Lời Đức Chúa Trời hằng ngày: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 119

12/09/2021

Năm kiểu người

Bây giờ, tạm thời Ta sẽ dừng thông công về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời tại đây. Tiếp theo đây, Ta sẽ phân môn đệ của Đức Chúa Trời làm vài hạng mục khác nhau, dựa theo hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời cũng như sự hiểu biết và trải nghiệm của họ về tâm tính công chính của Ngài, để các ngươi có thể biết được bản thân mình đang ở giai đoạn nào cũng như vóc giạc hiện tại của các ngươi. Ở phương diện kiến thức của con người về Đức Chúa Trời cũng như hiểu biết của họ về tâm tính công chính của Ngài, những giai đoạn và vóc giạc khác nhau của con người nhìn chung có thể được chia thành năm kiểu. Chủ đề này căn cứ trên cơ sở hiểu biết về Đức Chúa Trời độc nhất vô song cùng với tâm tính công chính của Ngài. Do đó, khi các ngươi đọc nội dung dưới đây, các ngươi nên cố gắng thận trọng xác định chính xác mức độ hiểu biết và kiến thức của các ngươi về sự độc nhất vô song của Đức Chúa Trời và tâm tính công chính của Ngài, và rồi dựa vào đó để quyết định xem các ngươi thực sự thuộc về giai đoạn nào, vóc giạc thực sự của các ngươi hiện giờ là ở tầm mức nào và các ngươi thực sự là kiểu người nào.

Kiểu người thứ nhất: Giai đoạn hài nhi quấn tã

“Hài nhi quấn tã” là như thế nào? Hài nhi quấn tã là một đứa bé chỉ vừa mới đến với thế giới này, một đứa trẻ sơ sinh. Chính là thời điểm con người ở trạng thái non nớt nhất.

Con người ở giai đoạn này căn bản không có nhận thức hay ý thức gì về niềm tin vào Đức Chúa Trời. Họ mông lung và vô tri trước mọi sự. Những người này có thể đã tin vào Đức Chúa Trời trong một thời gian dài hoặc trong thời gian chưa phải là dài lắm, nhưng tình trạng mông lung và vô tri cùng với vóc giạc thực sự của họ đặt họ vào trong giai đoạn hài nhi quấn tã. Định nghĩa chính xác cho tình trạng hài nhi quấn tã là thế này: Dù kiểu người này đã có niềm tin vào Đức Chúa Trời trong bao lâu đi nữa, thì họ vẫn sẽ luôn u mê, mơ hồ và ngớ ngẩn; họ không rõ tại sao mình tin vào Đức Chúa Trời, họ cũng không biết Đức Chúa Trời là ai hay ai là Đức Chúa Trời. Dù họ theo Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng họ không có định nghĩa chính xác về Đức Chúa Trời và họ không thể xác định được liệu Đấng mình đang đi theo có phải là Đức Chúa Trời hay không, chứ đừng nói đến việc họ có thực sự tin vào Đức Chúa Trời và theo Ngài hay không. Đây là tình trạng thực của kiểu người này. Suy nghĩ của những người này thì mù mờ, nói đơn giản là đức tin của họ còn mơ hồ. Họ luôn ở trong trạng thái mông lung và trống rỗng; “u mê”, “mơ hồ” và “ngớ ngẩn” là những từ để khái quát về tình trạng của họ. Họ chưa từng chứng kiến và cũng chưa từng cảm nhận được sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và do đó trò chuyện với họ về việc hiểu Đức Chúa Trời cũng giống như việc bắt họ đọc một quyển sách viết bằng chữ tượng hình; họ sẽ chẳng hiểu được và cũng chẳng công nhận. Với họ, biết đến Đức Chúa Trời cũng giống như nghe chuyện thần thoại. Dù suy nghĩ của họ có thể mù mờ, nhưng họ lại thực sự tin tưởng chắc chắn rằng việc hiểu biết về Đức Chúa Trời là hoàn toàn lãng phí thời gian và công sức. Đây chính là kiểu người thứ nhất: một đứa trẻ sơ sinh còn quấn tã.

Kiểu người thứ hai: Giai đoạn nhũ nhi

So với hài nhi quấn tã, thì kiểu người này đã tiến bộ hơn. Tiếc thay, họ vẫn không có chút hiểu biết nào về Đức Chúa Trời. Họ vẫn thiếu một sự hiểu biết rõ ràng và sự thông sáng về Đức Chúa Trời, và họ vẫn chưa rõ lắm tại sao họ nên tin Đức Chúa Trời, ấy thế nhưng trong lòng họ lại có mục đích và ý tưởng rõ ràng của riêng mình. Họ không quan tâm liệu việc tin vào Đức Chúa Trời là đúng hay sai. Mục tiêu và mục đích mà họ tìm kiếm thông qua niềm tin vào Đức Chúa Trời là để được hưởng ân điển của Ngài, để có được niềm vui và sự yên bình, để sống cuộc đời thoải mái, để được hưởng sự bao bọc và che chở của Đức Chúa Trời và để sống trong phước lành của Ngài. Họ không thực sự để tâm đến mức độ hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời, và cũng không có sự thôi thúc tìm kiếm hiểu biết về Đức Chúa Trời, và họ cũng không bận tâm về việc Đức Chúa Trời đang làm gì hay Ngài muốn làm gì. Họ chỉ mù quáng tìm cách để được hưởng ân điển của Ngài và có được nhiều hơn phước lành của Ngài; họ tìm cách để được nhận gấp hàng trăm lần ở thời đại này và cuộc sống đời đời trong thời đại tới. Những suy nghĩ của họ, họ đã dâng mình được bao nhiêu, những gì họ đã cho đi, cũng như những đau khổ của họ, tất cả đều có chung một mục tiêu: để dành được ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì khác nữa. Kiểu người này chỉ chắc chắn rằng Đức Chúa Trời có thể che chở cho họ được bình an và ban ân điển của Ngài cho họ. Có thể nói rằng họ không hứng thú và cũng chẳng rõ tại sao Đức Chúa Trời lại muốn cứu rỗi con người hay kết quả mà Đức Chúa Trời mong muốn đạt được với những lời nói và việc làm của Ngài là gì. Họ chưa từng cố gắng để biết được thực chất và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và cũng không thể khơi dậy được hứng thú với việc đó. Họ không có xu hướng chú ý đến những điều này, cũng chẳng muốn biết chúng. Họ không muốn hỏi về công tác của Đức Chúa Trời, những gì Ngài yêu cầu ở con người, ý muốn của Ngài hay bất cứ điều gì khác liên quan đến Ngài; và họ cũng không buồn hỏi về những điều này. Điều này là vì họ tin rằng những vấn đề này không liên quan gì đến việc họ thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời; và họ chỉ quan tâm đến một vị Đức Chúa Trời tồn tại liên quan trực tiếp đến những lợi ích của bản thân họ và có thể ban phát ân điển cho con người. Họ chẳng có hứng thú với bất cứ điều gì khác, và vì thế họ không thể bước vào thực tế lẽ thật, bất kể họ đã tin vào Đức Chúa Trời trong bao nhiêu năm chăng nữa. Nếu không có ai thường xuyên nuôi dưỡng chăm tưới cho họ, thì họ khó có thể tiếp tục đi theo con đường tin vào Đức Chúa Trời. Nếu họ không thể hưởng được niềm vui và sự yên bình trước đây hoặc ân điển của Đức Chúa Trời, thì rất có khả năng họ sẽ từ bỏ. Đây là kiểu người thứ hai: con người tồn tại ở giai đoạn nhũ nhi.

Kiểu người thứ ba: Giai đoạn trẻ cai sữa, hay giai đoạn trẻ nhỏ

Nhóm người này có một số nhận thức rõ ràng nhất định. Họ ý thức được rằng thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời không có nghĩa là bản thân họ sở hữu trải nghiệm thật; và họ ý thức được rằng nếu họ không bao giờ mệt mỏi với việc tìm kiếm niềm vui và sự yên bình, với việc tìm kiếm ân điển, hoặc nếu họ có khả năng làm chứng bằng cách chia sẻ trải nghiệm được hưởng ân điển của Đức Chúa Trời hay ngợi ca Đức Chúa Trời vì những phước lành mà Ngài đã ban cho họ, những điều này không có nghĩa là họ sở hữu sự sống, cũng không có nghĩa là họ có được hiện thực của lẽ thật. Bắt đầu từ nhận thức của mình, họ ngừng vọng tưởng ngông cuồng rằng họ sẽ chỉ nhận ân điển của Đức Chúa Trời; thay vào đó, khi họ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, họ đồng thời mong muốn được làm việc gì đó cho Ngài. Họ sẵn lòng làm tròn bổn phận của mình, họ chịu đựng chút ít vất vả và mỏi mệt, sẵn lòng hợp tác ở mức độ nào đó với Đức Chúa Trời. Thế nhưng bởi vì sự theo đuổi niềm tin vào Đức Chúa Trời của họ quá vấy bẩn, do ý định và ham muốn cá nhân của họ quá mạnh mẽ, vì bản tính của họ quá ngạo mạn, mà họ gặp trở ngại trong việc làm thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời hay trung thành với Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó họ thường xuyên không đáp ứng được những ham muốn cá nhân của mình hoặc không thực hiện được lời hứa của mình với Đức Chúa Trời. Bản thân họ thường rơi vào trạng thái mâu thuẫn: Họ muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời hết mức có thể, nhưng họ lại dùng hết sức của mình để chống đối Ngài; họ thường thề nguyện với Đức Chúa Trời nhưng lại nhanh chóng phản bội lời thề của mình. Thậm chí họ còn rơi vào tình trạng mâu thuẫn khác thường xuyên hơn: họ chân thành tin vào Đức Chúa Trời, thế nhưng lại phủ nhận Đức Chúa Trời và mọi điều xuất phát từ Ngài; họ lo âu hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ khai sáng họ, dẫn dắt họ, chu cấp và giúp đỡ họ, thế nhưng họ vẫn tìm kiếm lối thoát cho riêng mình. Họ muốn hiểu và muốn biết Đức Chúa Trời, nhưng không sẵn lòng tiến gần về phía Ngài. Thay vào đó, họ luôn né tránh Đức Chúa Trời và họ khép lòng trước Ngài. Trong khi họ có một sự hiểu biết và trải nghiệm hời hợt về nghĩa đen trong lời Đức Chúa Trời và về lẽ thật, và những ý niệm nông cạn về Ngài và về lẽ thật, trong tiềm thức họ vẫn không thể khẳng định hay xác nhận rằng liệu Đức Chúa Trời có là lẽ thật; cũng không thể khẳng định được liệu Đức Chúa Trời thật sự công chính hay không. Họ cũng chẳng thể khẳng định tính thực tế trong tâm tính cùng thực chất của Đức Chúa Trời, đừng nói gì đến sự hiện hữu đích thực của Ngài. Niềm tin vào Đức Chúa Trời của họ luôn chứa đựng hoài nghi và lầm tưởng và nó cũng bao hàm trí tưởng tượng và các quan niệm. Khi họ thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, họ cũng miễn cưỡng trải nghiệm hay thực hành một vài lẽ thật mà họ cho rằng có thể làm phong phú thêm đức tin của họ; để tăng trải nghiệm về niềm tin vào Đức Chúa Trời, để xác minh những hiểu biết của họ về đức tin vào Đức Chúa Trời, để thỏa mãn sự hư danh của họ khi cất bước trên hành trình sống mà họ tự dựng lên và hoàn tất một công việc ngay chính cho nhân loại. Đồng thời họ cũng làm những điều này để thỏa mãn khát khao có được phước lành, là một phần trong sự đánh cược của họ với mong muốn nhận lãnh nhiều phước lành hơn cho nhân loại, và để hoàn thành tham vọng và khao khát cả đời của họ là không ngơi nghỉ cho đến khi họ có được Đức Chúa Trời. Những người này hiếm khi có thể được Đức Chúa Trời khai sáng, vì khát khao và ý định đạt được phước lành là quá quan trọng với họ. Họ không muốn và quả thực không chịu đựng được việc từ bỏ điều này. Họ lo sợ rằng nếu không có mong muốn có được phước lành, nếu không có tham vọng ấp ủ về việc không ngơi nghỉ cho đến khi có được Đức Chúa Trời, họ sẽ mất đi động lực để tin Đức Chúa Trời. Do đó, họ không muốn phải đối diện với hiện thực. Họ không muốn phải đối mặt với những lời của Đức Chúa Trời hay với công tác của Ngài. Họ không muốn đối mặt với tâm tính hay thực chất của Đức Chúa Trời, nói gì đến chuyện đề cập đến sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Nguyên nhân là vì một khi Đức Chúa Trời, thực chất và tâm tính công chính của Ngài thay thế trí tưởng tượng của họ, giấc mơ của họ sẽ tan thành mây khói; cái mà họ gọi là đức tin và “công trạng” thuần khiết tích lũy qua nhiều năm nếm mật nằm gai chịu mọi khổ đau sẽ tan biến và hóa thành hư vô. Tương tự như thế, “lãnh thổ” mà họ đã chinh phục bằng mồ hôi nước mắt qua nhiều năm sẽ trên bờ sụp đổ. Tất cả điều này có nghĩa là nhiều năm nỗ lực vất vả của họ đã hóa thành vô ích, rằng họ phải bắt đầu lại từ con số không. Đây là nỗi đau khó có thể vượt qua được nhất trong lòng họ và đó là kết quả mà họ không muốn nhìn thấy nhất; do đó họ luôn bị bủa vây trong bế tắc, từ chối quay đầu lại. Đây là kiểu người thứ ba: con người tồn tại trong giai đoạn trẻ cai sữa.

Ba kiểu người miêu tả ở trên – nghĩa là những người tồn tại trong ba giai đoạn này – không có bất cứ niềm tin chân chính nào vào thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời hay vào tâm tính công chính của Ngài, họ cũng không có bất kỳ nhận thức hay sự khẳng định chắc chắn nào về những điều này. Do đó, rất khó để ba kiểu người này bước vào hiện thực của lẽ thật, và họ cũng khó mà nhận được lòng nhân từ, sự khai sáng hay soi sáng từ Đức Chúa Trời bởi vì cách họ tin vào Đức Chúa Trời cùng với sự lầm tưởng của họ về Ngài khiến Ngài không thể nào thực hiện được công tác của Ngài trong lòng họ. Những ngờ vực, ngộ nhận và tưởng tượng của họ về Đức Chúa Trời đã vượt xa đức tin và hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời. Đây là ba kiểu người thật sự đang ở trong nguy hiểm, và đây là ba giai đoạn rất nguy hiểm. Khi một người giữ thái độ hoài nghi về Đức Chúa Trời, về thực chất và thân phận của Ngài, hoài nghi về việc Đức Chúa Trời có phải là lẽ thật hay không và Ngài có thực sự hiện hữu hay không, và khi một người không thể chắc chắn về những điều này, làm sao mà họ có thể chấp nhận được mọi điều đến từ Đức Chúa Trời? Làm sao mà một người có thể thừa nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, là con đường đi và là sự sống? Làm sao một người có thể đón nhận hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời? Làm sao một người có thể chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài? Làm sao mà loại người này có thể nhận được sự chỉ dạy và chu cấp thực sự của Đức Chúa Trời? Những người thuộc ba giai đoạn này có thể chống đối, phán xét, báng bổ hay phản bội Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Họ có thể từ bỏ con đường thật và từ bỏ Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Có thể nói rằng những người ở ba giai đoạn này tồn tại trong một giai đoạn nguy hiểm, vì họ vẫn chưa bước vào đúng con đường của đức tin vào Đức Chúa Trời.

Kiểu người thứ tư: Giai đoạn trẻ lớn khôn hay chính là thời ấu thơ

Sau khi cai sữa – nghĩa là sau khi được hưởng ân điển dạt dào của Đức Chúa Trời – con người bắt đầu khám phá ý nghĩa của đức tin vào Đức Chúa Trời, và mong muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau, chẳng hạn như tại sao con người lại có sự sống, con người nên sống ra sao và vì lý do gì Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài với con người. Khi những suy nghĩ chưa phân minh cùng những luồng suy nghĩ mơ hồ này nảy sinh và tồn tại trong con người, họ sẽ liên tục được chăm tưới và họ cũng có thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong giai đoạn này, con người không còn nghi ngờ gì về sự thật rằng Đức Chúa Trời thực sự tồn tại, và nắm bắt chính xác ý nghĩa của việc tin Đức Chúa Trời. Từ cơ sở đó, con người dần có hiểu biết về Đức Chúa Trời, và dần tìm được một số câu trả lời cho những suy nghĩ chưa phân minh và những luồng suy nghĩ còn mơ hồ của họ về tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời. Nói tới những thay đổi về tâm tính cũng như sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, con người trong giai đoạn này bắt đầu đi đúng hướng và bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Chính trong giai đoạn này, con người bắt đầu có sự sống. Những dấu hiệu rõ ràng về việc con người có sự sống dần trả lời được các câu hỏi khác nhau trong lòng họ về việc hiểu rõ Đức Chúa Trời – như là những hiểu lầm, tưởng tượng, quan niệm và định nghĩa mơ hồ về Đức Chúa Trời – và con người không chỉ bắt đầu tin và nhận ra rằng Ngài thực sự tồn tại, mà họ còn bắt đầu có định nghĩa chính xác về Đức Chúa Trời và có một vị trí đúng đắn cho Đức Chúa Trời trong lòng mình, và việc thực sự đi theo Đức Chúa Trời đã thay thế cho đức tin mơ hồ của họ. Trong giai đoạn này, con người dần biết những nhận thức sai nhầm của mình về Đức Chúa Trời cũng như những mưu cầu và cách tin sai lầm của mình. Họ bắt đầu khát khao lẽ thật, khát khao được trải qua sự phán xét, trừng phạt và sửa dạy của Đức Chúa Trời, và khát khao một sự thay đổi trong tâm tính của mình. Trong giai đoạn này, con người dần từ bỏ mọi thứ quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời; đồng thời thay đổi và cải chính hiểu biết không đúng đắn của mình về Đức Chúa Trời và tiếp nhận một số kiến thức cơ bản đúng đắn về Đức Chúa Trời. Mặc dù một phần kiến thức mà con người có được trong giai đoạn này không quá cụ thể hoặc chính xác, nhưng ít nhất họ dần dần bắt đầu từ bỏ những quan niệm, lầm tưởng và ngộ nhận về Đức Chúa Trời; họ không còn giữ những quan niệm và tưởng tượng chủ quan của mình về Đức Chúa Trời. Họ bắt đầu học cách từ bỏ – từ bỏ những gì xuất phát từ những quan niệm của riêng mình, những thứ từ những sự hiểu biết và những thứ từ Sa-tan; họ bắt đầu sẵn sàng đầu phục trước những điều đúng đắn và tích cực, ngay cả những điều xuất phát từ lời của Đức Chúa Trời và phù hợp với lẽ thật. Họ cũng bắt đầu cố gắng trải nghiệm những lời của Đức Chúa Trời, để tự mình hiểu và thực hiện lời Ngài, lấy lời Ngài làm nguyên tắc hành động và làm nền tảng để thay đổi tâm tính của họ. Trong giai đoạn này, con người vô thức tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, vô thức tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm sự sống của mình. Trong khi tiếp nhận sự phán xét, hình phạt cũng như tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, họ ngày càng nhận thức và có thể cảm nhận được trong lòng họ sự hiện hữu đích thực của Đức Chúa Trời. Từ những lời của Đức Chúa Trời, từ những trải nghiệm và từ cuộc sống của họ, con người ngày càng cảm nhận được rằng Đức Chúa Trời đã luôn điều khiển số phận, luôn dẫn dắt và chu cấp cho con người. Thông qua kết nối với Đức Chúa Trời, con người dần xác thực được sự tồn tại của Ngài. Do đó, trước khi nhận ra điều này, trong tiềm thức con người đã tán thành và tin tưởng chắc chắn vào công tác của Đức Chúa Trời, cũng như chấp thuận những lời của Ngài. Một khi đã thuận theo lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, con người không ngừng phủ nhận bản thân, phủ nhận những quan niệm, kiến thức và tưởng tượng chủ quan của mình, đồng thời không ngừng tìm kiếm để biết lẽ thật là gì và ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Trong giai đoạn phát triển này, kiến thức của con người về Đức Chúa Trời khá hời hợt – con người thậm chí không thể diễn tả rõ ràng kiến thức này bằng ngôn từ, cũng không thể bày tỏ nó thật chi tiết cụ thể – và họ chỉ có một sự nhận thức – sự hiểu biết cơ bản; tuy nhiên, so với ba giai đoạn trước, cuộc sống non nớt của con người trong giai đoạn này đã được chăm tưới và cung cấp bởi lời của Đức Chúa Trời, và vì vậy mà đã bắt đầu phát triển. Sự sống của họ tựa như một hạt giống chôn trong lòng đất; sau khi có được độ ẩm và chất dinh dưỡng, hạt sẽ từ đất nhú lên; sự nảy mầm đó đại diện cho sự ra đời của một cuộc sống mới. Sự ra đời này cho phép con người nhìn thoáng thấy những dấu chỉ của sự sống. Khi con người có được sự sống, họ sẽ phát triển. Do đó, dựa trên những nền tảng này – dần bước đi đúng hướng trong niềm tin vào Đức Chúa Trời, từ bỏ những quan niệm của riêng mình, và tiếp nhận sự dẫn dắt của Ngài – cuộc sống của con người chắc chắn sẽ từng bước phát triển. Vậy phải đo đếm sự trưởng thành này trên cơ sở nào? Sự trưởng thành được tính theo trải nghiệm của một người với những lời của Đức Chúa Trời và hiểu biết thực sự của họ về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Mặc dù trong giai đoạn phát triển này con người khó diễn tả bằng lời những hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời và thực chất của Ngài, nhóm người này không còn chủ quan theo đuổi niềm vui từ sự hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời, hoặc tin Đức Chúa Trời chỉ để theo đuổi mục đích của riêng họ, là để có được ân điển của Ngài. Thay vào đó, họ sẵn sàng theo đuổi cuộc sống theo lời Đức Chúa Trời, và trở thành đối tượng được Ngài cứu rỗi. Thêm vào đó, họ tự tin và sẵn sàng tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Đây là dấu ấn của một con người trong giai đoạn phát triển.

Mặc dù con người trong giai đoạn này đã có một số kiến thức về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, nhưng kiến thức này còn rất mơ hồ và không rõ ràng. Mặc dù họ không thể giải thích rõ ràng điều này, nhưng họ cảm thấy rằng nội tại bản thân đã nắm bắt được một vài điều, bởi họ đã đạt được một chừng mực kiến thức và hiểu biết về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời thông qua hình phạt và phán xét của Ngài. Tuy nhiên, tất cả đều khá hời hợt và còn trong giai đoạn sơ khai. Nhóm người này có quan điểm cụ thể về cách tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, được bày tỏ trong những thay đổi về mục tiêu và phương thức theo đuổi những mục tiêu này của họ. Qua những lời và công tác của Đức Chúa Trời, qua tất cả những yêu cầu của Ngài đối với con người và qua những điều Ngài tỏ lộ về loài người, con người đã thấy được rằng nếu họ vẫn không theo đuổi lẽ thật, vẫn không cố gắng bước vào hiện thực, nếu họ vẫn không tìm cách làm hài lòng hoặc không tìm cách hiểu về Đức Chúa Trời khi trải nghiệm lời Ngài, thì họ sẽ đánh mất ý nghĩa của lòng tin vào Đức Chúa Trời. Họ thấy rằng dù có hưởng ân điển của Đức Chúa Trời tới bao nhiêu thì họ cũng không thể thay đổi được tâm tính của mình, không thể làm hài lòng Đức Chúa Trời hoặc không thể hiểu Ngài, và nếu con người cứ tiếp tục sống trong ân điển của Ngài, họ sẽ không bao giờ trưởng thành, không bao giờ đạt được sự sống hay có thể nhận được sự cứu rỗi. Tóm lại, nếu con người không thể thực sự trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, và không thể hiểu Đức Chúa Trời qua lời Ngài, thì họ sẽ mãi mãi ở giai đoạn hài nhi và không bao giờ tiến được một bước nào trong sự trưởng thành trong đời sống. Nếu ngươi mãi sống trong giai đoạn là một hài nhi, nếu ngươi không bao giờ bước vào hiện thực lời Đức Chúa Trời, nếu ngươi không bao giờ xem lời Đức Chúa Trời là sự sống, nếu ngươi không bao giờ thực sự tin và hiểu về Đức Chúa Trời, thì liệu có khả năng nào Đức Chúa Trời làm cho ngươi được hoàn thiện? Do đó, bất cứ ai bước vào hiện thực lời Đức Chúa Trời, bất cứ ai xem lời Đức Chúa Trời là sự sống, bất cứ ai bắt đầu tiếp nhận hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời, bất cứ ai mà tâm tính sa ngã đã bắt đầu thay đổi và bất cứ ai có trái tim khao khát lẽ thật, ai có ước muốn biết được Đức Chúa Trời và có mong muốn được Đức Chúa Trời cứu rỗi, thì đều là những người thực sự có được sự sống. Đây chính là kiểu người thứ tư – con người trong giai đoạn trẻ nhỏ đang trưởng thành, con người trong giai đoạn ấu thơ.

Kiểu người thứ năm: Giai đoạn trưởng thành trong cuộc sống, hoặc giai đoạn của con người trưởng thành

Sau khi trải qua giai đoạn bước đi chập chững của thời thơ ấu, một giai đoạn trưởng thành với bao thăng trầm lặp đi lặp lại, cuộc sống của con người đi vào ổn định, sự tấn tới của họ không bị ngắt nhịp và cũng không ai có thể ngáng trở. Mặc dù con đường phía trước vẫn còn gồ ghề và nhiều chông gai nhưng họ không còn yếu đuối hay sợ hãi; và họ không còn dò dẫm tiến lên hoặc bị mất phương hướng. Nền tảng của họ đã bén rễ sâu bền vào những kinh nghiệm thực tế về lời Đức Chúa Trời, và lòng họ bị thu hút bởi phẩm chất và sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Họ khao khát được đi theo bước chân của Đức Chúa Trời, để hiểu thực chất của Ngài và thấu hiểu toàn bộ về Ngài.

Con người trong giai đoạn này đã biết rõ phải tin ai, và con người biết rõ lý do tại sao họ nên tin vào Đức Chúa Trời và hiểu ý nghĩa cuộc sống của chính mình; và họ biết rõ rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời bày tỏ đều là lẽ thật. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, họ nhận ra rằng nếu không có sự phán xét và trừng phạt của Đức Chúa Trời, một người sẽ không bao giờ có thể làm hài lòng hoặc hiểu về Ngài, và sẽ không bao giờ có thể thực sự đến trước Đức Chúa Trời. Trong lòng của những người này là một khao khát mãnh liệt được Đức Chúa Trời thử luyện, để thấy được tâm tính công chính của Ngài khi đang nhận thử luyện, để có được tình yêu thuần khiết hơn, đồng thời có thể thực sự hiểu biết Đức Chúa Trời hơn. Những người thuộc giai đoạn này đã hoàn toàn dứt khỏi giai đoạn hài nhi, giai đoạn hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời và ăn bánh mì thỏa thích. Họ không còn đặt hy vọng ngông cuồng vào việc khiến Đức Chúa Trời dung thứ và tỏ lòng nhân từ với mình; thay vào đó, họ tự tin đón nhận và hy vọng được Đức Chúa Trời không ngừng trừng phạt và phán xét, để tách bản thân khỏi tâm tính sa ngã và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Kiến thức của họ về Đức Chúa Trời, sự theo đuổi của họ, hay các mục tiêu cuối cùng của sự theo đuổi: lòng họ đã tỏ tường về tất cả những điều này. Do đó, con người trong giai đoạn trưởng thành đã hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn đức tin mơ hồ, thoát khỏi giai đoạn dựa vào ân điển để được cứu rỗi, thoát khỏi giai đoạn cuộc sống non nớt không thể chịu đựng được những thử luyện, thoát khỏi giai đoạn mông lung, thoát khỏi giai đoạn dò dẫm, thoát khỏi giai đoạn thường xuyên không nhìn thấy con đường đúng đắn để bước đi, thoát khỏi giai đoạn bấp bênh nóng lạnh thất thường, và thoát khỏi giai đoạn bước theo Đức Chúa Trời với đôi mắt bị che kín. Con người ở giai đoạn này thường xuyên được Đức Chúa Trời khai sáng và soi sáng, và thường xuyên kết nối và giao tiếp thực sự với Ngài. Có thể nói rằng con người trong giai đoạn này đã nắm bắt được một phần ý muốn của Đức Chúa Trời; họ có thể tìm thấy các nguyên tắc của lẽ thật trong mọi việc họ làm; và họ biết làm thế nào để thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời. Hơn thế, họ cũng đã tìm thấy con đường để biết đến Đức Chúa Trời và bắt đầu làm chứng cho sự hiểu biết của mình về Ngài. Trong quá trình dần trưởng thành, họ dần có hiểu biết và kiến thức về ý muốn của Đức Chúa Trời, về ý muốn của Ngài khi tạo ra loài người và ý muốn của Ngài trong việc quản lý loài người. Họ cũng dần có hiểu biết và kiến thức về thực chất trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Không có quan niệm hay trí tượng tượng chủ quan nào của con người có thể thay thế được kiến thức này. Mặc dù không thể nói rằng trong giai đoạn thứ năm cuộc đời của con người đã hoàn toàn trưởng thành hoặc con người ở giai đoạn này đã công chính hay trọn vẹn, nhưng kiểu người này đã tiến một bước đến giai đoạn trưởng thành trong cuộc sống và đã có thể đến trước Đức Chúa Trời để đối mặt trực tiếp với lời Ngài và với Ngài. Bởi lẽ kiểu người này đã trải nghiệm rất nhiều lời của Đức Chúa Trời, đã trải qua vô số thử luyện và chịu vô số sự sửa dạy, sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời nên sự quy phục của họ trước Đức Chúa Trời không phải là tương đối mà là tuyệt đối. Kiến thức của họ về Đức Chúa Trời đã chuyển từ tiềm thức sang kiến thức rõ ràng và chính xác, từ hời hợt đến sâu sắc, từ mờ ảo và mơ hồ đến tỉ mỉ và hữu hình. Họ đã chuyển từ việc dò dẫm vất vả và tìm kiếm thụ động sang kiến thức dễ dàng và chủ động làm chứng. Có thể nói rằng con người trong giai đoạn này có được thực tế lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, rằng họ đã bước vào con đường dẫn đến sự hoàn thiện như con đường mà Phi-e-rơ đã đi. Đây là kiểu người thứ năm, con người trong trạng thái trưởng thành hay chính là giai đoạn trưởng thành.

– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Xem thêm

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Chia sẻ

Hủy

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger