Mưu cầu lẽ thật là gì (5) Phần 1

Chúng ta đã thông công về điều gì trong buổi nhóm họp lần trước? (Đầu tiên, Đức Chúa Trời đã thông công về những chuyện của Tiểu Tiêu và Tiểu Cát. Sau đó, Ngài thông công về những hành vi con người coi là tốt đại diện cho điều gì, Ngài cũng phán dạy về một số yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra đối với con người, và đặc biệt nhấn mạnh đến các nguyên tắc của lẽ thật mà chúng con nên hiểu về lòng hiếu thảo.) Lần trước, chúng ta đã thông công về một chủ đề liên quan đến việc mưu cầu lẽ thật phù hợp nhất với quan niệm của con người. Đó cũng là một chủ đề tiêu cực, tức là những hành vi được coi là đúng và tốt theo quan niệm của con người. Chúng ta đã đưa ra một số ví dụ giải quyết chủ đề này, và sau đó còn đưa thêm một vài ví dụ khác về những yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra để điều chỉnh hành vi của con người. Đây ít nhiều là những điều cụ thể chúng ta đã thông công. Không có nhiều hạng mục lớn trong buổi thông công này, nhưng chúng ta đã thảo luận nhiều chi tiết liên quan đến nhận thức, việc thực hành và sự hiểu biết về lẽ thật của con người. Hôm nay, chúng ta sẽ điểm sơ qua những điều này. Nói chung, con người coi điều gì là hành vi tốt? Chẳng phải chúng ta nên có một kết luận hoặc một định nghĩa chung về điều này sao? Các ngươi đã rút ra kết luận gì chưa? Các ngươi đã thông công về những điều này trong các buổi nhóm họp chưa? (Chúng con có. Sau nhiều lần Đức Chúa Trời thông công với chúng con, chúng con đã có thể thấy rằng những hành vi tốt con người cho là đúng chỉ đơn thuần là một loại hành vi. Chúng không đại diện cho lẽ thật, mà chỉ là cách để con người ngụy trang.) Dựa trên một số câu nói nhân loại đã đúc kết về các hành vi bên ngoài – chính xác thì thực chất của những hành vi này là gì? Thực chất của con người có liên quan gì đến những hành vi tốt đẹp bên ngoài của nhân loại không? Những hành vi tốt đẹp bên ngoài này khiến con người trông có vẻ rất đứng đắn và đàng hoàng; những ai có chúng được người khác tôn trọng và khen ngợi, họ được nhận xét tốt và tạo ấn tượng tốt. Ấn tượng tốt đẹp này có phù hợp với thực chất tâm tính bại hoại của con người không? (Thưa, không phù hợp.) Thế thì từ góc độ này, bản chất của những hành vi tốt của con người là gì? Chẳng phải chúng chỉ đơn thuần là cách tiếp cận và ngụy tạo ở mức độ bề ngoài sao? (Đúng vậy.) Những cách tiếp cận và ngụy tạo ở mức độ bề ngoài này có phải là những biểu hiện đúng đắn của nhân tính bình thường không? (Thưa, không phải.) Đó là lý do tại sao những hành vi con người coi là đúng và tốt trong quan niệm của họ thực ra chỉ là những cách tiếp cận và ngụy tạo ở mức độ bề ngoài của nhân loại. Đó là bản chất của những hành vi ấy. Chúng không cấu thành việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường, cũng không phải là sự bộc lộ của nhân tính bình thường; chúng chỉ đơn thuần là những cách tiếp cận bề ngoài. Những cách tiếp cận này che đậy tâm tính bại hoại của con người, chúng che đậy bản tính và thực chất Sa-tan của con người, và chúng đánh lừa mắt người khác. Con người thực hành những hành vi tốt đẹp này để giành được sự ưu ái, quý trọng và tôn trọng của người khác – những hành vi như vậy không thể giúp con người đối xử với nhau bằng sự trung thực, hay tương tác với nhau bằng sự chân thành, chứ đừng nói đến sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Những hành vi tốt này không phải là những cách tiếp cận xuất phát từ sự thành thực chân thành, cũng không phải là sự bộc lộ tự nhiên của nhân tính bình thường. Chúng hoàn toàn không đại diện cho thực chất của con người; chúng chỉ là chiêu bài và vỏ bọc giả dối con người khoác lên mình – là những vật trang sức của nhân loại bại hoại. Chúng che đậy thực chất xấu xa của nhân loại. Đó là thực chất của những hành vi tốt đẹp của con người, là sự thật đằng sau. Vậy thực chất của những hành vi Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người là gì? Hai lần thông công trước, chúng ta đã đề cập đến một số cách tiếp cận Đức Chúa Trời yêu cầu liên quan đến hành vi của con người, cũng như những điều Ngài yêu cầu con người sống thể hiện ra liên quan đến hành vi của họ. Chúng bao gồm những điều gì? (Con người không được hút thuốc, uống rượu, không được đánh đập, xúc phạm người khác. Phải hiếu kính cha mẹ, phù hợp với khuôn phép của các thánh đồ. Không được sùng bái thần tượng, ngoại tình, trộm cắp, tham ô của cải của người khác, làm chứng dối, v.v.) Thực chất của những yêu cầu này là gì? Nói cách khác, Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu này dựa trên tiền đề nào? Chúng dựa trên điều kiện cơ bản nào? Chẳng phải những yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh và dựa trên tiền đề rằng nhân loại đã bị Sa-tan làm bại hoại và con người có bản tính tội lỗi sao? Và chẳng phải những yêu cầu này nằm trong phạm vi nhân tính bình thường sao? Chúng chẳng phải là những điều có thể đạt được bởi người có nhân tính bình thường sao? (Đúng vậy.) Những yêu cầu này được đưa ra hoàn toàn dựa trên điều kiện cơ bản là một người có nhân tính bình thường có thể đạt được. Vậy thì về mặt này, thực chất của những hành vi Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người là gì? Liệu có thể nói rằng đó là hình tượng thực sự mà nhân tính bình thường sống thể hiện ra, cũng như là mức tối thiểu nhân tình bình thường phải có không? Những ví dụ chúng ta đã đưa ra: rằng con người phải phù hợp với khuôn phép của các thánh đồ, kiềm chế bản thân và không được phóng đãng, không được đánh đập hay xúc phạm người khác, không được hút thuốc, uống rượu, ngoại tình, trộm cắp hay sùng bái thần tượng, và phải hiếu kính cha mẹ mình, và trong Thời đại Ân điển, con người cũng được dạy phải kiên nhẫn, khoan dung, v.v. – có phải những yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra này chỉ giới hạn ở một kiểu tiếp cận không? Không, Đức Chúa Trời đã đặt ra các tiêu chí về cách con người nên sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Ý Ta nói “tiêu chí” nghĩa là gì? Ý Ta là các tiêu chuẩn trong yêu cầu của Đức Chúa Trời. Là một con người, ngươi cần sống thể hiện ra điều gì để có nhân tính bình thường? Ngươi phải đáp ứng những yêu cầu Đức Chúa Trời đã đưa ra. Chúng ta chỉ mới liệt kê một phần trong những yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra cho con người. Những yêu cầu như không đánh đập hoặc xúc phạm người khác, không hút thuốc, uống rượu, ngoại tình, trộm cắp, v.v., là những điều mà người có nhân tính bình thường có thể làm được. Mặc dù những điều này thấp kém hơn lẽ thật và không thể ngang tầm lẽ thật, nhưng chúng là một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một người có nhân tính hay không.

Thực chất của những hành vi Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người mà chúng ta vừa tóm tắt là gì? Sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Nếu một người có thể sống thể hiện ra hoặc hành xử theo cách Đức Chúa Trời yêu cầu, thì trong mắt Đức Chúa Trời, người này có nhân tính bình thường. Có nhân tính bình thường nghĩa là gì? Nghĩa là người ta đã sở hữu các tiêu chí hành vi mà Đức Chúa Trời yêu cầu, và đáp ứng tiêu chuẩn của nhân tính bình thường về mặt hành vi, cách tiếp cận và những gì họ sống thể hiện ra, bởi vì họ bộc lộ và sống thể hiện ra nhân tính bình thường theo cách Đức Chúa Trời yêu cầu. Có thể nói như thế được không? (Dạ được.) Bất kể một người có tin vào Đức Chúa Trời hay không, bất kể họ có đức tin chân chính hay không, nếu họ trộm cắp, lừa gạt hoặc lợi dụng người khác; hoặc nếu họ thường xuyên dùng ngôn ngữ tục tĩu; hoặc nếu họ, không chút đắn đo, đánh và làm tổn hại người khác khi danh tiếng, địa vị, hình ảnh hoặc các lợi ích khác của mình bị đe dọa; hoặc nếu thậm chí họ còn đi xa đến mức phạm tội ngoại tình – nếu họ vẫn còn những vấn đề này trong cách họ sống thể hiện ra nhân tính, đặc biệt là sau khi đã bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, thì nhân tính của họ có bình thường không? (Thưa, không bình thường.) Bất kể ngươi đang đánh giá người ngoại đạo hay tín hữu, thì những tiêu chuẩn hành vi Đức Chúa Trời đã đặt ra này chỉ là những tiêu chuẩn thấp nhất và tối thiểu để đánh giá nhân tính của một người. Có một số người sau khi trở thành tín hữu thì từ bỏ và dâng mình một chút, có thể trả giá một chút, nhưng không bao giờ đáp ứng được các tiêu chuẩn hành vi Đức Chúa Trời đã đặt ra. Rõ ràng là những người loại này không sống thể hiện ra nhân tính bình thường – họ thậm chí còn không sống thể hiện ra hình tượng giống con người cơ bản nhất. Một người không sống thể hiện ra nhân tính bình thường nghĩa là gì? Nghĩa là họ không có nhân tính bình thường. Bởi vì họ thậm chí còn không thể đáp ứng tiêu chuẩn của các yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra đối với hành vi của con người về mặt sống thể hiện ra nhân tính, nên nhân tính của họ rất kém, và họ chỉ có thể bị đánh giá kém. Tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá nhân tính của một người là xem liệu hành vi của họ có đáp ứng tiêu chuẩn của các yêu cầu Đức Chúa Trời đã đặt ra cho hành vi của nhân loại hay không. Hãy xem xem liệu sau khi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, họ có kiềm chế bản thân hay không; có phù hợp với khuôn phép của các thánh đồ trong những gì họ nói và làm hay không; có lợi dụng người khác khi tương tác hay không; có đối xử với những người trong gia đình và các anh chị em trong hội thánh bằng tình yêu thương, lòng khoan dung và kiên nhẫn không; có làm tròn trách nhiệm với cha mẹ bằng hết khả năng của mình hay không; có còn sùng bái thần tượng khi không ai để ý hay không, và v.v. Chúng ta có thể dùng những điều này để đánh giá nhân tính của một người. Gạt việc liệu người đó có yêu mến và mưu cầu lẽ thật hay không sang một bên, trước tiên hãy đánh giá xem họ có nhân tính bình thường hay không – liệu lời nói và hành vi của họ có đáp ứng các tiêu chuẩn hành vi Đức Chúa Trời đề ra hay không. Nếu họ không đáp ứng các tiêu chuẩn hành vi đó, thì ngươi có thể đánh giá nhân tính của họ theo mức độ những gì họ sống thể hiện ra, dù là: trung bình, kém, rất kém hay tệ hại, theo thang bậc đó – điều này là chính xác. Nếu một tín hữu ăn cắp vặt và móc túi khi đi siêu thị hoặc khi ở nơi công cộng, nếu họ có thói quen táy máy, thì họ có kiểu nhân tính gì? (Nhân tính xấu.) Có một số người lăng mạ và thậm chí đánh người khác khi gặp chuyện khiến họ tức giận. Những lời xúc phạm của họ không phải là những đánh giá công bằng về thực chất của người khác, mà là những lời buộc tội tùy tiện và đầy ngôn từ thô tục. Những người như vậy nói bất cứ điều gì để trút hận, không kiềm chế gì cả. Đặc biệt, một số người còn nói với cha mẹ, với anh chị em, với họ hàng là người ngoại đạo, và thậm chí với bạn bè là người ngoại đạo, những điều ngươi không muốn nghe kẻo làm bẩn tai mình. Loại người này có kiểu nhân tính gì? (Nhân tính xấu.) Ngươi cũng có thể nói rằng họ không có nhân tính. Rồi có những người khác luôn dán mắt vào tiền. Những người này khi thấy ai có tiền, ăn ngon mặc đẹp, có cuộc sống sung túc thì luôn muốn lợi dụng người ta. Họ luôn xin đồ của người ta một cách lòng vòng, hoặc ăn xài đồ của người ta, hoặc mượn đồ không trả. Mặc dù không lợi dụng người khác theo cách nghiêm trọng nào, và hành động của họ không đến mức tham ô hay hối lộ, nhưng những hành vi táy máy này của họ thực sự ti tiện, đáng khinh bỉ và khiến người khác coi thường. Nghiêm trọng hơn, có những người chăm chăm đến sắc đẹp của người khác giới. Họ thường để mắt đến người khác giới, thậm chí còn ngoại tình, phạm tội giữa các giới. Một số người này còn độc thân, trong khi số khác đã có gia đình – thậm chí có một số người phạm tội ngoại tình dù đã rất cao tuổi. Nghiêm trọng hơn nữa, một số người còn cố quyến rũ những người cùng giới và động chạm họ. Thực sự đáng kinh tởm. Điều thậm chí còn khó tin hơn là có những người đã tin vào Đức Chúa Trời trong nhiều năm, nhưng lại không tin rằng lẽ thật cao hơn tất cả mọi điều khác hay lời Đức Chúa Trời sẽ thành toàn mọi sự. Những người này thường lén đi thầy bói để xem vận mệnh, thắp hương thờ Phật hoặc các thần tượng khác, một số thậm chí còn sử dụng hình nhân voodoo để nguyền rủa người khác, hay tổ chức các buổi lên đồng, v.v. Thực hiện những loại tà thuật này thậm chí còn là một vấn đề nghiêm trọng hơn; những người như thế này là kẻ chẳng tin, và họ không khác gì người ngoại đạo. Bất kể đó là trường hợp nhẹ hay nghiêm trọng, một khi một người có những biểu hiện này, chúng ta có thể nói rằng họ đang sống thể hiện ra nhân tính theo cách bất bình thường và nhơ bẩn, và một số hành vi của họ thậm chí còn sai trái hoặc vô lý – rằng đó là những hành vi thực sự tội lỗi. Sau khi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, một số người ăn mặc rất khêu gợi, họ coi trọng vẻ ngoài gợi cảm như người ngoại đạo, và chạy theo trào lưu thế gian. Họ chẳng giống các thánh đồ chút nào. Một số người ăn mặc nhã nhặn hơn khi đến các buổi nhóm họp, nhưng khi về nhà thì lại thay sang quần áo hợp thời trang của người ngoại đạo. Nhìn trang phục họ mặc, trông họ không giống tín hữu; không có sự khác biệt giữa họ và người ngoại đạo. Họ cười rúc rích và pha trò; họ cực kỳ bê tha và không hề kiềm chế. Những người như thế này có đang sống thể hiện ra nhân tính bình thường không? (Thưa, không.) Họ theo đuổi trào lưu thế gian, để trở nên gợi cảm, để thu hút người khác, và để khiến người ta phải ngoái đầu nhìn. Họ dành cả ngày để chưng diện và trang điểm đậm, cố thu hút người khác giới. Những gì những người này sống thể hiện ra tương đối kém cỏi. Họ thậm chí không thể kiềm chế bản thân từ cách ăn mặc, nói năng và cư xử, và họ không có sự đúng mực thánh thiện, vì vậy khi chúng ta đánh giá họ theo các tiêu chí hành vi Đức Chúa Trời yêu cầu, thì rõ ràng là nhân tính họ sống thể hiện ra rất kém cỏi. Từ những ví dụ cụ thể này, chúng ta có thể thấy những yêu cầu của Đức Chúa Trời về hành vi của con người và những gì họ sống thể hiện ra hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của nhân tính bình thường – vì vậy, lẽ dĩ nhiên là những người có nhân tính bình thường đều có khả năng đạt được chúng. Câu này có nghĩa gì? Nghĩa là nếu đây là những gì ngươi sống thể hiện ra, thì ngươi chỉ sở hữu hình tượng giống con người, giống một người bình thường và có mức độ nhân tính bình thường tối thiểu. Khi xem xét những chi tiết cụ thể trong yêu cầu của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể thấy rằng sống thể hiện ra nhân tính theo cách này không phải là giả tạo, hay đóng kịch, cũng không phải là lừa gạt người khác. Mà đó là cách nhân tính bình thường nên thể hiện và thực tế nó nên có. Chỉ những người sống thể hiện ra những sự bộc lộ này của nhân tính bình thường thì mới có được hình tượng giống con người, không có một chút lừa gạt nào. Con người chỉ có thể được người khác tôn trọng và sống có phẩm giá bằng cách sống thể hiện ra nhân tính bình thường theo cách này. Và chỉ bằng cách sống thể hiện ra nhân tính bình thường theo cách này và có sự đúng mực thánh thiện thì những sự bộc lộ bình thường của con người mới mang lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Bởi vì khi đó, mọi thứ ngươi sống thể hiện ra sẽ là tích cực, là thực tế của những điều tích cực, và sẽ không phải là giả vờ. Ngươi sẽ sống thể hiện ra hình tượng giống con người theo yêu cầu của Đức Chúa Trời.

Thực chất của hành vi tốt của con người và thực chất của hành vi mà Đức Chúa Trời yêu cầu đều đã được giải thích rõ ràng và dễ hiểu. Vậy thì, cách con người nên thực hành cũng như cách họ nên sống thể hiện ra nhân tính bình thường cũng nên rõ ràng rồi chứ, đúng không? Con người sẽ không làm quá lên hay bắt bẻ từng li từng tí về việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Phải chăng việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường liên quan đến những điều vụn vặt trong cuộc sống của con người không liên quan gì đến nhân tính? Có một số kẻ nực cười không thể hiểu rõ được vấn đề này. Họ nói: “Vì mối thông công của Đức Chúa Trời rất chi tiết nên chúng ta cũng phải rất tỉ mỉ trong trong từng khía cạnh nhỏ trong cuộc sống của mình. Chẳng hạn như khoai lang bổ dưỡng hơn khi hấp hay nướng?” Điều này có liên quan đến việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường không? Không hề. Con người nên ăn gì và ăn như thế nào là lẽ thường tình mà mọi người giờ đều có. Miễn là ăn không bị gì thì ngươi có thể ăn sao cũng được. Nếu ai đó nghĩ rằng họ cần tìm kiếm lẽ thật trong những vấn đề lẽ thường tình đơn giản như vậy, và rằng họ cần thực hành những điều đó như thể chúng là lẽ thật, thì người đó chẳng phải là lố bịch và ngớ ngẩn sao? Hiện nay có một số người rất tỉ mỉ trong những vấn đề không liên quan gì đến lẽ thật như thế này. Những người này nghĩ rằng họ mưu cầu lẽ thật, và họ điều tra, xem xét những vấn đề nhỏ nhặt như thể chúng là lẽ thật. Một số thậm chí còn đỏ mặt tía tai khi tranh luận về những điều này. Đây là loại vấn đề gì? Chẳng phải đó là trường hợp thiếu hiểu biết thuộc linh nghiêm trọng sao? Việc một số người tìm kiếm về vấn đề ăn khoai lang, như thể đó là lẽ thật, thật nực cười và khó chịu. Những người như thế này là những trường hợp vô vọng, bởi vì họ không hiểu lời Đức Chúa Trời, và họ không biết mưu cầu lẽ thật là gì. Họ không thể nhìn thấu những vấn đề lẽ thường tình đơn giản nhất trong cuộc sống, và họ không thể giải quyết những vấn đề này – vậy họ sống ngần ấy năm để làm gì? Làm sao những người này có thể mang những vấn đề vụn vặt như vậy vào các buổi nhóm họp và thảo luận cũng như thông công về chúng như thể chúng là những chủ đề mà người ta có thể tìm kiếm lẽ thật chứ? Lý do chủ yếu là những người này có nhận thức lệch lạc và thiếu hiểu biết thuộc linh. Họ đang tỉ mỉ trong bối cảnh nào? Tại sao những suy nghĩ và tư tưởng này nảy sinh trong họ? Làm sao họ có thể thảo luận và thông công về cách ăn khoai lang trong các buổi nhóm họp được chứ? Có phải vì những vấn đề mà Ta đang thông công quá cụ thể, và điều này đã dẫn đến một số quan niệm sai lầm nảy sinh trong những người thích chẻ đôi câu chữ và bắt bẻ từng li từng tí? Khi những vấn đề và tình huống này xảy ra, Ta cảm thấy nói chuyện với những người này có chút giống như đối xử với khỉ như thể chúng là người. Khỉ là sinh vật sống ở rừng núi. Mặc dù chúng giống con người, và nhiều hành vi và thói quen của chúng giống con người, và mặc dù đã có lúc con người coi khỉ là tổ tiên của mình, nhưng dù thế nào thì khỉ vẫn là khỉ. Chúng nên sống trong rừng núi. Chẳng phải sẽ là một sai lầm nếu đưa chúng vào nhà sống với con người sao? Chúng ta có nên đối xử với khỉ như thể chúng là người không? (Thưa, không nên.) Vậy, các ngươi là khỉ hay là người? Nếu các ngươi là người thì dù Ta có phán nhiều bao nhiêu hay có phải vất vả bao nhiêu thì việc Ta phán những điều này với các ngươi cũng phù hợp và bõ công. Nếu các ngươi là khỉ thì việc Ta đối xử với các ngươi như con người, phí hơi để thảo luận lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời với các ngươi có phù hợp không? Có đáng không? (Thưa, không đáng.) Vậy các ngươi là người, hay là khỉ? (Chúng con là con người.) Hy vọng các ngươi là con người. Các ngươi nhìn việc thông công về cách ăn khoai lang tại các buổi nhóm họp như thế nào? Ngươi cũng sẽ tỉ mỉ trong những vấn đề như thế này chứ? Chẳng hạn, có người hỏi: “Tôi nên mặc quần áo màu xanh hay màu trắng? Nếu tôi mặc quần áo màu trắng thì là màu trắng nào? Loại màu trắng nào tượng trưng cho sự thánh khiết, và hợp với một người thánh thiện? Nếu màu xanh hợp với tôi thì màu xanh nào chứ? Màu xanh nào phù hợp nhất với những yêu cầu và tiêu chí mà Đức Chúa Trời đặt ra đối với con người, và có thể mang lại vinh hiển nhất cho Đức Chúa Trời?” Các ngươi đã bao giờ tỉ mỉ trong những vấn đề này chưa? Có ai từng cân nhắc kiểu tóc nào, cách nói năng và giọng điệu nào phù hợp với một người thánh thiện chưa? Các ngươi đã bao giờ tỉ mỉ về những điều này chưa? Một số người đã tỉ mỉ và nỗ lực trong những việc này. Có một số người trước đây thích tẩy tóc vàng, hay nhuộm đỏ hoặc nhuộm những màu lạ, nhưng sau khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, thấy các anh chị em khác trong hội thánh không nhuộm tóc, nên họ thôi. Chỉ sau vài năm, họ mới hoàn toàn hiểu rằng màu tóc hay kiểu tóc của một người không quan trọng. Điều cốt yếu là liệu người ta có sống thể hiện ra nhân tính bình thường không, và liệu người ta có yêu mến lẽ thật hay không. Những người đã tỉ mỉ trong những vấn đề không liên quan gì đến việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường như vậy đang dần dần hiểu ra rằng việc nỗ lực vào những việc này là vô nghĩa, bởi vì những vấn đề này hoàn toàn không liên quan đến lẽ thật. Chúng chỉ là một số vấn đề trong phạm vi nhân tính bình thường, và chúng không đạt được tiêu chuẩn của lẽ thật. Nếu nhân tính ngươi sống thể hiện ra đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, thế là đủ. Trước đây chẳng phải tất cả các ngươi đều cảm thấy có phần bối rối bởi những vấn đề này và bị chúng gây lúng túng sao? (Dạ, chúng con có.) Ngay cả khi không thái quá như việc tranh luận về cách ăn khoai lang trong các buổi nhóm họp, thì các ngươi cũng đã bối rối bởi một số vấn đề nhỏ nhặt, tầm thường trong cuộc sống. Đây là sự thật. Vì vậy, nên chăng là phải có một kết luận dứt khoát về những vấn đề này? Các ngươi có nắm rõ con người nên tuân theo những nguyên tắc nào khi sống thể hiện ra nhân tính bình thường theo yêu cầu và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời không? Các ngươi có biết cách tìm kiếm lẽ thật khi lần tới lại gặp phải những tình huống đặc biệt nào đó không? Có người nói: “Dù con không thái quá như hỏi cách ăn khoai lang, nhưng nếu có vấn đề nào đó phát sinh trong đời sống thường nhật, con vẫn sẽ cảm thấy bối rối một lúc”. Vậy, hãy cho Ta một ví dụ – vấn đề nào sẽ khiến các ngươi cảm thấy bối rối một lúc? Các ngươi có cho rằng phụ nữ trang điểm là sai không? Điều đó có phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời về việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường không? (Điều đó không sai.) “Không sai” ở đây ám chỉ điều gì? (Miễn là trang điểm của người đó phù hợp với một người thánh thiện, và không quá đậm, thì không sao cả.) Miễn là trang điểm không đậm thì là phù hợp. Có người hỏi: “Nếu trang điểm không đậm là phù hợp, nghĩa là Ngài muốn chúng con trang điểm sao?” Ta nói vậy sao? (Thưa, không phải.) Trang điểm không phải là vấn đề, nó phù hợp với việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Nguyên tắc quyết định cho việc này là miễn là trang điểm không quá đậm là được. Đó là tiêu chuẩn. Vậy, phụ nữ phải giữ lớp trang điểm của mình trong phạm vi nào để nó phù hợp với việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường? Ranh giới ở đâu? “Trang điểm đậm” nghĩa là gì? Kiểu trang điểm nào được coi là đậm? Nếu ranh giới được vạch ra rõ ràng, mọi người sẽ biết phải làm gì. Chẳng phải đây là một chi tiết sao? Hãy cho Ta một ví dụ giải thích ý nghĩa của việc trang điểm đậm. (Đó là khi mặt của một người được trang điểm rất trắng, môi rất đỏ còn mắt rất đen, khiến người khác nhìn vào vô cùng không tự nhiên và khó chịu.) Nó khiến người ta giật nảy mình khi nhìn thấy, giống như ma vậy, và những người khác không thể nhìn thấy hình dáng hoặc khuôn mặt tự nhiên của người đó. Người dân ở một số quốc gia và sắc tộc, cũng như một số ngành nghề nhất định, trang điểm rất đậm. Ví dụ, trang điểm của những người trong quán bar và câu lạc bộ đêm chẳng phải là đại diện cho điều này sao? Tất cả những người này đều trang điểm đậm, và điều đó không mang tính chất gây dựng – mục đích trang điểm của họ là để rù quyến người khác. Kiểu trang điểm này là trang điểm đậm. Vậy thì, kiểu trang điểm nào phù hợp với việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường? Trang điểm nhẹ nhàng, giống như kiểu trang điểm của phụ nữ nơi công sở, trông rất đứng đắn và thanh lịch. Miễn là lối trang điểm của ngươi không lạc ngoài ranh giới này thì là được. Ở Trung Quốc, việc trang điểm không phải là mốt đối với các thế hệ lớn tuổi. Nếu một người lớn tuổi, bình thường, không có địa vị hay chức vụ đặc biệt nào trong xã hội, luôn ăn mặc chỉnh tề và trang điểm khi ra khỏi nhà, mọi người sẽ cho rằng họ cư xử không đàng hoàng so với tuổi. Tuy nhiên, ở phương Tây thì khác. Nếu ngươi đi gặp ai đó hoặc đi làm mà không trang điểm và chải chuốt một chút thì mọi người sẽ nói ngươi không tôn trọng công việc của mình, rằng ngươi không chuyên nghiệp và đang thiếu tôn trọng người khác. Đây là một nét văn hóa. Đương nhiên, trong tình huống này, việc trang điểm nên được giới hạn ở mức độ mà ngươi trông đàng hoàng và ngay thẳng, và giống như một người đứng đắn đối với người khác. Tóm lại trong một câu: nếu ngươi trang điểm, thì nó phải khiến ngươi trông như một người đứng đắn, và không khơi dậy lòng ham muốn của mọi người — kiểu trang điểm này là phù hợp. Đó là nguyên tắc, và đơn giản vậy thôi. Có người hỏi: “Không trang điểm khi ra khỏi nhà có sao không? Con không quen trang điểm”. Ngươi nên tìm kiếm trong lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có nói không trang điểm là sai không? Đức Chúa Trời không nói vậy. Nhà Đức Chúa Trời chưa bao giờ bắt mọi người phải trang điểm. Nếu ngươi thích trang điểm, Ta đã đưa ra tiêu chí và giới hạn này cho ngươi, đồng thời cho ngươi biết nên làm gì để trang điểm cho phù hợp. Nếu ngươi không thích trang điểm, nhà Đức Chúa Trời không yêu cầu. Tuy nhiên, ngươi phải nhớ một điều: dù không bắt buộc phải trang điểm nhưng ngươi cũng không thể ra khỏi nhà mà trông bẩn thỉu, nhếch nhác chẳng khác nào ăn mày. Ví dụ, khi ra ngoài rao truyền Phúc Âm, nếu ngươi không ăn mặc chỉnh tề hoặc không rửa mặt trước khi ra khỏi nhà, ăn mặc luộm thuộm và nói: “Không sao đâu. Chừng nào chúng ta hiểu được lẽ thật, thì việc chúng ta ăn mặc như thế nào cũng không quan trọng!” thế thì điều đó có mang tính xây dựng không? Là một người tin vào Đức Chúa Trời, ngươi cũng nên có những nguyên tắc về trang phục và ngoại hình của mình. Tiêu chuẩn tối thiểu của nguyên tắc này là ngươi phải sống thể hiện ra nhân tính bình thường, và ngươi không được làm bất cứ điều gì làm bẽ mặt Đức Chúa Trời, hoặc hạ nhục nhân cách và phẩm giá của chính mình. Chí ít thì ngươi cũng nên khiến người khác tôn trọng mình. Ngay cả khi ngươi không có lòng mộ đạo, thì ít nhất ngươi cũng phải có thể kiềm chế bản thân, đàng hoàng và ngay thẳng, và phù hợp với các khuôn phép của các thánh đồ. Nếu ngươi có thể mang lại cho mọi người ấn tượng này, vậy là đủ. Đây là yêu cầu cơ bản nhất để sống thể hiện ra nhân tính bình thường.

Đối với những người tin vào Đức Chúa Trời, những vấn đề về hành vi bên ngoài của con người và việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường này không nên là gánh nặng hay khó khăn, bởi vì chúng là những điều cơ bản nhất mà một người bình thường ít nhất phải có. Những vấn đề này phải dễ hiểu; chúng không trừu tượng. Do đó, vấn đề về hành vi bên ngoài của con người và việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường không nên trở thành những vấn đề quan trọng được thảo luận thường xuyên trong đời sống hội thánh. Thỉnh thoảng nói về chúng thì được, nhưng nếu ngươi coi chúng là chủ đề để tìm kiếm lẽ thật, và thường xuyên đề cập đến, thảo luận về chúng một cách chân thành và nghiêm túc, thì ngươi đang phần nào lơ là bổn phận chính đáng của mình. Những người nào thường là những người lơ là bổn phận chính đáng của mình? Đưa ra những vấn đề như cách ăn khoai lang, và coi những vấn đề này như thể là chủ đề để tìm kiếm lẽ thật, tìm hiểu và thông công về chúng trong các buổi nhóm họp, đôi khi trong nhiều buổi nhóm họp, trong khi các lãnh đạo hội thánh thì không làm gì để ngăn cản – chẳng phải tất cả đều là các biểu hiện của những người lệch lạc thiếu hiểu biết thuộc linh sao? (Đúng vậy.) Những vấn đề nào nên được thảo luận nhiều nhất trong các buổi nhóm họp? Những vấn đề liên quan đến lẽ thật và tâm tính bại hoại của con người. Lẽ thật và lời Đức Chúa Trời là những chủ đề bất biến trong đời sống hội thánh; các vấn đề liên quan đến chủ đề cơ bản và thông thường nhất về các hành vi bên ngoài của nhân tính bình thường không nên là chủ đề thông công chính trong đời sống hội thánh và các buổi nhóm họp. Nếu các anh chị em khuyên nhủ, nhắc nhở và thông công với nhau về những điều này ngoài thời gian nhóm họp thì đã là đủ để giải quyết những vấn đề này. Không cần thiết phải phí nhiều thời gian thông công và thảo luận về chúng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc nhóm họp bình thường và ăn uống lời Đức Chúa Trời của mọi người, và sẽ ảnh hưởng đến lối vào sự sống của họ. Đời sống hội thánh là đời sống ăn uống lời Đức Chúa Trời. Đời sống hội thánh nên nhấn mạnh vào việc thông công về lẽ thật và giải quyết các vấn đề thực tế, như thế sự tiến bộ trong đời sống của người ta sẽ không bị trì hoãn. Nếu ngươi có lý trí của nhân tính bình thường, thì ngươi nên hiểu rõ cách thực hành những vấn đề này phù hợp với các nguyên tắc. Nếu ngươi luôn săm soi những chuyện vặt vãnh và những điều không liên quan gì đến các nguyên tắc của lẽ thật, nếu ngươi luôn bắt bẻ từng li từng tí, nhưng lại cảm thấy mình là người hiểu biết và uyên bác, thì chẳng phải nên đem ra mổ xẻ vấn đề này sao? Ví dụ, một số người rất chú trọng đến cách ăn mặc, và luôn hỏi liệu người tin Đức Chúa Trời có thể mặc quần áo khác thường hay không; một số người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời thì luôn hỏi liệu các tín hữu có nên uống rượu hay không; một số người thích kinh doanh, và luôn hỏi liệu người tin Đức Chúa Trời có nên kiếm nhiều tiền hay không; một số khác thì luôn hỏi khi nào thì ngày của Đức Chúa Trời sẽ đến. Những người này không sẵn lòng tìm kiếm lẽ thật trong những vấn đề này để tìm ra câu trả lời chính xác. Mặc dù không có lời chính xác nào về những chủ đề này, nhưng Đức Chúa Trời đã giải thích rất rõ ràng các nguyên tắc để xử lý những vấn đề này. Nếu người ta không nỗ lực đọc lời Đức Chúa Trời thì họ sẽ không tìm thấy câu trả lời. Trên thực tế, mọi người đều biết mục đích của việc tin vào Đức Chúa Trời và những gì sẽ đạt được từ việc đó. Chỉ là có một số người không yêu lẽ thật, nhưng vẫn mong đạt được phước lành. Khó khăn của họ nằm ở đó. Do đó, điều quan trọng nhất là liệu người ta có thể tiếp nhận lẽ thật hay không. Có một số người chưa bao giờ coi trọng việc ăn uống lời Đức Chúa Trời hay thông công về lẽ thật. Họ chỉ lo nghĩ những câu hỏi không quan trọng, và họ luôn muốn thông công về những câu hỏi này trong các buổi nhóm họp và nhận được câu trả lời dứt khoát về chúng, còn các lãnh đạo và người làm công không thể cản họ. Đây là loại vấn đề gì? Chẳng phải những người này đang lơ là bổn phận chính đáng của mình sao? Nếu ngươi không thực hành lẽ thật và luôn muốn đi sai đường, tại sao ngươi không phản tỉnh, nhận biết và phân tích chính bản thân mình? Ngươi luôn chiều lòng người khác, ngươi không có trách nhiệm với bổn phận của mình, ngươi là kẻ cố chấp, luôn làm theo ý mình, độc đoán chuyên quyền và khinh suất. Sao ngươi lại có thể không chú trọng đến vấn đề này chứ? Sao ngươi lại có thể không điều tra và mổ xẻ nó để tìm ra chính xác điều gì đang xảy ra chứ? Tại sao ngươi lại đổ lỗi và hiểu lầm Đức Chúa Trời bất cứ khi nào có chuyện xảy đến với ngươi chứ? Tại sao ngươi luôn tự quyết định về bản thân và cằn nhằn rằng Đức Chúa Trời không công chính và hội thánh không công bằng chứ? Đây chẳng phải là vấn đề sao? Ngươi không nên thông công và mổ xẻ những vấn đề này trong đời sống hội thánh sao? Khi nhà Đức Chúa Trời chia tách hội thánh và thanh lọc nhân sự, ngươi không bao giờ quy phục và không bao giờ hài lòng, ngươi luôn có quan niệm và gieo rắc tiêu cực. Đây không phải là vấn đề sao? Ngươi không nên điều tra và mổ xẻ vấn đề này sao? Ngươi luôn mưu cầu địa vị, chơi trò chính trị và quản lý địa vị của mình. Đây không phải là một vấn đề sao? Ngươi không nên thông công và mổ xẻ những vấn đề này sao? Hội thánh hiện đang tiến hành công tác thanh lọc, và một số người nói: “Miễn là mọi người thực hiện bổn phận của mình hiệu quả một chút, thì họ sẽ không bị thanh lọc, vì vậy nếu tôi cứ tiếp tục thực hiện bổn phận của mình hiệu quả một chút và không bị thanh lọc thì thế là đủ”. Vấn đề ở đây là gì? Những người này không phải là đang chống đối thụ động sao? Nếu người ta có thể bộc lộ loại tâm tính giả dối này, thì chẳng phải điều này cần phải được giải quyết sao? Chẳng phải những vấn đề liên quan đến tâm tính bại hoại, thực chất và bản tính của con người nghiêm trọng hơn nhiều so với cách ăn khoai lang sao? Chẳng phải chúng đáng đề cập đến, thông công và mổ xẻ tại các buổi nhóm họp và trong đời sống hội thánh, để dân sự được Đức Chúa Trời chọn có thể phân định được sao? Đây chẳng phải là những ví dụ hay, điển hình về những hành vi tiêu cực sao? Những vấn đề liên quan đến tâm tính bại hoại thì liên quan trực tiếp đến sự thay đổi tâm tính của con người và sự cứu rỗi con người. Đây không phải là những vấn đề nhỏ, vậy tại sao các ngươi không thông công và mổ xẻ những vấn đề này trong các buổi nhóm họp? Nếu ngươi không bao giờ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề quan trọng như thế này trong các buổi nhóm họp, mà thay vào đó, ngươi thông công không ngừng về những điều tầm thường và nhàm chán, dành cả buổi nhóm họp để thông công một vấn đề nhỏ, không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề thực chất nào, lại còn lãng phí thời gian – chẳng phải ngươi đang lơ là bổn phận chính đáng của mình sao? Nếu cứ tiếp tục như thế, tất cả các ngươi sẽ trở thành những kẻ vô dụng, tố chất kém cỏi, đầu óc u mê, không làm tròn bổn phận của mình và không đạt được tiêu chuẩn của lẽ thật. Các ngươi không thông công về những điều nên thông công trong các buổi nhóm họp, và các ngươi không ngừng thông công về những điều không nên thông công trong các buổi nhóm họp. Ngươi luôn thông công về những điều không liên quan đến lẽ thật trong các buổi nhóm họp, những điều thuộc về sự hiểu biết lệch lạc của ngươi cùng những vấn đề cá nhân vặt vãnh, khiến mọi người phải tìm hiểu cùng ngươi, lãng phí thời gian một cách vô ích. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lối vào sự sống của những dân sự được Đức Chúa Trời chọn, mà còn làm chậm tiến độ bình thường của công tác hội thánh. Đây chẳng phải là gây nhiễu loạn và phá vỡ công tác của hội thánh sao? Hành vi như thế này nên được xác định là gây nhiễu loạn. Đó là một sự cố ý gây nhiễu loạn, và những người hành xử theo cách này nên bị hạn chế. Trong tương lai, các buổi nhóm họp chỉ nên giới hạn trong việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật, giải quyết các vấn đề liên quan đến tâm tính bại hoại, và giải quyết những khó khăn cùng vướng mắc trong bổn phận của con người. Bất kỳ vấn đề tầm thường và vụn vặt nào hoặc những vấn đề liên quan đến lẽ thường hàng ngày đều không nên được thông công trong các buổi nhóm họp. Các anh chị em có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách thông công với nhau; chúng không cần phải được thông công trong các buổi nhóm họp.

Trong hội thánh, luôn có những người hiểu lệch lạc về lời Đức Chúa Trời, những người bắt bẻ từng li từng tí. Khi Ta thông công về những hành vi tốt của con người, những người này thực sự nỗ lực trong hành vi của mình. Họ không biết tại sao chúng ta phải thông công về những điều này. Nói cho Ta nghe, tại sao chúng ta cần thông công về vấn đề này? Chúng ta muốn đạt được điều gì khi thông công về vấn đề này? Trước tiên chúng ta hãy nói về lý do tại sao lại phải thông công về vấn đề này. Chủ đề về những hành vi tốt của con người và tiêu chí cho những hành vi mà Đức Chúa Trời yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh nào? Được đưa ra trong khi chúng ta đang thông công về chủ đề “Mưu cầu lẽ thật là gì”. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc con người nên mưu cầu lẽ thật như thế nào. Những hành vi tốt mà mọi người thể hiện do thực hành lẽ thật có quan hệ đến lẽ thật và liên quan đến lẽ thật. Cho dù đối với con người một hành vi trông có vẻ tốt thế nào đi nữa nhưng nếu nó không liên quan đến việc thực hành lẽ thật, thì đó là điều không liên quan đến lẽ thật. Một số người sẽ nói: “Thế là sai! Chẳng phải Ngài đã phán rằng những hành vi tốt không đạt tiêu chuẩn của lẽ thật sao? Con không hiểu”. Các ngươi có thể giải thích vấn đề này không? Trong bối cảnh thông công về “Mưu cầu lẽ thật là gì”, Ta đã mổ xẻ những hành vi mà mọi người cho là tốt theo quan niệm của họ, và Ta đã phê phán, lên án chúng. Đồng thời, Ta đã cho mọi người biết những tiêu chí Đức Chúa Trời đã đưa ra đối với hành vi của con người, và Ta đã cho họ một con đường đúng đắn để sống thể hiện ra nhân tính bình thường, từ đó giúp họ có được những tiêu chí để đánh giá việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Trên cơ sở này, hiệu quả cuối cùng mà Ta đạt được là cho mọi người biết những hành vi mà họ cho là tốt theo quan niệm của họ không phải là tiêu chí của lẽ thật, chúng cũng không dính dáng đến lẽ thật, và cũng không liên quan đến lẽ thật, từ đó ngăn mọi người khỏi lầm tưởng rằng tuân giữ những hành vi tốt đẹp này là mưu cầu lẽ thật. Đồng thời, Ta cũng cho mọi người biết rằng họ chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn của việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường khi đáp ứng các tiêu chí về hành vi mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Vì Ta đã phán bảo mọi người rằng tất cả những hành vi tốt đẹp mà con người cổ xúy đều là vỏ bọc và giả dối, tất cả đều là diễn kịch và khoe mẽ, tất cả đều không chính xác, và tất cả đều bị uế tạp với âm mưu của Sa-tan, nên giờ khi những điều này bị lấy đi và tước đoạt khỏi con người thì họ không biết cách thực hành sao? Họ tự nhủ: “Vậy mình phải sống theo cái gì đây? Các tiêu chí thực tế của hành vi mà Đức Chúa Trời đòi hỏi là gì?” Những yêu cầu, tiêu chí và lời phán cụ thể mà Đức Chúa Trời đưa ra về hành vi của con người – chỉ đơn giản vậy thôi. Chừng nào con người còn sống thể hiện ra thực tế mà Đức Chúa Trời yêu cầu, thì họ sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Họ sẽ không bắt bẻ từng li từng tí, hay lúng túng, hồ đồ về vấn đề này. Khi một người đáp ứng các tiêu chuẩn mà nhân tính bình thường nên sống thể hiện ra thì chẳng phải họ đã giải quyết được một vấn đề thực tế trên con đường mưu cầu lẽ thật sao? Chẳng phải họ đã loại bỏ được một chướng ngại vật và giải quyết được một trở ngại để sống thể hiện ra nhân tính bình thường sao? Ít nhất, cho đến giờ, những cách tiếp cận bên ngoài được nhân loại ca ngợi, chẳng hạn như có học thức và lý trí, hòa nhã và dễ gần, không còn là mục tiêu theo đuổi của con người. Hay nói một cách chính xác hơn, đó không còn là mục tiêu mà những người mưu cầu lẽ thật cố gắng sống thể hiện ra bên ngoài, cũng không phải là tiêu chuẩn mà nhân tính bình thường phải sống thể hiện ra. Nó đã được thay thế bằng nhu cầu được kiềm chế, có phép tắc của thánh đồ, v.v. Những yêu cầu này của Đức Chúa Trời là tiêu chí để con người sống thể hiện ra nhân tính bình thường; chúng là hình tượng mà nhân tính bình thường nên sống thể hiện ra. Theo cách này, chẳng phải điều kiện, mục tiêu và phương hướng cơ bản nhất để mưu cầu lẽ thật đã được xác định sao? Điều cơ bản nhất, cốt lõi nhất đã được xác định, đó là mục đích sống thể hiện ra nhân tính bình thường không phải là để con người có học thức và lý trí, nhẹ nhàng và tao nhã, hòa nhã, lễ độ, kính già yêu trẻ, vân vân. Đúng hơn, đó là để họ sống thể hiện ra nhân tính bình thường như Đức Chúa Trời yêu cầu. Không có chiêu trò ngụy trang hay âm mưu nào của Sa-tan trong chuyện này; thay vào đó là thực sự sống thể hiện ra, bộc lộ và hành vi của nhân tính bình thường. Thực tế không phải là thế sao? (Thưa, đúng vậy.) Từ góc độ này, khi chúng ta thông công về những hành vi tốt của con người thuộc chủ đề về những điều mà con người cho là đúng và tốt theo quan niệm của họ, cũng như thông công về tiêu chí cho hành vi Đức Chúa Trời yêu cầu – những điều này có liên quan đến việc mưu cầu lẽ thật không? (Thưa có.) Đúng vậy, chúng có quan hệ với nhau. Ở một mức độ nào đó, điều này xác nhận phương hướng và mục tiêu cơ bản của việc con người mưu cầu lẽ thật. Điều này có nghĩa là, ít nhất, mục tiêu sống thể hiện ra nhân tính bình thường của ngươi sẽ đúng đắn trước khi ngươi bắt đầu mưu cầu lẽ thật. Mục tiêu này không phải là một cách tiếp cận do con người tạo ra, không phải là giả tạo hay ngụy trang. Thay vào đó, đó là việc sống thể hiện ra nhân tính một cách bình thường mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Mặc dù chủ đề này vẫn phần nào cách xa so với việc mưu cầu lẽ thật thực sự, nhưng nó rất cần thiết cho phương hướng bao quát của việc mưu cầu lẽ thật. Đó là tiêu chí hành vi đơn giản và cơ bản nhất mà con người nên hiểu. Cho dù chủ đề thông công này có cách xa việc mưu cầu lẽ thật bao nhiêu, và cách xa tiêu chí của lẽ thật bao nhiêu đi nữa nhưng bởi vì nó liên quan đến yêu cầu của Đức Chúa Trời và tiêu chí hành vi mà Đức Chúa Trời đã đặt cho nhân loại, nên tất nhiên nó cũng liên quan đến tiêu chí của lẽ thật ở một mức độ nào đó. Vì vậy, mọi người nên hiểu những vấn đề này. Những yêu cầu mà Đức Chúa Trời đặt ra cho hành vi của con người là những tiêu chí mà con người nên tuân theo và không được bỏ qua. Sau khi hiểu những vấn đề này, ít nhất mọi người sẽ không tìm cách trở thành một loại người có học thức và lý trí, nhẹ nhàng và tao nhã, nhã nhặn, dễ gần và hòa nhã trong việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường, và trong các cách tiếp cận bên ngoài – đặc biệt như người phương Tây đòi hỏi đàn ông phải là lịch thiệp, mở cửa cho phụ nữ, kéo ghế cho phụ nữ khi họ ngồi và ưu tiên cho phụ nữ ở những nơi công cộng – một khi mọi người phân định được về những hành vi tốt đẹp này, thì ít nhất họ cũng sẽ không lấy chúng làm tiêu chuẩn khi cố gắng sống thể hiện ra nhân tính bình thường, hay khi họ theo đuổi các hành vi của nhân tính bình thường. Thay vào đó, họ sẽ từ bỏ những điều này trong tâm trí mình; họ sẽ không còn bị ảnh hưởng và ràng buộc bởi chúng nữa. Đây là điều mà các ngươi nên làm. Nếu có người vẫn nói: “Chà, người đó không thực sự có học thức và lý trí”, phản ứng của ngươi sẽ như thế nào? Ngươi sẽ liếc nhìn họ và ngụ ý cho họ rằng: “Anh chị nói sai rồi. Đây là nhà Đức Chúa Trời. Anh chị nói ‘có học thức và lý trí’ ý là gì? Đó không phải là lẽ thật, và đó không phải là hình tượng giống con người mà chúng ta phải sống thể hiện ra.” Có người lại nói: “Lãnh đạo của chúng tôi không kính già yêu trẻ. Tôi đã lớn tuổi rồi mà chị ta không gọi tôi là dì, chỉ gọi tôi bằng tên. Chị ta không nên làm thế. Cháu tôi còn lớn tuổi hơn chị ta! Làm thế này chẳng phải là chị ta coi thường tôi sao? Chị ta cũng không thân thiện hay dễ gần. Đánh giá từ hành vi của chị ta, chị ta dường như không hợp để làm lãnh đạo”. Ngươi nghĩ gì về quan điểm này? Kính già yêu trẻ không phải là lẽ thật. Ngươi không nên đánh giá con người dựa trên những hành vi và biểu hiện bên ngoài của họ, mà dựa theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Chỉ những điều này mới là nguyên tắc để đánh giá con người. Vậy chúng ta nên đánh giá lãnh đạo và người làm công như thế nào? Ngươi nên xem liệu họ có làm công việc thực tế hay không, liệu họ có thể dẫn dắt dân sự được Đức Chúa Trời chọn ăn uống lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật hay không, liệu họ có thể dùng lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong hội thánh và hoàn tất một số công việc quan trọng hay không. Ví dụ, công tác Phúc Âm đang diễn ra như thế nào? Đời sống hội thánh như thế nào? Dân sự được Đức Chúa Trời chọn có làm tròn bổn phận của họ không? Tất cả các nhiệm vụ chuyên môn khác nhau tiến triển như thế nào? Những kẻ chẳng tin, kẻ ác và những kẻ địch lại Đấng Christ đã bị thanh trừ chưa? Đây là những công việc cốt yếu của hội thánh. Việc đánh giá các lãnh đạo và người làm công chủ yếu được thực hiện bằng cách xem họ thực hiện những công việc này tốt như thế nào. Nếu họ có hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực này, thì họ là một lãnh đạo có năng lực. Ngay cả khi hành vi của họ có hơi thiếu sót thì đó cũng không phải là vấn đề lớn. Chỉ nhìn vào những hành vi bên ngoài không phải là tiêu chuẩn để đánh giá liệu một lãnh đạo hay người làm công có phù hợp hay không. Nếu người ta nhìn việc này dưới góc độ của con người, thì có vẻ như người lãnh đạo đã thô lỗ vì cô ấy chưa bao giờ gọi người phụ nữ lớn tuổi là Dì hay Bà. Nhưng nếu họ dùng lời Đức Chúa Trời để đánh giá cô ấy, thì người lãnh đạo này đạt yêu cầu, và dân sự được Đức Chúa Trời chọn đã bầu đúng người vì cô ấy có thể gánh vác mọi khía cạnh công tác hội thánh, cô ấy là người hữu ích và có ích cho lối vào sự sống của mỗi người trong số các dân sự được Đức Chúa Trời chọn, và cô ấy làm tốt công tác Phúc Âm. Mọi người nên chấp nhận sự lãnh đạo của cô ấy và hợp tác với công việc của cô ấy. Nếu ai đó không hợp tác với công việc của lãnh đạo này, hoặc gây khó dễ cho cô ấy, hoặc nếu họ tìm cách lợi dụng để chỉ trích cô ấy chỉ vì lãnh đạo này không có những hành vi tốt bề ngoài như kính già yêu trẻ thì điều này không có lợi cho công tác hội thánh. Đây là hành động vô nguyên tắc đối với lãnh đạo và người làm công, và nó là biểu hiện của việc gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác hội thánh. Những người như thế này không đúng; họ đang hành ác. Nếu ngươi nhìn thấy một lãnh đạo hoặc người làm công không tôn trọng người lớn tuổi, và kết quả là ngươi cho rằng họ không phải là người tốt lắm, và ngươi không chấp nhận sự lãnh đạo của họ, thậm chí còn lên án họ, thì ngươi đang mắc lỗi gì? Đây là kết quả xấu xa của việc đánh giá con người bằng tiêu chuẩn của con người, theo quan điểm của văn hóa truyền thống. Nếu mọi người có thể đánh giá con người và bầu chọn lãnh đạo và người làm công theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thì điều đó sẽ chính xác và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Mọi người sẽ có thể vừa đối xử công bằng với người khác, vừa duy trì sự tiến triển bình thường của công tác hội thánh. Đức Chúa Trời sẽ hài lòng, và con người sẽ hài lòng. Chẳng phải vậy sao?

Vì Ta đã mổ xẻ cái gọi là “hành vi tốt” của con người và thông công về các tiêu chuẩn của yêu cầu mà Đức Chúa Trời đặt ra đối với hành vi của con người nên quan điểm mà con người nhìn nhận người khác và các tiêu chuẩn mà họ sử dụng để đánh giá người ta đã thay đổi; vì tầm nhìn mà mọi người nhìn người khác là khác nhau nên kết quả đánh giá của mọi người cũng khác nhau. Nếu con người lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở để đánh giá, thì kết quả nhất định sẽ chính xác, công bằng, khách quan và vì lợi ích của mọi người. Nếu quan điểm, phương pháp và cơ sở để đánh giá con người là những điều mà con người cho là đúng và tốt, thì kết quả sẽ ra sao? Cuối cùng, một người nào đó có thể buộc tội sai hoặc kết án người tốt, hoặc họ có thể bị lừa dối bởi những kẻ đạo đức giả, và không thể đánh giá và đối xử công bằng với người ta. Vì cơ sở của con người là sai nên kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ sai lầm, bất công và không phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, có cần thiết phải mổ xẻ và thông công về thực chất quan niệm của con người về hành vi tốt không? Điều này có liên quan gì đến việc mưu cầu lẽ thật không? Chúng có quan hệ rất mật thiết với nhau! Mặc dù chủ đề này chỉ đề cập đến việc con người sống thể hiện ra nhân tính bình thường, cùng những cách tiếp cận và bộc lộ bên ngoài của con người, nhưng khi con người có những tiêu chí đúng đắn mà Đức Chúa Trời yêu cầu để sống thể hiện ra nhân tính bình thường, thì họ sẽ có những cơ sở và tiêu chí đúng đắn và chuẩn mực để đánh giá người khác, để nhìn nhận con người và sự vật, để cư xử và hành động. Vì vậy, về mặt này, chẳng phải phương hướng, con đường và mục tiêu mưu cầu lẽ thật của họ sẽ chính xác hơn sao? (Thưa, đúng vậy.) Nó sẽ chính xác hơn và chuẩn hóa hơn. Mặc dù những chủ đề này có phần đơn giản, nhưng chúng liên quan đến quan điểm của con người về con người và sự vật, cách cư xử và hành động một cách thực tế nhất, chân thực nhất và gần gũi nhất – chúng không hề sáo rỗng chút nào.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger