3 Nguyên tắc cầu nguyện để được Đức Chúa Trời chấp thuận

02/12/2020

Zhang Liang

Là Cơ đốc nhân, cầu nguyện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, và là cách trực tiếp nhất để đến gần Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều hy vọng những lời cầu nguyện của mình sẽ được Đức Chúa Trời lắng nghe, nhưng lại thường không nhận được sự đáp lại hoặc cảm thấy sự hiện diện của Ngài, khiến chúng ta cảm thấy lạc lối: Tại sao lại như vậy? Tại sao Đức Chúa Trời không lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta? Cầu nguyện như thế nào mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời? Hôm nay chúng ta hãy thông công về vấn đề này và bằng cách giải quyết ba vấn đề này, có thể Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta.

1. Khi cầu nguyện, bạn có cởi mở, bộc bạch với Đức Chúa Trời về những suy nghĩ thật của mình không?

Thường thì, chúng ta đều chú ý đến những chi tiết như độ dài của lời cầu nguyện hay cách diễn đạt, hoặc thậm chí cố gắng bày tỏ quyết tâm của mình với Đức Chúa Trời bằng những ngôn từ có vẻ dễ nghe, nhưng chúng ta hiếm khi thực sự mở lòng với Ngài. Ví dụ, chúng ta thường nói: “Đức Chúa Trời ơi, con sẽ yêu kính Ngài, dâng mình cho Ngài, và dù có phải trải qua nguy hiểm hay nghịch cảnh thế nào, con cũng sẽ không bỏ cuộc. Con sẽ suốt đời đi theo Ngài!” Hoặc: "Đức Chúa Trời ơi, lời Ngài là ngọn đèn phía trước, là ánh sáng trên con đường con đi, làm việc gì con sẽ tuân theo lời Ngài, và đáp ứng ý muốn của Ngài!" Tuy nhiên, khi gặp nghịch cảnh và trở ngại, hoặc gia đình có chuyện không hay, chúng ta thường không thể thực hành lời Đức Chúa Trời và không muốn hoàn thành mong muốn của Ngài. Thậm chí chúng ta còn hiểu nhầm Đức Chúa Trời, phàn nàn về Ngài, mất động lực, cũng như phản bội và rời xa Ngài. Việc hành xử như vậy trong các tình huống thực tế chứng tỏ chúng ta thiếu thành tâm khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thay vào đó ta chỉ dùng những lời đao to búa lớn, nghe có vẻ tốt đẹp, cốt để làm hài lòng Ngài. Làm vậy cũng là để người khác nghĩ tốt về chúng ta, để Đức Chúa Trời và mọi người thấy chúng ta yêu kính Đức Chúa Trời và trung thành với Ngài, nhưng thực tế, những lời cầu nguyện của chúng ta chứa đầy sự giả hình và gian dối. Về bản chất, đó chỉ là cố lừa dối Đức Chúa Trời. Sao chúng ta có thể mong Ngài lắng nghe những lời cầu nguyện này được? Có lần Đức Chúa Jêsus đã kể dụ ngôn này: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: một người Pha-ri-si và một người thâu thuế. Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Ðức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Ðức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên(Lu-ca 18:10-14). Ta có thể dễ dàng nhận ra người Pha-ri-si trong câu chuyện đã cầu nguyện với thái độ hống hách, và dường như không ý thức được tội lỗi của mình, phô trương bản thân bằng việc đề cập đến hành vi tốt bề ngoài của mình. Anh ta khoe khoang lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời một cách vị lợi, nói những điều tốt đẹp với Đức Chúa Trời, thể hiện bản thân trước Đức Chúa Trời đồng thời coi thường người người thu thuế. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ khen ngợi một lời cầu nguyện giả hình như vậy. Lời cầu nguyện của người thu thuế mới là chân thành, cởi mở tội lỗi của mình với Đức Chúa Trời, thừa nhận rằng mình là một tội nhân và bày tỏ sự hối hận. Anh cũng thể hiện sự sẵn lòng ăn năn với Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài rủ lòng thương. Đức Chúa Jêsus đã khen ngợi lời cầu nguyện của người thu thuế khi thấy được sự chân thành trong đó.

Câu chuyện dụ ngôn của Đức Chúa Jêsus cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời ghét việc dùng những lời nói khoác lác, sáo rỗng hoặc những lời hay ý đẹp để lấy lòng Đức Chúa Trời hoặc để lừa gạt Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta mở lòng nói ra những suy nghĩ thực sự của mình, nói sự thật, giao tiếp với Ngài một cách chân thành. Đức Chúa Jêsus đã phán: “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Ðức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy(Giăng 4:23–24). Và một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời là: “Điều tối thiểu mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ở con người là họ phải có thể mở lòng với Ngài. Nếu con người dâng tấm lòng thật của mình cho Đức Chúa Trời và nói những điều thực sự trong lòng mình, thì Đức Chúa Trời sẽ sẵn sàng làm việc trong họ. Điều Đức Chúa Trời mong muốn không phải là tấm lòng méo mó của con người, mà là một tấm lòng tinh sạch và trung thực. Nếu con người không nói lên tiếng lòng mình với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời không cảm thúc lòng con người, hoặc làm việc trong họ. Vì thế, mấu chốt của việc cầu nguyện là phải thưa với Đức Chúa Trời bằng tiếng lòng của ngươi, thưa với Ngài về những thiếu sót hoặc tâm tính dấy loạn của ngươi, hoàn toàn mở lòng ngươi trước Ngài; chỉ khi đó Đức Chúa Trời mới quan tâm đến những lời cầu nguyện của ngươi, nếu không thì Đức Chúa Trời sẽ ẩn mặt Ngài khỏi ngươi(Về việc thực hành cầu nguyện). Từ những lời này, có thể thấy rằng chúng ta phải cởi mở và chân thành với Đức Chúa Trời, nói với Ngài những suy nghĩ sâu kín nhất và nói sự thật, nói về tình trạng thực sự và những rắc rối của chúng ta, và tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó, Ngài mới lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Khi cầu nguyện, chúng ta có thể nói với Đức Chúa Trời về những khó khăn và đau khổ mà mình phải đối mặt trong cuộc sống, và tìm kiếm ý muốn của Ngài. Hoặc chúng ta có thể đến trước Đức Chúa Trời và mở lòng với Ngài về những vi phạm của mình hay bất kỳ sự bại hoại nào mà chúng ta đã tỏ lộ mỗi ngày. Đây là một cuộc đối thoại chân thành với Đức Chúa Trời trong mọi vấn đề. Giống như khi chúng ta mê đắm thế giới ngoài kia và khao khát chạy theo các xu hướng xã hội, bị ám ảnh bởi những thú vui trần tục và không thể bình tâm trước Đức Chúa Trời, chúng ta có thể cầu nguyện với Ngài rằng: “Đức Chúa Trời ơi! Con thấy mình không hề có lòng yêu lẽ thật, mà chỉ luôn nghĩ về thế giới hào nhoáng ngoài kia. Ngay cả khi ở trong một buổi họp mặt, khi cầu nguyện, hoặc đọc lời của Ngài, con cũng không bình tâm được. Con muốn từ bỏ xác thịt, nhưng nhận ra mình không thể làm được. Lạy Đức Chúa Trời! Mong Thần của Ngài lay động trái tim tê liệt của con, cho con đức tin và sức mạnh để chiến thắng sự cám dỗ của Sa-tan và cho con được bình tâmtrước mặt Ngài.” Sau vài lời cầu nguyện chân thành như vậy, Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn và dẫn dắt chúng ta thấy rằng việc chạy theo các xu hướng xã hội sẽ khiến chúng ta sống trong tội lỗi và ngày càng xa cách Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh cũng sẽ làm chúng ta cảm động, và ban cho chúng ta lòng yêu lẽ thật. Sau đó, chúng ta sẽ có thể từ bỏ xác thịt bằng những cách thực tế, vượt qua sự cám dỗ và mê hoặc của Sa-tan — chúng ta có thể đạt được kết quả này bằng cách thật tâm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu không mở lòng với Đức Chúa Trời khi cầu nguyện, mà cố lấy lòng và lừa gạt Ngài bằng cách dùng những lời hay ý đẹp để làm Ngài hài lòng, thì Đức Chúa Trời sẽ không nghe lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ không lay động chúng ta. Chúng ta sẽ không thể phân định hoặc vượt qua sự cám dỗ của Sa-tan và chắc chắn sẽ đi theo xu hướng xấu, ngày càng xa cách Đức Chúa Trời và bị Sa-tan hãm hại. Do đó, nếu muốn Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của mình, ta phải cởi mở và thành thật trước mặt Ngài. Đây là bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện.

2. Bạn có đang cầu nguyện để thực hành lời Chúa và đạt được sự trưởng thành trong cuộc sống không?

Một khi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, chúng ta sẽ có đầy những tâm tính bại hoại của Sa-tan; chúng ta ích kỷ, tham lam, lươn lẹo, dối trá và chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Làm gì ta cũng đặt lợi ích cá nhân lên trên hết và ngay cả trong đức tin, ta cũng muốn ngày càng nhận được nhiều ân điển và phước lành từ Đức Chúa Trời. Hầu hết các anh chị em đều cho rằng vì tin vào Đức Chúa Trời, nên Ngài sẽ ban phước lành và ân điển cho chúng ta, và dù ta có cầu xin điều gì thì Ngài cũng nên cho hết. Chúng ta thường khẩn khoản cầu xin Đức Chúa Trời những lợi ích xác thịt như khỏi bệnh, gia đạo bình an, hoặc con cái chúng ta tìm được một công việc tốt. Khi được hưởng ân điển của Ngài, chúng ta rất vui mừng ngợi khen Ngài, nhưng khi Ngài không đáp lại lời cầu nguyện như ta mong muốn, thì ta lại phàn nàn về Ngài. Bạn có bao giờ nghĩ liệu việc liên tục cầu xin Đức Chúa Trời ban cho các lợi ích xác thịt có phải là sự hiệp thông với Đức Chúa Trời, sự thờ phượng Ngài thực sự không? Câu trả lời là không. Những kiểu cầu nguyện như vậy chỉ là để nhận được phước lành từ Đức Chúa Trời, đòi hỏi từ Ngài và cố khiến Ngài hành động theo ý muốn của chúng ta. Như vậy đâu phải là coi Ngài là Đức Chúa Trời. Những kiểu cầu nguyện đó chỉ có thể khơi dậy cơn giận dữ của Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ không lắng nghe.

Là Cơ đốc nhân, chúng ta không nên chỉ tìm kiếm các phước lành xác thịt hoặc mong được Đức Chúa Trời ban thêm ân điển và phước lành. Đó là vì những điều này chỉ cho phép chúng ta tận hưởng may mắn trần tục thoáng qua, mà không giúp chúng ta phát triển trong cuộc sống. Chúng cũng không thể giúp chúng ta đạt được sự vâng phục và kính sợ Đức Chúa Trời thực sự. Những lời cầu xin nên tập trung nhiều hơn vào sự hiểu biết của chúng ta về lẽ thật, đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và phát triển trong cuộc sống. Chỉ có cầu nguyện như vậy mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã phán: “Vậy các ngươi đừng kiếm đồ ăn đồ uống, cũng đừng có lòng lo lắng. Vì mọi sự đó, các dân ngoại ở thế gian vẫn thường tìm, và Cha các ngươi biết các ngươi cần dùng mọi sự đó rồi. Nhưng thà các ngươi hãy tìm kiếm nước Ðức Chúa Trời, rồi mọi sự đó sẽ được cho thêm(Lu-ca 12:29-31). “Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống(Giăng 6:63). Ý muốn của Đức Chúa Trời là để chúng ta thực hành và sống trọn lời Ngài, và thông qua lời Ngài, ta có được cả lẽ thật và sự sống để có thể hòa hợp với Đức Chúa Trời, cuối cùng là có thể vào vương quốc của Ngài. Vì vậy, những lời cầu nguyện của chúng ta nên tập trung vào cách thực hành và trải nghiệm lời Ngài; bằng cách này, Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta trải qua công tác của Ngài, chúng ta sẽ tiếp tục ngày càng hiểu nhiều hơn về lẽ thật, và sẽ có thể sống trọn theo lời của Đức Chúa Trời. Hãy nghĩ về cách mà tất cả chúng ta thường xuyên nói dối và làm những điều gian dối để bảo vệ thể diện, địa vị, sự giàu sang hoặc lợi ích của chính mình. Chúng ta nhận thức rõ được rằng đó là những tội lỗi, nhưng lại không thể ngăn bản thân phạm tội. Ngay cả khi không nói dối bằng lời, nhưng trong thâm tâm, ta cũng đang tính xem mình nên nói gì để bảo vệ danh tiếng, lợi ích, địa vị và nên làm gì để lợi ích không bị tổn hại. Khi nhận thức được rằng mình có ý muốn nói dối hoặc làm điều gì đó không trung thực, chúng ta nên đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện như thê này: “Lạy Đức Chúa Trời! Con thấy mình không thể đạt được sự ngây thơ và trung thực của một đứa trẻ, mà vẫn thường nói dối hay lừa gạt. Nếu cứ tiếp tục thế này, chắc chắn Ngài sẽ ghê tởm con. Đức Chúa Trời ơi! Con thực sự cần sự cứu rỗi của Ngài — xin Ngài hướng dẫn con trở thành một người trung thực, và nếu con nói dối hoặc lừa gạt một lần nữa, xin Ngài hãy phạt con.” Sau khi dâng lên những lời cầu nguyện như thế này, khi lại muốn nói dối vì tư lợi, chúng ta sẽ cảm thấy Đức Thánh Linh đang khiển trách bên trong chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra rõ ràng rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải là những người trung thực, và Ngài ban phước cho những người trung thực và xem họ là niềm vui. Chúng ta không thể nói dối để đề cao lợi ích của mình, vì Đức Chúa Trời ghê tởm điều đó. Một khi đã nhận ra tất cả những điều này, chúng ta sẽ có thể từ bỏ các động cơ xảo trá trong thâm tâm, tìm kiếm lẽ thật từ sự thật và có sao nói vậy. Cứ luôn thực hành như vậy, dần dần tự nhiên ta sẽ ngày càng nói dối ít đi và có thể bước vào thực tế lẽ thật của việc là một người trung thực. Đây là kết quả của việc cầu nguyện để phát triển trong cuộc sống. Đức Chúa Jêsus đã phán: “Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ(Lu-ca 11: 9-10). Rõ ràng là miễn chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban cho sự hiểu biết về lẽ thật và khả năng đưa lời Chúa vào thực hành, coi việc bước vào lẽ thật là việc nghiêm túc nhất, thì Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta hiểu lẽ ​​thật và bước vào thực tế lẽ thật, và chúng ta sẽ có thể từ từ phát triển trong đời sống tâm linh của mình.

3. Bạn có cầu nguyện để tìm kiếm sự hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời và đứng ra làm chứng cho Ngài không?

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta gặp phải những vấn đề không phù hợp với quan niệm của mình, chẳng hạn như các vấn đề trong công việc hoặc gia đình, hoặc thậm chí có thể phải đối mặt với một số loại thảm họa. Khi những điều này xảy ra, hầu hết chúng ta đều cầu xin Đức Chúa Trời mang những hoàn cảnh khó khăn này đi, đồng thời ban cho chúng ta sự bình an và hạnh phúc. Ngay cả khi làm việc chăm chỉ hoặc thậm chí từ bỏ các mối quan hệ và công việc của mình để phụng sự Đức Chúa Trời, nếu gặp phải một cơn bạo bệnh, ta cũng không thể bình tĩnh tìm kiếm ý muốn của Ngài và cầu nguyện rằng ta có thể đứng ra làm chứng cũng như làm hài lòng Ngài. Thay vào đó, chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài chữa lành bệnh tật để có thể thoát khỏi sự dày vò của nó càng sớm càng tốt. Khi được Đức Chúa Trời đáp ứng yêu cầu, chúng ta cảm tạ và ngợi khen Ngài, nhưng khi Ngài không giúp chúng ta khỏi bệnh, chúng ta chán nản và thất vọng về Ngài; chúng ta sống trong sự tiêu cực, phàn nàn về Ngài và thậm chí không còn muốn nỗ lực vì Ngài nữa. Từ đó có thể thấy rằng chúng ta quá say mê những lợi ích xác thịt, trong lòng không hề yêu kính hay mong muốn được làm hài lòng Ngài. Chúng ta thường đưa ra những yêu cầu vô lý khi cầu nguyện, đòi hỏi Ngài làm theo ý mình một cách ích kỷ và hèn hạ. Chúng ta hoàn toàn không thờ phụng Đấng Tạo Hóa đúng như vị trí của những loài thọ tạo. Tại sao Đức Chúa Trời lại phải lưu ý đến những lời cầu nguyện như vậy chứ? Thế thì chúng ta nên cầu nguyện như thế nào để phù hợp với ý muốn của Ngài? Lời Ngài sẽ chỉ cho chúng ta con đường đó: “Khi ngươi gặp khó khăn, hãy nhanh chóng cầu nguyện với Đức Chúa Trời: ‘Lạy Đức Chúa Trời! Con muốn làm Ngài hài lòng, con muốn chịu đựng những gian khó cuối cùng để thỏa lòng Ngài, và bất chấp những thất bại mà con gặp phải lớn đến đâu, con vẫn phải làm Ngài hài lòng. Ngay cả khi con phải từ bỏ cả cuộc đời mình, con vẫn phải làm Ngài hài lòng!’ Với quyết tâm này, khi ngươi cầu nguyện như vậy, ngươi sẽ có thể đứng vững trong chứng ngôn của mình(Chỉ yêu mến Đức Chúa Trời mới thực sự là tin vào Đức Chúa Trời). “Ngươi đau bên trong, và nỗi đau đớn của ngươi đã đến một mức nào đó, tuy nhiên ngươi vẫn sẵn lòng đến trước Đức Chúa Trời, và cầu nguyện rằng: ‘Lạy Đức Chúa Trời! Con không thể rời xa Người. Dẫu rằng có bóng tối trong con thì con vẫn muốn làm đẹp lòng Người; Người biết tấm lòng của con và con ước rằng Người dành cho con nhiều tình yêu thương hơn nữa’” (Chỉ bằng cách trải qua sự tinh luyện con người mới có thể sở hữu tình yêu thật sự).

Khi khó khăn ập đến, chúng ta phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và cầu nguyện rằng ta có thể đứng ra làm chứng và làm hài lòng Ngài. Chúng ta cũng phải có quyết tâm yêu kính và làm hài lòng Đức Chúa Trời, sẵn sàng chịu đựng đau khổ về thể xác nếu điều đó có nghĩa là đứng ra làm chứng cho Ngài hơn là cầu nguyện cho lợi ích của mình. Chỉ có kiểu cầu nguyện này mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và có lương tâm và lý trí mà những loài thọ tạo như chúng ta nên có. Chẳng hạn, Gióp đã mất hết tài sản và con cái thông qua thử luyện và bản thân ông thì bị nổi mụn nhọt từ đầu đến chân; ông phải chịu nỗi đau rất lớn về tinh thần và thể xác. Nhưng ông không than vãn với Đức Chúa Trời về lý do tại sao Ngài lại để ông chịu đựng tất cả những điều đó. Ông cũng không cầu xin Ngài mang sự đau khổ của mình đi. Thay vào đó, trước hết ông cứ vâng phục và cầu nguyện để tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Ông nhận ra tất cả những gì mình có được không phải là nhờ sự nỗ lực của bản thân, mà là do Đức Chúa Trời ban tặng; Dù Đức Chúa Trời ban cho hay lấy đi, là những loài thọ tạo, chúng ta phải vâng phục sự tể trị và sắp đặt của Ngài. Chúng ta không nên có bất kỳ yêu cầu nào đối với Đức Chúa Trời, hoặc bất kỳ lời phàn nàn nào. Đây là lý trí mà con người nên có. Gióp đã nói: “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Cuối cùng, Gióp đã làm chứng vang dội cho Đức Chúa Trời bằng lòng tôn kính, sự vâng lời và đức tin của ông đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta nên nói gương Gióp và khi gặp điều gì đó không phù hợp với quan niệm của mình, trước hết chúng ta phải im lặng trước mặt Đức Chúa Trời và nhanh chóng cầu nguyện để tìm kiếm ý muốn của Ngài, đồng thời cầu nguyện rằng ta có thể làm chứng và làm hài lòng Ngài. Đây là khía cạnh quan trọng nhất trong việc thực hành. Như vậy Đức Chúa Trời mới có thể dẫn dắt chúng ta, ban cho chúng ta đức tin và sức mạnh để giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn mà mình có thể gặp phải, để chúng ta có thể đứng vững trong lời chứng của mình qua những thử luyện.

Đây là ba vấn đề chúng ta phải giải quyết khi cầu nguyện. Chỉ cần thực hành và thực hiện theo những nguyên tắc này trong cuộc sống hằng ngày, tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta, các anh chị em, sẽ gặt hái được những phần thưởng bất ngờ.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger