Quá khứ ô nhục của tôi

23/02/2023

Bởi Lý Nghị, Trung Quốc

Tháng 8 năm 2015, tôi cùng gia đình chuyển đến Tân Cương. Tôi nghe nói Trung Cộng áp dụng những biện pháp giám sát và kiểm soát nghiêm ngặt ở nơi này, lấy cớ là để chống bạo loạn của người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, tình hình lúc đó thật sự nguy hiểm. Khi đặt chân đến Tân Cương, tôi thấy tình hình càng căng thẳng hơn tôi tưởng. Cảnh sát tuần tra khắp nơi. Để vào siêu thị thì phải qua cửa an ninh, phải quét toàn thân. Khi đi xe buýt thì có cảnh sát tuần tra đeo súng ở các bến. Thấy mọi chuyện này khiến tôi thật sự lo lắng. Là tín hữu, chúng tôi vốn đã bị Trung Cộng bách hại và bắt bớ rồi. Giờ ở đây lại giám sát và kiểm soát nghiêm ngặt như vậy, thật quá căng thẳng cho tôi, nguy cơ bị bắt hoặc mất mạng đang rình rập tôi cận kề. Đến tầm tháng 10, tôi nghe tin có hai chị em đã bị bắt và bị tuyên án 10 năm vì chuyển sách lời Đức Chúa Trời. Nghe tin đó, tôi cũng sốc. Họ còn không phải là lãnh đạo thế mà bị án 10 năm tù vì chuyển sách lời Đức Chúa Trời. Tôi là người phụ trách công tác hội thánh, nếu bị bắt ít nhất cũng bị 10 năm tù. Lúc đó, trong đầu tôi chỉ toàn nghĩ đến cảnh các anh chị em bị tra tấn trong tù. Tôi thật sự sợ hãi. Tôi lo nếu mình bị bắt rồi bị tra tấn thì sẽ đau đớn đến nỗi ước gì mình không sinh ra còn hơn. Tôi càng thêm sợ hãi, không nghĩ thêm về chuyện đó nữa. Nhưng tôi cũng nghe các anh chị em thông công về việc họ hướng đến và cậy dựa Đức Chúa Trời như thế nào để thực hiện bổn phận trong hoàn cảnh như vậy, họ kể đã thấy sự tể trị của Ngài, cảm nhận được sự bảo vệ của Ngài. Điều đó đã động viên tôi, cho tôi thêm đức tin để vượt qua hoàn cảnh này.

Tháng 2 năm 2016, tôi biết tin Vương Bình, một kẻ ác trong hội thánh mà tôi phụ trách, đã luôn bới móc sai lỗi của lãnh đạo, gây nhiễu loạn nghiêm trọng đời sống hội thánh. Tôi và các cộng sự đã bàn bạc và quyết định rằng tôi phải đến hội thánh đó để xử lý vấn đề. Nhưng tôi thấy hơi lo sợ. Các chị em bị kết án 10 năm tù đã bị bắt ở chính hội thánh đó. Trung Cộng còn triệu tập dân làng để loan tin tuyên án hai chị em ấy, uy hiếp và đe dọa dân làng không được tin Đức Chúa Trời. Tình hình ở đó rất nguy hiểm. Tôi chẳng biết nếu đến đó mình có bị bắt không nữa, nên tôi viện cớ để không đi. Nhưng rồi tôi thấy cộng sự của tôi, chị Tân Cần lại sẵn sàng và nguyện ý lên đường, nên tôi thấy hơi hổ thẹn. Tân Cần tin Đức Chúa Trời chưa được lâu, chỉ mới đang được đào luyện làm lãnh đạo. Trong hội thánh đó có quá nhiều vấn đề, tình hình lại không ổn. Tôi thấy không ổn nếu để chị ấy đi. Nên tôi mới nói: “Có lẽ để tôi đi là tốt nhất”. Khi đến nơi, tôi thấy Vương Bình không thể thông công được chút nhận thức nào về lời Đức Chúa Trời trong khi hội họp, lại còn luôn bới lông tìm vết các lãnh đạo, gây nhiễu loạn nghiêm trọng đời sống hội thánh. Tôi đã thảo luận với người rao giảng, chúng tôi quyết định tách ly kẻ hành ác này, rồi thông công lẽ thật với những người khác để giúp họ có phân định hòng tránh những nhiễu loạn về sau. Rồi chúng tôi đào luyện chị Chung Hân nhanh nhất có thể để chị ấy đảm nhận công tác của hội thánh. Nhưng để giải quyết rốt ráo các vấn đề ở hội thánh này thì phải mất khá nhiều thời gian. Khoảng một nửa các anh chị em ở hội thánh này đã bị bắt, nên tôi nán lại đây càng lâu thì càng nguy hiểm. Tôi nghĩ vì đã quyết định được giải pháp cho vấn đề, nên từ đây, tôi có thể để người rao giảng theo sát việc đó. Tôi vội vã bàn giao các việc chưa làm xong rồi lên đường về nhà. Sau đó, người rao giảng báo rằng kẻ hành ác đang càn rỡ hơn nữa, lập bè kết phái trong hội thánh để công kích lãnh đạo, gây nhiễu loạn nghiêm trọng đời sống hội thánh. Tôi đã nói cho người rao giảng vài giải pháp, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Tôi thấy có lỗi lắm. Xử lý những chuyện rối ren trong hội thánh là bổn phận của tôi, thế mà vì sợ bị bắt, tôi chẳng muốn ở lại đó, như thế thật không đúng. Nhưng tôi cũng nghĩ về một chị vừa suýt bị bắt khi đi tàu đến dự buổi hội họp ở hội thánh chúng tôi. Lỡ khi tôi lên tàu cũng bị như vậy thì sao? Tôi nghĩ rằng thân là lãnh đạo, chỉ khi bảo đảm an toàn tôi mới làm việc được. Và thế là, tôi cứ đẩy các vấn đề của hội thánh đó cho người rao giảng, nhưng vì năng lực chị ấy có hạn, nên các vấn đề ở hội thánh đó mãi chưa được giải quyết.

Tháng 9 năm 2016, tôi bất ngờ nhận được một lá thư báo rằng bốn anh chị em ở hội thánh đó đã bị bắt vì chuyển sách lời Đức Chúa Trời. Chung Hân cũng nằm trong số đó, chị ấy bị đánh đập tàn nhẫn. Vài ngày sau, lại một lá thư khác được gửi đến, báo rằng cảnh sát đã đánh chết chị ấy. Tin này khiến tôi kinh hồn bạt vía. Tôi chẳng thể tin chuyện này là thật. Tôi biết Trung Cộng tra tấn cực kỳ tàn nhẫn, nhưng tôi không hình dung nổi một người đang khỏe mạnh mà bị đánh chết chỉ trong mấy ngày. Tôi quá đỗi kinh hoàng, cảm thấy lạnh toát cả người, nước mắt cứ thế trào ra. Càng nghĩ về chuyện này, tôi càng đau buồn hơn, cứ tự hỏi tại sao chuyện như thế có thể xảy ra. Từ lâu tôi đã biết có kẻ hành ác quấy nhiễu hội thánh đó, các thành viên ở đó không thể sống đời sống hội thánh cho đàng hoàng. Thân là lãnh đạo hội thánh, thế mà tôi lại không giải quyết rốt ráo vấn đề này chỉ vì sợ bị bắt. Nếu tôi có trách nhiệm hơn một chút, hoặc nếu tôi đứng sau đưa ra chỉ thị và giải quyết cho xong vấn đề, nhắc nhở các anh chị em coi chừng an nguy hơn, có lẽ Chung Hân đã không bị cảnh sát đánh chết. Cái chết của chị ấy khiến tôi thấy mặc cảm tội lỗi khủng khiếp, trong lòng vô cùng kinh hãi. Tôi cảm thấy đây là tình hình vô cùng áp bức, như những đám mây đen đè nặng và tôi gần như không thể thở nổi. Nhưng tôi biết vào thời điểm then chốt như thế này, tôi không thể cứ mãi chạy trốn, thế là tôi liền đi giúp người rao giảng giải quyết hậu quả. Nhưng tình hình ở hội thánh đó vẫn chưa được giải quyết triệt để, tôi lại nghe tin một chị mà gần đây tôi mới làm việc cùng cũng đã bị bắt, và cảnh sát đã biết được đôi điều về các lãnh đạo và người làm công trong vùng. Tôi thường xuyên tiếp xúc với các anh chị em, nên tôi lo nếu cảnh sát mà xem băng hình an ninh, thì tôi có thể bị bắt bất kỳ lúc nào. Nếu tôi bị bắt rồi bị kết án tù, chưa chắc tôi đã sống sót ra khỏi tù. Tôi cũng có thể bị kết cục như Chung Hân, bị cảnh sát đánh chết khi tuổi đời còn trẻ. Càng nghĩ tôi càng thấy sợ hãi và không muốn tiếp tục làm bổn phận đó, thậm chí còn không muốn ở lại đó thêm nữa. Vì tôi chưa hề xử lý tình trạng này, cũng không giải quyết vấn đề kẻ hành ác gây nhiễu loạn hội thánh suốt mấy tháng trời, nên cuối cùng tôi bị cách chức. Sau đó, tôi làm công tác văn thư ở hội thánh, nhưng vẫn cứ thấy nguy hiểm. Tôi lo mình có thể bị bắt bất kỳ lúc nào, thật sự chỉ muốn làm bổn phận ở quê nhà mà thôi. Các anh chị em đã thông công với tôi, mong tôi có thể ở lại và giúp họ xử lý hậu quả trong thời điểm quan trọng thế này. Nhưng nỗi sợ đã lấn át tôi, và tôi chẳng thèm nghe lời họ khẩn nài tôi ở lại, nên cuối cùng, tôi bỏ nơi đó mà đi.

Vào tháng 4 năm 2017, vì hành vi của tôi, hội thánh đã bắt tôi tạm ngưng hội họp và cách ly để phản tỉnh ở nhà. Nghe tin đó, tôi không kìm được nước mắt, nhưng vì tôi đã chối bỏ bổn phận, đã đào ngũ trong thời điểm quan trọng, nên tôi biết việc tôi bị cách ly để phản tỉnh chính là sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi sẵn sàng tuân phục. Một hôm nọ, khi tĩnh nguyện, tôi đọc được vài lời của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi đóng một vai trò quan trọng trong việc rao truyền Phúc Âm và trốn khỏi vị trí của mình mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì sẽ không có sự vi phạm nào lớn hơn thế. Chẳng phải nó bị coi là một hành động phản bội Đức Chúa Trời sao? Vậy, theo quan điểm của các ngươi, Đức Chúa Trời nên đối xử với những kẻ đào ngũ như thế nào? (Họ nên bị gạt sang một bên.) Bị gạt sang một bên có nghĩa là bị phớt lờ, để cho muốn làm gì thì làm. Nếu những người bị gạt sang một bên cảm thấy hối hận, có thể Đức Chúa Trời sẽ thấy rằng thái độ của họ đã đủ ăn năn và vẫn muốn họ trở lại. Nhưng đối với những người trốn khỏi bổn phận của mình – và chỉ đối với những người này – Đức Chúa Trời không có thái độ này. Đức Chúa Trời đối xử với những người như vậy thế nào? (Đức Chúa Trời không cứu rỗi họ; Đức Chúa Trời khinh miệt và loại bỏ họ.) Đúng 100%. Cụ thể hơn, những người thực hiện một bổn phận quan trọng đã được Đức Chúa Trời ủy thác, và nếu họ trốn khỏi vị trí của mình, thì bất kể họ đã làm tốt như thế nào trước hay sau đó, đối với Đức Chúa Trời, họ cũng là những người phản bội Đức Chúa Trời và họ sẽ không bao giờ được ban cơ hội để thực hiện bổn phận nữa(Truyền bá Phúc Âm là bổn phận mà mọi tín đồ đều phải thực hiện, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Đức Chúa Trời cực kỳ khinh thường những người bỏ mặc bổn phận của mình hoặc coi đó như một trò đùa, vì vô số hành vi, hành động và biểu hiện của sự phản bội Đức Chúa Trời, bởi vì giữa những bối cảnh khác nhau, con người, vấn đề và sự việc do Đức Chúa Trời sắp đặt, những người này đóng vai trò cản trở, làm hư hại, trì hoãn, phá vỡ, hoặc ảnh hưởng đến tiến độ công tác của Đức Chúa Trời. Và vì lý do này, Đức Chúa Trời cảm thấy và phản ứng như thế nào đối với những kẻ đào ngũ và những người phản bội Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời có thái độ gì? Không có gì ngoài sự khinh bỉ và căm ghét. Ngài có cảm thấy thương hại không? Không – Ngài không bao giờ có thể cảm thấy thương hại. Một số người nói: ‘Chẳng phải Đức Chúa Trời là tình yêu sao?’ Đức Chúa Trời không yêu thương những người như vậy, những người này không đáng được yêu thương. Nếu ngươi yêu thương họ, thì tình yêu của ngươi là khờ dại, và chỉ vì ngươi yêu họ, điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời yêu họ; ngươi có thể trân quý họ, nhưng Đức Chúa Trời thì không, vì không có gì đáng để trân quý ở những người như vậy. Và vì vậy, Đức Chúa Trời kiên quyết từ bỏ những người như vậy, và không cho họ bất kỳ cơ hội thứ hai nào. Điều này có hợp lý không? Điều này không chỉ hợp lý, mà trên hết, nó còn là một khía cạnh của tâm tính Đức Chúa Trời, và nó cũng là lẽ thật(Truyền bá Phúc Âm là bổn phận mà mọi tín đồ đều phải thực hiện, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sự phán xét và phơi bày trong lời Đức Chúa Trời thật đau đớn, như dao cứa vào tim. Chị Chung Hân bị đánh chết, cộng sự của tôi thì bị bắt. Vào thời gian quan trọng như thế, đáng ra tôi phải cùng các anh chị em làm việc để xử lý hậu quả, thế mà tôi lại bỏ chạy. Bất kỳ ai có chút lương tâm sẽ không làm một việc như thế. Tôi chẳng thể tha thứ nổi cho mình vì đã làm việc đó. Tôi từng tin rằng dù tôi có làm sai gì, miễn là tôi ăn năn với Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ rủ lòng thương xót. Nhưng rồi tôi nhận ra đấy chỉ là quan niệm và tưởng tượng của mình. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài ruồng bỏ những ai ruồng bỏ bổn phận và quay lưng với Ngài vào thời điểm quan trọng, Ngài sẽ không cho họ thêm cơ hội. Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra rằng lòng thương xót và bao dung của Ngài có nguyên tắc. Đức Chúa Trời không mù quáng tha thứ và thương xót cho bất kỳ ai, bất kỳ sự xúc phạm nào. Đức Chúa Trời cũng công chính, oai nghi và không dung thứ sự xúc phạm. Từ lúc bỏ chạy, tôi cảm thấy như Đức Chúa Trời đã ruồng bỏ tôi rồi. Trong lòng tôi chẳng có chút bình yên, chỉ toàn ân hận. Tôi đã cầu nguyện không biết bao nhiêu lần, đã khóc không biết bao nhiêu nước mắt. Dù Đức Chúa Trời có ruồng bỏ tôi hay không, tôi cũng sẵn sàng phụng sự Ngài để đền món nợ này, và tôi biết dù Ngài đối xử với tôi thế nào cũng đều là công chính. Dù Ngài có cho tôi xuống địa ngục, tôi cũng không được oán thán, vì việc tôi đã làm thật sự quá xúc phạm, quá tổn thương đến Đức Chúa Trời. Tôi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, đã có vài hy sinh và muốn mưu cầu sự cứu rỗi, nhưng tôi chẳng hình dung nổi khi đối diện với sự bắt bớ và bách hại của Trung Cộng, tôi lại tham sống sợ chết, ruồng bỏ bổn phận và phản bội Đức Chúa Trời, vi phạm trầm trọng. Nghĩ về chuyện đó khiến tôi thấy khốn khổ và tuyệt vọng. Nước mắt tôi cứ tuôn không ngừng. Lòng tôi đầy mặc cảm tội lỗi và hối hận. Nếu tôi không ngoan cố nhất quyết rời khu vực đó, mà có thể tiếp tục thực hiện bổn phận khi cần thiết, cùng với mọi người xử lý hậu quả, thì chuyện đã đỡ hơn nhiều. Rồi tôi sẽ không sống trong khốn khổ và tuyệt vọng thế này. Chính lúc đó, tôi muốn xoay chuyển tình hình. Dù gì đi nữa, lúc đó vẫn chưa quá muộn. Chuyện tôi gây ra thì tôi phải chịu. Tôi hận mình vì chỉ muốn bảo toàn bản thân, ích kỷ và ti tiện. Một người như tôi chẳng xứng đáng được Đức Chúa Trời khoan dung và thương xót. Tôi cảm thấy vì hội thánh chưa khai trừ tôi, thì tôi phải dốc hết sức phụng sự để bù đắp cho vi phạm của mình.

Sau đó, trong bổn phận, lãnh đạo cắt cử đi đâu, tôi cũng đi. Nếu được bảo đi hỗ trợ các hội thánh đang gặp nguy hiểm là tôi đi liền, và sau một thời gian, tôi bắt đầu có vài thành quả. Nhưng tôi chẳng hề muốn nhắc lại chuyện này, tôi muốn trốn tránh nó, muốn quên nó đi cho rồi. Nhưng tôi chẳng thể nào quên được. Tôi cảm thấy nó đã khắc sâu trong lòng tôi, mãi mãi không phai được. Hễ nghĩ về nó là tôi lại đau đớn và thấy vô cùng có lỗi. Một hôm nọ, tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời soi sáng cho tôi về tình trạng của mình: Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Để bảo vệ bản thân, những kẻ địch lại Đấng Christ thường phớt lờ sự an toàn của các anh chị em. … Nếu nơi nào đó an toàn, hoặc nếu công việc hay bổn phận nào đó có thể đảm bảo sự an toàn của họ và không dẫn đến rủi ro thì họ rất tích cực và chủ động đến đó, để thể hiện ‘ý thức trách nhiệm’ và ‘lòng trung thành’ tuyệt vời của họ. Nếu công việc nào đó dẫn đến rủi ro và có khả năng xảy ra sai sót, khiến người thực hiện bị con rồng lớn sắc đỏ phát hiện, thì họ viện cớ và đẩy cho người khác, và tìm cơ hội chuồn mất. Ngay khi có nguy hiểm, hoặc ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm, họ nghĩ cách để thoát thân và từ bỏ bổn phận, không quan tâm đến các anh chị em. Họ chỉ quan tâm đến việc bản thân thoát khỏi nguy hiểm. Trong thâm tâm, họ có thể đã chuẩn bị sẵn sàng. Ngay khi nguy hiểm xuất hiện, họ bỏ công việc đang làm ngay lập tức, không quan tâm công tác của hội thánh diễn ra như thế nào, hoặc nó có thể gây tổn thất gì cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hoặc cho sự an toàn của anh chị em. Điều quan trọng đối với họ là chuồn đi. Họ thậm chí còn có ‘bảo bối lận lưng’, một kế hoạch để bảo vệ bản thân: ngay khi gặp nguy hiểm hoặc bị bắt, họ nói tất cả những gì mình biết, chối sạch và miễn mọi trách nhiệm cho mình. Vậy thì họ được an toàn, không ư? Họ thậm chí còn có một kế hoạch như vậy. Những người này không sẵn lòng bị bắt vì tin Đức Chúa Trời; họ sợ bị bắt, bị tra tấn và bị kết án. Thực tế là họ đã khuất phục trước Sa-tan từ lâu rồi. Họ khiếp sợ quyền lực của chế độ Sa-tan, và càng sợ những thứ như tra tấn và hỏi cung khắc nghiệt xảy ra với họ. Do đó, với những kẻ địch lại Đấng Christ, nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, không có bất kỳ mối đe dọa nào đối với sự an toàn của họ hay có vấn đề với nó, và không thể có nguy cơ nào, thì họ có thể dành sự nhiệt tâm và lòng trung thành, thậm chí cả tài sản của mình. Nhưng nếu tình hình xấu và họ có thể bị bắt bất cứ lúc nào vì tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, và nếu đức tin nơi Đức Chúa Trời có thể khiến họ bị sa thải khỏi chức vụ hoặc bị những người thân ruồng bỏ, thì họ sẽ đặc biệt cẩn thận, không rao giảng Phúc Âm và chứng thực cho Đức Chúa Trời cũng như không thực hiện bổn phận của họ. Khi có chút dấu hiệu rắc rối, họ trở thành những con rùa rụt cổ; khi có chút dấu hiệu rắc rối, họ muốn ngay lập tức trả lại hội thánh những cuốn sách lời Đức Chúa Trời và bất cứ thứ gì liên quan đến đức tin nơi Đức Chúa Trời, để giữ cho bản thân được an toàn và bình an vô sự. Chẳng phải người như vậy nguy hiểm sao? Nếu bị bắt, chẳng phải họ sẽ trở thành Giu-đa sao? Một kẻ địch lại Đấng Christ nguy hiểm đến mức họ có thể trở thành Giu-đa bất cứ lúc nào; luôn có khả năng họ quay lưng lại với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, họ ích kỷ và hèn hạ đến cực độ. Điều này được quyết định bởi bản tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 2)). “Những kẻ địch lại Đấng Christ cực kỳ ích kỷ và hèn hạ. Họ không có đức tin thật nơi Đức Chúa Trời, càng không có lòng sùng kính Đức Chúa Trời; khi đối mặt với một vấn đề, họ chỉ bảo vệ và che chắn cho bản thân mình. Đối với họ, không có gì quan trọng hơn sự an toàn của riêng họ. Họ không quan tâm đến việc công tác của hội thánh bị tổn hại như thế nào – miễn là họ vẫn còn sống và không bị bắt, thì đó mới là toàn bộ những gì quan trọng. Những người này cực kỳ ích kỷ, họ không hề nghĩ đến các anh chị em, hay nghĩ về công tác của hội thánh, họ chỉ nghĩ đến sự an toàn của chính họ. Họ là những kẻ địch lại Đấng Christ(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 2)). Mỗi lời phán xét và phơi bày của Đức Chúa Trời xuyên thấu tâm can tôi. Tôi chẳng thể trốn tránh được. Tôi chính là loại người đó, khi gặp nguy hiểm chỉ muốn bảo vệ bản thân, chẳng hề nghĩ đến công tác của hội thánh hay sự sống của anh chị em. Tôi ích kỷ và đáng khinh. Khi mới đến Tân Cương, tôi thấy tình hình ở đâu cũng rất tồi tệ. Tôi có nguy cơ bị bắt hoặc mất mạng bất kỳ lúc nào. Tôi hối hận vì đã đến đó làm bổn phận. Khi biết có kẻ hành ác gây nhiễu loạn hội thánh và cần được xử lý, nhưng vì sợ bị bắt và tra tấn, tôi lại viện cớ để không đi. Rồi tôi cũng miễn cưỡng lên đường, nhưng vì chỉ quan tâm đến an nguy bản thân, nên khi chuyện chưa được giải quyết, tôi đã ra về. Tôi ý thức rõ hội thánh đó có những vấn đề nghiêm trọng và tôi phải đến đó xử lý, nhưng tôi muốn bảo toàn bản thân. Tôi dùng vị trí của mình để ra lệnh thay vì làm công tác thực tế, thậm chí còn ép các anh chị em phải đương đầu trong khi tôi nấp ở nơi an toàn, kéo lê sự tồn tại ô nhục, rồi từ đó khiến các vấn đề trong hội thánh không được giải quyết suốt mấy tháng trời. Tôi còn viện ra cái cớ có vẻ rất hợp lý rằng: thân là lãnh đạo, tôi phải bảo vệ an nguy bản thân thì mới làm việc được, nhưng thật ra, tôi chỉ đang tìm cớ để trốn chạy khi gặp hiểm nguy. Rồi khi Chung Hân bị bắt và bị đánh chết, tôi vẫn cứ quan tâm đến an nguy bản thân, sợ mình bị bắt, bị tra tấn đến chết. Tôi còn muốn tìm cơ hội để ruồng bỏ bổn phận và rời nơi nguy hiểm đó. Sau khi bị cách chức, tôi chẳng muốn giúp xử lý hậu quả, thay vào đó lại chạy về quê nhà. Các anh chị em đã không khiển trách tôi, nhưng sâu trong lòng, tôi cảm nhận Đức Chúa Trời đã ruồng bỏ và lên án tôi. Điều tôi hối hận nhất là hội thánh đã cho tôi cơ hội làm lãnh đạo, đã giao phó rất nhiều anh chị em cho tôi, thế mà gặp lúc khó khăn tôi lại bỏ chạy, không màng đến họ sống hay chết, không nghĩ đến công tác của hội thánh sẽ bị cản trở thế nào. Tôi đã thành kẻ đào ngũ, kẻ phản bội tham sống sợ chết và thành trò cười cho Sa-tan. Hơn nữa, nó đã thành vết thương vĩnh viễn trong lòng tôi. Sự thật đã cho tôi thấy rõ tôi là kẻ hèn nhát, sống ích kỷ không có chút nhân tính nào. Lời Đức Chúa Trời đã nói thẳng đúng vấn đề, phơi bày những động cơ tiểu nhân đáng khinh trong lòng tôi. Tôi không thể nào trốn tránh thực tế. Lúc đó, tôi cảm thấy mình có tội nặng nề vô cùng là phản bội Đức Chúa Trời, tôi không xứng được Ngài cứu rỗi. Tôi cũng nghĩ đến Đức Chúa Trời đã nhập thể hai lần để cứu rỗi nhân loại, đã trao ban hết tất cả. Hai ngàn năm trước, Đức Chúa Jêsus đã chịu đóng đinh trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, đã đổ đến giọt máu cuối cùng của Ngài. Hiện tại, trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đã nhập thể lần nữa để cứu rỗi nhân loại, đánh liều tính mình giữa hang ổ của con rồng lớn sắc đỏ, liên tục bị Trung Cộng truy lùng và bách hại. Nhưng Đức Chúa Trời chưa hề từ bỏ việc cứu rỗi nhân loại. Ngài đã liên tục bày tỏ các lẽ thật để chăm tưới và cung dưỡng cho chúng ta. Đức Chúa Trời đã trao ban tất cả cho con người – tình yêu Ngài dành cho quá chân thật, quá quên mình. Thế mà tôi lại quá đỗi ích kỷ và đê tiện. Trong bổn phận, tôi chỉ bảo vệ bản thân, hoàn toàn không quan tâm đến công tác của hội thánh. Tôi mang nợ Đức Chúa Trời và không xứng đáng sống trước Ngài. Tôi chỉ muốn phụng sự Đức Chúa Trời để có thể bù đắp chút ít cho tội lỗi của mình.

Tháng 12 năm 2021, tôi lại được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Nhưng nghĩ đến việc tôi đã phản bội Đức Chúa Trời và không xứng đáng làm lãnh đạo, tôi đã khóc mà báo với lãnh đạo rằng tôi từng là kẻ đào ngũ. Lãnh đạo mới bảo: “Đã nhiều năm trôi qua mà chị vẫn kẹt trong tình trạng tiêu cực và hiểu lầm. Như thế thì có mà đạt được công tác của Đức Thánh Linh”. Tôi cũng nghĩ rằng đã vài năm trôi qua, tại sao tôi vẫn quá đau buồn về sự vi phạm của mình và hiểu lầm Đức Chúa Trời? Làm sao để tôi giải quyết tình trạng của mình đây? Sau đó, tôi đã nỗ lực cầu nguyện và tìm kiếm. Rồi tôi đọc thấy đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Ngay cả khi có những lúc ngươi cảm thấy Đức Chúa Trời đã rời bỏ ngươi, và rằng ngươi đã chìm trong bóng tối, đừng sợ hãi: chừng nào ngươi vẫn còn sống và không ở trong địa ngục, thì ngươi vẫn có một cơ hội. Nhưng nếu ngươi giống như Phao-lô, người rốt cuộc đã chứng thực rằng Đấng Christ là sự sống của ông, thì tất cả kết thúc đối với ngươi. Nếu ngươi có thể thức tỉnh thì ngươi vẫn còn cơ hội. Ngươi có cơ hội gì? Đó là ngươi có thể đến trước Đức Chúa Trời, ngươi vẫn có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm những câu trả lời từ Ngài, nói rằng: ‘Đức Chúa Trời hỡi! Xin hãy khai sáng cho con hiểu được khía cạnh này của con đường thực hành, và khía cạnh này của lẽ thật’. Chừng nào ngươi là một trong những người đi theo Đức Chúa Trời, thì ngươi có hy vọng được cứu rỗi, và sẽ đi được đến cùng. Những từ này có đủ rõ ràng không? Ngươi vẫn có khả năng tiêu cực không? (Không.) Khi mọi người hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, con đường của họ là một con đường rộng lớn. Nếu họ không hiểu ý muốn của Ngài, thì nó hẹp, có bóng tối trong lòng họ, và họ không có con đường để bước đi. Những người không hiểu lẽ thật thì như sau: họ là những người đầu óc hẹp hòi, họ luôn bới lông tìm vết, và họ luôn than oán và diễn dịch sai về Đức Chúa Trời – kết quả là họ càng đi xa thì con đường của họ càng biến mất. Trên thực tế, người ta không hiểu Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời đối xử với con người như trong tưởng tượng của họ, thì loài người đã bị hủy diệt từ lâu rồi(Cách xác định bản tính và thực chất của Phao-lô, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ta không muốn thấy bất kỳ ai cảm thấy dường như Đức Chúa Trời đã bỏ họ lại trong giá lạnh, rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ họ hoặc quay lưng lại với họ. Tất cả những gì Ta muốn thấy là mọi người đang trên đường để theo đuổi lẽ thật và cố gắng hiểu về Đức Chúa Trời, mạnh dạn tiến lên với quyết tâm không hề lay chuyển, không có bất kỳ nỗi lo âu hoặc gánh nặng nào. Dù cho ngươi đã phạm sai lầm gì, dù cho ngươi đã đi lạc bao xa hay ngươi đã phạm tội nghiêm trọng thế nào, đừng để những điều nàytrở thành gánh nặng hoặc hành lý quá tải trên con đường theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Cứ tiếp tục tiến lên. Vào mọi lúc, Đức Chúa Trời luôn giữ sự cứu rỗi con người trong lòng Ngài; điều này không bao giờ thay đổi. Đây là phần quý giá nhất trong thực chất của Đức Chúa Trời(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). “Đức Chúa Trời nổi giận với dân Ni-ni-ve vì những hành động gian ác của họ đã lọt vào mắt Ngài; tại thời điểm đó, sự tức giận của Ngài bắt nguồn từ thực chất của Ngài. Tuy nhiên, khi cơn giận dữ của Đức Chúa Trời tan biến và một lần nữa Ngài ban cho dân Ni-ni-ve sự khoan dung, thì tất cả những gì Ngài bộc lộ vẫn là thực chất của riêng Ngài. Toàn bộ sự thay đổi này là do sự thay đổi trong thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời. Trong toàn bộ khoảng thời gian này, tâm tính không thể bị xúc phạm của Đức Chúa Trời không thay đổi; thực chất khoan dung của Đức Chúa Trời không thay đổi; và thực chất yêu thương và nhân từ của Đức Chúa Trời không thay đổi. Khi con người thực hiện hành vi gian ác và xúc phạm Đức Chúa Trời, Ngài sẽ trút giận lên họ. Khi con người thực sự ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ mềm lòng và cơn giận của Ngài sẽ lắng xuống. Khi con người tiếp tục ngoan cố chống lại Đức Chúa Trời, cơn giận dữ của Ngài sẽ không nguôi; và cơn thịnh nộ của Ngài sẽ đè nén họ từng chút một cho đến khi họ bị hủy diệt. Đây là thực chất của tâm tính Đức Chúa Trời. Bất kể Đức Chúa Trời có đang biểu lộ cơn thịnh nộ hay lòng nhân từ và thương xót, thì hành vi, cử chỉ và thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời trong sâu thẳm trái tim họ mới quyết định những gì được bày tỏ qua sự tỏ lộ tâm tính của Đức Chúa Trời(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Đọc những lời này của Ngài, tôi quá xúc động và thấy tội lỗi ghê gớm. Tôi nhận ra suốt bao năm qua, tôi đã hiểu lầm Đức Chúa Trời. Ý muốn của Đức Chúa Trời là cứu rỗi nhân loại hết sức có thẻ. Ngài sẽ không từ bỏ ai chỉ vì một vi phạm nhất thời, nhưng Ngài cho họ rất nhiều cơ hội để ăn năn. Cũng như dân thành Nineveh, Đức Chúa Trời chỉ phán là Ngài sẽ tiêu diệt họ vì họ hành ác, chống lại và xúc phạm Ngài. Nhưng trước khi hủy diệt Nineveh, Đức Chúa Trời sai ông Giôna đi báo lời Ngài, cho họ cơ hội cuối để ăn năn. Khi họ thật tâm ăn năn với Đức Chúa Trời, Ngài đã rút lại cơn thịnh nộ chuyển sang khoan dung và thương xót, tha thứ cho việc ác của họ. Tôi có thể thấy tình yêu và lòng thương xót lớn lao của Ngài dành cho con người. Cơn thịnh nộ sâu sắc và lòng thương xót hào phóng của Ngài đều có nguyên tắc, và chỉ thay đổi do thái độ của người ta đối với Ngài. Dù những lời phán xét và phơi bày của Đức Chúa Trời có gay gắt, thậm chí là lên án và rủa sả, nhưng đó chỉ là dùng lời nói với ta, không phải là dùng sự việc thật sự. Ý muốn của Đức Chúa Trời là để tôi hiểu ra tâm tính công chính không thể xúc phạm của Ngài, để tôi có lòng tôn kính Ngài và thật tâm ăn năn với Ngài, để vào bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi đều có thể tận tâm thực hiện bổn phận. Lúc đó, tôi nhận ra mình đã quá ngoan cố và phản nghịch. Tôi đã hiểu lầm Đức Chúa Trời nhiều năm, hạn định bản thân theo quan niệm bản thân, tự đẩy mình vào ngõ cụt. Nhưng thật sự, Đức Chúa Trời đâu có từ bỏ cứu rỗi tôi. Tôi đã hiểu lầm ý muốn cứu rỗi tôi của Đức Chúa Trời. Chuyện này khiến tôi nhớ lại một lời của Đức Chúa Trời: “Sự nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời không hạn hữu – Sự sám hối đích thực của con người mới hạn hữu(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Dù Đức Chúa Trời có sự thịnh nộ, phán xét và phơi bày đối với chúng ta, Ngài còn lên án và rủa sả chúng ta, nhưng Ngài đầy tình yêu và lòng thương xót. Nếu không hiểu tâm tính công chính của Ngài, chúng ta rất dễ hiểu lầm Ngài. Sau khi hiểu được ý muốn cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy thật sự hối hận và có lỗi. Tôi không muốn trốn tránh vi phạm quá khứ của mình hay tiếp tục hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời nữa. Tôi sẵn sàng ăn năn. Tôi muốn dùng bài học từ thất bại này để tiếp tục cảnh báo bản thân. Tôi đã ích kỷ, đê hèn, tham sống sợ chết. Gặp hiểm nguy, tôi đã đào ngũ, mặc kệ công tác của hội thánh. Tôi nhận ra điểm yếu của mình là sợ chết. Tôi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó, để thoát khỏi nó.

Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. “Từ góc độ quan niệm của con người, nếu họ trả cái giá đắt như thế để truyền bá công tác của Đức Chúa Trời, thì ít nhất họ cũng đã nhận một cái chết tốt đẹp. Nhưng những người này đã bị hành hạ đến chết trước kỳ hạn của họ. Điều này không phù hợp với các quan niệm của con người, nhưng Đức Chúa Trời đã thực hiện chính xác điều đó – Đức Chúa Trời cho phép điều đó xảy ra. Lẽ thật nào có thể tìm thấy trong việc Đức Chúa Trời cho phép điều này xảy ra? Có phải việc Đức Chúa Trời cho phép họ chết theo cách này chính là sự nguyền rủa và lên án của Ngài, hay đó là kế hoạch và phước lành của Ngài không? Cả hai đều không phải. Đó là gì? Mọi người giờ đây thật đau lòng khi suy ngẫm về cái chết của họ, nhưng mọi việc đã diễn ra như thế: Những người tin vào Đức Chúa Trời đã chết theo cách đó, và điều đó làm cho mọi người đau lòng. Có thể giải thích điều này như thế nào? Khi chúng ta nhắc đến chủ đề này, các ngươi hãy đặt mình vào vị trí của họ; lòng của các ngươi khi đó có buồn không, và các ngươi có cảm nhận một niềm đau chôn giấu không? Các ngươi nghĩ rằng: ‘Những người này đã thực hiện bổn phận truyền bá Phúc Âm của Đức Chúa Trời và nên được coi là người tốt, vậy tại sao họ có thể đi đến một kết cuộc như thế, một kết cục như thế?’ Thật ra, đây là cách thể xác của họ đã chết và qua đời; đây là cách thức họ rời khỏi thế giới loài người, nhưng điều đó không có nghĩa là kết cuộc của họ như nhau. Bất kể những cách thức họ chết và ra đi như thế nào đi nữa, hay nó đã xảy ra làm sao, thì đó cũng không phải là cách Đức Chúa Trời định đoạt kết cục cuối cùng cho những cuộc đời đó, những loài thọ tạo đó. Đây là một điều ngươi phải thấy rõ. Trái lại, họ đã sử dụng một cách chính xác những cách thức đó để lên án thế gian này và chứng thực cho những việc làm của Đức Chúa Trời. Những loài thọ tạo này đã sử dụng mạng sống quý giá nhất của họ – họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời để chứng thực cho những việc làm của Đức Chúa Trời, để chứng thực cho quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và tuyên bố cho Sa-tan và thế gian rằng những việc làm của Đức Chúa Trời là đúng, rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Chúa và là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời; thậm chí đến giây phút cuối cùng của cuộc đời họ, họ không bao giờ chối bỏ danh của Đức Chúa Jêsus. Đây chẳng phải là một hình thức phán xét thế gian này sao? Họ đã dùng mạng sống của mình để tuyên bố với thế gian, để xác nhận với loài người rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, rằng Ngài là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời, rằng công tác cứu chuộc mà Ngài đã thực hiện cho cả nhân loại cho phép nhân loại tiếp tục sống – thực tế này đời đời không bao giờ thay đổi. Họ đã thực hiện bổn phận của mình đến mức độ nào? Đã đến mức tối đa chưa? Mức tối đa được biểu lộ như thế nào? (Họ đã dâng mạng sống của mình.) Đúng vậy, họ đã trả giá bằng mạng sống của mình. Gia đình, của cải và những thứ vật chất của cuộc đời này đều là những thứ bên ngoài; điều duy nhất mang tính nội tại đối với bản thân là sự sống. Đối với mỗi người sống, thì sự sống là thứ đáng trân trọng nhất, là thứ quý giá nhất và, thật tình cờ, những người này đã có thể dâng tài sản quý giá nhất của họ – sự sống – như một sự xác nhận và lời chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Cho đến ngày họ chết, họ không chối bỏ danh của Đức Chúa Trời, họ cũng không chối bỏ công tác của Đức Chúa Trời, và họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình để chứng thực cho sự hiện hữu của sự thật này – chẳng phải đây là dạng chứng ngôn cao cả nhất sao? Đây là cách thực hiện bổn phận tốt nhất; đây là ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm của một người. Khi Sa-tan đe dọa và uy hiếp họ, và cuối cùng, ngay cả khi nó khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của mình, thì họ vẫn không từ bỏ trách nhiệm của mình. Đây là ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận đến mức tối đa. Ý của Ta qua điều này là gì? Có phải Ta có ý là muốn các ngươi sử dụng cùng một phương pháp để chứng thực về Đức Chúa Trời và để truyền bá Phúc Âm không? Ngươi không nhất thiết phải làm như thế, nhưng ngươi phải hiểu rằng đây là trách nhiệm của ngươi, rằng nếu Đức Chúa Trời cần ngươi, thì ngươi nên chấp nhận như một nghĩa vụ đạo đức(Truyền bá Phúc Âm là bổn phận mà mọi tín đồ đều phải thực hiện, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời xong, tôi thật sự hổ thẹn. Các thánh đồ qua nhiều thời đại đã hiến dâng mạng sống, đổ máu để rao truyền phúc âm. Vô số người đã tử đạo vì Đức Chúa Trời. Có người bị ném đá, có người bị ngựa kéo đến chết, có người bị ném vào chảo dầu sôi, có người bị đóng đinh thập giá. Và rất nhiều nhà truyền giáo biết trước rằng khi đến Trung Quốc là họ có nguy cơ bị giết, nhưng họ vẫn liều tính mạng để chia sẻ phúc âm của Đức Chúa Trời. Và giờ, nhiều tín hữu đã và đang bị Trung Cộng tra tấn và bách hại đến chết vì rao truyền phúc âm, họ hy sinh mạng sống để làm chứng vang dội cho Đức Chúa Trời. Họ bị bách hại vì sự công chính, cái chết của họ đều có ý nghĩa và được Đức Chúa Trời tuyên dương. Trước đây, tôi chưa hề thấy rõ những chuyện này, lúc nào cũng thèm khát được sống. Tôi nghĩ chết đi là hết, nên khi Trung Cộng điên cuồng bách hại, tôi đã ruồng bỏ bổn phận và sống một sự tồn tại ô nhục. Đây là vết nhơ không phai, là sự vi phạm nặng nề. Khi gặp hoàn cảnh kinh khủng, dù không bị bắt, tôi vẫn phản bội Đức Chúa Trời vì sợ chết. Tôi thấy mình chẳng hiểu gì về sự tể trị toàn năng của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải gặp gì trong đời, phải chịu đau khổ gì, tất cả đều được Đức Chúa Trời ấn định. Chúng ta không thể trốn tránh được. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã soi sáng và dẫn dắt tôi, cho tôi hiểu ra chuyện này, để tôi có thể thay đổi những quan điểm sai lầm và đối xử đúng đắn hơn với cái chết. Suy nghĩ như thế đã cho tôi thêm niềm tin. Sau đó, dù gặp phải khó khăn gì, tôi sẵn sàng cậy dựa vào Đức Chúa Trời và làm chứng, không ruồng bỏ bổn phận hay phản bội Đức Chúa Trời.

Ngày 06 tháng 7 năm 2022, một cộng sợ hốt hoảng tìm tôi báo rằng: “Có chuyện rồi. Ba lãnh đạo đã bị bắt”. Nghe chị ấy nói thế, ruột gan tôi nóng sôi. Họ đã tiếp xúc với nhiều người và nhiều gia đình, một trong số họ đã tiếp xúc với chúng tôi mới mấy hôm trước. Chúng tôi phải xử lý hậu quả ngay để ngăn thiệt hại trầm trọng hơn. Nhưng tôi vẫn thấy e dè và sợ hãi. Nếu cảnh sát đã để mắt đến họ, mà tôi có tiếp xúc với họ thì có thể cảnh sát cũng đã nhắm vào tôi. Nhưng rồi tôi nghĩ đến bài học đau đớn trước đây khi tôi thành kẻ đào ngũ, khi tôi phản bội Đức Chúa Trời và xúc phạm tâm tính của Ngài. Đấy là nỗi đau mà tôi không bao giờ quên và tôi không muốn lặp lại sai lầm đó nữa. Nên tôi tiếp tục cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con cảm thấy sợ hãi về chuyện hôm nay, nhưng lần này con muốn nhất định phải giữ vững bổn phận, không trốn chạy nữa. Xin ban cho con đức tin và sức mạnh”.

Sau đó tôi báo tin cho các anh chị em coi chừng an nguy cho mình, rồi tôi chuyển sách lời Đức Chúa Trời đến nơi an toàn. Lúc đó tôi mới nhớ ra nhà tôi cũng không an toàn, thế là tôi muốn tìm mẹ chồng của tôi để xin bà cho tôi ở nhờ một phòng trong hôm đó. Tôi vừa đến cổng thì thấy có hai thanh niên mặc đồ đen, tôi chẳng dám vào trong, bèn tìm đến nhà một người bà con để tìm hiểu tình hình. Lúc đó tôi mới biết mẹ chồng tôi đã bị bắt rồi, hai người mặc đồ đen đó là cảnh sát. Sau đó, tôi phát hiện ra một chị đi báo tin cho các anh chị em đến giờ vẫn chưa quay về, có khi bị bắt rồi cũng nên. Hoàn cảnh lúc đó không cho phép tôi suy nghĩ quá lâu, tôi phải nhanh chóng cùng chị cộng sự xử lý một việc khác. Sau đó, tôi biết đây là chiến dịch bắt bớ phối hợp của Trung Cộng, nội trong tối 05 và ngày 06, đã có 27 anh chị em bị bắt giữ. Đối diện với hoàn cảnh đáng sợ này, tôi biết đây là Đức Chúa Trời cho tôi cơ hội để tôi chọn lựa khác đi. Trước đây, tôi đã đào ngũ, phản bội Đức Chúa Trời. Lần này, tôi không thể phụ lòng Ngài nữa, mà phải cậy dựa vào Ngài và cộng tác với anh chị em để xử lý hậu quả và thực hiện bổn phận của tôi. Khi suy nghĩ như vậy, tôi cảm thấy bình tâm và bình an hơn.

Khi nói về sự vi phạm của mình lần nữa, tôi có thể đối diện và thừa nhận rằng tôi đã tham sống sợ chết, ích kỷ và đáng khinh, nhưng tôi không muốn làm loại người đó nữa. Tôi muốn sự vi phạm đó là hồi chuông cảnh báo để nhắc nhở tôi đừng tái phạm nữa. Thất bại đó khiến tôi khinh bỉ tâm tính bại hoại trong tôi, và không muốn tiếp tục sống ích kỷ nữa. Giờ khi thấy các anh chị em rơi vào tình trạng tương tự, tôi thông công với họ để họ hiểu ra sự tâm tính công chính không thể xúc phạm của Đức Chúa Trời và lấy đó làm lời cảnh báo Sự vi phạm đó đã ghi tâm khắc cốt trong tôi, vô cùng đau đớn, nhưng nó đã trở thành trải nghiệm quý báu trong đời tôi. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Sau trận động đất

Bởi Jane, Philippines Tháng 7/2019, em đã tiếp nhận công tác trong thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Sau đó em đã đọc rất nhiều...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger