngủ thì tôi đeo tai nghe và lắng nghe lời Đức Chúa Trời. Có một đoạn vô cùng hữu ích với tôi. Đức Chúa Trời phán:“Đối với tất cả mọi người, sự tinh luyện rất là đau đớn và rất khó chấp nhận – tuy nhiên, chính trong quá trình tinh luyện mà Đức Chúa Trời khiến con người hiểu rõ hơn về tâm tính công chính của Ngài, Ngài công khai các yêu cầu của Ngài đối với con người, ban cho nhiều sự khai sáng hơn cùng nhiều sự tỉa sửa và xử lý thực tế; qua việc so sánh giữa thực tế và lẽ thật, Ngài ban cho con người sự hiểu biết lớn lao hơn về chính bản thân và lẽ thật, và ban cho con người sự thông hiểu lớn lao hơn về ý muốn của Đức Chúa Trời, từ đó cho phép con người có một tình yêu thật hơn và thuần khiết hơn đối với Đức Chúa Trời. Đây là những mục đích của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện sự tinh luyện. Tất cả những công tác Đức Chúa Trời làm trong con người đều có mục đích và ý nghĩa riêng; Đức Chúa Trời không làm công việc vô nghĩa, và Ngài cũng không làm công việc nào không mang lại lợi ích cho con người. Sự tinh luyện không có nghĩa là loại bỏ con người ra khuất mắt Ngài, và cũng không có nghĩa là hủy diệt họ nơi địa ngục. Thay vào đó, nó có nghĩa là làm thay đổi tâm tính của con người trong quá trình tinh luyện, thay đổi những ý định, quan điểm cũ của con người, thay đổi tình yêu con người dành cho Đức Chúa Trời và thay đổi toàn bộ cuộc đời con người. Tinh luyện là sự thử luyện thật sự của con người, là một hình thức rèn tập thực sự và chỉ trong quá trình tinh luyện thì tình yêu của con người mới có thể làm đúng chức năng vốn có của nó(Chỉ bằng cách trải qua sự tinh luyện con người mới có thể sở hữu tình yêu thật sự, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Khi ngẫm lại những lời này, tôi hiểu ra rằng Đức Chúa Trời thử thách và tinh luyện con ngườikhông phải là để loại bỏ họ, mà là để làm tinh sạch và biến đổi họ. Nhưng tôi đã không tìm kiếm ý muốn của Ngài hay cố hiểu công tác của Ngài. Kể từ khi bị đột quỵ, tôi chỉ hiểu lầm và trách cứ Đức Chúa Trời mà thôi. Tôi thật đúng là quá ngu dại! Vì vậy tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi sẵn lòng vâng phục, đọc lời Ngài để phản tỉnh, biết mình và rút ra bài học.

Tôi đọc đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Điều đáng buồn nhất về niềm tin của con người vào Đức Chúa Trời là họ tiến hành việc quản lý của chính họ giữa công tác của Đức Chúa Trời, mà lại chẳng chú ý gì đến sự quản lý của Đức Chúa Trời. Thất bại to lớn nhất của con người nằm ở chỗ làm thế nào mà, đồng thời với việc tìm cách vâng phục Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài, con người cũng đang xây dựng đích đến lý tưởng của riêng mình, và bày mưu làm thế nào để nhận lãnh được ân phước to lớn nhất và đích đến tốt đẹp nhất. Cho dù có người hiểu rằng họ đáng thương, đáng ghét, và thảm hại dường nào, mấy ai có thể sẵn sàng từ bỏ lý tưởng và niềm hy vọng của họ? Và ai có thể dừng bước và thôi không chỉ nghĩ về mỗi bản thân họ? Đức Chúa Trời cần những ai sẽ hợp tác cận kề với Ngài để hoàn tất sự quản lý của Ngài. Ngài cần những ai sẽ vâng phục Ngài bằng cách dâng hiến toàn bộ thân tâm cho công tác quản lý của Ngài. Ngài không cần đến những kẻ hằng ngày chỉ đưa tay cầu xin từ Ngài, càng không cần những kẻ chỉ cho đi một ít mà lại chờ đợi để được ban thưởng. Đức Chúa Trời khinh ghét những kẻ chỉ đóng góp một phần nhỏ mọn, và rồi tự mãn với việc làm của mình. Ngài ghét những kẻ máu lạnh, những kẻ thấy phiền với công tác quản lý của Ngài và chỉ muốn nói về việc lên thiên đàng và nhận lãnh ân phước. Ngài càng ghê tởm hơn với những kẻ lợi dụng cơ hội từ công tác Ngài làm để cứu rỗi nhân loại. Đó là bởi những người này chưa bao giờ quan tâm đến những gì Đức Chúa Trời mong muốn đạt được và thu được thông qua công tác quản lý của Ngài. Họ chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để có thể tận dụng cơ hội do công tác của Đức Chúa Trời mang lại để có được các ân phước. Họ chẳng quan tâm đến tấm lòng của Đức Chúa Trời, mà hoàn toàn bị chiếm cứ bởi những triển vọng và số phận của riêng mình. Những kẻ thấy phiền về công tác quản lý của Đức Chúa Trời và không có chút hứng thú nào với việc Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại như thế nào và ý muốn của Ngài, những kẻ đó chỉ đang làm những việc thỏa mãn chính mình theo cách tách biệt khỏi công tác quản lý của Đức Chúa Trời. Hành xử của họ không được nhớ đến hay chấp thuận bởi Đức Chúa Trời – càng không được Đức Chúa Trời ưu ái xem xét đến(Phụ lục 3: Con người chỉ có thể được cứu rỗi giữa sự quản lý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời tiết lộ chính xác tình trạng của tôi. Tôi nghĩ về thời tôi mới tin Đức Chúa Trời, tôi đã thấy lời Đức Chúa Trời hứa với con người và nghĩ rằng miễn là chúng ta chăm chỉ và hy sinh vì Đức Chúa Trời thì có thể được cứu rỗi và vào vương quốc của Ngài. Thế nên tôi toàn tâm toàn ý thực hiện bổn phận, vượt qua bất kỳ nghịch cảnh nào. Khi các thành viên hội thánh khác gặp khó khăn, tôi tức tốc hỗ trợ và giúp đỡ. Cả khi có nguy cơ bị bắt, tôi vẫn tiếp tục thực hiện bổn phận. Tôi nghĩ kiểu hy sinh này chắc chắn sẽ giúp tôi có được sự bảo vệ và phước lành của Đức Chúa Trời, và tôi sẽ có chỗ trong thiên quốc. Khi bị bệnh và đối mặt với nguy cơ bị liệt nửa người, tôi cảm thấy Ngài đã không bảo vệ hay ban phước cho mình và tôi mất cơ hội có tương lai và đích đến tốt đẹp. Tôi ngập tràn những lời than van, thậm chí còn muốn tính sổ, tính toán mọi việc mình đã làm. Tôi đang lý luận, tranh cãi với Ngài, cố đặt mọi sự hy sinh của mình để đặt lên bàn cân thương lượng. Tôi tràn ngập sự hiểu lầm và chống đối Đức Chúa Trời. Tôi chính là người mà Đức Chúa Trời phán là “những kẻ chỉ cho đi một ít mà lại chờ đợi để được ban thưởng” và “những kẻ chỉ đóng góp một phần nhỏ mọn, và rồi tự mãn với việc làm của mình”. Khi đối mặt với trọng bệnh, tất cả những động cơ ẩn giấu và quan điểm đổi chác của tôi đằng sau những hy sinh trong đức tin đều bị lộ ra hết. Tôi không thực hiện bổn phận để mưu cầu lẽ thật và loại bỏ sự bại hoại, mà chỉ muốn dùng vẻ ngoài chăm chỉ để đổi lấy ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời, để đổi lấy phước lành của vương quốc. Tôi đang thỏa thuận với Đức Chúa Trời, lợi dụng và lừa gạt Ngài. Một kẻ cơ hội như tôi sao có thể xứng đáng với vương quốc của Ngài chứ? Nếu không mắc phải cơn đột quỵ đó, tôi hẳn đã bị tất cả những nỗ lực bề ngoài của mình đánh lừa và sẽ không bao giờ nhận ra những động cơ đê hèn mưu cầu phước lành của mình, hay sự uế tạp trong đức tin. Tôi hẳn vẫn chống đối Đức Chúa Trời trong đức tin mà không hề hay biết.

Sau đó tôi tiếp tục kiểm điểm bản thân mình, về lý do tại sao tôi luôn cố đưa ra thỏa thuận với Ngài trong bổn phận của mình. Trong khi tìm kiếm, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là tổng thể về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; họ từ bỏ mọi thứ, dâng mình cho Ngài, và trung tín với Ngài, nhưng họ vẫn làm tất thảy những điều này vì chính bản thân mình. Tóm lại, tất thảy đều được thực hiện với mục đích giành được phước lành cho bản thân họ. Trong xã hội, mọi việc đều được thực hiện vì lợi ích cá nhân; việc tin vào Đức Chúa Trời được thực hiện chỉ để giành được phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: Đây là tất thảy bằng chứng thực nghiệm về bản tính bại hoại của con người(“Sự khác biệt giữa những thay đổi bên ngoài và những thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy được gốc rễ của thái độ đổi chác trong đức tin của mình. Những câu như “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, và “Không có lợi, dậy sớm làm gì” là những tư tưởng sa-tan đã ăn sâu trong lòng tôi và đã trở thành quy luật sinh tồn của tôi. Trong mọi việc tôi làm, lợi ích của cá nhân tôi là trên hết, nên tôi thấy mình nên được tưởng thưởng cho những điều đã đóng góp. Ngay cả trong công tác vì Đức Chúa Trời, tôi cũng cố thỏa thuận với Ngài và tôi nghĩ việc theo đuổi phước lành trong đức tin là điều hoàn toàn tự nhiên. Khi bị đột quỵ sau khi làm việc chăm chỉ và hy sinh rất nhiều, và nhận ra mình có thể chết bất cứ lúc nào, tôi mất hết hy vọng được cứu rỗi, có được kết cục và đích đến tốt đẹp, nên tôi lập tức chống đối và oán trách Đức Chúa Trời. Tôi tính toán mọi việc mình đã làm, tranh cãi, và chống đối Ngài. Tôi thấy mình đã sống bằng nọc độc của Sa-tan. Tôi đã hoàn toàn không sống với hình tượng con người, và nếu không hối cải, sớm muộn gì tôi cũng sẽ bị loại bỏ và trừng phạt.

Sau đó tôi còn đọc một vài đoạn lời Đức Chúa Trời khác khiến tôi hiểu được quan điểm sai lầm của mình về việc mưu cầu trong đức tin. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Khi con người đánh giá người khác, đó là theo sự đóng góp của họ. Khi Đức Chúa Trời đánh giá con người, đó là theo bản tính của con người. Trong số những người tìm kiếm sự sống, Phao-lô là người đã không biết bản chất của chính mình. Ông không hề khiêm nhường hay vâng lời, ông cũng không biết thực chất chống đối Đức Chúa Trời của mình. Và vì vậy, ông là người chưa từng trải qua những kinh nghiệm chi tiết, và là người không đưa lẽ thật vào thực hành. Phi-e-rơ thì khác. Ông biết những khiếm khuyết, sự yếu đuối và tâm tính bại hoại của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và vì vậy, ông đã có một con đường thực hành để thay đổi tâm tính mình; ông không phải là một trong những người chỉ có giáo lý mà không có hiện thực. Những ai thay đổi là những người mới đã được cứu rỗi, họ là những người có đủ tư cách theo đuổi lẽ thật. Những ai không thay đổi thuộc về những người tự nhiên bị lỗi thời; họ là những người chưa được cứu rỗi, nghĩa là những người bị Đức Chúa Trời khinh ghét và loại bỏ. Họ sẽ không được Đức Chúa Trời nhớ đến cho dù công việc của họ có to tát đến đâu. Khi ngươi so sánh điều này với sự theo đuổi của chính mình, cuối cùng ngươi giống loại người như Phi-e-rơ hay Phao-lô tự nó đã phải rõ ràng(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Nếu những gì ngươi tìm kiếm là lẽ thật, nếu những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật, và nếu những gì ngươi đạt được là một sự thay đổi trong tâm tính của mình, thì con đường ngươi bước đi là con đường đúng. Nếu những gì ngươi tìm kiếm là những phước lành của xác thịt, những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật theo quan niệm của riêng ngươi, và nếu không có sự thay đổi nào trong tâm tính của ngươi, ngươi không hề vâng lời Đức Chúa Trời trong xác thịt, và ngươi vẫn sống trong sự mơ hồ, thì những gì ngươi tìm kiếm chắc chắn sẽ đưa ngươi xuống địa ngục, vì con đường ngươi đi là con đường thất bại. Việc ngươi sẽ được làm cho hoàn thiện hay bị loại bỏ tùy thuộc vào sự theo đuổi của chính ngươi, điều đó cũng có nghĩa là thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Càng nghĩ đến những lời này, tôi lại càng được khai sáng. Đức Chúa Trời đâu đánh giá con người theo đóng góp bề ngoài, mà dựa trên thái độ và quan điểm khi có sự việc xảy ra, lập trường của họ, và liệu họ có thể đưa lẽ thật vào thực hành và đầu phục Ngài không. Nhưng tôi nghĩ miễn người ta hy sinh và dốc sức thì Đức Chúa Trời sẽ vui lòng và ban phước cho họ, rồi họ sẽ có đích đến tốt đẹp. Chẳng phải thế rõ ràng là trái với lời Đức Chúa Trời sao? Trong Thời đại Ân điển, Phao-lô đã đi truyền bá Phúc Âm của Chúa khắp châu Âu. Ông đã chịu nhiều đau khổ, làm được nhiều việc, thành lập rất nhiều hội thánh. Nhưng mọi điều ông làm hoàn toàn không phải vì quy phục Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Mà là vì để bản thân ông được ban phước và tưởng thưởng. Đó là lý do tại sao sau khi đã đi rất nhiều, làm rất vất vả, ông đã nói: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8). Phao-lô ngang nhiên đòi mão triều thiên từ Đức Chúa Trời. Những hy sinh của ông không chân thành và không đến từ sự quy phục Đức Chúa Trời. Cuối cùng, không những ông không được vào vương quốc mà còn bị trừng phạt. Trong đức tin của mình, tôi không nhìn mọi sự từ lẽ thật và nguyên tắc trong lời Ngài, mà lại đo lường công tác của Ngài theo lô-gic của Sa-tan cùng thái độ đổi chác. Quan điểm của tôi thật quá vô lý. Lời Đức Chúa Trời đã phán: “Nếu những gì ngươi tìm kiếm là lẽ thật, nếu những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật, và nếu những gì ngươi đạt được là một sự thay đổi trong tâm tính của mình, thì con đường ngươi bước đi là con đường đúng(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Mình phải mưu cầu lẽ thật và chú ý hiểu bản thân mình qua quá trình làm bổn phận, để giải quyết những quan điểm, động cơ sai lầm cùng tâm tính bại hoại của mình và vâng phục Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận sau khi cân nhắc đến ý muốn của Ngài, chỉ thế thôi. Đó là cách duy nhất để được Ngài cứu rỗi. Khi đã hiểu ra điều này, tôi cầu nguyện: “Dù sức khỏe con có ra sao đi nữa, con cũng sẵn sàng quy phục. Nếu còn sống và được ra viện, chừng nào còn thở, con còn thực hiện bổn phận để đền đáp tình yêu của Ngài!”

Ngày thứ 12 ở bệnh viện, tôi hỏi xem mình có thể được khám để xuất viện không, và sau khi thăm khám, bác sĩ bảo: “Hiện tượng xuất huyết đã ngừng, còn cục máu đông thì vẫn chưa tan hoàn toàn. Mới chỉ điều trị 12 ngày mà được thế này thì thật sự là rất tốt”. Tôi xúc động khi nghe thấy thế và tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã bảo vệ mình. Bác sĩ bảo khi tôi xuất viện, tôi phải chú ý hồi phục sức khỏe, không được để kiệt sức, và mạch máu não của tôi rất mỏng manh nên tôi không được để ngã, nếu không hậu quả của lần đột quỵ thứ hai chắc chắn sẽ rất tồi tệ. Hôm về nhà, tôi nhận được một tin nhắn nói là Chị Trương làm cùng tôi đã ra ngoài bốn hôm trước và vẫn chưa về nhà người mà chị ấy ở nhờ. Rất có thể chị ấy đã bị bắt. Nghe thấy thế tôi rất lo lắng. Điều này nghĩa là những địa điểm họp mà chị ấy từng tới và các nhà đang giữ của lễ hội thánh đều bị nguy hiểm, nên phải thông báo ngay cho họ biết để đề phòng. Nhưng thế nghĩa là rất nhiều nơi, tôi thì mới vừa ra viện, thể trạng tôi không thể nào chịu nổi. Sao chuyện này không xảy ra trước hay sau mà lại xảy ra đúng thời điểm nguy cấp này chứ? Nếu tôi lại bị đột quỵ, thậm chí tôi có thể không đứng được, và việc ra ngoài báo cho tất cả mọi người biết quả rất nguy hiểm. Còn nếu bị bắt, liệu thể trạng tôi có chịu nổi sự tra tấn tàn bạo của cảnh sát không? Có lẽ tôi sẽ chết mất thôi. Nhưng chỉ có Chị Trương và tôi biết nơi các anh chị em này sống, nên nếu tôi không đi báo cho họ và cuối cùng họ bị bắt, của lễ thì bị cảnh sát tịch thu, thì tổn thất ấy quá khủng khiếp. Trong lúc mâu thuẫn ấy, tôi nghĩ đến lời cầu nguyện của mình trước khi ra viện, rằng nếu tôi còn sống xuất viện, tôi sẽ tận lực làm bổn phận và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời đến hơi thở cuối cùng. Giờ khi có chuyện, sao tôi lại có thể quên mất lời hứa của mình như thế chứ? Tôi phủ phục trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết Ngài đang quan sát, thấy được thái độ của con. Con sẵn lòng giữ vững công tác của nhà Đức Chúa Trời và làm bổn phận”. Tôi cũng nghĩ đến việc khi Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh lên thập tự giá, điều này khiến tôi rất xúc động. Đức Chúa Jêsus đã đến nơi Ngài bị đóng đinh mà chưa từng quay đầu lại, tất cả là để cứu chuộc nhân loại, và phải chịu nỗi đau và sự lăng nhục khôn tả. Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho con người quá vĩ đại. Ngài hy sinh tính mạng vì chúng ta, thế tại sao tôi lại không thể buông bỏ lợi ích cá nhân và bảo vệ công tác của hội thánh để đền đáp tình yêu của Ngài chứ? Là một loài thọ tạo, tôi không thể chỉ vui hưởng ân điển của Ngài mà không nghĩ gì khác ngoài phước lành của mình. Nếu không thực hiện bổn phận, thậm chí tôi còn không đáng được gọi là con người. Được lời Đức Chúa Trời soi dẫn, tôi bắt đầu thu xếp giải quyết vấn đề. Ngay khi tôi đang trên đường đến nhà tiếp đãi thứ hai thì phát hiện hóa ra Chị Trương đã không bị bắt. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời. Tôi cũng cảm thấy thanh thản hơn nhiều vì đã có thể chấn chỉnh động cơ và quan điểm của mình và đưa lẽ thật vào thực hành.

Sáu năm trôi qua trong chớp mắt. Tôi không khỏi hẳn, tay và chân trái vẫn còn hơi tê, nhưng tôi biết sức khỏe của mình nằm trong tay Đức Chúa Trời. Không hồi phục hoàn toàn chính là để bảo vệ tôi, nhắc nhở tôi đừng nỗ lực để đạt được phước lành, cuối cùng không đi sai đường như Phao-lô. Tôi đã phải chịu đựng toàn bộ chuyện này, nhưng điều đó giúp tôi hiểu rõ hơn sự bại hoại, uế tạp của mình và chấn chỉnh quan điểm sai lạc của mình trong việc được ban phước. Tôi hiểu rằng trong đức tin, mình phải mưu cầu lẽ thật, vâng phục Ngài và làm bổn phận của một loài thọ tạo. Giờ tôi đã có mục tiêu đúng đắn trong việc mưu cầu – căn bệnh này chính là trong cái rủi có cái may! Trong hoàn cảnh thoải mái, tôi không bao giờ có thể đạt được như thế. Tạ ơn Đức Chúa Trời đã cứu rỗi!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger