Đối xử với lãnh đạo theo nguyên tắc

31/01/2022

Bởi Tinh Tinh, Trung Quốc

Mùa hè năm 2016, tôi mới được bổ nhiệm làm lãnh đạo chưa được bao lâu. Một hôm, chị Vương, lãnh đạo cấp trên, đến dự buổi hội họp của chúng tôi. Tôi đang cố tìm hiểu xem liệu một anh trong hội thánh có trở thành trưởng nhóm tốt được không, và đã nhờ chị ấy giúp. Nghe vậy, chưa kịp tìm hiểu chi tiết về người này hay bàn về những nguyên tắc bồi dưỡng nhân sự, chị ấy nói cứ bồi dưỡng anh ấy ở vị trí đó một thời gian để xem sao, nếu cần thì có thể thay thế anh ấy. Tôi sợ việc đào tạo sai người sẽ làm trì trệ công tác của hội thánh, nên đã bày tỏ một chút do dự để chị ấy chia sẻ thông công cụ thể hơn về những nguyên tắc này. Vậy mà, chị ấy không chia sẻ thông công, lại còn nóng vội phê bình tôi là kiêu ngạo và không tiếp nhận lẽ thật, và nói một hồi rất lâu. Bị chị ấy xử lý như thế này khiến tôi rất ức chế và nghĩ bụng, “Chẳng phải chúng ta nên thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề sao? Khi chúng tôi gặp vấn đề, chị không giúp đỡ bằng cách thông công, mà lại lấy giọng bề trên mắng mỏ, gây ức chế. Đó không phải là dẫn dắt chúng tôi hiểu được lẽ thật và làm theo nguyên tắc”. Tôi muốn chia sẻ sự mơ hồ của mình, nhưng cứ nghĩ tới việc chị ấy đã gây khó dễ cho tôi trước mặt mọi người như thế nào, tôi sợ chị ấy lại bắt đầu mắng mỏ tôi, nói tôi kiêu ngạo và không chịu tiếp nhận lẽ thật. Nên tôi không nói gì cả.

Trong những buổi hội họp sau, tôi để ý thấy thông công của chị Vương về lời Đức Chúa Trời không khai sáng cũng không thực tế, mà chỉ là giáo điều suông và không giải quyết những vấn đề thực tế. Tôi thắc mắc liệu chị ấy thực sự có công tác của Đức Thánh Linh hay không. Nhưng rồi tôi cho rằng có thể chị ấy đang ở trong tình trạng không tốt, và công tác của Thần không rõ ràng cũng là chuyện thường, nên tôi không nghĩ ngợi gì thêm. Sau đó, mỗi hội thánh được bố trí chọn ra ba lãnh đạo để cùng nhau phụ trách công tác của hội thánh. Chị Vương bảo chúng tôi rằng việc chọn lãnh đạo rất quan trọng, nên chúng tôi cần phải xử lý ngay không được chậm trễ. Nhưng đến lúc cần làm xong thì mọi chuyện lại không như ý. Lúc đó, trong hội thánh, chỉ có mình tôi là lãnh đạo, nên thỉnh thoảng tôi không thể theo kịp tiến độ công tác. Tôi đã giải thích mọi chuyện với chị ấy, hy vọng chị ấy sắp xếp bầu lãnh đạo càng sớm càng tốt. Chị ấy nói sẽ làm, nhưng thời gian trôi qua mà vẫn không thấy làm gì cả. Tôi lại viết thư hối thúc chị ấy, nhưng chẳng có hồi âm. Tôi thấy rất kỳ lạ. Chị ấy biết việc bầu lãnh đạo quan trọng như thế nào và thông công của chị ấy rất hay, nhưng đến lúc cần làm việc thì chị ấy lại lề mề. Chẳng phải chị ấy chỉ biết nói suông, tuôn ra một mớ giáo điều và không thực hiện công tác thực tế hay sao? Sau đó tôi nghe nói chị ấy đã làm chậm trễ việc bầu cử ở các hội thánh khác theo cách tương tự, nên không kịp thời tìm được những lãnh đạo phù hợp, khiến cho đời sống và công tác hội thánh bị ảnh hưởng nặng nề.

Lúc đó, tôi nghĩ rằng chị Vương có lẽ là một lãnh đạo giả không thực hiện công tác thực tế, nếu cứ tiếp diễn như thế, toàn bộ công tác của hội thánh sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Tôi cho rằng mình nên chỉ ra những vấn đề này với chị ấy. Nhưng khi tôi định viết thư cho chị ấy, tôi lại chợt nghĩ rằng chị ấy là một lãnh đạo, chị ấy mà chịu tiếp thu thì tốt quá rồi, nhưng nếu không tiếp thu, chị ấy có thể gây khó dễ với tôi, và thậm chí có thể tìm cớ để tước bổn phận của tôi. Vậy là, tôi quyết định bỏ qua. Tôi đặt bút xuống, để dở lá thư định viết. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy rất khó chịu trong lòng. Tôi đã thấy rõ ràng vấn đề của chị ấy nhưng lại không nói ra – thế đâu có hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi biết mình phải lên tiếng về chuyện này. Nhưng mà tôi vẫn không thể đặt bút viết. Tôi không thể nào viết nổi lá thư đó. Thực sự là tình thế tiến thoái lưỡng nan với tôi. Tôi không viết lá thư đó. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời về sự đấu tranh này của tôi. Sau đó, tôi đọc những lời này của Đức Chúa Trời. “Ai cũng nói rằng họ quan tâm đến gánh nặng của Đức Chúa Trời, bảo vệ chứng ngôn của Hội thánh, ai đã quan tâm? Hãy tự hỏi bản thân: ngươi có phải là người quan tâm đến gánh nặng của Đức Chúa Trời không? Ngươi có thể thực hành công chính vì Đức Chúa Trời không? Ngươi có thể đứng lên lên tiếng vì Ta không? Ngươi có thể kiên định không suy suyển thực hành lẽ thật không? Ngươi có dám tranh đấu chống lại tất cả những hành vi của Sa-tan không? Ngươi có thể gạt cảm xúc sang một bên và phơi bày Sa-tan vì lẽ thật của Ta không? Ngươi có thể để tâm ý của Ta được trọn trong ngươi không? Trong thời khắc then chốt lòng ngươi đã dâng lên chưa? Ngươi có phải là người làm theo ý chỉ của Ta không? Hãy thường xuyên tự hỏi bản thân, thường xuyên suy nghĩ(“Chương 13” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Từng câu hỏi của Đức Chúa Trời cứ như nhằm vào tôi. Vậy nên, tôi tự hỏi lòng: Mình có quan tâm tới gánh nặng của Đức Chúa Trời không? Mình có đang bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Tôi nghĩ về việc tôi đã thấy chị Vương không thông công lẽ thật và giải quyết vấn đề, hống hách mắng mỏ và kìm hãm người khác. Chị ấy chỉ thông công giáo điều suông mà không giải quyết vấn đề thực tế trong công tác. Việc bầu lãnh đạo tiến triển rất chậm. Hành vi của chị ấy đã cản trở công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi biết mình nên nói với chị ấy để chị ấy biết chuyện nghiêm trọng như thế nào. Nhưng tôi lại sợ nếu tôi nói ra, chị ấy sẽ không chịu tiếp thu và gây khó dễ cho tôi, tìm cớ để tước bỏ bổn phận của tôi. Tôi không dám nói gì, mà chỉ mắt nhắm mắt mở cho qua, không hề bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi chỉ nghĩ tới tư lợi của mình. Tôi đã quá ích kỷ và vô nhân tính! Tôi là một lãnh đạo hội thánh, nhưng khi công tác của hội thánh bị trì trệ, tôi không dám ngăn chặn việc đó. Chẳng phải tôi đang tiếp tay cho việc tà ác của chị Vương sao? Tôi đã không bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời theo những cách cơ bản nhất, tôi làm sao xứng làm lãnh đạo đây? Càng nghĩ tôi càng cảm thấy tội lỗi và tôi thề với Đức Chúa Trời rằng tôi sẽ từ bỏ xác thịt và thực hành lẽ thật.

Tôi đọc những nguyên tắc trong bố trí công tác về cách đối xử với nhân sự và lãnh đạo và thấy rằng với những ai mưu cầu lẽ thật và có thể thực hiện công tác thực tế, nếu họ vi phạm trong bổn phận hoặc đôi lúc không thành công lắm, thì nên giúp đỡ họ một cách nhẹ nhàng, hoặc có thể khiển trách và xử lý họ, nhưng không được tùy tiện lên án hay tước bổn phận họ. Với những ai không thực hiện công tác thực tế hay mưu cầu lẽ thật, nếu họ cứ tiếp tục tự tung tự tác và không chịu tiếp nhận lẽ thật hay ăn năn khi bị phê bình, thì chắc chắn họ là lãnh đạo giả và phải bị tước bổn phận. Tôi không có nhiều trải nghiệm thực tế với chị ấy. Tôi thấy ở chị ấy một vài dấu hiệu của một lãnh đạo giả, nhưng tôi không thể hoàn toàn chắc chắn. Tôi biết mình phải thông công với chị ấy, đó là bổn phận của tôi. Nên tôi đã đặt bút viết ra những vấn đề của chị ấy, và nói thật, tôi cảm thấy khá lo lắng. Sau đó tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài ban cho tôi sức mạnh, để tôi có thể từ bỏ bản thân và bảo vệ lợi ích của hội thánh. Sau đó tôi không còn cảm thấy lưỡng lự nữa, và tôi viết ra lần lượt từng vấn đề của chị Vương. Tôi gửi đi lá thư đã viết xong và cảm thấy trong lòng rất bình an.

Chị ấy chẳng hồi âm. Việc bầu lãnh đạo của hội thánh vẫn bị chậm trễ, và nhiều hội thánh không có nhân viên và lãnh đạo họ cần để triển khai những dự án một cách kịp thời. Việc đó cản trở nghiêm trọng công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi viết cho chị ấy vài lá thư nữa để hối thúc, nhưng không có gì xảy ra cả. Tôi thấy chị ấy toàn chỉ nói suông và không thực hiện công tác thực tế, và không chịu thay đổi sau rất nhiều phản ánh, nên dựa trên hành vi đó, chắc chắn chị ấy là một lãnh đạo giả không thực hiện công tác thực tế. Vậy nên, tôi đã viết thư cho một lãnh đạo cấp trên để giải thích vấn đề của chị ấy. Không lâu sau, một cuộc điều tra trong nhà Đức Chúa Trời đã xác nhận chị ấy là một lãnh đạo giả không thực hiện công tác thực tế, và chị ấy bị tước bổn phận. Trải nghiệm này cho tôi thấy rằng lẽ thật và sự công chính ngự trị trong nhà Đức Chúa Trời. Lãnh đạo giả có thể có địa vị, nhưng họ không mưu cầu lẽ thật hay thực hiện công tác thực tế, nên họ không thể có chỗ đứng trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi luôn sợ làm phật lòng một lãnh đạo và bị tước bỏ bổn phận, nên tôi không dám đưa vấn đề của họ ra ánh sáng. Lúc đó tôi nhận ra mình đã không hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Nhà Đức Chúa Trời có những sắc lệnh quản trị, nguyên tắc và quy định, nên bất kể một lãnh đạo có vị trí cao thế nào, họ vẫn phải làm theo những lời của Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật. Bất cứ ai muốn gì làm nấy sẽ không bền được đâu. Hơn nữa, bất kỳ bổn phận nào tôi thực hiện trong hội thánh, đều do Đức Chúa Trời an bài, chứ không tùy thuộc vào lãnh đạo nào cả. Họ không phải là người phán quyết. Tôi chẳng có gì phải lo lắng cả.

Tháng 10 năm 2019, tôi được chuyển tới thực hiện bổn phận ở một hội thánh khác. Sau một thời gian ngắn, tôi để ý thấy chị Trần, lãnh đạo trên tôi, không bổ nhiệm nhân sự theo nguyên tắc. Chúng tôi có một chấp sự chăm tưới, chị Trương, người rất ích kỷ và xảo quyệt. Chị ấy thấy người ta quấy phá đời sống hội thánh, nhưng lại không làm gì, sợ làm phật lòng họ. Những người khác nhắc đến một số vấn đề, nhưng chị ấy lại đùn đẩy trách nhiệm, nên những vấn đề này không được giải quyết kịp thời. Sự việc được tìm hiểu và rõ ràng đây là hành vi cố hữu của chị Trương, rõ ràng chị ấy chưa bao giờ bảo vệ công tác của hội thánh và thực hiện công tác thực tế, nên chị ấy phải bị tước bổn phạn ngay. Nhưng khi chị Trần vừa định làm việc đó, chị Trương lại nói những điều ra vẻ tự nhận thức được, nên chị Trần lại bị bề ngoài của chị Trương lừa gạt và tạm hoãn việc tước bổn phận. Tôi thấy chị Trần không làm theo nguyên tắc tước bổn phận lãnh đạo và nhân sự, đây là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi muốn nhắc nhở chị ấy. Nhưng tôi lại nghĩ về việc tôi chỉ mới đảm nhận bổn phận đó và chị ấy rất coi trọng tôi, sẽ rất tốt nếu chị ấy tiếp thu ý kiến của tôi, nhưng nếu không, chị ấy có thể nói tôi kiêu ngạo, mới chỉ vài ngày ở vị trí đó mà đã nhúng mũi vào những vấn đề của chị ấy. Lỡ chị ấy không bồi dưỡng tôi nữa vì chuyện đó thì sao? Suy nghĩ này khiến tôi sợ phải nói ra. Dù tôi cảm thấy hơi tội lỗi về việc đó, nhưng rốt cuộc tôi đã bỏ qua.

Một lần chị Trần tham gia hội họp nhóm với tôi và tôi muốn nhắc đến chuyện đó, nhưng chị ấy có nói chị ấy còn mới với bổn phận và cảm thấy rất khó khăn, chị ấy đang trong tình trạng không tốt. Tôi nghĩ rằng nếu tôi nhắc đến vấn đề của chị ấy khi chị ấy đang rất khó khăn với vị trí lãnh đạo, liệu chị ấy có nghĩ tôi độc ác và vô tình không? Vậy là tôi quyết định bỏ qua, sợ vấn đề không được giải quyết, mà còn khiến chị ấy cảm thấy tiêu cực, và chị ấy sẽ có ấn tượng xấu về tôi. Thế là tôi cũng không nói ra. Chấp sự chăm tưới đó không được thay thế, khiến nhiều vấn đề không được giải quyết trong công tác của chị ấy, làm tổn hại đến lối vào sự sống của các anh chị em và công tác của nhà Đức Chúa Trời. Thấy những chuyện này, trong lòng tôi cảm thấy rất có lỗi. Nếu lúc trước, tôi kịp thời nói ra, kết quả có thể không đến nỗi tệ như thế. Sau đó trong một buổi hội họp, chúng tôi đã đọc được những lời của Đức Chúa Trời khiến tôi rất xúc động. “Nhiều người trong hội thánh không có khả năng phân định. Khi có điều gì đó giả dối xảy ra, thật không ngờ, họ lại về phe Sa-tan; thậm chí họ còn thấy bị xúc phạm khi bị gọi là tay sai của Sa-tan. Dù mọi người có thể nói họ không có khả năng phân định, nhưng họ luôn đứng về phía không có lẽ thật, họ không bao giờ đứng về phía lẽ thật vào thời điểm quan trọng, họ không bao giờ đứng lên và biện luận cho lẽ thật. Có phải họ thực sự thiếu sự phân định không? Tại sao họ lại đột ngột đứng về phía Sa-tan? Tại sao họ không bao giờ nói một lời công bằng và phải lẽ để ủng hộ lẽ thật? Có phải tình huống này đích thực nảy sinh như một kết quả của sự mơ hồ nhất thời của họ không? Con người càng có ít phân định, thì họ càng ít khả năng đứng về phía lẽ thật. Điều này cho thấy những gì? Chẳng phải nó cho thấy rằng con người không có sự khả năng phân định thì yêu sự xấu xa sao? Chẳng phải nó cho thấy rằng họ là dòng giống trung thành của Sa-tan sao? Tại sao họ lại luôn luôn có thể đứng về phía Sa-tan và nói ngôn ngữ của nó? Mỗi lời nói và việc làm của họ, những biểu cảm trên gương mặt họ, hết thảy đều đủ để chứng minh rằng họ không thuộc loại nào trong những người yêu mến lẽ thật cả; đúng hơn, họ là những kẻ khinh ghét lẽ thật(Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lương tâm tôi cảm thấy tội lỗi khi đọc đoạn này. Tôi đã thấy chị Trần làm trái nguyên tắc thuyên chuyển lãnh đạo và nhân viên. Chị ấy không đình chỉ kịp thời nhan sự giả đã bị vạch trần, làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Tôi biết mình cần thông công với chị ấy và giúp bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng tôi sợ làm phật lòng và thay đổi hình ảnh của tôi trong mắt chị ấy, nên tôi đã im lặng và không tuân thủ nguyên tắc. Thế nghĩa là công tác của nhà Đức Chúa Trời đã bị ảnh hưởng và tôi cũng có một phần lỗi trong đó. Tôi đã thấy mình không yêu lẽ thật hay không có chú ý thức công chính nào, mà tôi chỉ là một kẻ hèn hạ bảo vệ tư lợi và về phe với Sa-tan. Đức Chúa Trời đã cất nhắc tôi để phát triển bản thân trong một bổn phận quan trọng như thế và nhiệt tâm thông công rất nhiều lẽ thật để tôi có thể biết lẽ thật và đạt được sự phân định. Ngài còn dẫn dắt tôi để thấy được những vấn đề này, hy vọng tôi sẽ tuân thủ nguyên tắc và dám đứng ra bảo vệ nhà Đức Chúa Trời. Nhưng tôi đã quá ích kỷ, ăn cháo đá bát. Vì để bảo vệ tư lợi cho bản thân, tôi đã quay lưng với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, không thực hành chân lý, làm tổn hại và trì trệ công tác của nhà Đức Chúa Trời, vi phạm trước mặt Đức Chúa Trời. Tôi còn sống trong tăm tối, khiến Đức Chúa Trời ghê tởm.

Sau đó tôi bắt đầu kiểm điểm về lý do tôi không kìm nổi viẹc bảo vệ bản thân khi có chuyện xảy ra. Bản tính bại hoại nào đang kiểm soát tôi? Rồi tôi tìm được căn nguyên toàn bộ việc này trong một đoạn phim đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Cho đến khi mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, và có được lẽ thật, thì chính bản tính của Sa-tan chiếm hữu và thống trị họ từ bên trong. Cụ thể, bản tính đó bao gồm những gì? Ví dụ, tại sao ngươi ích kỷ? Tại sao ngươi bảo vệ vị trí của chính mình? Tại sao ngươi có những cảm xúc mạnh mẽ đến thế? Tại sao ngươi vui thích những điều bất chính đó? Tại sao ngươi thích những điều ác đó? Cơ sở để ngươi thích những điều như vậy là gì? Những điều này đến từ đâu? Tại sao ngươi vui đến vậy khi chấp nhận chúng? Đến bây giờ, các ngươi đều đã hiểu ra rằng lý do chính đằng sau tất cả những điều này là độc tố của Sa-tan ở trong các ngươi. Về việc độc tố của Sa-tan là gì, nó có thể được thể hiện đầy đủ bằng lời. Ví dụ, nếu ngươi hỏi: ‘Người ta nên sống thế nào? Người ta nên sống vì điều gì?’ thì người ta sẽ trả lời: ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’. Chỉ một câu nói này đã thể hiện chính gốc rễ của vấn đề. Lý luận này của Sa-tan đã trở thành cuộc sống của con người. Dù thế nào đi nữa, người ta chỉ vì bản thân họ. Do đó họ chỉ sống cho bản thân họ. ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’ – đây là cuộc sống và triết lý của con người, và chúng cũng đại diện cho bản tính của con người. Những lời này của Sa-tan chính xác là độc tố của Sa-tan, và khi con người tiếp thu, nó trở thành bản tính của họ. Bản tính của Sa-tan được phơi bày thông qua những lời này; chúng hoàn toàn đại diện cho bản tính của Sa-tan. Độc tố này trở thành cuộc sống của con người cũng như nền tảng tồn tại của họ, và nhân tính bại hoại đã không ngừng bị chi phối bởi độc tố này trong hàng ngàn năm(“Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những gì tôi rút ra được từ đoạn này là tôi luôn bảo vệ tư lợi vì tôi bị những chất độc của Sa-tan kiểm soát. “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Người sáng suốt là người biết giữ mình, chỉ cầu không phạm lỗi”, “Biết rõ người khác không đúng nhưng tốt nhất là đừng chỉ ra”. Tôi đã bị ngấm những chất độc Sa-tan đó quá lâu, chúng trở thành bản chất của tôi. Tôi đã sống theo chúng, nên chỉ bảo vệ tư lợi trong mọi hoàn cảnh. Khi sống giữa các anh chị em, tôi chỉ nghĩ đến danh tiếng và địa vị của mình, chứ không phải công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã thấy rõ ràng một lãnh đạo vi phạm nguyên tắc khi thuyên chuyển nhân sự, nhưng tôi sợ nói ra sẽ bất lợi cho tôi, nên đã mắt nhắm mắt mở cho qua để bảo vệ vị trí và tiền đồ của mình. Tôi không thông công và giúp đỡ kịp thời, sẵn sàng nhìn lối vào sự sống của người khác và công tác của hội thánh bị tổn hại còn hơn để lợi ích của tôi bị tổn hại. Tôi có thể thấy mình ích kỷ và hèn hạ đến thế nào. Tôi đã sống theo những chất độc của Sa-tan, trở nên ngày càng ích kỷ và xảo quyệt, sống vô nhân tính. Tôi đã tự hại mình và làm trì trệ, quấy phá công tác của nhà Đức Chúa Trời. Những chất độc này chỉ gây ra sự bại hoại và làm hại mọi người, nên chúng ta không thể ngừng phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Tôi biết nếu không ăn năn và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề này, cuối cùng tôi sẽ bị Đức Chúa Trời khai trừ, loại bỏ và tôi sẽ bị mất cơ hội được cứu rỗi. Tôi cũng thấy được sự tha thứ và cứu rỗi của Đức Chúa Trời với mình. Đức Chúa Trời đã an bài mọi chuyện rất nhiều lần dù tôi rất phản nghịch, dẫn dắt tôi bằng lời của Ngài, cho tôi thấy sự bại hoại của mình. Tôi biết mình phải ngừng bất tuân với Ngài, từ bỏ xác thịt và thực hành lẽ thật.

Sau đó tôi đọc được một đoạn khác. “Đề bạt và tu dưỡng ai đó không có nghĩa là họ đã hiểu lẽ thật, cũng không phải nói rằng họ đã có khả năng thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng. … Mọi người không được có những kỳ vọng cao hay đòi hỏi không thực tế với những người được đề bạt và tu dưỡng; điều đó sẽ không hợp lý, và không công bằng đối với họ. Các ngươi có thể theo dõi họ, và báo cáo những việc họ làm mà các ngươi tin là có vấn đề, nhưng họ chỉ đang trong thời gian tu dưỡng, và không nên xem họ như những người đã được làm cho hoàn thiện, càng không nên xem họ như người không thể khiển trách, hoặc như những người sở hữu thực tế lẽ thật. Họ giống như các ngươi: Đây là lúc họ đang được đào tạo. … Ta nói điều này có mục đích gì? Để nói với mọi người rằng họ không được diễn dịch sai về sự đề bạt và tu dưỡng nhiều loại nhân tài khác nhau của nhà Đức Chúa Trời, và không được khắt khe trong những đòi hỏi của họ đối với những người này. Đương nhiên, mọi người cũng không được thiếu thực tế trong quan điểm của mình về họ. Sẽ là ngu ngốc khi đánh giá quá cao hoặc tôn kính họ quá mức, cũng không nhân đạo hay thực tế khi quá khắt khe trước những yêu cầu của các ngươi đối với họ. Vậy cách hợp lý nhất để hành động với họ là gì? Hãy nghĩ về họ như những người bình thường và khi có vấn đề cần tìm kiếm, hãy thông công với họ và học hỏi từ những điểm mạnh của nhau và bổ khuyết cho nhau. Ngoài ra, mọi người có trách nhiệm giám sát xem các lãnh đạo và người làm công có đang làm công việc thật hay không, và liệu họ có năng lực để thực hiện bổn phận của mình hay không. Nếu họ không như vậy, và các ngươi đã nhìn thấu họ, thì đừng lãng phí thời gian mà hãy báo cáo hoặc loại bỏ họ; hãy chọn người khác, và đừng trì hoãn công việc của nhà Đức Chúa Trời. Trì hoãn công việc của nhà Đức Chúa Trời là làm tổn hại chính bản thân mình và người khác, điều đó không tốt cho ai cả(“Nhận diện các lãnh đạo giả (5)” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đoạn này cho tôi thấy nguyên tắc để đối xử với lãnh đạo và nhân sự. Không phải mới bắt đầu là họ hiểu lẽ thật và phù hợp với vị trí đó ngay. Họ đang trong quá trình thực hành, họ có sai lầm và thiếu sót, nên chúng ta phải công bằng và công chính với họ, đừng đặt quá nhiều đòi hỏi nơi họ. Nhưng đồng thời, chúng ta phải có trách nhiệm quan tâm công tác của họ. Khi nó phù hợp với lẽ thật, chúng ta cần tiếp nhận nó, còn không, chúng ta cần phải chỉ ra và thông công giúp đỡ để họ có thể thấy được sai sót trong bổn phận và sửa chữa càng sớm càng tốt. Việc đó tốt cho lối vào sự sống của họ và công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nếu rõ ràng họ là một lãnh đạo giả không thực hiện công tác thực tế và không đủ năng lực, thì cần phải phản ánh sự tình ngay. Tôi biết chị Trần còn mới với bổn phận, nên chị ấy chắc chắn sẽ phạm sai lầm. Vì tôi đã thấy vấn đề, tôi có trách nhiệm chỉ ra và thông công về nó. Tôi có thể tốc giác và phơi bày nếu chị ấy không chịu tiếp nhận. Tôi không thể làm ngơ và nhìn công tác của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại. Lúc đó tôi không còn muốn bảo vệ tư lợi nữa, và sẵn sàng sửa đổi động cơ để bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Mấy hôm sau chị Trần ghé qua để xem xét công tác của chúng tôi, nên tôi đã nói về việc chị ấy vi phạm nguyên tắc và cởi mở với chị ấy về sự bại hoại ích kỷ và xảo quyệt gần đây của tôi. Chị ấy đã dùng những lời của Đức Chúa Trời để tự kiểm điểm và thấy được những sai sót mình mắc phải, những sự bại hoại mà mình biểu lộ khi xử lý những vấn đề đó, và bày tỏ mong muốn thay đổi.

Sau đó, chúng tôi nói chuyện thêm về những nguyên tắc cụ thể trong việc thay đổi bổn phận của mọi người. Sau khi thông công, chúng tôi thấy sáng tỏ hơn, thấy được sự hướng dẫn và phước lành của Đức Chúa Trời. Sau đó, chị ấy đã thay thế chị Trương, theo như nguyên tắc yêu cầu. Trải nghiệm này đã dạy cho tôi rằng việc phản ánh và giúp đỡ ngay khi thấy vấn đề trong bổn phận của một lãnh đạo là một việc tích cực. Đó là sự thẳng thắn và nó bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi cũng thấy rằng nhà Đức Chúa Trời đối xử với mọi người theo nguyên tắc lẽ thật. Không ai mất đi bổn phận vì sự vi phạm nhất thời hay một chút bại hoại mà họ biểu lộ, mà là vì con đường, bản tính và thực chất của họ, thái độ của họ với lẽ thật mới quan trọng và họ được đối xử theo đó. Rất công bằng và hợp lý. Chỉ có đối xử với lãnh đạo và nhân sự theo nguyên tắc mới có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và những người khác, và nó phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Trải nghiệm này cho tôi thấy cách tiếp cận hợp lý với lãnh đạo và nhân viên, và nguyên tắc để xử lý những vấn đề khác nhau mà họ gặp phải. Tôi cũng đạt được hiểu biết về tâm tính ích kỷ, xảo quyệt và bại hoại của mình, và không muốn sống ích kỷ thêm nữa. Cuối cùng tôi cũng đã bảo vệ nguyên tắc và có ý thức về công lý. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời vì những gì đã đạt được.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Không còn phô trương nữa

Bởi Mộ Văn, Tây Ban Nha Tôi nhớ vào năm 2018, mình đang thực hiện bổn phận rao giảng phúc âm trong hội thánh, sau đó tôi phụ trách công...

Giải phóng khỏi danh lợi

Bởi Tiếu Mẫn, Trung Quốc Trước khi trở thành một tín hữu, tôi luôn theo đuổi công danh và địa vị, tôi sẽ đố kị và khó chịu nếu ai đó vượt...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger