Điều tôi đạt được từ việc bị tỉa sửa và xử lý

01/12/2022

Bởi Văn Nham, Ý

Tôi bắt đầu giám sát công tác video vào tháng Mười một năm 2018. Ngày nào tôi cũng cực kỳ căng thẳng vì khối lượng công việc nặng nề. Tôi bận giải quyết đủ loại vấn đề và theo dõi công việc của người khác. Tôi không thể thư giãn được. Sau một thời gian, chị Lưu thường phê bình các video của chúng tôi, và nói những vấn đề này đều là vì chúng tôi thiếu nỗ lực. Tôi cảm thấy cực lực phản đối khi thấy tin nhắn này của chị ấy. Chúng tôi đã cố hết sức để giảm thiểu sai lầm, và hoàn thành xong chừng đó công việc thì cũng đâu quá tệ. Chẳng phải chị ấy đang khiến quá trình này thêm dài ra bằng cách bới lông tìm vết sao? Tôi không bao giờ ghi nhớ lời khuyên của chị ấy, nghĩ chị ấy đang chuyện bé xé ra to và làm đình trệ công việc của chúng tôi. Một ngày nọ, tôi đã hẹn chị Lưu để nói chuyện. Tôi đã kết hợp với các nguyên tắc để thông công về việc chị ấy xoi mói, làm ảnh hưởng đến tiến độ công tác của chúng tôi. Tôi rất ngạc nhiên vì ngay khi tôi thông công xong, chị ấy đã nói bằng giọng rất gay gắt rằng: “Đó là một khía cạnh về nguyên tắc của vấn đề. Nhưng tôi nhắc chị nè, đừng nghĩ rằng các nguyên tắc đó là một cái cớ cho hành vi cẩu thả và vô trách nhiệm trong bổn phận của chị. Đây là hai chuyện khác nhau. Đừng nhầm lẫn”. Khi nghe chị ấy nói vậy, mặc dù không nói gì, nhưng trong lòng tôi thì nghĩ: “Chẳng phải ý chị là tôi cẩu thả và vô trách nhiệm trong bổn phận sao? Rõ ràng là chị đang xoi mói và làm mọi việc trì trệ, nhưng chị lại chỉ trích tôi! Mấy vấn đề nhỏ thì có gì ghê gớm đâu chứ? Chúng đâu có ảnh hưởng gì đến chất lượng của các video, và những gì chúng tôi làm được đã là khá tốt rồi. Chị không biết khối lượng công việc của chúng tôi lớn thế nào, mà chỉ bới lông tìm vết rồi dọa dẫm tôi như vậy. Chị thật quá ngạo mạn!”. Sau đó tôi không muốn tiếp xúc với chị Lưu nữa. Cứ khi nào chị ấy chỉ ra vấn đề là tôi lại thể hiện sự phản đối, và tôi cũng bị cảm xúc chi phối khi xử lý vấn đề.

Sau chuyện đó, gần như cứ khoảng nửa tháng là chị Lưu lại chuẩn bị một bản tóm tắt phản hồi về các vấn đề công việc cho chúng tôi. Có lần, chị ấy thậm chí còn chia sẻ phản hồi này với lãnh đạo. Khi biết được chuyện này, tôi đã rất tức giận. Chúng tôi có phạm một số sai lầm, nhưng với khối lượng công việc lớn như thế mỗi tháng, thì chẳng phải việc không làm tốt một số chuyện nhỏ cũng là điều bình thường sao? Có cần thiết phải nói với lãnh đạo không? Chị bị ám ảnh bởi tiểu tiết, tiêu chuẩn của chị quá cao. Chị đang coi các anh chị em chúng tôi như máy móc sao? Thậm chí chúng tôi không được mắc sai lầm nào à? Càng nghĩ tôi càng nổi điên. Khi lãnh đạo đến nói chuyện với tôi, tôi chỉ tay thẳng mặt chị Lưu, nói chị ấy quá ngạo mạn. Chị ấy không tự biết mình, mà chỉ bới móc vấn đề của chúng tôi. Lãnh đạo thấy tôi không tự biết mình, nên đã thông công rằng tôi cần đối xử đúng đắn với chị Lưu. Chị ấy bảo tôi hãy tự kiểm điểm và rút ra bài học. Nhưng lời lãnh đạo với tôi cứ như nước đổ lá khoai. Tôi không giải quyết các vấn đề mà chị Lưu đã đề cập trong phản hồi của chị ấy nữa, và đã không cố nghĩ cách để tránh các vấn đề tương tự trong tương lai. Lúc đó, chị có biết mình đang ở trong tình trạng không tốt không? Tôi đã mơ hồ nhận ra, và tìm kiếm Đức Chúa Trời thông qua cầu nguyện, xin Ngài dẫn dắt tôi rút ra bài học và hiểu về bản thân trong chuyện này.

Một ngày nọ, trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được một số lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi nhận thức được đôi chút về tình trạng của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Khi người ta nói hoài chuyện đúng sai, họ cố gắng làm rõ từng điều một là đúng hay sai, họ không dừng lại cho đến khi vấn đề đã được sáng tỏ và mọi người đã hiểu ai đúng ai sai, họ bám lấy những thứ như vậy, bám lấy những thứ không có câu trả lời: Hành động như vậy để làm gì cơ chứ? Việc nói chuyện đúng sai rốt cuộc có đúng không? (Không.) Sai lầm ở đâu? Có bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc này và thực hành lẽ thật không? (Không có mối liên hệ nào.) Tại sao các ngươi nói không có mối liên hệ nào? Nói chuyện đúng sai là không tuân theo các nguyên tắc của lẽ thật, đó không phải là thảo luận hay thông công về các nguyên tắc của lẽ thật; thay vào đó, người ta luôn nói về việc ai đúng ai sai, ai phải ai quấy, ai hợp lý và ai không hợp lý, ai có lý do chính đáng và ai không, ai có lý hơn; đây là những gì họ xem xét. Khi Đức Chúa Trời thử con người, họ luôn cố gắng lý luận với Đức Chúa Trời, luôn đưa ra lý do này kia. Đức Chúa Trời có thảo luận về những điều như thế với ngươi không? Đức Chúa Trời có hỏi bối cảnh là gì không? Đức Chúa Trời có hỏi về những lý do và nguyên nhân mà ngươi đã chỉ ra không? Ngài không. Đức Chúa Trời hỏi ngươi có thái độ vâng phục hay chống đối khi Ngài thử ngươi. Đức Chúa Trời hỏi ngươi có hiểu lẽ thật hay không, ngươi có vâng phục hay không. Đây là tất cả những điều Đức Chúa Trời hỏi, không gì khác. Đức Chúa Trời không hỏi ngươi lý do khiến ngươi không vâng phục là gì, Ngài không xem liệu ngươi có lý do chính đáng hay không – Ngài tuyệt đối không xem xét những điều đó. Đức Chúa Trời chỉ nhìn xem ngươi có vâng phục hay không. Bất kể môi trường sống của ngươi và bối cảnh như thế nào, Đức Chúa Trời cũng chỉ xem xét liệu trong lòng ngươi có sự vâng phục hay không, liệu ngươi có thái độ vâng phục hay không; Đức Chúa Trời không tranh luận đúng sai với ngươi, Đức Chúa Trời không quan tâm những lý do của ngươi là gì, Đức Chúa Trời chỉ quan tâm ngươi có thực sự vâng phục hay không, đây là tất cả những gì Đức Chúa Trời hỏi ngươi. Loại người nói hoài chuyện đúng sai, thích đấu khẩu – trong lòng họ có những nguyên tắc của lẽ thật không? (Không.) Tại sao không? Họ đã bao giờ chú ý gì đến các nguyên tắc của lẽ thật chưa? Họ đã bao giờ phấn đấu để đạt được chúng chưa? Họ đã bao giờ tìm kiếm chúng chưa? Họ chưa bao giờ chú ý gì đến chúng, phấn đấu để đạt được chúng hay tìm kiếm chúng, và chúng hoàn toàn vắng bóng trong lòng họ. Kết quả là họ chỉ có thể sống giữa những gì đúng và sai, tất cả những gì trong lòng họ là đúng sai, phải quấy, những cái cớ, lý do, biện minh, tranh luận, mà ngay sau đó họ sẽ tấn công, cáo buộc và lên án lẫn nhau. Tâm tính của những người như thế này là thích tranh luận đúng sai, thích cáo buộc và lên án mọi người. Những người như thế này không có tình yêu hoặc sự tiếp nhận lẽ thật, họ rất dễ cố lý luận với Đức Chúa Trời, thậm chí đưa ra những khẳng định về Đức Chúa Trời và chống đối Đức Chúa Trời. Cuối cùng, họ rốt cuộc sẽ bị trừng phạt(Lời, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Từ sự mặc khải của Đức Chúa Trời, tôi nhận ra người luôn nói chuyện phải quấy trong một tình huống trước tiên họ sẽ tìm hiểu thấu đáo xem: ai đúng, ai sai, ai có lý do chính đáng. Nếu có thể cãi thắng người khác, họ bắt đầu biện hộ cho mình, họ dò xét người khác, trở nên bất tuân, chống đối, thậm chí là công kích người khác mà không tìm kiếm lẽ thật hay suy ngẫm về vấn đề của bản thân. Họ không quy phục những tình huống mà Đức Chúa Trời đặt ra cho họ. Tôi đã nghĩ đến cái cách mà mình đã hành động. Khi chị Lưu chỉ ra một số vấn đề trong công việc của chúng tôi, tôi biết là có những vấn đề này, nhưng lại tìm lý do và viện cớ để biện minh cho mình, nghĩ rằng xét đến khối lượng công việc của chúng tôi thì chúng tôi làm được như vậy là ổn rồi, và những vấn đề nhỏ đó là không thể tránh khỏi. Tôi thậm chí còn cố dùng các nguyên tắc để bác lại chị ấy nhằm ngăn chị ấy chỉ ra vấn đề của chúng tôi, nghĩ rằng chị ấy đã kỳ vọng quá cao, và các vấn đề đó không đáng kể, thậm chí nếu không giải quyết thì cũng chẳng sao cả. Khi chị Lưu chỉ trích tôi cẩu thả và vô trách nhiệm, tôi không những không chấp nhận điều đó từ Đức Chúa Trời mà còn có thành kiến với chị ấy và nghĩ chị ấy đang soi mói. Khi chị ấy nói chuyện nghiêm khắc và lời chị ấy làm tổn thương lòng tự trọng của tôi, tôi đã quy kết tâm tính chị ấy là ngạo mạn, thậm chí còn phán xét chị ấy trước mặt lãnh đạo, hòng khiến lãnh đạo đứng về phía mình và coi chị ấy là người xấu. Khi lãnh đạo giúp đỡ tôi, tôi lại không chịu lắng nghe. Tôi đã không chấp nhận hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt hay ngẫm lại vấn đề của mình, mà lại biện hộ, viện cớ, tranh cãi ai đúng ai sai. Tôi chỉ thể hiện sự hấp tấp mà không hề có chút thái độ vâng phục nào. Làm sao tôi có thể tự cho mình là một tín hữu được chứ? Tôi đang hành động như một người không tin.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời và nó đã giúp tôi hiểu ý muốn của Ngài hơn. Lời Đức Chúa Trời phán: “Làm bất cứ điều gì cũng đều đòi hỏi tìm kiếm lẽ thật và đưa lẽ thật vào thực hành. Và bất cứ điều gì liên quan đến lẽ thật đều đòi hỏi nhân tính và thái độ của con người. Đa phần, khi người ta làm mọi việc vô nguyên tắc, đó là do họ không hiểu các nguyên tắc đằng sau mọi việc. Nhưng nhiều khi người ta không những không hiểu các nguyên tắc, mà còn không muốn hiểu. Mặc dù có thể biết một chút về chúng, nhưng họ vẫn không muốn làm tròn nhiệm vụ của mình; tiêu chuẩn này không nằm trong lòng họ, và yêu cầu này cũng không. Vì vậy, rất khó để họ làm tốt mọi việc, rất khó để họ làm việc theo cách hợp lẽ thật và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Điều cốt yếu của việc người ta có thể thực hiện bổn phận của mình một cách chấp nhận được hay không phụ thuộc vào những gì họ tìm kiếm và liệu họ có yêu những điều tích cực hay không. Nếu người ta không thích những điều tích cực, sẽ không dễ để họ tiếp nhận lẽ thật – điều này thật rắc rối; mặc dù thực hiện bổn phận, nhưng họ chỉ đang phục vụ. Bất kể ngươi có hiểu lẽ thật hay không và có thể nắm bắt được nguyên tắc hay không, nếu ngươi thực hiện bổn phận của mình bằng lương tâm, thì chí ít ngươi cũng sẽ đạt được kết quả trung bình. Chỉ như vậy mới được. Sau đó, nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật và làm mọi việc theo các nguyên tắc của lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể hoàn toàn làm theo những gì Đức Chúa Trời yêu cầu và đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì? (Ngài yêu cầu chúng con dâng trọn tấm lòng và sức lực để hoàn thành bổn phận của mình.) ‘Dâng trọn tấm lòng và sức lực’ được hiểu như thế nào? Nếu người ta dành hết tâm trí để thực hiện bổn phận, thì họ đang dâng trọn lòng mình. Nếu họ dốc hết sức lực mình có khi thực hiện bổn phận, thì họ đang dâng trọn sức lực của mình. Dâng trọn tấm lòng và sức lực có dễ không? Điều này không dễ đạt được nếu không có lương tâm và ý thức. Nếu người ta không có lòng, nếu họ thiếu trí tuệ và không có khả năng phản tỉnh, và khi đối mặt với một vấn đề, nếu họ không tìm kiếm lẽ thật, không có cách thức hay biện pháp nào, thì họ có thể dâng trọn lòng mình không? Chắc chắn là không(Con người được hưởng lợi nhiều nhất từ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được ý muốn của Ngài. Đức Chúa Trời không đòi hỏi con người đạt được sự hoàn hảo trong bổn phận, mà Ngài xem liệu họ có cố hết sức không, và liệu thái độ của họ có phải là cố gắng cải thiện trong quá trình thực hiện bổn phận không. Đức Chúa Trời dò xét lòng người. Tôi đã ngẫm lại thái độ của mình đối với bổn phận và đối chiếu với lời Đức Chúa Trời. Tôi luôn cảm thấy khối lượng công việc nặng nề, có nhiều thứ phải xem xét và chăm lo, và rằng các vấn đề nhỏ nảy sinh trong công việc là điều bình thường. Đôi lúc ngay cả khi biết những vấn đề đó có thể tránh được, nhưng tôi cũng không muốn nỗ lực để cải thiện mọi việc, khiến các vấn đề tồn tại hoài và không được giải quyết. Nhưng thực tế thì Đức Chúa Trời đâu có yêu cầu tôi không bao giờ được mắc lỗi trong bổn phận. Ngài chỉ khinh miệt thái độ cẩu thả và vô trách nhiệm của tôi. Chị Lưu chỉ ra vấn đề để tôi chú ý đến nó, giúp tôi sửa chữa kịp thời và làm tròn bổn phận. Khi đã nhận ra điều này, trạng thái của tôi đã cải thiện phần nào. Sau đó, tôi đã thông công và tóm tắt lại với người khác, và nghĩ cách thay đổi. Lần tới, khi có ai đó chỉ ra vấn đề, tôi không còn chống đối và xử lý qua loa nữa, mà tôi đã cùng mọi người giải quyết nó.

Tôi cũng tự kiểm điểm. Tại sao mình lại phản đối những lời khuyên của chị Lưu mạnh mẽ như thế? Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời và đã có được chút hiểu biết về mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Thái độ điển hình của những kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc xử lý và tỉa sửa là kịch liệt từ chối chấp nhận hay thừa nhận nó. Cho dù họ có làm bao nhiêu điều tà ác hay họ gây hại bao nhiêu cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn, họ cũng không hề cảm thấy chút hối hận nào hay mắc nợ bất cứ điều gì. Từ góc nhìn này, những kẻ địch lại Đấng Christ có nhân tính không? Tuyệt đối không. Họ gây ra đủ mọi thiệt hại cho dân sự được Đức Chúa Trời chọn và gây tổn hại cho công tác của hội thánh – dân sự được Đức Chúa Trời chọn có thể thấy điều này rõ như ban ngày, và họ có thể thấy những việc làm tà ác liên tiếp của những kẻ địch lại Đấng Christ. Ấy thế mà những kẻ địch lại Đấng Christ không chấp nhận hay công nhận sự thật này; họ ngoan cố không chịu thừa nhận mình có lỗi, hoặc thừa nhận rằng họ phải chịu trách nhiệm. Chẳng phải đây là một dấu hiệu cho thấy họ chán ngấy lẽ thật sao? Đó là mức độ mà những kẻ địch lại Đấng Christ chán ngấy lẽ thật. Cho dù họ phạm phải bao nhiêu điều gian ác, họ cũng không chịu thừa nhận, và họ vẫn kiên quyết cho đến cùng. Điều này chứng tỏ rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nghiêm túc với công tác của nhà Đức Chúa Trời hay chấp nhận lẽ thật. Họ không tin vào Đức Chúa Trời – họ là tay sai của Sa-tan, quấy rầy và làm gián đoạn công việc của nhà Đức Chúa Trời. Trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ chỉ có thanh danh và địa vị. Họ tin rằng nếu họ thừa nhận lỗi của mình, thì họ sẽ phải nhận trách nhiệm, địa vị và thanh danh của họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Kết quả là, họ chống đối với thái độ ‘có chết cũng chối’. Bất kể mọi người đưa ra những sự phơi bày hay phân tích gì, họ cũng sẽ cố gắng hết sức để chối. Nói ngắn gọn, dù sự phủ nhận của họ là có cố ý hay không thì một mặt, điều này vạch trần bản tính và thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ là chán ngấy và căm ghét lẽ thật. Mặt khác, điều này cho thấy những kẻ địch lại Đấng Christ quý trọng địa vị, thanh danh và lợi ích riêng của họ đến mức nào. Trong khi đó, thái độ của họ đối với công việc, và những lợi ích của hội thánh là gì? Đó là thái độ khinh thường và chối bỏ trách nhiệm. Họ hoàn toàn thiếu lương tâm và lý trí. Chẳng phải sự trốn tránh trách nhiệm của những kẻ địch lại Đấng Christ thể hiện những vấn đề này sao? Một mặt, việc trốn tránh trách nhiệm chứng tỏ thực chất và bản tính chán ngấy và căm ghét của họ đối với lẽ thật, trong khi mặt khác, nó cho thấy sự thiếu lương tâm, lý trí và nhân tính của họ. Cho dù lối vào sự sống của các anh chị em có bị tổn hại nhiều như thế nào bởi sự can thiệp và hành ác của họ, họ cũng không cảm thấy tự trách mình và không bao giờ có thể bị điều này làm bận tâm. Đây là loại sinh vật gì? Ngay cả khi thừa nhận một phần lỗi lầm của mình, họ cũng được coi là có một chút lương tâm và ý thức, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ thì thậm chí không có chút nhân tính ấy. Vậy thì các ngươi sẽ nói họ là gì? Bản chất của những kẻ địch lại Đấng Christ là ma quỷ(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 3), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Tôi đã phản tỉnh sau khi đối chiếu bản thân với lời Đức Chúa Trời. Rõ ràng là tôi cẩu thả trong bổn phận, có nhiều sai sót, và vấn đề, nhưng tôi lại không cảm thấy tội lỗi hay ân hận. Khi đối mặt với việc bị tỉa sửa, xử lý và nhắc nhở, tôi đã không chấp nhận. Tôi luôn tìm lý do để biện minh cho mình và coi nhẹ chuyện đó. Tôi không muốn thừa nhận lỗi lầm của mình. Tôi nghĩ việc thừa nhận sai lầm sẽ khiến tôi kém cỏi, và làm tổn hại danh tiếng, địa vị, hình ảnh của tôi, khiến người khác coi thường tôi. Tôi thật là vô lý hết sức. Tôi đã tỏ lộ tâm tính chán ngấy lẽ thật. Người ta cho tôi lời khuyên để giúp tôi thấy được mình thiếu sót gì trong bổn phận, để tôi có thể khắc phục vấn đề kịp thời và thực hiện bổn phận tốt hơn. Nhưng tôi chưa từng chấp nhận điều này từ Đức Chúa Trời, hay tự kiểm điểm bản thân. Vì vậy, vấn đề cẩu thả trong bổn phận của tôi không được giải quyết, và tôi đã không làm tròn vai trò giám sát của mình, khiến người khác cũng cẩu thả và mắc sai lầm trong bổn phận của họ. Lúc đó, cuối cùng tôi mới hiểu việc không giải quyết tâm tính Sa-tan chán ngấy lẽ thật này khiến tôi khó tiếp nhận lẽ thật và lời khuyên của người khác. Nếu tôi tiếp tục không ăn năn hay không giải quyết tâm tính bại hoại này, thì các vấn đề và điểm yếu trong bổn phận của tôi càng lúc càng nhiều, cuối cùng, tôi sẽ hành ác, chống đối Đức Chúa Trời và bị Ngài khinh miệt, gạt bỏ. Nhận ra điều này khiến tôi rất buồn, và tôi đã ăn năn cầu nguyện với Đức Chúa Trời, từ giờ trở đi, tôi sẵn sàng thực hành lẽ thật trong bổn phận, và không sống trong sự bại hoại nữa.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời mà nó đã cho tôi con đường để giải quyết tâm tính chán ngấy lẽ thật. Lời Đức Chúa Trời phán: “Khi ngươi không hiểu một lẽ thật, nếu ai đó đưa ra cho ngươi một gợi ý và nói cho ngươi biết cách hành động phù hợp với lẽ thật, thì điều đầu tiên ngươi phải làm là tiếp nhận và yêu cầu mọi người thông công cùng nhau để xem đây có phải là con đường đúng hay không, có phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật hay không. Nếu ngươi chắc chắn nó phù hợp với lẽ thật, thì hãy thực hành theo cách này; nếu ngươi chắc chắn nó không phù hợp với lẽ thật, thì đừng làm. Đơn giản thế thôi. Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật từ nhiều người, lắng nghe những gì mọi người nói và xem trọng tất cả; đừng làm ngơ hay xem thường người ta. Điều này thuộc về bổn phận của ngươi, vì vậy ngươi phải xem trọng nó. Đây là thái độ và trạng thái đúng đắn. Khi có trạng thái phù hợp, ngươi sẽ không còn bộc lộ tâm tính chán ghét và thù địch lẽ thật; thực hành theo cách này sẽ thay thế cho tâm tính bại hoại của ngươi và là thực hành lẽ thật. Tác dụng của việc thực hành lẽ thật theo cách này là gì? (Có được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.) Có được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là một khía cạnh. Đôi khi, vấn đề rất đơn giản và có thể đạt được bằng cách dùng trí tuệ của chính ngươi; sau khi mọi người đã đưa ra các gợi ý cho ngươi và ngươi đã hiểu, ngươi chỉnh đốn lại mọi thứ và chỉ việc tiến hành theo nguyên tắc. Đối với con người, điều này có vẻ nhỏ nhặt, nhưng trong mắt Đức Chúa Trời lại là việc lớn. Tại sao Ta nói vậy? Khi ngươi thực hành theo cách này, Đức Chúa Trời thấy rằng ngươi có thể thực hành lẽ thật, rằng ngươi là người yêu lẽ thật, chứ không phải là người chán ghét lẽ thật, và khi nhìn thấy lòng ngươi, đồng thời Đức Chúa Trời cũng nhìn thấy tâm tính ngươi. Đây là một vấn đề lớn. Và khi ngươi thực hiện bổn phận cũng như làm mọi việc trước Đức Chúa Trời, những gì ngươi sống thể hiện ra và tỏ lộ là thực tế của lẽ thật, điều cần phải được tìm thấy nơi con người; trước Đức Chúa Trời, thái độ, suy nghĩ và trạng thái của ngươi trong mọi việc ngươi làm là điều quan trọng hàng đầu, chúng là những gì Đức Chúa Trời dò xét(Chỉ khi thường xuyên sống trước mặt Đức Chúa Trời thì mới có thể có mối quan hệ bình thường với Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã chỉ ra một con đường thực hành. Khi các anh chị em đưa ra lời khuyên hay chỉ ra vấn đề của tôi, trước hết tôi nên có thái độ chấp nhận và vâng phục. Khi không biết cách thực hiện, tôi không nên khinh miệt hay chống đối, mà trước hết nên chấp nhận, sau đó tìm kiếm mối thông công từ những người hiểu lẽ thật, rồi đưa nó vào thực hành khi đã xử lý đúng theo nguyên tắc. Đó mới là thực hiện bổn phận theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại khi người khác thấy và chỉ ra vấn đề hay thiếu sót của chúng tôi trong công việc, khi họ cho tôi lời khuyên và xử lý tôi, đó hoàn toàn là do họ có trách nhiệm đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời, chứ không phải nhắm vào tôi hay gây khó dễ cho tôi. Tôi nên tiếp nhận chuyện đó từ Đức Chúa Trời và vâng phục, chấp nhận, ngẫm lại vấn đề của mình, thay đổi và sửa chữa kịp thời. Đó là cách duy nhất để cải thiện từng chút một công việc của tôi, và tránh để tâm tính Sa-tan của tôi làm gián đoạn công tác của hội thánh.

Một ngày nọ, chị Lưu đã gửi cho tôi một tin nhắn chỉ ra một số vấn đề trong video của chúng tôi. Khi thấy nó, trong khoảnh khắc, tôi đã tỏ ra chống đối. Tôi đã thảo luận và giải quyết những vấn đề này với người khác rồi. Sao chị ấy lại khơi chúng lên? Tôi đã muốn nói gì đó để bào chữa cho mình, nhưng nghĩ lại, nếu chị ấy đã chỉ ra, thì chắc hẳn vẫn còn những sơ suất hay thiếu sót với công việc. Vì vậy, tôi đã chủ động hỏi chị Lưu về nó. Sau khi đã hiểu rõ, cuối cùng tôi mới nhận ra mình chỉ thảo luận những vấn đề này với các anh chị em, nhưng sau đó đã không theo sát công việc của họ kịp thời. Tôi cũng nhận ra mình đã không chủ động và có trách nhiệm đối với công việc, mà chỉ thụ động chờ người khác chỉ ra vấn đề trước khi giải quyết chúng. Vì vậy tôi đã chủ động hỏi người khác những vấn đề nào vẫn còn tồn tại trong video của chúng tôi, và đã thông công cũng như giải quyết chúng kịp thời. Sau một thời gian, rõ ràng các vấn đề ngày càng ít đi, nên tôi cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm trong bổn phận của mình. Tôi cũng thầm cảm thấy rằng chỉ có thể chấp nhận lời khuyên của người khác, tìm kiếm lẽ thật và giải quyết vấn đề của mình thì tôi mới có thể làm tròn bổn phận được.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Một lối sống tuyệt vời

Bởi Truy Cầu, Nhật Bản Hồi nhỏ, bố mẹ thường dạy tôi rằng đối với người khác chớ nên quá thẳng thắn, chuyện gì cũng nên dĩ hòa vi quý, đó...

Xiềng xích của sự bại hoại

Bởi Vụ Thực, Trung Quốc Tháng Ba năm 2020, tôi đến một hội thánh mà mình phụ trách để tổ chức một cuộc bầu cử, và chị Trần đã được bầu làm...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger