Lời Đức Chúa Trời hằng ngày: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 168

12/11/2021

Câu chuyện 2. Ngọn Núi Lớn, Dòng Suối Nhỏ, Cơn Gió Mạnh và Con Sóng Khổng Lồ

Có một dòng suối nhỏ uốn lượn quanh co, cuối cùng đến chân của một ngọn núi lớn. Ngọn núi đã chặn mất lối đi của dòng suối bé nhỏ, vì vậy dòng suối nói với ngọn núi bằng giọng nhỏ nhẹ và yếu ớt: “Xin hãy để tôi qua. Anh đang đứng trên đường của tôi và chặn đường chảy của tôi”. Ngọn núi hỏi: “Anh đang đi đâu?” Dòng suối đáp: “Tôi đang tìm nhà của tôi”. “Được rồi, hãy đi tiếp đi và chảy ngay qua tôi này!” Nhưng dòng suối bé nhỏ quá yếu ớt và non nớt, vì vậy nó không có cách nào để chảy qua ngọn núi lớn đến vậy. Nó chỉ có thể tiếp tục chảy quanh quẩn ở chân núi…

Một cơn gió mạnh thổi qua, cuốn theo cát và các mảnh vụn đến chỗ ngọn núi đứng. Cơn gió gào thét với ngọn núi: “Cho tôi qua nào!” Ngọn núi hỏi: “Anh đang đi đâu đấy?” Gió rít lên trả lời: “Tôi muốn đi sang sườn núi bên kia”. “Được thôi, nếu anh xuyên qua được lưng tôi thì anh có thể đi!” Cơn gió mạnh gầm rít hết cách này đến cách khác nhưng dù thổi dữ dội đến đâu, nó cũng không thể chọc thủng lưng núi. Cơn gió mệt nhoài và dừng lại để nghỉ ngơi – và ở sườn núi bên kia, một cơn gió nhẹ bắt đầu thổi, giúp con người ở đó cảm thấy dễ chịu. Đây là lời chào của ngọn núi tới con người…

Ở bờ biển, bụi nước biển nhẹ nhàng xô vào bờ đá. Đột nhiên, một con sóng khổng lồ nổi lên và ầm ầm xô về phía ngọn núi. Con sóng khổng lồ hét lên: “Tránh ra nào!” Ngọn núi hỏi: “Anh đang đi đâu đấy?” Không thể dừng bước tiến, con sóng gầm lên: “Tôi đang mở rộng lãnh thổ! Tôi muốn duỗi tay ra!” “Được thôi, nếu anh có thể vượt qua đỉnh của tôi, tôi sẽ để anh qua”. Con sóng khổng lồ lùi lại một quãng, rồi lại chồm về phía ngọn núi lần nữa. Nhưng dù có cố gắng đến đâu, nó cũng không thể vượt qua được đỉnh núi. Con sóng chỉ còn cách từ từ lùi về biển…

Trong hàng ngàn năm, dòng suối nhỏ chảy róc rách nhẹ nhàng quanh chân núi. Theo chỉ dẫn của ngọn núi, dòng suối nhỏ đã tìm đường về nhà, nơi nó hòa vào một dòng sông và đến lượt dòng sông lại hòa vào biển. Dưới sự chăm sóc của ngọn núi, dòng suối nhỏ không bao giờ lạc đường. Dòng suối và ngọn núi củng cố cho nhau và phụ thuộc vào nhau; chúng giúp nhau mạnh lên, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại.

Trong hàng ngàn năm, cơn gió mạnh gầm rít như một thói quen. Nó vẫn thường “ghé thăm” ngọn núi, mang theo những trận xoáy cát lớn. Nó đe dọa ngọn núi nhưng chưa bao giờ chọc thủng được lưng núi. Cơn gió và ngọn núi củng cố cho nhau và phụ thuộc vào nhau; chúng giúp nhau mạnh lên, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại.

Trong hàng ngàn năm, con sóng khổng lồ chưa bao giờ biết nghỉ ngơi và nó miệt mài tiến lên phía trước, không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nó gầm rú và dâng lên núi nhiều lần, nhưng ngọn núi chưa bao giờ nhúc nhích một phân. Ngọn núi canh chừng biển, và theo cách này, những sinh vật ở biển cứ sinh sôi nảy nở và phát triển. Con sóng và ngọn núi củng cố cho nhau và phụ thuộc vào nhau; chúng giúp nhau mạnh lên, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại.

Thế là câu chuyện của chúng ta kết thúc. Trước hết, hãy nói cho Ta biết câu chuyện này nói về điều gì? Đầu tiên là có một ngọn núi lớn, một dòng suối nhỏ, một cơn gió mạnh và một con sóng khổng lồ. Chuyện gì đã xảy ra ở đoạn đầu, với dòng suối nhỏ và ngọn núi lớn? Tại sao Ta lại chọn nói về dòng suối và ngọn núi? (Dưới sự chăm sóc của ngọn núi, dòng suối không bao giờ bị lạc lối. Chúng đã dựa vào nhau.) Các ngươi bảo ngọn núi đã bảo vệ hay cản trở dòng suối nhỏ? (Nó đã bảo vệ dòng suối.) Nhưng có phải nó không cản trở dòng suối không? Nó và dòng suối trông chừng nhau; ngọn núi bảo vệ dòng suối và cũng cản trở nó. Ngọn núi bảo vệ dòng suối khi nó hòa vào dòng sông, nhưng ngăn chặn dòng chảy của nó khỏi gây ra lũ lụt và mang tai họa đến cho con người. Đây chẳng phải là điều đoạn này muốn nói sao? Bằng cách bảo vệ dòng suối và bằng cách ngăn cản nó, ngọn núi đã bảo vệ nhà cửa cho con người. Sau đó, dòng suối nhỏ hòa vào dòng sông ở chân núi, rồi chảy tiếp vào biển. Đây chẳng phải là quy luật chi phối sự tồn tại của dòng suối hay sao? Điều gì đã khiến dòng suối hòa vào dòng sông và biển cả? Chẳng phải là ngọn núi hay sao? Dòng suối dựa vào sự bảo vệ và cản trở của ngọn núi. Vậy thì đây không phải là điểm chính sao? Ngươi có hiểu được trong đây tầm quan trọng của ngọn núi với nước không? Có phải Đức Chúa Trời có lý do của Ngài khi tạo ra mỗi ngọn núi, to và nhỏ? (Có.) Chỉ với một dòng suối nhỏ và một ngọn núi lớn, đoạn chuyện ngắn này cho chúng ta thấy giá trị và tầm quan trọng của việc Đức Chúa Trời tạo ra hai vật đó; nó cũng cho chúng ta thấy sự khôn ngoan và mục đích trong sự thống trị của Ngài đối với chúng. Không phải vậy sao?

Đoạn thứ hai của câu chuyện nói về điều gì? (Một cơn gió mạnh và một ngọn núi lớn.) Gió có phải là vật tốt không? (Có.) Không hẳn vậy – đôi khi gió quá mạnh và gây tai họa. Các ngươi sẽ cảm thấy thế nào nếu các ngươi buộc phải đứng trong cơn gió mạnh? Điều đó phụ thuộc vào sức mạnh của cơn gió, không phải vậy sao? Nếu đó là một cơn gió cấp ba hoặc bốn, thì có thể chịu được. Cùng lắm, một người có thể thấy khó mở mắt thôi. Nhưng nếu cơn gió trở nên dữ dội và biến thành bão thì ngươi có thể chịu được nó không? Ngươi sẽ không chịu được. Vì vậy, thật sai lầm khi nói rằng gió lúc nào cũng tốt hoặc gió luôn luôn xấu bởi vì điều này phụ thuộc vào sức mạnh của gió. Vậy thì, chức năng của ngọn núi ở đây là gì? Không phải nó có chức năng lọc gió sao? Ngọn núi làm cơn gió mạnh giảm xuống mức nào? (Một cơn gió nhẹ.) Vậy thì, trong môi trường con người sinh sống, phần lớn con người gặp phải những cơn gió mạnh hay cơn gió nhẹ? (Cơn gió nhẹ.) Đây không phải là một trong những mục đích của Đức Chúa Trời, một trong những ý định của Ngài trong việc tạo ra những ngọn núi hay sao? Sẽ ra sao nếu con người sống trong một môi trường mà cát bay điên cuồng trong gió, không bị cản và không được lọc? Một mảnh đất bị đá và cát bay vây quanh sẽ không thể cư trú được có đúng không? Đá có thể văng vào con người và cát có thể làm mù mắt họ. Gió có thể cuốn con người hoặc thổi bay họ vào không trung. Những ngôi nhà có thể bị phá hủy, và đủ loại thảm họa sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại của cơn gió mạnh có giá trị gì không? Ta đã nói nó xấu, vì vậy các ngươi có thể cảm thấy nó không có giá trị, nhưng có phải vậy không? Nó không có giá trị khi nó biến thành một cơn gió nhẹ sao? Con người cần gì nhất khi thời tiết ẩm ướt hoặc ngột ngạt? Họ cần một cơn gió nhẹ, để nhẹ nhàng thổi mát họ, để làm họ tỉnh táo và thông tỏ đầu óc, sắc bén tư duy, hồi phục và cải thiện trạng thái tinh thần của họ. Giờ ví dụ: các ngươi đều ngồi trong một căn phòng với nhiều người và không khí ngột ngạt – các ngươi cần gì nhất? (Một cơn gió nhẹ.) Việc đi đến một nơi có không khí đục và dơ có thể làm chậm tư duy, làm giảm sự lưu thông khí huyết và giảm bớt sự minh mẫn tâm trí của con người. Tuy nhiên, một chút luân chuyển và lưu thông giúp làm tươi mát không khí, và con người sẽ cảm thấy khác khi ở trong không khí sạch. Dù dòng suối nhỏ có thể gây tai họa, dù cơn gió mạnh có thể gây thảm họa nhưng chừng nào ngọn núi còn ở đó, nó sẽ biến mối nguy hiểm thành một nguồn lực mang lại lợi ích cho con người. Không phải vậy sao?

Đoạn thứ ba của câu chuyện nói về điều gì? (Ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ.) Ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ. Đoạn này được đặt trong bối cảnh bên bờ biển ở chân núi. Chúng ta nhìn thấy ngọn núi, bụi nước biển và con sóng khổng lồ. Ngọn núi có vai trò gì đối với con sóng trong trường hợp này? (Một vật bảo vệ và một rào chắn.) Ngọn núi vừa là vật bảo vệ vừa là rào chắn. Là một vật bảo vệ, ngọn núi giúp cho biển không bị biến mất, để sinh vật sống trong đó có thể sinh sôi nảy nở. Là một rào chắn, ngọn núi ngăn không cho nước biển tràn vào và gây tai họa, gây hại và phá hủy nhà cửa của con người. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ngọn núi vừa là vật bảo vệ vừa là rào chắn.

Đây là ý nghĩa của mối quan hệ liên kết giữa ngọn núi lớn và dòng suối nhỏ, ngọn núi lớn và cơn gió mạnh cũng như ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ; đây là ý nghĩa của việc chúng củng cố cho nhau, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại. Những vật do Đức Chúa Trời tạo dựng này bị chi phối trong sự tồn tại của chúng bởi một quy tắc và một quy luật. Vậy các ngươi thấy Đức Chúa Trời đã làm những việc gì trong câu chuyện này? Có phải Đức Chúa Trời đã bỏ mặc vạn vật kể từ khi Ngài tạo ra chúng? Có phải Ngài đã tạo ra các quy luật và thiết kế cách thức vạn vật hoạt động, chỉ để bỏ mặc chúng sau đó? Đó có phải là điều đã xảy ra? (Không.) Vậy thì chuyện gì đã xảy ra? Đức Chúa Trời vẫn đang kiểm soát. Ngài kiểm soát nước, gió và sóng. Ngài không để chúng hoành hành, Ngài cũng không để chúng gây hại hay phá hủy nhà cửa, nơi con người sinh sống. Nhờ đó, con người có thể tiếp tục sống, sinh sôi và phát triển trên đất liền. Điều này có nghĩa là khi Đức Chúa Trời tạo ra vạn vật, Ngài đã vạch ra các quy luật cho sự tồn tại của chúng. Khi Đức Chúa Trời tạo ra mỗi vật, Ngài đảm bảo nó sẽ mang lại lợi ích cho loài người, và Ngài kiểm soát nó để nó không thể gây rắc rối hoặc tai họa cho loài người. Chẳng phải vì sự quản lý của Đức Chúa Trời mà nước đã không chảy tự do hay sao? Gió đã không mặc sức thổi hay sao? Có phải nước và gió đều hoạt động theo quy luật không? Nếu Đức Chúa Trời không quản lý chúng thì không có quy luật nào chi phối chúng, và gió sẽ gào thét và nước sẽ không được hãm lại và gây lũ lụt. Nếu sóng cao hơn núi thì liệu biển có thể tồn tại hay không? Nó sẽ không tồn tại. Nếu núi không cao bằng sóng thì biển sẽ không tồn tại, và núi sẽ mất giá trị cũng như ý nghĩa của nó.

– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VII, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Xem thêm

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Chia sẻ

Hủy

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger