Tôi sẽ không còn tự ti vì ăn nói vụng về

27/06/2024

Ngay từ nhỏ, tôi đã mang tính cách của một người hướng nội, khả năng biểu đạt bản thân rất kém. Tôi không dám nói chuyện khi tiếp xúc với người lạ và cảm thấy hồi hộp khi xung quanh có nhiều người. Sợ không thể nói chuyện rõ ràng và tự biến mình thành kẻ ngốc, nên tôi thường cảm thấy rất là tự ti. Tháng 8 năm 2023, hội thánh sắp xếp tôi chăm tưới người mới. Bổn phận này đòi hỏi tôi thường xuyên hội họp với những người mới, lại còn phải trao đổi với các nhân sự chăm tưới khác. Tôi thường cảm thấy lo lắng khi đối mặt với những tình huống này, sợ nếu mình không thể nói năng rõ ràng khi thông công thì anh chị em sẽ nghĩ gì về mình đây?

Một lần nọ, chị cộng sự Stacy đưa tôi đến buổi hội họp dành cho người mới, ở đó có đến 40, 50 người. Khi nhìn thấy cảnh này, tôi không khỏi cảm thấy lo lắng và hồi hộp: “Ở đây nhiều người như vậy, nếu mình thông công không tốt thì sẽ vô cùng xấu hổ trước đám đông! Liệu họ có nghĩ rằng ‘Chị biểu đạt vụng về, nói chuyện chả ai hiểu được thì làm sao chăm tưới cho chúng tôi?’ Liệu họ có xem thường mình không?”. Nghĩ đến đây, tôi không thể nào bình tĩnh được, trong lòng vô cùng hoang mang. Đặc biệt, khi thấy Stacy thông công với tư duy rành mạch và nội dung thực tế, tôi cảm thấy ngưỡng mộ, đồng thời cũng rất lo lắng, sợ đứng trước nhiều người thì mình sẽ căng thẳng, đầu óc trống rỗng và không thể thông công được gì, vậy thì xấu hổ lắm, rồi những người mới sẽ nghĩ gì về tôi? Nghĩ đến đây, tôi quyết định sẽ không nói gì cả, mà chỉ ngồi đó theo dõi thôi. Kết quả là tôi chẳng hé môi nửa lời trong suốt cả buổi họp. Điều tương tự cũng diễn ra khi tôi hội họp với các nhân sự chăm tưới khác. Nhìn thấy những người khác đều có năng lực biểu đạt tương đối tốt, tôi càng thấy thêm ngưỡng mộ. Nghĩ đến việc khả năng biểu đạt của mình thua kém người khác, không thể trình bày trước nhiều người, tôi càng mất tự tin khi nói chuyện. Tôi chán nản, nghĩ thầm: “Đều làm bổn phận chăm tưới như nhau, sao sự chênh lệch lại lớn đến vậy? Mình chẳng chịu nói gì, liệu họ có nghĩ mình không biết thông công và là một kẻ bất tài không?”. Tôi có hơi tiêu cực, thậm chí còn nghĩ: “Phải chăng lãnh đạo đã sai lầm khi sắp xếp mình thực hiện bổn phận chăm tưới? Làm bổn phận này thì phải thông công lẽ thật và giỏi biểu đạt. Mình ăn nói vụng về như vậy, e là không thực hiện nổi bổn phận này”. Nhưng rồi tôi cũng nghĩ, bổn phận mà một người thực hiện ở mỗi giai đoạn đều do Đức Chúa Trời tiền định, tôi không muốn phụ sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời. Nhưng tương lai tôi sẽ thường phải nói chuyện trước nhiều người, vậy phải làm sao đây? Thời gian đó, ngày nào tôi cũng sống trong đau khổ, không thể thoát khỏi tâm trạng này.

Một hôm, tôi kể cho một người chị nghe về hoàn cảnh của mình. Chị cho tôi đọc lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi thường có cảm giác bị kết tội trong cuộc sống, nếu lòng ngươi không thể nghỉ ngơi, nếu ngươi không có sự bình an hay niềm vui, thường bị bủa vây bởi nỗi lo lắng và băn khoăn về mọi thứ, thì điều này chứng tỏ gì? Đơn thuần là ngươi không thực hành lẽ thật, không đứng vững trong lời chứng của mình cho Đức Chúa Trời. Khi sống giữa tâm tính Sa-tan, ngươi có khả năng thường xuyên không thực hành lẽ thật, phản bội lẽ thật, ích kỷ và thấp hèn; ngươi chỉ bảo vệ thể diện, danh tiếng, địa vị, và lợi ích của mình. Khi luôn sống cho bản thân, ngươi gặp những nỗi đau lớn vô cùng. Ngươi có quá nhiều ham muốn ích kỷ, vướng mắc, xiềng xích, lo âu và phiền não đến nỗi không có chút bình an hay niềm vui nào. Sống vì xác thịt bại hoại là sống khổ sở tột cùng. Những người mưu cầu lẽ thật thì khác. Càng hiểu rõ lẽ thật, họ càng trở nên tự do và được giải thoát; càng thực hành lẽ thật, họ càng có nhiều sự bình an và niềm vui. Khi có được lẽ thật, họ sẽ sống hoàn toàn trong sự sáng, vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời, và không còn đau đớn nữa(Lối vào sự sống bắt đầu bằng việc thực hiện bổn phận, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã vạch rõ tình trạng thực của tôi, và tôi đã hiểu tại sao khoảng thời gian đó mình lại đau khổ đến vậy. Nguyên nhân là do tôi đã luôn sống trong hư vinh, thể diện và không thực hành lẽ thật. Bất kể là hội họp với những người mới hay là trao đổi với các nhân sự chăm tưới, tôi đều không dám biểu đạt bản thân một cách chân thật, sợ nếu mình thông công không tốt thì sẽ bị những người khác xem thường. Tôi đã suy đi nghĩ lại, lo lắng cho hư vinh cũng như thể diện của mình. Tất cả những gì tôi nghĩ đến là thể diện và lợi ích của bản thân, suốt ngày chìm trong tâm tính bại hoại, khiến cuộc sống của mình trở nên khốn khổ. Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu thêm phần nào vấn đề của mình.

Vài ngày sau, người phụ trách nói sắp tới mọi người sẽ thay nhau chủ trì những buổi giao lưu giữa các nhân sự chăm tưới. Khi nghe tin này, trong lòng tôi lại không khỏi cảm thấy lo lắng: “Lần này phải đối diện với những anh chị em cùng thực hiện bổn phận giống mình, tổng cộng có đến 11 người. Về lẽ thật liên quan đến khải tượng, mình vốn đã thông công không tốt bằng họ, giờ còn phải chủ trì buổi họp. Khả năng biểu đạt của mình kém, lỡ đến lúc thông công, mình lại lo lắng, ăn nói lắp ba lắp bắp và tư duy không rành mạch, khi đó mọi người sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Vài hôm sau, đến ngày diễn ra buổi họp, người phụ trách gọi điện và giục tôi tham gia. Dù chưa tới lượt mình chủ trì, nhưng tôi vẫn đấu tranh nội tâm dữ dội, sợ nếu được yêu cầu thông công trong lúc họp, mình sẽ không thể nói được gì, lúc đó chắc chắn sẽ nhục nhã ê chề. Thế nên tôi không dám tham gia. Những ngày sau đó, cảm giác như có một tảng đá đè lên ngực khiến tôi không tài nào thở được. Dù tránh được buổi họp hôm đó, nhưng liệu tôi có tránh mãi được không? Tôi nghĩ có lẽ mình thực sự không phù hợp với bổn phận chăm tưới, nhưng khi nghĩ đến việc bỏ cuộc, tôi lại tự trách và cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời. Mãi đến khi đọc được lời này của Đức Chúa Trời, tình trạng của tôi mới bắt đầu xoay chuyển. Lời Đức Chúa Trời phán: “Có một vài người từ nhỏ tính cách đã hướng nội, không thích nói chuyện, không biết giao du với người khác, mặc dù hiện tại đã là người trưởng thành 30, 40 tuổi mà vẫn không phá bỏ được loại tính cách này, vẫn không giỏi ăn nói, không giỏi đối đáp, cũng không giỏi giao du với người khác. Sau khi làm lãnh đạo, cũng vì tính cách như vậy mà họ bị hạn chế và cản trở nhất định trong công tác, thường xuyên vì thế mà buồn bã, phiền não, và bị kìm kẹp. Tính cách hướng nội, không thích nói chuyện đều là biểu hiện của nhân tính bình thường. Nếu đây là biểu hiện của nhân tính bình thường thì Đức Chúa Trời có tính đây là vi phạm hay không? Không, đều không phải là vi phạm, Ngài sẽ đối đãi một cách đúng đắn. Cho dù ngươi có vấn đề, khuyết điểm hay tật xấu gì đi nữa, thì đối với Đức Chúa Trời đó đều không phải là vấn đề, Ngài chỉ xem trong những điều kiện vốn có của nhân tính bình thường, ngươi thực hành lẽ thật như thế nào, tìm kiếm lẽ thật như thế nào, làm theo nguyên tắc lẽ thật như thế nào và tuân theo con đường của Đức Chúa Trời như thế nào, đây là những điều mà Đức Chúa Trời muốn nhìn vào. Do đó, ngươi không nên bị hạn chế bởi những điều kiện cơ bản như tố chất, năng lực, bản năng, tính cách, thói quen hoặc quy luật sinh hoạt, v.v. của nhân tính bình thường, đương nhiên ngươi cũng không nên tiêu tốn sinh lực và thời gian vào việc khắc chế những điều kiện cơ bản này, cũng không nên cố gắng thay đổi nó. … Ngươi vốn dĩ có tính cách gì thì nó vẫn là tính cách đó, đừng cố gắng thay đổi tính cách để đạt đến được cứu rỗi, đó là suy nghĩ sai lầm của con người. Chuyện tính cách là sự thật khách quan, ngươi không thể thay đổi được. Từ nguyên nhân khách quan này mà nói, kết quả công tác mà Đức Chúa Trời muốn đạt được không liên quan gì đến việc tính cách của ngươi như thế nào, ngươi có thể đạt đến được cứu rỗi hay không cũng không liên quan gì đến việc tính cách của ngươi như thế nào, còn nữa, ngươi có phải là người thực hành lẽ thật, có thực tế lẽ thật hay không cũng không liên quan gì đến việc tính cách của ngươi như thế nào. Vì vậy, ngươi không nên thử thay đổi tính cách của mình chỉ vì thực hiện bổn phận hay đảm nhiệm vai trò người phụ trách nào đó, như thế là suy nghĩ sai lầm. Vậy ngươi nên làm gì? Bất kể ngươi có tính cách như thế nào, bất kể ngươi có điều kiện bẩm sinh như thế nào thì điều ngươi nên tuân thủ và thực hành chính là nguyên tắc lẽ thật. Đến cuối cùng, để xem một con người có tuân theo con đường của Đức Chúa Trời hay không, có thể được cứu rỗi hay không, thì Đức Chúa Trời không nhìn vào tính cách của ngươi, cũng không nhìn xem ngươi bẩm sinh có tố chất, bản lĩnh, kỹ năng, ân tứ, tài cán như thế nào, đương nhiên Đức Chúa Trời cũng không xem ngươi đã khắc chế được bao nhiêu bản năng và nhu cầu của xác thịt, mà là xem trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, ngươi có thực hành lời Đức Chúa Trời hay không, có ý nguyện, có chí hướng mưu cầu lẽ thật hay không, xem cuối cùng ngươi có đạt đến thực hành lẽ thật, tuân theo con đường của Đức Chúa Trời hay không. Đây là điều Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy. Các ngươi đã hiểu được điều này chưa? (Thưa, đã hiểu.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Đọc xong lời Ngài, tôi đã vô cùng xúc động và cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Tôi hiểu rằng Đức Chúa Trời không muốn thay đổi bản năng và tính cách của con người, mà Ngài chỉ muốn thay đổi tâm tính bại hoại của họ. Những khiếm khuyết trong tính cách con người là biểu hiện của nhân tính bình thường, Ngài không lên án chúng. Từ trước đến giờ, tôi luôn có một quan điểm: Tôi cảm thấy mình sống nội tâm, không giỏi biểu đạt bản thân nên không phù hợp với bổn phận chăm tưới. Một khi gặp những anh chị em hướng ngoại và có khả năng biểu đạt tốt, tôi cảm thấy bị kìm kẹp, và sợ nếu mình biểu đạt kém thì mọi người sẽ nghĩ xấu về mình. Tôi cảm thấy kém cỏi, nhút nhát và càng tin rằng mình không thể thực hiện bổn phận này. Hóa ra quan điểm này của tôi quá hoang đường. Việc sống nội tâm và không giỏi biểu đạt chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện thực hiện bổn phận. Nhớ lại những bổn phận khác mà tôi thực hiện trong quá khứ, khi tôi cẩn thận suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, dồn tâm trí thực hiện bổn phận thì đều đạt được một vài kết quả, lúc hội họp và thông công cũng đạt được chút sự sáng. Mặc dù khả năng biểu đạt của tôi không tốt bằng những người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi biểu đạt kém trong mọi vấn đề. Thực ra, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi đầy đủ mọi thứ. Chủ yếu do tôi bị kìm kẹp bởi hư vinh và thể diện, sợ nếu thông công kém thì sẽ trở thành trò cười. Tôi luôn viện cớ mình là người sống nội tâm và dở ăn nói, thậm chí không thèm nghĩ cách giải quyết những khó khăn này trong bổn phận, chứ đừng nói đến việc phản tỉnh tâm tính bại hoại. Tôi đã sống trong hư vinh và thể diện, không thoát ra được. Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rằng tôi đã sai trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề. Tôi không nên cảm thấy tự ti và tiêu cực chỉ vì sống nội tâm và không giỏi biểu đạt, vì tính cách là do Đức Chúa Trời quyết định và không thể thay đổi, nó không phải tâm tính bại hoại. Điều duy nhất tôi có thể làm là mưu cầu lẽ thật và giải quyết tâm tính bại hoại của mình, không còn bị kìm kẹp bởi hư vinh và thể diện, vậy thì mới cảm thấy nhẹ nhõm và tự do. Sau đó, tôi đã thực hành theo lời Đức Chúa Trời, thừa nhận và đối mặt với những khiếm khuyết trong tính cách của mình, đủ khả năng làm công việc nào thì sẽ nỗ lực làm tốt việc đó, còn việc nào chưa làm được thì tôi sẽ phối hợp và học hỏi từ các chị em cộng sự. Tôi không còn cảm thấy kém cỏi, buồn tủi vì tính cách hướng nội và không giỏi ăn nói của mình.

Sau đó, khi tôi thảo luận tình trạng của mình với một người chị, chị ấy bảo tôi đọc lời này của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Sự trân quý danh tiếng và địa vị của những kẻ địch lại Đấng Christ vượt xa những người bình thường, và là điều trong thực chất tâm tính của họ; đó không phải là một sự quan tâm nhất thời, hay tác động thoáng qua của môi trường xung quanh họ – đó là thứ bên trong cuộc sống, xương tủy của họ, và do đó là bản chất của họ. Nói như vậy nghĩa là trong mọi việc kẻ địch lại Đấng Christ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là danh tiếng và địa vị của riêng họ, không gì khác. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ, và là mục tiêu cả đời của họ. Trong tất cả những việc họ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là: ‘Điều gì sẽ xảy ra với địa vị của tôi? Và với danh tiếng của tôi? Làm điều này sẽ mang lại thanh thế cho tôi không? Điều này sẽ nâng cao vị thế của tôi trong tâm trí mọi người chứ?’. Đó là điều đầu tiên họ nghĩ đến, là bằng chứng hùng hồn cho thấy họ có tâm tính và bản chất của những kẻ địch lại Đấng Christ; nếu không thì họ sẽ không cân nhắc những vấn đề này. Có thể nói rằng đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị không phải là yêu cầu bổ sung nào đó, càng không phải là điều gì đó không liên quan mà họ có thể không có. Chúng là một phần của bản tính những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng nằm trong xương tủy họ, trong máu họ, chúng là những gì bẩm sinh của họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ không thờ ơ với việc họ có danh tiếng và địa vị hay không; đây không phải là thái độ của họ. Vậy thì, thái độ của họ là gì? Danh tiếng và địa vị được kết nối mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ, trạng thái hàng ngày của họ, với những gì họ phấn đấu hàng ngày. Và như vậy đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, phấn đấu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là bản chất của họ(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Đức Chúa Trời tỏ lộ rằng điều mà kẻ địch lại Đấng Christ quan tâm nhất là danh dự và địa vị, họ coi danh dự và địa vị quan trọng hơn cả mạng sống của mình. Nghĩ lại thì tình trạng của tôi cũng giống như vậy. Thực ra, khi hội họp với người mới, tôi chỉ cần suy ngẫm kỹ lời Đức Chúa Trời, hiểu được phần nào thì cứ thông công những phần đó là được. Thế nhưng tôi lại không làm thế. Khi gặp những người mới, tôi đã không tập trung suy ngẫm lời Đức Chúa Trời hay tìm cách giải quyết vấn đề của họ, mà chỉ chú trọng vào việc thông công thế nào để khiến họ có ấn tượng tốt về tôi. Khi nghĩ đến chuyện người khác sẽ đánh giá ra sao nếu tôi biểu đạt dở và thông công kém, tôi liền cảm thấy bị kìm kẹp, không dám đi thông công. Những lúc hội họp và trao đổi với nhân sự chăm tưới cũng vậy, khi thấy khả năng biểu đạt của họ tốt hơn tôi, tôi không hề cân nhắc đến việc học hỏi, trao đổi với họ để bù đắp điểm yếu của mình, mà chỉ nghĩ xem họ sẽ đánh giá tôi ra sao nếu tôi biểu đạt dở và thông công kém. Ngay cả khi không nói gì, tôi vẫn lo lắng người khác sẽ nghĩ sao về mình. Khi bị kìm kẹp bởi hư vinh và thể diện ở một mức độ nào đó, thay vì nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, tôi lại sợ bị người khác nhìn thấu. Để khỏi bị người ta gọi là kẻ vô tích sự, tôi thà không thực hiện bổn phận của mình, như vậy thì ít ra có thể giữ lại chút thể diện. Tôi nhận ra rằng bất kể tôi lên tiếng hay im lặng, bất kể tôi ở cùng nhóm người nào, thì tôi cũng chỉ nghĩ đến hư vinh và thể diện của bản thân. Hôm nay tôi cảm thấy đau khổ, tiêu cực, kém cỏi, đều là vì hư vinh và thể diện của bản thân, vì tôi không dám xuất hiện trước mặt mọi người, thậm chí chỉ vì không được thỏa mãn về mặt thể diện mà muốn từ bỏ việc thực hiện bổn phận. Tôi cũng nhớ lại lúc còn nhỏ, bố mẹ thường dạy tôi rằng “Thể diện đáng giá ngàn vàng”. Dưới ảnh hưởng của độc tố Sa-tan này, bất kể tiếp xúc với ai, tôi cũng mong muốn để lại ấn tượng tốt trong lòng họ, nếu không được xem trọng thì ít nhất cũng không bị xem thường. Dù là ở trường học, nơi làm việc hay khi đang thực hiện bổn phận, tôi đều hành xử như thế. Ngay khi nhu cầu danh dự và địa vị không được thỏa mãn thì tôi liền đau khổ như vừa mất mạng. Tôi phát hiện mình đã bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Nhận ra điều này, tôi hiểu ra rằng khi ban cho tôi tính cách hướng nội, Đức Chúa Trời đã lao tâm khổ tứ rồi. Tôi đọc lời này của Ngài: “Sau khi bị Sa-tan làm bại hoại, nhân loại đã lấy tâm tính bại hoại của Sa-tan làm thực chất sự sống của mình, tức là con người đều sống dựa vào tâm tính bại hoại và tâm tính bại hoại nắm thế chủ đạo sự sống của con người. Do đó, người có tâm tính bại hoại nếu cộng thêm có tố chất tốt, có tố chất siêu phàm hay là năng lực của họ ở các phương diện đều có đủ, đều hoàn thiện và hoàn mỹ, vậy thì sẽ hỗ trợ tăng cường tâm tính bại hoại của con người, dẫn đến việc tâm tính bại hoại của con người càng ngày càng hung hăng ngang ngược, một khi đã bộc phát thì không thể thu dọn được. Từ đó dẫn đến việc con người càng thêm kiêu ngạo và cương ngạnh, càng thêm giả dối và tà ác, việc con người tiếp nhận lẽ thật sẽ càng khó hơn, sẽ không có bất kỳ phương thức nào có thể giải quyết được tâm tính bại hoại(Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng, nếu tôi nói năng lưu loát và giỏi biểu đạt suy nghĩ của bản thân, có thể dễ dàng kiểm soát các tình huống khác nhau, được người khác chú ý và xem trọng, thì chắc chắn tôi sẽ đắc ý đến mức đánh mất bản thân. Chính vì không có kỹ năng biểu đạt tốt, nên tôi mới có thể trông cậy và dựa vào Đức Chúa Trời khi gặp khó khăn, nhìn thấy sự yếu đuối, kém cỏi, tầm thường và khả năng giao tiếp kém của mình, nhờ vậy mà không quá kiêu ngạo. Tôi bị ám ảnh bởi danh dự và địa vị, nhưng lại không giỏi ăn nói và biểu đạt. Tôi có những khuyết điểm lớn nhưng lại quan tâm quá nhiều đến cách người khác nghĩ về mình. Nếu ăn nói lưu loát, chắc chắn tôi sẽ ngày càng kiêu ngạo hơn, sẽ như Sa-tan mà nghĩ mình giỏi hơn mọi người. Đức Chúa Trời không ban cho tôi tài ăn nói, đó là sự bảo vệ lớn lao giành cho tôi.

Sau đó, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Cho dù nhìn từ bất kỳ góc độ nào, thì mưu cầu lẽ thật là điều quan trọng nhất. Tật xấu, khuyết điểm của nhân tính thì ngươi có thể tránh được, nhưng con đường mưu cầu lẽ thật thì ngươi vĩnh viễn không tránh được. Bất kể nhân tính của ngươi hoàn mỹ, cao thượng cỡ nào, bất kể tật xấu, khuyết điểm của ngươi ít hơn so với người khác và sở trường nhiều hơn người khác đi chăng nữa, đều không có nghĩa là ngươi hiểu rõ lẽ thật, đều không thể thay thế được việc ngươi mưu cầu lẽ thật. Ngược lại, nếu mưu cầu lẽ thật, ngươi sẽ hiểu được nhiều lẽ thật, hiểu lẽ thật đủ sâu, đủ thực tế, thì sẽ bù đắp cho rất nhiều vấn đề và thiếu sót về khía cạnh nhân tính của ngươi(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). “Nếu mọi thứ ngươi nghĩ đến trong thời gian rảnh rỗi mỗi ngày có liên quan đến cách giải quyết tâm tính bại hoại của ngươi, cách thực hành lẽ thật và cách để hiểu được các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi sẽ học được cách dùng lẽ thật để giải quyết những vấn đề của mình theo lời Đức Chúa Trời. Nhờ đó ngươi sẽ có khả năng sống độc lập, sẽ có lối vào sự sống, ngươi sẽ không gặp khó khăn lớn nào khi đi theo Đức Chúa Trời, và dần dần, ngươi sẽ bước vào thực tế lẽ thật. Nếu trong lòng ngươi vẫn còn chú trọng danh dự và địa vị, vẫn còn chú ý đến việc phô trương bản thân và khiến người khác đánh giá cao mình, thì ngươi không phải là người mưu cầu lẽ thật, và ngươi đang bước đi con đường sai lầm. Điều ngươi mưu cầu không phải là lẽ thật, cũng không phải là sự sống, mà là những thứ ngươi yêu thích, đó là danh lợi và địa vị – trong trường hợp đó, mọi việc ngươi làm đều không liên quan đến lẽ thật, tất cả đều là hành ác, và là đang đem sức lực phục vụ. Nếu trong lòng ngươi yêu lẽ thật và luôn phấn đấu vì lẽ thật, nếu ngươi mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính, có thể đạt đến thật sự thuận phục Đức Chúa Trời, có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, làm việc gì cũng có kiềm chế, và có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì tình trạng của ngươi sẽ ngày một tốt hơn, và ngươi sẽ là người sống trước mặt Đức Chúa Trời(Hành vi tốt không có nghĩa là tâm tính của người ta đã thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng, nếu không mưu cầu lẽ thật, thì dù khả năng biểu đạt và tính cách của ta tốt đến đâu, giỏi ăn nói cỡ nào, được bao nhiêu người xem trọng đi nữa, thì Đức Chúa Trời cũng không khen ngợi. Đức Chúa Trời không nhìn xem con người có khuyết điểm gì, mà xem xét liệu họ có thể mưu cầu lẽ thật, thuận phục và kính sợ Ngài hay không. Khi giao cho tôi bổn phận chăm tưới người mới, Đức Chúa Trời hy vọng tôi có thể mưu cầu lẽ thật trong lúc thực hiện bổn phận, hoàn thành trách nhiệm của mình dù đang đối mặt với người mới đến hay các nhân sự chăm tưới, đồng thời tìm cách giải quyết những vấn đề và khó khăn mà người mới gặp phải, để họ đặt nền móng trên con đường thật càng sớm càng tốt và hoàn thành bổn phận với tư cách một loài thọ tạo. Vậy mà khi đối mặt với người mới và nhân sự chăm tưới, ngày nào tôi cũng chỉ nghĩ đến hư vinh và địa vị của bản thân. Điều này hoàn toàn trái ngược với con đường mà những người mưu cầu và yêu mến lẽ thật sẽ bước đi theo lời Đức Chúa Trời. Nó sẽ chỉ khiến tôi ngày càng xa rời những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và cuối cùng bị Ngài đào thải. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu làm theo lời Đức Chúa Trời, chủ động rèn luyện bản thân để đặt hết tâm huyết vào bổn phận, dồn tâm trí vào việc giải quyết tâm tính bại hoại của mình, chú trọng tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và thực hiện tốt bổn phận. Sau này, khi chúng tôi thay phiên nhau chủ trì các buổi hội họp, tôi không còn chọn cách trốn tránh nữa. Tôi biết rằng việc chủ trì các buổi hội họp sẽ giúp tôi rèn luyện và cải thiện khả năng biểu đạt, bù đắp cho những khiếm khuyết và thực hiện tốt bổn phận của mình. Thế nên tôi xin Đức Chúa Trời ban cho tôi đức tin và sức mạnh, không quan tâm người khác nghĩ gì về mình nữa, chỉ cần phát huy khả năng của mình và những gì Đức Chúa Trời ban cho tôi là đủ. Khi đến lượt tôi thông công, tôi đã có thể truyền đạt những gì mình hiểu một cách thật bình tĩnh, rồi phát biểu một vài điều mà mình chưa chuẩn bị sẵn. Tôi không còn bị kìm kẹp bởi thể diện nữa.

Nhờ trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng mình đau khổ không phải do ăn nói vụng về, mà do tôi đã mưu cầu danh dự và địa vị. Mặc dù ăn nói vụng về và biểu đạt kém là một khuyết điểm của con người, nhưng nó không phải căn bệnh chết người. Đặt hết tâm trí vào việc mưu cầu lẽ thật, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật khi gặp phải vấn đề hoặc khó khăn trong bổn phận, đó mới là điều quan trọng nhất.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tình cảm che mờ lòng tôi

Vào tháng 5 năm 2017, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Khi chồng tôi thấy tôi được khỏi bệnh và...

Tại sao tôi lo sợ mắc lỗi?

Bởi Thiên Nhất, Philippines Làm công việc thiết đồ họa cho hội thánh, mới đầu tôi gặp một số khó khăn, nhưng nhờ nương tựa nơi Đức Chúa...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger