Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại mới thật sự tự biết mình (Phần 3)
Các ngươi có thể cũng quen thuộc với loại tâm tính bại hoại thứ sáu, là tà ác. Trước hết, chúng ta sẽ nói từ chuyện rao giảng Phúc Âm. Có những người bộc lộ tâm tính tà ác khi rao giảng Phúc Âm. Họ không rao giảng theo nguyên tắc, cũng không biết loại người nào yêu lẽ thật và có nhân tính; mà chỉ chăm chăm tìm người khác giới tâm đầu ý hợp với họ, người mà họ thích và thấy hợp. Với những người họ không thích hoặc không hợp thì họ không rao giảng. Bất kể người ta có phù hợp với các nguyên tắc rao giảng Phúc Âm hay không – chỉ cần là người họ thấy hứng thú thì họ sẽ không từ bỏ. Người khác bảo họ rằng người đó không phù hợp với các nguyên tắc rao giảng Phúc Âm, nhưng họ vẫn nhất quyết rao giảng cho người đó. Có một tâm tính bên trong chi phối hành động của họ, khiến họ lấy danh nghĩa rao giảng Phúc Âm mà thỏa mãn ham muốn dâm dật và mục đích riêng của mình. Đây tuyệt đối là tâm tính tà ác. Thậm chí có những người biết rõ mình làm vậy là sai, là đắc tội với Đức Chúa Trời và vi phạm các sắc lệnh quản trị của Ngài, nhưng họ vẫn không dừng lại. Đây là một loại tâm tính, chẳng phải sao? (Thưa, phải.) Đây là một trong những biểu hiện của tâm tính tà ác, nhưng không chỉ có sự bộc lộ của ham muốn dâm dật được xem là tà ác; phạm vi của tà ác rộng hơn, chứ không chỉ là tình dục của xác thịt. Thử nghĩ xem tâm tính tà ác còn có những biểu hiện nào nữa? Vì nó là một tâm tính, nên nó không chỉ là một lối hành động, mà còn có nhiều tình trạng, biểu hiện và sự bộc lộ khác nhau để xác định nó như một tâm tính. (Thưa, chạy theo trào lưu thế gian, không buông bỏ những thứ liên quan đến trào lưu thế gian.) Không buông bỏ trào lưu tà ác là một kiểu. Họ bám chặt không buông, đeo đuổi không bỏ, đặc biệt hứng thú, đặc biệt nhiệt tâm chạy theo những trào lưu tà ác của thế gian, bất kể được thông công lẽ thật như thế nào, bất kể bị tỉa sửa ra sao, họ vẫn không bao giờ buông bỏ chúng; thậm chí còn ham mê đến cuồng dại. Đây là tà ác. Vậy khi người ta chạy theo trào lưu tà ác, những biểu hiện nào cho thấy họ có tâm tính tà ác? Tại sao họ lại yêu thích những thứ này? Điều gì trong những trào lưu thế gian tà ác này mang lại cho họ sự thỏa mãn về tâm lý, thỏa mãn những yêu cầu của họ và thỏa mãn những sở thích và dục vọng của họ? Ví dụ: giả sử họ thích các ngôi sao điện ảnh: điều gì ở những ngôi sao điện ảnh này khiến họ si mê và chạy theo người ta đến thế? Đó là điệu bộ, phong cách, ngoại hình và danh tiếng của những người này, cũng như kiểu cuộc sống xa hoa mà người thích các ngôi sao điện ảnh hằng mơ ước. Có phải tất cả những điều họ chạy theo này đều tà ác không? (Thưa, phải.) Tại sao lại nói chúng tà ác? (Thưa, bởi vì chúng đi ngược lại lẽ thật và những điều tích cực, không phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời.) Đây là giáo lý. Thử phân tích những người nổi tiếng và ngôi sao điện ảnh này: lối sống, cung cách, thậm chí cả phong cách và trang phục của họ, những thứ mà ai cũng rất tôn sùng. Tại sao họ sống cuộc sống như vậy? Và tại sao họ khiến những người khác chạy theo mình? Họ đã đổ rất nhiều công sức cho mọi chuyện này. Họ có chuyên gia trang điểm và nhà tạo mẫu riêng để tạo nên hình tượng này của mình. Vậy thì khi tạo ra hình tượng này của bản thân, mục đích của họ là gì? Để quyến rũ, mê hoặc mọi người, khiến mọi người chạy theo mình – và từ đó hưởng lợi. Cho nên cho dù mọi người tôn sùng danh tiếng, ngoại hình hay cuộc sống của những ngôi sao điện ảnh này, thì đó thực sự đều là những hành động ngu xuẩn, lố bịch. Nếu có lý tính, làm sao người ta lại tôn sùng ma quỷ được? Ma quỷ là những thứ mê hoặc, lừa bịp và hãm hại con người. Ma quỷ không tin Đức Chúa Trời và không hề tiếp nhận lẽ thật. Hết thảy ma quỷ đều đi theo Sa-tan. Mục đích của những người chạy theo và tôn sùng ma quỷ cũng như Sa-tan là gì? Họ muốn bắt chước những con ma quỷ này, noi theo chúng, với hy vọng một ngày nào đó mình sẽ trở thành ma quỷ, cũng xinh đẹp và gợi cảm y như những ma quỷ và người nổi tiếng này. Họ thích tận hưởng cảm giác này. Bất kể người ta tôn sùng người nổi tiếng, hay là danh nhân, vĩ nhân nào, thì mục đích cuối cùng của những ngôi sao này đều như nhau – nhằm mê hoặc, quyến rũ mọi người và khiến mọi người tôn sùng, đi theo mình. Đây chẳng phải là tâm tính tà ác sao? Quá hiển nhiên, đây là tâm tính tà ác.
Tâm tính tà ác còn biểu hiện theo một cách khác. Có những người thấy các buổi nhóm họp trong nhà Đức Chúa Trời luôn gồm có đọc lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật, thảo luận về việc biết mình, nói về chuyện làm tròn bổn phận, cách hành động theo nguyên tắc, cách kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, cách để hiểu và thực hành lẽ thật, cùng nhiều khía cạnh khác của lẽ thật. Lắng nghe suốt bao năm qua, càng nghe họ càng bắt đầu chán ghét, và bắt đầu phàn nàn rằng: “Tin Đức Chúa Trời chẳng phải là để có được phước lành sao? Tại sao chúng ta cứ luôn nói về lẽ thật và thông công về lời Đức Chúa Trời làm gì? Có khi nào kết thúc không? Tôi nghe mãi thành chán ghét rồi!”. Nhưng họ lại không cam lòng trở lại thế tục. Họ tự nhủ: “Tin Đức Chúa Trời thật khô khan, nhàm chán – làm sao để nó thú vị hơn một chút nhỉ? Phải tìm ra cái gì đó thú vị mới được”, thế là họ đi hỏi loanh quanh: “Trong hội thánh này có bao nhiêu người tin Đức Chúa Trời? Bao nhiêu lãnh đạo và chấp sự? Bao nhiêu người đã bị cách chức? Có bao nhiêu sinh viên và cao học viên? Có ai biết con số không?”. Họ coi những chuyện và con số này là lẽ thật. Đây là tâm tính gì? Đây là tà ác, cách nói thông thường là “tà môn”. Họ đã nghe rất nhiều lẽ thật, nhưng không một lẽ thật nào có thể khiến họ đủ xem trọng hoặc chú ý. Hễ ai buôn chuyện hay phao tin nội bộ là họ lập tức dỏng tai lên hóng hớt, sợ bỏ lỡ. Đây là tà môn, chẳng phải sao? (Thưa, phải.) Kẻ tà môn có đặc điểm gì? Họ không có chút hứng thú nào với lẽ thật. Họ chỉ hứng thú với những chuyện bên ngoài, ham hố tìm kiếm không biết chán những chuyện tầm phào và những thứ không liên quan gì đến lối vào sự sống của mình hay lẽ thật. Họ cho rằng hiểu những điều này, những thông tin này, và lưu giữ hết thảy chúng trong đầu đồng nghĩa với việc họ có thực tế của lẽ thật, thực sự là người của nhà Đức Chúa Trời, chắc chắn sẽ được Đức Chúa Trời khen ngợi và có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Các ngươi nghĩ sao, sự thật có phải như thế không? (Thưa, không.) Các ngươi có thể nhìn thấu điều này, nhưng nhiều người mới tin Đức Chúa Trời lại không thể. Họ chỉ chăm chăm vào những thông tin này, nghĩ rằng biết những điều này thì là người của nhà Đức Chúa Trời – nhưng trên thực tế, Đức Chúa Trời khinh ghét những kẻ như vậy nhất, họ là những kẻ phù phiếm, nông cạn và vô tri nhất trên đời. Đức Chúa Trời đã xuất hiện trong xác thịt vào thời kỳ sau rốt để thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch con người, để đạt hiệu quả là ban cho con người lẽ thật như sự sống. Nhưng nếu con người không chú trọng vào việc ăn uống lời Đức Chúa Trời mà lúc nào cũng cố tìm hiểu những chuyện tầm phào, cố tìm hiểu thêm về sự tình bên trong hội thánh, thì họ có đang mưu cầu lẽ thật không? Họ có phải là người chuyên tâm vào việc chính đáng không? Đối với Ta, đây là những kẻ tà ác, kẻ không tin. Cũng có thể gọi những kẻ như thế này là tà môn. Lúc nào họ cũng chỉ tập trung vào tin đồn. Làm vậy thỏa mãn trí tò mò của họ, nhưng họ lại bị Đức Chúa Trời khinh ghét. Đây không phải là những người thật tâm tin Đức Chúa Trời, càng không phải là những người mưu cầu lẽ thật. Nói một cách đơn giản, họ là tôi tớ của Sa-tan, đến làm nhiễu loạn công tác của hội thánh. Hơn thế nữa, những kẻ luôn nghiên cứu và điều tra về Đức Chúa Trời còn là tôi tớ và tay sai của con rồng lớn sắc đỏ. Đức Chúa Trời căm ghét và ghê tởm những kẻ này nhất trên đời. Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời, tại sao ngươi lại không tin tưởng Đức Chúa Trời? Khi nghiên cứu và điều tra về Đức Chúa Trời, có phải ngươi đang tìm kiếm lẽ thật không? Việc tìm kiếm lẽ thật có liên quan gì đến gia đình sinh ra Đấng Christ hay môi trường Ngài lớn lên không? Những kẻ luôn nghiên cứu Đức Chúa Trời chẳng phải quá đáng ghê tởm sao? Nếu ngươi luôn có quan niệm về những điều liên quan đến nhân tính của Đấng Christ, thì ngươi nên dành nhiều thời gian hơn để mưu cầu sự hiểu biết về lời Đức Chúa Trời; chỉ khi hiểu lẽ thật, ngươi mới có thể giải quyết được vấn đề quan niệm của mình. Điều tra gia đình hay hoàn cảnh ra đời của Đấng Christ có giúp ngươi đạt đến biết Đức Chúa Trời không? Có giúp ngươi phát hiện thực chất thần tính của Đấng Christ không? Tuyệt đối không. Những người thật tâm tin Đức Chúa Trời thì dốc sức tìm hiểu lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, chỉ như vậy mới có thể biết được thực chất thần tính của Đấng Christ. Nhưng tại sao những kẻ luôn nghiên cứu Đức Chúa Trời lại đang không ngừng làm những việc tà môn? Những kẻ rác rưởi không có hiểu biết thuộc linh này nên khẩn trương ra khỏi nhà Đức Chúa Trời! Rất nhiều lẽ thật đã được bày tỏ, rất nhiều điều đã được thông công trong các buổi nhóm họp và bài giảng – tại sao ngươi vẫn nghiên cứu Đức Chúa Trời? Việc ngươi luôn nghiên cứu Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi quá tà ác! Hơn nữa, thậm chí còn có những người nghĩ rằng biết được tất cả những thông tin lặt vặt này sẽ cho họ vốn liếng, thế là họ đi khắp nơi khoe khoang với mọi người. Và cuối cùng chuyện gì xảy ra? Họ khiến Đức Chúa Trời khinh ghét và ghê tởm. Họ có còn là con người không? Chẳng phải họ là quỷ sống sao? Làm sao họ là người tin Đức Chúa Trời được? Đầu óc họ lúc nào cũng chỉ nghĩ về những chuyện tà môn oa đạo. Như thể họ cho rằng càng biết nhiều tin đồn, họ càng là người của nhà Đức Chúa Trời và càng hiểu lẽ thật. Những kẻ như thế này quá sức lố bịch. Trong nhà Đức Chúa Trời, không ai bị khinh ghét hơn họ.
Trong đức tin, một số người luôn chú trọng những điều không thực tế. Chẳng hạn như một số người luôn tìm hiểu xem vương quốc như thế nào, tầng trời thứ ba ở đâu, âm phủ ra sao và địa ngục ở đâu. Họ luôn nghiên cứu những điều mầu nhiệm thay vì chú trọng lối vào sự sống. Đây là tà môn, là tà ác. Có những người đã nghe biết bao nhiêu bài giảng và mối thông công mà vẫn không hiểu chính xác thì lẽ thật là gì, cũng không biết nên đưa lẽ thật vào thực hành như thế nào. Hễ có thời gian là họ nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, nghiền ngẫm câu từ, tìm kiếm một loại cảm giác nào đó, và họ cũng luôn nghiên cứu xem lời Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm hay chưa. Nếu đã được ứng nghiệm rồi thì họ tin rằng đây là việc Đức Chúa Trời làm, còn nếu chưa ứng nghiệm thì họ phủ nhận đây là việc Đức Chúa Trời làm. Họ chẳng ngớ ngẩn sao? Đây chẳng phải là tà môn sao? Con người luôn có thể nhìn ra khi nào lời Đức Chúa Trời ứng nghiệm sao? Con người không nhất thiết có khả năng nhìn ra khi nào một số lời của Đức Chúa Trời ứng nghiệm. Đối với con người, một số lời của Ngài dường như chưa ứng nghiệm, nhưng đối với Đức Chúa Trời thì đã ứng nghiệm rồi. Con người không thể nào nhìn thấy rõ được những điều này; nếu có thể hiểu được dù chỉ 20% thôi là đã tốt rồi. Có những người lúc nào cũng nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, nhưng lại không chú trọng thực hành lẽ thật hay bước vào thực tế. Đây chẳng phải là không chuyên tâm vào việc chính đáng của mình sao? Họ đã nghe rất nhiều lẽ thật nhưng vẫn không hiểu, và lúc nào cũng tìm kiếm bằng chứng về sự ứng nghiệm của những lời tiên tri, coi đây là sự sống và động lực của mình. Chẳng hạn như khi một số người cầu nguyện, họ nói những điều như: “Lạy Đức Chúa Trời, nếu Ngài muốn con làm điều này, xin hãy cho con thức dậy lúc sáu giờ sáng mai; nếu không thì xin hãy để con ngủ đến bảy giờ”. Họ thường làm như vậy, dùng cách hành động này làm nguyên tắc của mình, thực hành nó như thể nó là lẽ thật. Đây gọi là tà môn. Khi hành động, họ luôn dựa vào cảm tính, tập trung vào những điều siêu nhiên, dựa vào tin đồn và những thứ phi thực tế khác; lúc nào cũng tập trung sức lực cho những thứ tà môn. Đây là tà ác. Bất kể ngươi thông công về lẽ thật với họ như thế nào, họ vẫn cho rằng lẽ thật không có ích lợi gì và không chính xác bằng dựa vào cảm nhận hoặc sự xác nhận thông qua so sánh. Đây là tà môn. Họ không tin Đức Chúa Trời tể trị và an bài vận mệnh của con người, và dẫu ngoài miệng nói rằng họ thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng trong lòng họ vẫn không tiếp nhận lẽ thật, không bao giờ nhìn mọi sự qua lời Đức Chúa Trời. Nếu một danh nhân nói điều gì đó, họ tin là lẽ thật và làm theo. Nếu một thầy bói hoặc thầy tướng số nói với họ rằng sang năm họ sẽ được thăng chức lên làm quản lý, họ tin liền. Đây chẳng phải là tà môn sao? Họ tin vào xem quẻ, bói toán và những chuyện siêu nhiên, chỉ tin vào những thứ tà môn này. Cũng giống như một số người nói: “Các lẽ thật tôi hiểu hết, chỉ là tôi không thể đưa chúng vào thực hành. Tôi không biết vấn đề là gì nữa”. Giờ đây chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi này: họ là loại tà môn. Cho dù ngươi thông công về lẽ thật với những người như vậy thế nào đi chăng nữa cũng sẽ không vào đầu họ hay thấy được bất kỳ tác dụng nào. Những người này không chỉ chán ghét lẽ thật, mà còn có tâm tính tà ác. Biểu hiện quan trọng nhất của việc chán ghét lẽ thật là gì? Đó là người ta hiểu lẽ thật nhưng không thực hành lẽ thật. Họ không muốn nghe lẽ thật, họ kháng cự và ác cảm với lẽ thật. Họ biết lẽ thật là đúng và tốt, nhưng lại không thực hành lẽ thật, không sẵn lòng đi theo con đường này, không muốn chịu khổ hay trả giá, càng không muốn mất bất kỳ thứ gì. Kẻ tà ác không như vậy. Họ cho rằng những điều tà ác là lẽ thật, là con đường đúng đắn, và họ chạy theo những thứ này, cố gắng noi theo chúng và không ngừng dốc sức vào chúng. Nhà Đức Chúa Trời thường thông công về các nguyên tắc cầu nguyện: mọi người có thể cầu nguyện mọi lúc, mọi nơi mình muốn, không giới hạn về thời gian, chỉ cần đến trước Đức Chúa Trời, nói những lời trong lòng mình và tìm kiếm lẽ thật. Những lời này nên thường xuyên được nghe thấy và dễ hiểu, nhưng kẻ tà ác lại đưa chúng vào thực hành như thế nào? Mỗi lúc gà gáy sáng, họ luôn luôn quay mặt về hướng nam, quỳ xuống, đặt cả hai bàn tay trên đất, phủ phục hết mức có thể trước Đức Chúa Trời khi cầu nguyện. Họ cho rằng chỉ những lúc như vậy, Đức Chúa Trời mới có thể nghe thấy lời cầu nguyện của họ, bởi vì đây là lúc Đức Chúa Trời không bận rộn, Ngài có thời gian để lắng nghe. Điều này chẳng sai lầm sao? Chẳng tà môn sao? Lại có những người nói rằng thời gian hiệu quả nhất để cầu nguyện là vào lúc một, hai giờ sáng, khi xung quanh yên tĩnh. Tại sao họ lại nói thế? Họ cũng có lý do của họ. Họ nói rằng lúc đó mọi người đang ngủ; Đức Chúa Trời chỉ có thời gian giải quyết chuyện của họ khi Ngài không bận rộn. Điều này chẳng lầm to sao? Chẳng quá tà môn sao? Cho dù ngươi thông công về lẽ thật với họ như thế nào đi chăng nữa, họ cũng không chịu tiếp nhận. Họ là những kẻ vô lý nhất và không có khả năng hiểu lẽ thật. Lại có những người nói: “Khi con người tin Đức Chúa Trời, họ phải làm việc thiện, là người tử tế và không được sát sinh hoặc ăn thịt. Ăn thịt là sát sinh, là phạm tội, và Đức Chúa Trời không muốn những người làm điều này”. Những lời này có bất kỳ cơ sở nào không? Đức Chúa Trời có bao giờ phán bất kỳ điều gì như vậy không? (Thưa, không.) Vậy thì ai nói như thế? Người ngoại đạo và dạng ngớ ngẩn. Trên thực tế, những người nói điều này chưa hẳn đã không ăn thịt – hoặc có thể là họ không ăn thịt trước mặt người khác, nhưng khi không có ai thì ăn rất nhiều. Những người này rất giỏi giả vờ và đi đâu cũng gieo rắc ngụy lý. Đây là tà ác. Những kẻ như vậy quá đỗi tà môn. Họ coi những tà thuyết và ngụy lý này là điều răn và quy tắc, thậm chí còn thực hành và bám vào chúng như thể là lẽ thật hay yêu cầu của Đức Chúa Trời, hăng hái và trơ trẽn dạy người khác làm theo. Tại sao Ta nói rằng cách nói, cách làm của những người này và những phương thức họ mưu cầu là tà ác? (Thưa, bởi vì những điều đó không liên quan gì đến lẽ thật.) Thế bất cứ điều gì không liên quan đến lẽ thật đều là tà ác à? Giải thích như vậy thì sẽ rất phiền phức. Có những điều trong cuộc sống hàng ngày của con người không liên quan đến lẽ thật. Bảo chúng tà ác chẳng phải là bóp méo sự thật sao? Những gì Đức Chúa Trời không kết tội thì không thể nói là tà ác, chỉ những gì Đức Chúa Trời kết tội mới có thể nói là tà ác. Nếu xác định mọi thứ không liên quan đến lẽ thật đều là tà ác, thì rất sai lầm. Những chi tiết trong nhu cầu thiết yếu của cuộc sống – như ăn, uống, ngủ, nghỉ – có liên quan đến lẽ thật không? Những điều này có tà ác không? Đây đều là những nhu cầu chính đáng của thân thể, phù hợp quy luật sinh hoạt, chúng không tà ác. Vậy thì tại sao những hành động Ta vừa đề cập lại được xếp là tà ác? Bởi vì những cách làm đó đưa con người vào con đường sai lầm và vô lý – đưa họ vào con đường tôn giáo. Việc họ thực hành theo cách này và dạy người khác hành động theo cách này là dẫn người ta vào con đường tà ác. Đó là kết quả tất yếu. Khi con người tôn sùng những trào lưu tà ác của thế gian và đi con đường tà ác, cuối cùng họ sẽ như thế nào? Họ trở nên sa đọa, mất hết lý trí, không còn liêm sỉ và cuối cùng hoàn toàn bị cuốn theo những trào lưu của thế gian, họ đi đến chỗ diệt vong, không khác gì người ngoại đạo. Một số người không những coi những tà thuyết và ngụy lý này là quy tắc hoặc điều răn phải tuân theo, mà còn bám vào chúng như lẽ thật. Đây là kẻ ngu xuẩn không có chút hiểu biết thuộc linh nào. Cuối cùng, họ chỉ có thể bị đào thải. Liệu Đức Thánh Linh có thể công tác trên bất kỳ ai có hiểu biết lệch lạc như vậy về lẽ thật không? (Thưa, không.) Đức Thánh Linh không công tác trong những người này, mà là tà linh hoạt động, bởi vì con đường những người này đi là con đường tà ác, họ đang lao vào con đường của tà linh – đó chính xác là điều những tà linh này cần. Và kết quả là những người này bị tà linh ám. Trước đây, Ta đã phán rằng: “Quỷ Sa-tan, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh, tìm người để nuốt chửng”. Khi con người đi theo tà môn oa đạo, họ chắc chắn sẽ bị tà linh bắt đi. Đức Chúa Trời không cần phải giao ngươi cho tà linh. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật, ngươi sẽ không được bảo vệ và Đức Chúa Trời sẽ không ở bên ngươi. Đức Chúa Trời sẽ không quan tâm đến ngươi nếu Ngài không thể thu phục được ngươi, và các tà linh sẽ nhân cơ hội này lẻn vào chiếm hữu ngươi. Đây là hậu quả, chẳng phải sao? Tất cả những kẻ chán ghét lẽ thật và không ngừng lên án công tác của Đức Chúa Trời nhập thể, tất cả những kẻ chạy theo trào lưu thế gian, những kẻ diễn giải sai một cách trắng trợn lời Đức Chúa Trời và Kinh thánh, những kẻ truyền bá tà thuyết và ngụy lý – tất cả những việc chúng làm này đều sinh ra từ tâm tính tà ác. Có những người mưu cầu chuyện thuộc linh, và bởi vì hiểu biết của họ sai lệch, nên họ bịa ra nhiều ngụy lý để mê hoặc mọi người, và họ trở thành những nhà chủ nghĩa không tưởng, nhà lý luận, đó cũng là làm việc tà môn. Họ là kẻ tà ác. Giống như người Pha-ri-si, mọi việc họ làm đều là giả hình, bản thân không thực hành lẽ thật mà lại mê hoặc mọi người để được đề cao, tôn sùng. Khi Đức Chúa Jêsus xuất hiện để công tác, họ thậm chí còn đóng đinh Ngài lên thập tự giá. Đây là tà ác, và cuối cùng họ đã bị Đức Chúa Trời rủa sả. Ngày nay, giới tôn giáo không chỉ phán xét và lên án sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời, mà ghê tởm nhất là họ còn đứng về phía con rồng lớn sắc đỏ, liên kết với các thế lực tà ác để bách hại những người được Đức Chúa Trời chọn và đối địch với Đức Chúa Trời. Đây là tà ác. Giới tôn giáo chưa bao giờ căm ghét các thế lực tà ác của Sa-tan, họ không căm ghét sự tà ác của đất nước con rồng lớn sắc đỏ, mà thay vào đó lại cầu nguyện và chúc phúc cho chúng. Đây là tà ác. Bất kỳ hành vi nào liên quan hoặc hợp tác với Sa-tan và tà linh đều có thể được gọi chung là tà ác. Những cách thực hành đó là tà môn oa đạo, cực đoan và quá quắt – đây cũng là tà ác. Có những người luôn hiểu lầm Đức Chúa Trời, và những hiểu lầm này không thể được giải quyết bất kể họ được thông công về lẽ thật như thế nào đi chăng nữa. Họ luôn thuyết giảng về lý luận riêng của mình, giữ chặt những ngụy lý của mình. Chẳng phải như thế cũng có một chút tà ác sao? Có những người có quan niệm về Đức Chúa Trời; sau khi được thông công nhiều lần về lẽ thật, họ nói họ đã hiểu và các quan niệm của họ đã được giải quyết, nhưng sau đó họ vẫn bám vào quan niệm của mình, luôn tiêu cực và bám chặt vào những lý do bào chữa của bản thân. Đây chẳng phải là tà ác sao? Đây cũng là một dạng tà ác. Tóm lại, bất kỳ ai làm việc vô lý, được thông công về lẽ thật như thế nào cũng không chịu tiếp nhận, thì đều là người làm việc tà môn và có chút tà tính. Những người có tâm tính tà ác này không dễ được Đức Chúa Trời cứu rỗi, bởi vì họ không thể tiếp nhận lẽ thật và không chịu buông bỏ những lý lẽ tà ác của mình; họ thực sự vô phương cứu vãn.
Chúng ta vừa thông công về tổng cộng sáu tâm tính: cương ngạnh, kiêu ngạo, giả dối, chán ghét lẽ thật, hung ác và tà ác. Mổ xẻ sáu tâm tính này có mang lại cho các ngươi nhận thức và hiểu biết mới về sự thay đổi trong tâm tính không? Chính xác thì sự thay đổi trong tâm tính là gì? Có phải nó có nghĩa là loại bỏ một khuyết điểm nào đó, sửa đổi một hành vi nào đó, hoặc thay đổi một nét tính cách nào đó không? Tuyệt đối không phải vậy. Vậy chính xác thì tâm tính đề cập đến những điều gì, giờ đây các ngươi đã rõ hơn một chút chưa? Sáu tâm tính này có thể được mô tả là những tâm tính bại hoại của con người, là thực chất bản tính của con người không? (Thưa, có thể.) Sáu tâm tính này là những điều tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là những điều tiêu cực.) Có thể nói chúng chắc chắn tuyệt đối là những tâm tính bại hoại của con người, là những khía cạnh chính trong tâm tính bại hoại của con người. Không một tâm tính bại hoại nào trong số này là không đối địch với Đức Chúa Trời và lẽ thật, và không một cái nào là điều tích cực. Do đó, sáu tâm tính này là sáu khía cạnh, gọi chung là tâm tính bại hoại. Tâm tính bại hoại là thực chất bản tính của con người. Có thể giải thích từ “thực chất” như thế nào? Thực chất đề cập đến bản tính của con người. Bản tính của con người có nghĩa là những điều con người dựa vào để sinh tồn, những điều chi phối cách sống của họ. Con người sống theo bản tính của mình. Bất kể ngươi sống thể hiện ra điều gì, mục tiêu và phương hướng của ngươi là gì, ngươi sống theo những phép tắc nào, thì thực chất bản tính của ngươi cũng không thay đổi – điều này là không thể bàn cãi. Vì vậy, khi ngươi không có lẽ thật và sống dựa vào những tâm tính bại hoại này, thì mọi điều ngươi sống thể hiện ra đều chống đối Đức Chúa Trời, đi ngược lại lẽ thật và trái với ý muốn của Đức Chúa Trời. Bây giờ các ngươi phải hiểu điều này: nếu tâm tính không thay đổi, con người có thể đạt được sự cứu rỗi không? (Thưa, không thể.) Tuyệt đối không thể. Vậy nếu tâm tính của con người không thay đổi, liệu họ có thể tương hợp với Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Chuyện đó sẽ cực kỳ khó. Khi nói đến sáu tâm tính này, bất kể là tâm tính nào và bất kể nó biểu hiện hoặc bộc lộ nơi ngươi ở mức độ nào, nếu ngươi không thể tự giải phóng cho mình khỏi sự kìm kẹp của những tâm tính bại hoại này, thì dù ý định hay mục đích hành động của ngươi là gì, và dù ngươi hành động có chủ ý hay không, thì tính chất của mọi việc ngươi làm chắc chắn sẽ là chống đối Đức Chúa Trời, và chắc chắn sẽ bị Đức Chúa Trời kết tội – đó là một hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Bị Đức Chúa Trời kết tội có phải là điều mà tất cả những người tin Đức Chúa Trời cuối cùng đều mong muốn không? (Thưa, không.) Và vì đây không phải là kết quả con người mong muốn, vậy điều quan trọng nhất họ nên làm là gì? Họ nên nhận thức được tâm tính bại hoại và thực chất bại hoại của chính mình, hiểu lẽ thật, sau đó nên tiếp nhận lẽ thật – dần dần, từng chút một, giải phóng bản thân khỏi những tâm tính bại hoại này trong những hoàn cảnh Đức Chúa Trời đã tạo ra cho họ, và đạt được sự tương hợp với Đức Chúa Trời cũng như lẽ thật. Đây là con đường dẫn đến sự thay đổi trong tâm tính của con người.
Trước đây, có những người xem việc thay đổi tâm tính mình là chuyện rất dễ dàng và đơn giản. Họ tin rằng “Chỉ cần buộc mình không nói những điều chống đối Đức Chúa Trời hoặc làm bất kỳ điều gì gây gián đoạn hay nhiễu loạn công tác của hội thánh, chỉ cần mình có quan điểm đúng đắn, lòng mình ngay thẳng, và hiểu lẽ thật nhiều hơn một chút, dốc sức nhiều hơn, chịu khổ nhiều hơn và trả giá nhiều hơn, thì sau vài năm, mình nhất định sẽ có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính”. Những lời này có đứng vững được không? (Thưa, không.) Họ sai lầm ở đâu? (Thưa, họ không biết gì về tâm tính bại hoại của mình.) Mục đích của việc biết tâm tính bại hoại của mình là gì? (Thưa, để thay đổi.) Và kết quả của sự thay đổi này là gì? Để đạt được lẽ thật. Để đánh giá xem có sự thay đổi nào trong tâm tính ngươi hay không thì phải xét xem hành động của ngươi phù hợp với lẽ thật hay vi phạm lẽ thật, xuất phát từ ý muốn của con người hay là để thỏa mãn yêu cầu của Đức Chúa Trời. Xem xét mức độ thay đổi của tâm tính ngươi là xét xem khi ngươi bộc lộ một tâm tính bại hoại, liệu ngươi có thể phản tỉnh và phản bội xác thịt, ý định, tham vọng và dục vọng của mình hay không, có thể căn cứ theo lẽ thật mà thực hành hay không. Khả năng căn cứ theo lẽ thật và lời Đức Chúa Trời mà thực hành của ngươi đến đâu và liệu việc thực hành của ngươi có hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của lẽ thật hay không, sẽ chứng tỏ tâm tính ngươi đã thay đổi đến mức độ nào. Chúng tỷ lệ thuận với nhau. Chẳng hạn như tâm tính cương ngạnh: lúc đầu, khi chưa có sự thay đổi nào trong tâm tính thì ngươi không hiểu lẽ thật, cũng không biết rằng mình có tâm tính cương ngạnh, và khi nghe lẽ thật, ngươi thầm nghĩ: “Sao lẽ thật lại có thể luôn phơi bày những vết sẹo của con người được nhỉ?”. Sau khi nghe xong, ngươi cảm thấy những lời của Đức Chúa Trời là đúng, nhưng nếu sau một, hai năm, ngươi không khắc ghi vào lòng bất kỳ điều nào trong số đó, nếu ngươi không tiếp nhận bất kỳ điều nào trong số đó, thì đây là sự cương ngạnh, chẳng phải sao? Nếu sau hai, ba năm mà ngươi vẫn không tiếp nhận chút nào, nếu tình trạng bên trong ngươi không thay đổi chút nào, và dù ngươi không trễ nải trong việc thực hiện bổn phận và đã chịu khổ không ít, nhưng tình trạng cương ngạnh của ngươi vẫn không được giải quyết hay giảm bớt chút nào, thì liệu đã có bất kỳ thay đổi nào trong khía cạnh này của tâm tính ngươi chưa? (Thưa, chưa.) Vậy tại sao ngươi lại bôn ba và công tác làm gì? Bất kể vì lý do gì, ngươi cũng đang bôn ba và công tác một cách mù quáng, bởi vì ngươi đã bôn ba và công tác nhiều như vậy, nhưng tâm tính ngươi vẫn chưa có một chút thay đổi nào. Cho đến một ngày, ngươi đột nhiên tự nhủ: “Sao mình lại không thể nói dù chỉ một lời chứng ngôn nhỉ? Tâm tính sự sống của mình chưa hề thay đổi”. Lúc này ngươi mới cảm thấy vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào, và ngươi thầm nghĩ: “Mình thật sự phản nghịch và cương ngạnh! Mình không phải là người mưu cầu lẽ thật! Trong lòng mình không có chỗ cho Đức Chúa Trời! Sao có thể gọi đây là tin Đức Chúa Trời được? Mình đã tin Đức Chúa Trời mấy năm rồi mà vẫn không sống thể hiện ra hình tượng con người, lòng mình cũng chẳng gần Đức Chúa Trời! Mình không khắc cốt ghi tâm lời Đức Chúa Trời, cũng chẳng có ý thức tự trách mình hay chiều hướng ăn năn khi làm điều sai trái – đây chẳng phải là cương ngạnh sao? Mình chẳng phải là đứa con phản nghịch sao?”. Lòng ngươi cảm thấy khó chịu. Và việc ngươi cảm thấy khó chịu nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi muốn ăn năn. Ngươi ý thức được sự cương ngạnh và phản nghịch của bản thân. Và lúc này, tâm tính ngươi bắt đầu thay đổi. Tự lúc nào không hay, trong ý thức của ngươi có những suy nghĩ và mong muốn nhất định rằng ngươi muốn thay đổi, và ngươi bỗng nhiên không còn thấy bế tắc với Đức Chúa Trời nữa. Ngươi bỗng cảm thấy muốn cải thiện mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời, không còn quá cương ngạnh nữa, có thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành trong cuộc sống thực tế, có thể thực hành chúng như các nguyên tắc lẽ thật – ngươi có ý thức này. Có ý thức như thế là tốt, nhưng như vậy nghĩa là ngươi sẽ có thể thay đổi ngay lập tức sao? (Thưa, không thể.) Ngươi phải có vài năm trải nghiệm nữa, trong thời gian đó, ý thức trong lòng ngươi sẽ ngày càng rõ hơn, ngươi sẽ có một nhu cầu mạnh mẽ, và trong lòng ngươi sẽ nghĩ: “Như thế này là không ổn – mình không được lãng phí thời gian nữa. Mình phải mưu cầu lẽ thật, phải làm điều gì đó đúng đắn. Trước đây, mình đã không chuyên tâm vào việc chính đáng, chỉ nghĩ đến những thứ vật chất như cơm ăn áo mặc, chỉ mưu cầu danh lợi. Kết quả là mình chưa hề đạt được lẽ thật nào cả. Hối hận quá, phải ăn năn thôi!”. Lúc này, ngươi bắt đầu bước đi trên con đường đúng đắn của đức tin nơi Đức Chúa Trời. Chỉ cần con người bắt đầu chú trọng thực hành lẽ thật là chẳng phải họ có thể tiến gần hơn một bước tới sự thay đổi trong tâm tính mình sao? Bất kể đã tin vào Đức Chúa Trời bao lâu, nếu ngươi có thể cảm nhận được sự mụ mị của chính mình – rằng ngươi chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng, rằng sau vài năm cứ mụ mị, ngươi chẳng đạt được gì và vẫn cảm thấy trống rỗng – và nếu điều này khiến ngươi cảm thấy khó chịu, bắt đầu phản tỉnh, và cảm thấy không mưu cầu lẽ thật là lãng phí thời gian, thì lúc đó ngươi sẽ nhận ra những lời khuyên nhủ của Đức Chúa Trời là tình yêu thương của Ngài dành cho con người, và ngươi sẽ hận mình vì đã không lắng nghe lời Đức Chúa Trời, vì đã quá thiếu lương tâm và lý trí. Ngươi sẽ cảm thấy hối hận, rồi sẽ muốn hành xử theo cách khác, muốn thực sự sống trước Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ tự nhủ: “Mình không thể tiếp tục làm Đức Chúa Trời đau lòng nữa. Đức Chúa Trời đã phán dạy rất nhiều, từng lời đều vì lợi ích của con người và để chỉ cho con người con đường đúng đắn. Đức Chúa Trời thật đáng mến và thật xứng đáng để con người yêu kính!”. Đây là khởi đầu cho sự chuyển biến của con người. Có được sự lĩnh hội này là rất tốt! Nếu ngươi tê liệt đến mức không biết cả những điều này, thì ngươi đang gặp rắc rối rồi đấy, chẳng phải sao? Ngày nay, người ta có thể nhận ra rằng mấu chốt của đức tin nơi Đức Chúa Trời là phải đọc thêm lời Đức Chúa Trời, rằng hiểu lẽ thật là điều quan trọng nhất trên đời, rằng cốt yếu là phải hiểu lẽ thật và biết mình, và rằng chỉ khi có khả năng thực hành lẽ thật và biến lẽ thật thành thực tế mới là đang đi đúng đường trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Vậy các ngươi nghĩ mình phải có bao nhiêu năm trải nghiệm để có được hiểu biết và cảm nhận này trong lòng? Những người nhanh trí, những người thông sáng, những người có lòng khao khát Đức Chúa Trời mãnh liệt – những người như vậy có thể có khả năng quay đầu trong một, hai năm và bắt đầu bước vào. Nhưng những người hồ đồ, tê dại và trì độn, những người thiếu sự thông sáng – sẽ trải qua ba hoặc năm năm trong mơ hồ mà vẫn không biết rằng mình chưa thu hoạch được gì. Nếu nhiệt tình thực hiện bổn phận, họ có thể trải qua hơn mười năm trong mơ hồ mà vẫn chẳng có được sự thu hoạch rõ ràng nào hoặc vẫn không thể nói về chứng ngôn trải nghiệm của mình. Mãi cho đến khi bị đuổi hoặc đào thải thì cuối cùng họ mới tỉnh ngộ và thầm nghĩ: “Mình thực sự không có bất kỳ thực tế lẽ thật nào. Mình thực sự chưa phải là người mưu cầu lẽ thật!”. Đến lúc này họ mới tỉnh ngộ thì chẳng phải hơi muộn sao? Có những người mơ hồ sống cho qua ngày đoạn tháng, luôn trông mong ngày của Đức Chúa Trời đến, nhưng lại không hề mưu cầu lẽ thật. Kết quả là hơn mười năm trôi qua, họ vẫn chẳng thu hoạch được gì, chẳng thể chia sẻ bất kỳ chứng ngôn nào. Chỉ sau khi bị tỉa sửa, cảnh cáo nghiêm khắc, cuối cùng họ mới cảm thấy lời Đức Chúa Trời xuyên thấu lòng mình. Lòng họ thật quá cương ngạnh! Không tỉa sửa và trừng phạt họ thì làm sao mà ổn được? Không nghiêm khắc sửa dạy họ thì làm sao mà ổn được? Phải làm gì để họ có cảm giác, để họ phản ứng? Những kẻ không mưu cầu lẽ thật chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Chỉ sau khi đã làm quá nhiều chuyện quấy phá và tà ác, họ mới nhận ra và tự nhủ: “Đức tin nơi Đức Chúa Trời của mình kết thúc rồi sao? Đức Chúa Trời không muốn mình nữa sao? Mình vừa bị kết tội sao?”. Họ bắt đầu phản tỉnh. Khi tiêu cực, họ cảm thấy suốt bao năm qua tin Đức Chúa Trời thật lãng phí, họ đầy oán hận, và có xu hướng buông xuôi như một kẻ vô vọng. Nhưng khi tỉnh ngộ, họ lại ý thức được rằng: “Chẳng phải mình chỉ đang tự làm tổn thương bản thân sao? Mình phải đứng dậy. Mình bị nói là không yêu lẽ thật. Tại sao mình lại bị nói như thế? Mình không yêu lẽ thật như thế nào? Ôi không! Mình không những không yêu lẽ thật, mà thậm chí còn không thể đưa vào thực hành những lẽ thật mà mình thực sự hiểu! Đây là biểu hiện của sự chán ghét lẽ thật!”. Nghĩ thế, họ cảm thấy hơi hối hận và cũng hơi sợ hãi: “Nếu cứ tiếp tục như thế này, chắc chắn mình sẽ bị trừng phạt. Không, mình phải khẩn trương ăn năn – không được xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời”. Lúc này, mức độ cương ngạnh của họ đã giảm bớt chưa? Nó giống như một mũi kim đã đâm vào lòng họ; họ có được cảm giác gì đó. Và khi ngươi có cảm giác này, lòng ngươi được khuấy động, và ngươi bắt đầu cảm thấy hứng thú với lẽ thật. Tại sao ngươi lại có hứng thú này? Bởi vì ngươi cần lẽ thật. Không có lẽ thật, khi bị tỉa sửa, ngươi không thể quy phục điều đó hay tiếp nhận lẽ thật, và ngươi không thể đứng vững trước sự thử luyện. Nếu trở thành lãnh đạo, liệu ngươi có thể kiềm chế để không trở thành lãnh đạo giả và không đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ không? Ngươi sẽ không làm được. Ngươi có thể vượt qua được việc có địa vị và được người khác khen ngợi không? Ngươi có thể vượt qua các tình huống được sắp đặt và những thử thách được đưa ra cho mình không? Ngươi biết và hiểu quá rõ về bản thân mình, ngươi sẽ nói: “Nếu không hiểu lẽ thật, mình sẽ không thể vượt qua được tất cả những điều này – mình sẽ là thứ phế vật, mình sẽ chẳng thể làm được gì”. Đây là lối suy nghĩ gì? Đây là cần lẽ thật. Khi ngươi thiếu thốn, khi ngươi bất lực nhất, ngươi chỉ muốn nương cậy lẽ thật. Ngươi sẽ cảm thấy không thể nương cậy vào ai khác, và chỉ dựa vào lẽ thật mới có thể giải quyết được các vấn đề của ngươi, cho phép ngươi vượt qua sự tỉa sửa, thử luyện và cám dỗ, và giúp ngươi vượt qua mọi hoàn cảnh. Và càng nương cậy vào lẽ thật, ngươi sẽ càng cảm thấy lẽ thật là tốt, hữu ích và trợ giúp nhiều nhất cho ngươi, có thể giải quyết mọi khó khăn của ngươi. Những lúc như vậy, ngươi sẽ bắt đầu khao khát lẽ thật. Khi con người đạt đến mức độ này, có phải tâm tính bại hoại của họ bắt đầu giảm bớt hoặc thay đổi từng chút một không? Từ khi con người bắt đầu hiểu và tiếp nhận lẽ thật, cách họ nhìn nhận mọi sự bắt đầu thay đổi, theo đó tâm tính của họ cũng bắt đầu thay đổi. Đây là một tiến trình chậm. Trong giai đoạn đầu, con người không thể nhận thấy những thay đổi nhỏ này; nhưng khi họ thực sự hiểu lẽ thật và có khả năng thực hành lẽ thật, thì sẽ bắt đầu có những thay đổi về thực chất và họ có thể cảm nhận được những thay đổi như vậy. Từ khi con người bắt đầu khao khát lẽ thật, có lòng thiết tha đạt được lẽ thật, có lòng tìm kiếm lẽ thật, thì khi có chuyện xảy đến với họ, dựa trên hiểu biết của mình về lẽ thật, họ có thể đưa lẽ thật vào thực hành và thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, không hành động theo ý mình, và có thể chiến thắng những ý đồ của mình, chiến thắng sự kiêu ngạo, phản nghịch, cương ngạnh và lòng phản bội của bản thân, thì chẳng phải từng chút một, lẽ thật đang trở thành sự sống của họ sao? Và khi lẽ thật trở thành sự sống của ngươi, thì những tâm tính kiêu ngạo, phản nghịch, cương ngạnh và phản bội bên trong ngươi sẽ không còn là sự sống của ngươi nữa và sẽ không thể khống chế ngươi được nữa. Và điều gì định hướng cho cách làm người của ngươi lúc này? Lời Đức Chúa Trời. Khi những lời của Đức Chúa Trời đã trở thành sự sống của ngươi, thì đã có sự thay đổi chưa? (Thưa, rồi.) Và sau đó, ngươi càng thay đổi, tình hình càng trở nên tốt đẹp hơn. Đây là quá trình thay đổi của tâm tính con người, và để đạt được hiệu quả này cần một thời gian dài.
Chính xác thì cần bao lâu để tâm tính thay đổi thì tùy thuộc vào mỗi người; không có khung thời gian cố định cho việc này. Nếu đó là người yêu mến và mưu cầu lẽ thật, thì sẽ thấy những thay đổi trong tâm tính họ trong bảy, tám hoặc mười năm nữa. Nếu họ có tố chất trung bình và cũng sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, thì có thể mất khoảng mười lăm hoặc hai mươi năm để thấy được những thay đổi trong tâm tính họ. Điều mấu chốt là quyết tâm mưu cầu lẽ thật và mức độ thông sáng của người đó, đây là những nhân tố quyết định. Trong mỗi người đều tồn tại đủ loại tâm tính bại hoại ở những mức độ khác nhau, tất cả đều là bản tính của con người, và tất cả đều đã thâm căn cố đế. Tuy nhiên, bằng cách mưu cầu và thực hành lẽ thật, bằng cách tiếp nhận sự phán xét và hình phạt, sự tỉa sửa, sự thử luyện và tinh luyện của Đức Chúa Trời, người ta có thể đạt được sự thay đổi trong mọi tâm tính với những mức độ khác nhau. Có người nói: “Nếu vậy thì chẳng phải sự thay đổi trong tâm tính chỉ là vấn đề thời gian thôi sao? Khi đến lúc, tôi sẽ biết sự thay đổi trong tâm tính là gì, và tôi sẽ có khả năng bước vào”. Có phải vậy không? (Thưa, không.) Chắc chắn là không phải. Nếu đạt được sự thay đổi trong tâm tính chỉ cần thời gian, thì theo lý mà nói, tất cả những người cả đời tin Đức Chúa Trời lẽ ra đã đạt được sự thay đổi trong tâm tính rồi. Nhưng thực tế có như vậy không? Những người này đã đạt được lẽ thật chưa? Họ đã đạt được những thay đổi trong tâm tính chưa? Chưa đạt được. Những người tin Đức Chúa Trời nhiều như lông bò, nhưng những người tâm tính đã thay đổi thì hiếm như kỳ lân. Để tâm tính thực sự thay đổi, con người phải dựa vào việc mưu cầu lẽ thật; họ được làm cho hoàn thiện bằng cách dựa vào công tác của Đức Thánh Linh. Những thay đổi trong tâm tính đạt được là nhờ mưu cầu lẽ thật. Một mặt, con người phải trả giá, họ phải trả giá trong việc mưu cầu lẽ thật, và để đạt được lẽ thật, chịu khổ bao nhiêu cũng được. Ngoài ra, để Đức Thánh Linh công tác và làm cho họ hoàn thiện, thì họ phải được Đức Chúa Trời chứng thực là loại người đúng đắn, là người có tâm địa thiện lương và là người thật tâm yêu kính Đức Chúa Trời. Sự phối hợp của con người là không thể thiếu, nhưng quan trọng hơn nữa là phải có được công tác của Đức Thánh Linh. Nếu con người không mưu cầu hoặc yêu mến lẽ thật, nếu họ không bao giờ biết lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, càng không bao giờ biết yêu kính Đức Chúa Trời, nếu họ không có ý thức gánh vác đối với công tác của hội thánh, và không có tình yêu thương người khác – đặc biệt là nếu họ không có sự trung thành khi thực hiện bổn phận của mình – thì họ không được Đức Chúa Trời yêu thích, và không bao giờ có thể được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Vì vậy, con người không được đưa ra những khẳng định mù quáng, mà phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Bất kể Đức Chúa Trời phán hay làm gì, họ đều phải có khả năng vâng phục và bảo vệ công tác của hội thánh, lòng họ phải ngay thẳng, chỉ khi đó Đức Thánh Linh mới có thể công tác. Nếu muốn mưu cầu việc được Đức Chúa Trời hoàn thiện, con người phải có tấm lòng yêu kính Đức Chúa Trời, tấm lòng vâng phục Đức Chúa Trời, tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và khi thực hiện bổn phận của mình thì phải trung thành với Đức Chúa Trời và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó họ mới có thể có được công tác của Đức Thánh Linh. Khi con người có công tác của Đức Thánh Linh, họ sẽ được khai sáng khi đọc lời Đức Chúa Trời, họ sẽ có con đường để thực hành lẽ thật và có các nguyên tắc khi thực hiện bổn phận, Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt họ khi họ gặp khó khăn, và lòng họ sẽ vui vẻ, bình an dù có phải chịu bao nhiêu đau khổ. Khi họ trải qua sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh theo cách này trong mười hoặc hai mươi năm, họ sẽ thay đổi tự lúc nào không hay. Thay đổi càng sớm, bình an càng sớm; thay đổi càng sớm, họ càng sớm có thể trở nên hạnh phúc. Chỉ khi tâm tính của con người thay đổi, họ mới có thể tìm thấy sự bình an và niềm vui thực sự, chỉ khi đó họ mới có thể sống một cuộc sống thực sự hạnh phúc. Những ai không mưu cầu lẽ thật thì không có sự bình an hay niềm vui trong tâm linh, những tháng ngày của họ ngày càng trống rỗng và ngày càng khó sống. Đối với những người tin Đức Chúa Trời nhưng không mưu cầu lẽ thật, thì cuộc đời đầy đau đớn, khổ sở. Vì vậy, khi tin Đức Chúa Trời thì không gì quan trọng hơn việc đạt được lẽ thật. Đạt được lẽ thật là có được sự sống, và đạt được lẽ thật càng sớm càng tốt. Không có lẽ thật, cuộc sống của con người trống rỗng. Đạt được lẽ thật là tìm thấy bình an và niềm vui, có thể sống trước Đức Chúa Trời, được công tác của Đức Thánh Linh khai sáng, chỉ đường, dẫn dắt, lòng họ sẽ ngày càng có nhiều sự sáng, và đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời sẽ ngày càng lớn. Vậy giờ đây, lẽ thật liên quan đến sự thay đổi trong tâm tính đã rõ ràng hơn với các ngươi chưa? (Thưa, rồi, bây giờ chúng con đã hiểu.) Nếu điều này đã thực sự rõ ràng với các ngươi, thì các ngươi đã có một con đường và biết cách mưu cầu lẽ thật hiệu quả.
Ngày 28 tháng 4 năm 2017
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?